Giới khoa học sắp chứng minh được sự tồn tại của đa vũ trụ

Status
Not open for further replies.

Bức ảnh đầu tiên của vũ trụ sơ sinh


Vũ trụ khi mới sinh ra trông như thế nào? Vào năm 1965, các nhà khoa học đã sử dụng một chiếc kính viễn vọng vô tuyến và tìm ra câu trả lời. Họ đã phát hiện ra một nền bức xạ vi sóng rất đơn giản [hoàn toàn đồng đều, nơi nào cũng như nhau, không có nét gì đặc biệt]. Công nghệ ngày nay cho thấy một bức tranh chi tiết hơn về nền vi sóng vũ trụ này (viết tắt là CMB), và nó cho chúng ta biết rằng còn nhiều điều hay trong câu chuyện. Và nó còn cung cấp thêm bằng chứng về Big Bang.

George Smoot, một nhà khoa học tại Đại học California, cho biết: “Nếu bạn theo đạo thì việc này giống như nhìn vào Chúa vậy.” Tiến sĩ Smoot là trưởng nhóm nghiên cứu đã thực hiện khám phá này. Khi đó, ông đang phát biểu trong một căn phòng chật kín các nhà khoa học tại một hội thảo của Hiệp hội Vật lý Hoa Kỳ.

COBE_cmb.jpg


Bản đồ của nền vi sóng vũ trụ trên toàn bộ bầu trời của COBE. Nguồn hình ảnh: Nhóm DRM của NASA/COBE.

Bản đồ bầu trời của COBE, cho thấy những thăng giáng nhỏ trong nền vi sóng vũ trụ. Các nhà thiên văn học ước tính rằng bản đồ này thể hiện bức xạ nền khoảng 300.000 năm sau Big Bang.


Theo thuyết Big Bang, vũ trụ đã giãn nở từ một quả cầu năng lượng nhỏ bé và đậm đặc đến mức không thể hình dung. Một “vụ nổ” đã khiến quả cầu năng lượng đậm đặc này giãn nở. Việc này khiến bức xạ vô cùng nóng bỏng, và chính không gian, di chuyển ra ngoài theo mọi hướng. Khi vũ trụ giãn nở và nguội đi, quả cầu năng lượng này tạo ra các hạt vật chất dưới dạng quark và electron, sau đó là proton và neutron. Proton và neutron kết hợp để tạo thành hạt nhân của khí hiđrô và hêli. Khí nóng này cũng phát ra bức xạ theo mọi hướng và dần dần nguội đi, tới vùng năng lượng vi sóng. Ngày nay, chúng ta phát hiện ra bức xạ này ở dạng nền vi sóng vũ trụ (CMB). Theo thời gian, lực hấp dẫn đã tập hợp những khối khí đậm đặc hơn thành các thiên hà, ngôi sao và hành tinh quen thuộc của vũ trụ ngày nay.

Dữ liệu từ những năm 1960 cho thấy năng lượng của CMB trên cả bầu trời là như nhau. Nhưng vào năm 1967, các nhà vật lý thiên văn Martin Rees và Dennis Sciama đã dự đoán rằng CMB không thể như nhau ở mọi nơi được. Tuy nhiên, những khác biệt hết sức nhỏ bé về nhiệt độ này cực kỳ khó phát hiện, cho đến khi vệ tinh Cosmic Background Explorer (COBE) của NASA được phóng lên vào năm 1989.

Hiện nay, các nhà khoa học đã xác nhận sự tồn tại của những khác biệt năng lượng rất nhỏ – nhưng có thể đo đạc được. Tiến sĩ Smoot và nhóm của ông đã tạo ra một bản đồ cả bầu trời về các biến thiên vi sóng này. Bản đồ này cho thấy các "khối" nói trên trong ánh sáng cổ xưa nhất của vũ trụ. Dữ liệu của COBE thể hiện ánh sáng khi vũ trụ còn hết sức sơ khai, chỉ 300.000 năm sau Big Bang. Tuổi hiện tại của vũ trụ được ước tính là từ 12 đến 20 tỷ năm.

Ba năm trước, COBE đã khiến các nhà khoa học phấn khích với dữ liệu trùng khớp một cách chính xác với những dự đoán về quang phổ của ánh sáng trong một vũ trụ khởi đầu từ Big Bang. Những dữ liệu này đã được COBE thu thập trên một thiết bị do John Mather thuộc Trung tâm Chuyến bay Không gian Goddard của NASA thiết kế. Với việc bổ sung những phát hiện mới nhất về các “khối” trong ánh sáng cổ xưa nhất, thuyết Big Bang giờ đây chắc chắn là mô hình dẫn đầu về sự khởi đầu của vũ trụ. Các mô hình khác không thể giải thích được những kết quả của COBE hoặc cần đến những giải thích rất khiên cưỡng và khó có thể xảy ra.

