Giá hàng hóa ngoài chợ âm thầm tăng

Mới đăng ký Voucher Xtra, tính ra là 9% + 3% + 1.5% thuế + 1.5% đóng gói đổi trả tính là 15% chẵn luôn 🫣
Khách nhìn giá tăng chắc chạy luôn 🫣
Mấy thím có trang nào chỉ cách tính các chi phí vô hình khi kinh doanh không? Tôi mới ra bán được 6 tháng, mặt bằng nhà mà không biết mấy chi phí phát sinh cũng như tối ưu nó :(
 
Hiện tại bán tạp hóa lãi đều 10% đã là con số rất đẹp rồi, thế mà méo hiểu sao nhiều người bán rẻ thế, chắc bán vì đam mê 😭
Lãi thấp đổi lấy thuởng doanh số từ nhà cung cấp thôi fen
Như bạn tôi nó mở tạp hoá nó suốt ngày xin khách mấy cái vỏ ni lông thuốc lá, tem trúng thưởng các thứ ko thiếu món nào.
Mà nghe nó kể bán tạp hoá kiểu này bán lẻ thì mới ngon chứ bán sỉ kiểu cả két hay cả thùng thì ko ăn thua, cả thùng mỳ hay thùng sữa lãi có vài nghìn thôi
 
Lãi thấp đổi lấy thuởng doanh số từ nhà cung cấp thôi fen
Như bạn tôi nó mở tạp hoá nó suốt ngày xin khách mấy cái vỏ ni lông thuốc lá, tem trúng thưởng các thứ ko thiếu món nào.
Mà nghe nó kể bán tạp hoá kiểu này bán lẻ thì mới ngon chứ bán sỉ kiểu cả két hay cả thùng thì ko ăn thua, cả thùng mỳ hay thùng sữa lãi có vài nghìn thôi
Bán tạp hóa là ngành nhặt nhạnh bạc lẻ mà fen, có điểm bán ngon gần trường học bệnh viện hoặc ngon hơn nữa là cấp nguyên liệu cho quán ăn thì lãi dày có thể lên tới 15%.
Còn bán sỉ thì chủ yếu ăn volume, như nhà mình bán thùng mì chắc lãi dc 5k-7k chưa đến 5% 🫣
 
Vậy tình hình của các nhà tư bản không sản xuất ra những nhu yếu phẩm cần thiết nhất sẽ ra sao? Họ sẽ không thể bù lại việc tỷ suất lợi nhuận hạ xuống do tiền công tăng lên một cách phổ biến, bằng cách tăng giá cả hàng hóa của họ, vì lượng cầu về những hàng hóa này sẽ không tăng lên. Thu nhập của họ sẽ giảm xuống; và hơn nữa với số thu nhập đã giảm xuống ấy, họ phải trả nhiều hơn cho cùng một số lượng như cũ những nhu yếu phẩm cần thiết nhất đã đắt lên. Nhưng không phải chỉ có thế. Vì thu nhập của họ giảm xuống nên họ sẽ phải giảm bớt chi tiêu vào những xa xỉ phẩm, và như thế, lượng cầu giữa họ với nhau về chính những hàng hóa của họ cũng sẽ giảm đi. Do việc giảm lượng cầu đó mà giá cả hàng hóa của họ hạ xuống. Bởi vậy, trong những ngành công nghiệp ấy, tỷ suất lợi nhuận sẽ hạ xuống, không phải chỉ do ảnh hưởng của bản thân việc tăng mức tiền công một cách phổ biến mà còn do ảnh hưởng của sự tác động chung của ba yếu tố: sự tăng tiền công một cách phổ biến, sự tăng giá cả những nhu yếu phẩm cần thiết và sự hạ giá của những xa xỉ phẩm.

