Giá trị của giáo dục Việt Nam

Resius

Senior Member
Tạp chí Anh The Economist vừa có bài viết đề cao giá trị của giáo dục Việt Nam, phản ánh qua kết quả của học sinh và năng lực của giáo viên.

Giá trị của giáo dục Việt Nam
Cô và trò trường liên cấp Khương Hạ, Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn
Một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất trên giới
Bài viết “Vì sao các trường học ở Việt Nam rất tốt?” trên The Economist cho biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã vạch rõ con đường phát triển của Việt Nam, đề cao lợi ích của giáo dục qua lời dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Theo bài báo, mặc dù ghi nhận nhiều năm tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, GDP bình quân đầu người của Việt Nam vẫn chỉ ở mức 3.760 USD, thấp hơn so với các nước cùng khu vực là Malaysia và Thái Lan và chỉ đủ để một người Việt Nam bình thường được nuôi dưỡng tốt. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục của Việt Nam có thể có ít điều để phàn nàn.

Tờ Economist cho hay, học sinh Việt Nam được học ở một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới. Điều này được phản ánh qua thành tích xuất sắc trong các cuộc đánh giá quốc tế về toán học và khoa học.

Bài báo cho rằng, xu hướng học tập của một đứa trẻ là kết quả của nhiều yếu tố - bắt đầu từ gia đình với cha mẹ và môi trường mà các em lớn lên. Nhưng điều đó không đủ để giải thích thành tích xuất sắc của Việt Nam. Bí mật khác biệt nằm ở lớp học: Trẻ em học nhiều hơn ở trường, đặc biệt là trong những năm đầu đời.
Hiệu suất cao
Trong một nghiên cứu vào năm 2020, ông Abhijeet Singh của Trường Kinh tế Stockholm (Thụy Điển) phát hiện hiệu suất cao hơn của các trường học ở Việt Nam bằng cách kiểm tra dữ liệu từ các bài kiểm tra giống hệt nhau do học sinh ở Ethiopia, Ấn Độ, Peru và Việt Nam thực hiện.

Ông nhận thấy, trẻ em Việt Nam độ tuổi từ 5 đến 8 vượt các bạn đồng lứa ở những nước khác. Thêm một năm học ở Việt Nam giúp tăng khả năng giải một bài toán nhân đơn giản lên 21%, trong khi ở Ấn Độ mức tăng là 6%.

Một nghiên cứu năm 2022 của Trung tâm Phát triển Toàn cầu, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington D.C, cho thấy, chất lượng giáo dục ở 56 trong số 87 quốc gia đang phát triển đã xuống cấp kể từ những năm 1960. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia nơi các trường học luôn đi ngược lại xu hướng này.

Bài báo cho rằng, lí do lớn nhất là năng lực của giáo viên Việt Nam. Không nhất thiết họ có trình độ tốt hơn, mà chỉ đơn giản là hiệu quả hơn trong giảng dạy. Một nghiên cứu so sánh học sinh Ấn Độ với học sinh Việt Nam cho thấy, phần lớn sự khác biệt về điểm số trong các bài kiểm tra toán là do chất lượng giảng dạy.

Giáo viên Việt Nam làm tốt công việc của mình vì họ được quản lí tốt. Họ được đào tạo thường xuyên và được tự do làm cho các lớp học trở nên hấp dẫn hơn.
............................................................
https://laodong.vn/the-gioi/gia-tri-cua-giao-duc-viet-nam-1211847.ldo
 
ai chê chứ tôi vẫn tin tưởng vào giáo dục hiện tại. :feel_good:
không có giáo dục của quá khứ thì đã không có tôi ở hiện tại.
mời quí dị phát biểu.
 