Các nhà nghiên cứu cho biết, các khối trong bản đồ nói trên không khớp với bất cứ thứ gì trên bầu trời đêm ngày nay, nhưng chúng vô cùng quan trọng. Nếu như CMB hoàn toàn trơn tru [đồng đều] thì, theo lý thuyết, chúng ta không thể tồn tại được! Mặc dù các biến thiên (khối) lớn nhất trong CMB chỉ ở mức độ một phần 100.000, nhưng chúng đủ lớn để dẫn đến các cấu trúc hiện nay trong vũ trụ (các thiên hà, ngôi sao, v.v.)

Nhà vật lý thiên văn David Spergel của Đại học Princeton đã nhận xét tại hội thảo: “Đây là khám phá quan trọng nhất về vũ trụ học trong 20 năm qua.”

Theo: Thời báo Vũ trụ của NASA, năm 1993.
 
Last edited:
Thêm một bài nữa về bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB) và thuyết Big Bang.

Lưu ý rằng khi đó là năm 1993, tức là cách đây hơn 30 năm rồi nhé, anh em. Từ đó đến nay, các nhà khoa học đã có thêm 2 bức ảnh nữa, ngày càng “sắc nét” và chi tiết hơn về vũ trụ sơ sinh, một của WMAP (NASA) vào năm 2003, và một của Planck (ESA) vào năm 2013.
zFNuZTA.gif
 
Last edited:
Vũ trụ thì chắc cũng có giới hạn, rìa vũ trụ.
Giống như ra khỏi khí quyển của Trái Đất là bước vào một thế giới khác.
Bên ngoài Vũ trụ, là cái gì ?
Nhiều khi suy nghĩ về cái này thấy chóng mặt vc.
:matrix:

nếu anh tới được rìa vũ trụ hiện tại và anh dịch thêm 1 xíu nữa, thì rìa vũ trụ hiện tại sẽ mở rộng ra thêm 1 xíu nữa. Anh là 1 phần của vũ trụ này, thì anh đi tới đâu, khoảng không đó sẽ thuộc về vũ trụ này.
 
nếu anh tới được rìa vũ trụ hiện tại và anh dịch thêm 1 xíu nữa, thì rìa vũ trụ hiện tại sẽ mở rộng ra thêm 1 xíu nữa. Anh là 1 phần của vũ trụ này, thì anh đi tới đâu, khoảng không đó sẽ thuộc về vũ trụ này.
vậy ngoài rìa vũ trụ là gì bác? Không lẽ vô tận không có kết thúc, thật khó hiểu

via theNEXTvoz for iPhone
 
Bức ảnh đầu tiên của vũ trụ sơ sinh

Vũ trụ khi mới sinh ra trông như thế nào? Vào năm 1965, các nhà khoa học đã sử dụng một chiếc kính viễn vọng vô tuyến và tìm ra câu trả lời. Họ đã phát hiện ra một nền bức xạ vi sóng rất đơn giản [hoàn toàn đồng đều, nơi nào cũng như nhau, không có nét gì đặc biệt]. Công nghệ ngày nay cho thấy một bức tranh chi tiết hơn về nền vi sóng vũ trụ này (viết tắt là CMB), và nó cho chúng ta biết rằng còn nhiều điều hay trong câu chuyện. Và nó còn cung cấp thêm bằng chứng về Big Bang.

George Smoot, một nhà khoa học tại Đại học California, cho biết: “Nếu bạn theo đạo thì việc này giống như nhìn vào Chúa vậy.” Tiến sĩ Smoot là trưởng nhóm nghiên cứu đã thực hiện khám phá này. Khi đó, ông đang phát biểu trong một căn phòng chật kín các nhà khoa học tại một hội thảo của Hiệp hội Vật lý Hoa Kỳ.

COBE_cmb.jpg


Bản đồ của nền vi sóng vũ trụ trên toàn bộ bầu trời của COBE. Nguồn hình ảnh: Nhóm DRM của NASA/COBE.