Vậy những hậu quả của sự chênh lệch đó giữa các tỷ suất lợi nhuận của các tư bản sử dụng trong những ngành công nghiệp khác nhau sẽ như thế nào? Dĩ nhiên cũng vẫn là những hậu quả giống như trong tất cả những trường hợp, do một nguyên nhân nào đó mà những tỷ suất lợi nhuận trung bình lại khác nhau trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Tư bản và lao động sẽ được chuyển từ những ngành sản xuất ít sinh lợi sang những ngành sinh lợi nhiều hơn, và quá trình di chuyển tư bản và lao động đó kéo dài cho tới lúc mà trong một số ngành công nghiệp lượng cung sẽ tăng lên tương xứng với lượng cầu đã tăng lên, còn trong những ngành công nghiệp khác thì lượng cung sẽ giảm xuống ngang với lượng cầu đã giảm xuống. Một khi, sự thay đổi đó diễn ra thì tỷ suất lợi nhuận trong những ngành công nghiệp khác nhau sẽ lại bằng nhau. Vì toàn bộ sự di chuyển ấy lúc đầu chỉ nảy sinh do sự thay đổi trong tỷ lệ giữa cung và cầu về những hàng hóa khác nhau, nên sau khi nguyên nhân mất đi thì tác động của nó cũng chấm dứt, và các giá cả lại trở lại mức cũ và trạng thái cân bằng cũ. Sự giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận, do việc tăng tiền công gây ra, không giới hạn trong một vài ngành công nghiệp, mà trở thành phổ biến. Theo giả định của chúng ta, sức sản xuất của lao động cũng như tổng khối lượng sản phẩm sẽ không thay đổi, nhưng hình thức của khối lượng sản phẩm ấy sẽ thay đổi. Một bộ phận lớn sản phẩm hơn giờ đây tồn tại dưới hình thức nhu yếu phẩm cần thiết nhất, một bộ phận nhỏ hơn – dưới hình thức những xa xỉ phẩm, hay điều này cũng vậy, một bộ phận ít hơn sẽ được đổi lấy những xa xỉ phẩm của nước ngoài và sẽ được tiêu dùng nhiều hơn một cách tương ứng dưới hình thức ban đầu của nó; hoặc – điều này cũng vẫn vậy – một bộ phận lớn hơn của sản phẩm trong nước sẽ được đổi lấy những nhu yếu phẩm cần thiết nhất của nước ngoài chứ không phải lấy xa xỉ phẩm. Vì vậy, sự tăng lên một cách phổ biến của mức tiền công, sau khi có sự nổi loạn nhất thời trong giá cả thị trường, chỉ làm cho tỷ suất lợi nhuận hạ xuống một cách phổ biến, nhưng không dẫn tới một sự thay đổi lâu dài nào trong giá cả hàng hóa.

Phân tích này dựa trên những kiến thức kinh tế đã quá cũ rồi
Đối với thế giới phẳng và sự mở rộng của giới giàu và siêu giàu như 30 năm đổ lại đây không còn chuyện quan hệ đơn thuần giữa tư bản và lao động ( quan hệ của sản xuất công nghiệp ) nữa khi mà giờ trò chơi tài chính đã quá lớn so với trò chơi sản xuất rồi

Thế ký 21 rồi tiền của tư bản nó có quay lại sản xuất nữa đâu mà sản xuất cũng không giản đơn và bó buộc bởi địa lý nữa.

1/ Lợi nhuận của tư bản (trong quan hệ sản xuất công nghiệp) được tạo ra ở các nước thế giới thứ 3 nhưng lợi nhuận đó hoặc quay về xa xỉ phẩm mà lợi nhuận được tạo ra ở các nước thế giới thứ nhất, hoặc đưa vào game tài chính (BDS, Chứng khoán, vàng các khoản đầu tư vào các quốc gia mới nổi và các thị trường tài chính mới nổi...)

Tôi có thể lấy ví dụ trực tiếp từ gia đình tôi luôn, nhà tôi có 2 bác một người làm lò gạch , một người làm xưởng tôn thép, đều là những ngành biên lợi nhuận thấp và đang xuống. Tầm 2018 2019 2 nhà đều thoát vốn bỏ xưởng bán lại cho các công ty nước ngoài, tiền cầm về cũng loanh quanh 40-50 tỷ mà không cách nào quay lại sản xuất được nữa đều phải ném tiền vào BDS, tài chính và dịch vụ hết.

2/ Tư bản chuyển từ các ngành sản xuất sinh lời ít hơn sang sinh lời nhiều hơn hoặc từ các quốc gia mà họ có biên lợi nhuận thấp hơn sang các quốc gia mà họ có biên lợi nhuận cao hơn là lẽ dĩ nhiên. Quan trọng là ai đón được nguồn tiền đấy chứ nó không phân phát đều cho tất cả mọi người.
Việt Nam đã từng hưởng lợi từ các ngành công nghiệp giản đơn nặng sức lao động như da giày dệt may, giờ tư bản của các ngành này đơn giản là đã rời đến Bangladesh Pakistan Ấn Độ. Còn điện điện tử và bán dẫn có về hay không phải chờ tương lai mới biết được
 
Last edited:
Bán tạp hóa là ngành nhặt nhạnh bạc lẻ mà fen, có điểm bán ngon gần trường học bệnh viện hoặc ngon hơn nữa là cấp nguyên liệu cho quán ăn thì lãi dày có thể lên tới 15%.
Còn bán sỉ thì chủ yếu ăn volume, như nhà mình bán thùng mì chắc lãi dc 5k-7k chưa đến 5% 🫣
Nhặt bạc lẻ nhưng 1 mớ đấy, lúc mở tạp hoá nó vay hơn 200tr mà 3 năm là trả hết rồi. Mà nhà nó tận 6ng, 2 vợ chồng 2 đứa con với bố mẹ nó đấy, mà 1 đứa con còn bị bệnh ko nói với liệt nữa cơ :pudency: cũng vất vả nhưng tiền kiếm cũng khá, nếu ko vướng đứa con bị bệnh thì nó ra ngoài kiếm việc chứ ko phải ở nhà trông con như này.
 
Back
Top