Giáo viên Việt Nam làm tốt công việc của mình vì họ được quản lí tốt. Họ được đào tạo thường xuyên và được tự do làm cho các lớp học trở nên hấp dẫn hơn.
Đọc đến đây thì tôi đánh giá luôn đám này đếu biết con mịa gì về GD Vịt hết.
Tóm lại, đánh giá thuần dựa vào điểm số, năng lực làm bài của HS, ngoài ra đách biết cl gì cả.

via theNEXTvoz for iPhone
 
  • Sách thì đua nhau thầu in chỗ này chỗ kia, sử dụng sách này ko sử dụng sách kia, mỗi năm cải cách 1 loại sách khác nhau, giáo viên thì ko đủ đường sống, phải dạy thêm ở ngoài, riêng đối với các môn năng khiếu hay xã hội, kỹ năng mềm thì chỉ có chết cứng vì ko có tiếng nói như toán lý hóa anh...riêng chương trình học thì nhồi cái môn ngữ văn 1 tới lớp 12 luôn là thấy best cmnr
  • khẩu phần ăn thì bòn rút của học sinh, tìm cách đóng đủ các thể loại phí...trong khi cơ sở vật chất của học sinh thì như củ cờ...anh nào làm ở bộ hay sở GD vào thử cái trường Võ Thị Sáu ở tây ninh xem, học sinh cấp 1 nhịn ỉa nhịn đái vì ko có nước, dơ dáy, phải đi nhờ nhà vs của giáo viên còn ko mặc tã tới chiều về nhà đái luôn...phụ huynh góp ý thì bảo ko có tiền...dm...khốn nạn ko đỡ dc
  • lên tới đại học thì 50% là nhồi nhét tình tiền cho lũ giảng viên cặn bã để qua môn, ko thì siêng hay giỏi cũng trượt môn theo kpi, đồ án tốt nghiệp lên mạng bê nguyên xi sửa lại 1 vài chương dài dòng cao siêu sau đó bỏ kèm 5 củ thì auto cầm bằng
  • Ra trường lương 4 chịu :) mà dạo gần đây nghe nói khó kiếm việc lắm...mấy đứa cháu mới tốt nghiệp về nhà nằm ko mấy tháng rồi hi hi coi như xả hơi
Hỏi 10 người 9 người ai cũng ráng cho con học tiếng anh sau có đường ra nước ngoài hoặc học dở cho đi xuất khẩu lao động luôn
=> vậy tóm lại giá trị giáo dục của Việt Nam là gì, theo tôi là shjt :)
 
Tự hào bản thân đọc hết, tôn trọng tác giả. Nghe ngứa cả đít, mày tôn trọng thì đã ko cap nguyên cái ảnh, còn chẳng thèm che tên nick, che ảnh đại diện người ta.

Tao ko đọc hết thật đấy, nhưng tao vẫn khen hay, và cũng đéo có câu nào tao chê dở. Đó mới là tôn trọng

Mày đi ăn quán, thà mày ăn ko hết rồi cút mẹ nó về nhà chế mì tôm thì không ai nói gì. Nhưng mày chụp cái ảnh đồ ăn, rồi lên mạng chê bai thì đó đéo phải là tôn trọng đâu ;)
View attachment 1930582
Che tên ttt lại đi bạn,không vozer đấy lại vào chửi bạn thiếu tôn trọng,thiếu giáo dục bây giờ.Đi ăn thì nó cấm cả chụp ảnh,nhận mình có giáo dục đọc sách nhiều mà mỗi chương đọc 1 2 chữ,nhân tài của nền giáo dục vn là đây chứ đâu
 
hôm qua có bài gd vit top tốt nhất thế giới, tụi bodo bay vô bú lấy bú để mà hài vãi. thg nào chê là phổng đạn, là tự nhực nhé
jbJjmTi.png
 
giáo dục phổ thông tốt nhưng giáo dục đại học quá nát nên chẳng ra thể thống gì, mấy bảng xếp hạng cũng chỉ xếp hạng đại học chứ không ai xếp hạng trường tiểu học hay trung học
 
Back
Top