Bản đồ bầu trời của COBE, cho thấy những thăng giáng nhỏ trong nền vi sóng vũ trụ. Các nhà thiên văn học ước tính rằng bản đồ này thể hiện bức xạ nền khoảng 300.000 năm sau Big Bang.


Theo thuyết Big Bang, vũ trụ đã giãn nở từ một quả cầu năng lượng nhỏ bé và đậm đặc đến không thể hình dung. Một “vụ nổ” đã khiến quả cầu năng lượng đậm đặc này giãn nở. Việc này khiến bức xạ vô cùng nóng bỏng, và chính không gian, di chuyển ra ngoài theo mọi hướng. Khi vũ trụ giãn nở và nguội đi, quả cầu năng lượng này tạo ra các hạt vật chất dưới dạng quark và electron, sau đó là proton và neutron. Proton và neutron kết hợp để tạo thành hạt nhân của khí hiđrô và hêli. Khí nóng này cũng phát ra bức xạ theo mọi hướng và dần dần nguội đi, tới vùng năng lượng vi sóng. Ngày nay, chúng ta phát hiện ra bức xạ này ở dạng nền vi sóng vũ trụ (CMB). Theo thời gian, lực hấp dẫn đã tập hợp những khối khí đậm đặc hơn thành các thiên hà, ngôi sao và hành tinh quen thuộc của vũ trụ ngày nay.

Dữ liệu từ những năm 1960 cho thấy năng lượng của CMB trên cả bầu trời là như nhau. Nhưng vào năm 1967, các nhà vật lý thiên văn Martin Rees và Dennis Sciama đã dự đoán rằng CMB không thể như nhau ở mọi nơi được. Tuy nhiên, những khác biệt hết sức nhỏ bé về nhiệt độ này cực kỳ khó phát hiện ra, cho đến khi vệ tinh Cosmic Background Explorer (COBE) của NASA được phóng lên vào năm 1989.

Hiện nay, các nhà khoa học đã xác nhận sự tồn tại của những khác biệt năng lượng rất nhỏ – nhưng có thể đo đạc được. Tiến sĩ Smoot và nhóm của ông đã tạo ra một bản đồ cả bầu trời về các biến thiên vi sóng này. Bản đồ này cho thấy các "khối" nói trên trong ánh sáng cổ xưa nhất của vũ trụ. Dữ liệu của COBE thể hiện ánh sáng khi vũ trụ còn hết sức sơ khai, chỉ 300.000 năm sau Big Bang. Tuổi hiện tại của vũ trụ được ước tính là từ 12 đến 20 tỷ năm.

Ba năm trước, COBE đã khiến các nhà khoa học phấn khích với dữ liệu trùng khớp một cách chính xác với những dự đoán về quang phổ của ánh sáng trong một vũ trụ khởi đầu từ Big Bang. Những dữ liệu này đã được COBE thu thập trên một thiết bị do John Mather thuộc Trung tâm Chuyến bay Không gian Goddard của NASA thiết kế. Với việc bổ sung những phát hiện mới nhất về các “khối” trong ánh sáng cổ xưa nhất, thuyết Big Bang giờ đây chắc chắn là mô hình dẫn đầu về sự khởi đầu của vũ trụ. Các mô hình khác không thể giải thích được những kết quả của COBE hoặc cần đến những giải thích rất khiên cưỡng và khó có thể xảy ra.

Các nhà nghiên cứu cho biết, các khối trên bản đồ nói trên không khớp với bất cứ thứ gì trên bầu trời đêm ngày nay, nhưng chúng vô cùng quan trọng. Nếu như CMB hoàn toàn trơn tru [đồng đều] thì, theo lý thuyết, chúng ta không thể tồn tại được! Mặc dù các biến thiên (khối) lớn nhất trong CMB chỉ ở mức độ một phần 100.000, nhưng chúng đủ lớn để dẫn đến các cấu trúc hiện nay trong vũ trụ (các thiên hà, ngôi sao, v.v.)

Nhà vật lý thiên văn David Spergel của Đại học Princeton đã nhận xét tại hội thảo: “Đây là khám phá quan trọng nhất về vũ trụ học trong 20 năm qua.”
tức là chúng ta là một bong bóng vũ trụ nằm cạnh các bong bóng khác, các bong bong này đè vào nhau gây ra sự khác biệt trong phổ nền CMB :sexy_girl:
 
vậy ngoài rìa vũ trụ là gì bác? Không lẽ vô tận không có kết thúc, thật khó hiểu

via theNEXTvoz for iPhone

Nó là vô tận, nhưng phần vô tận phía ngoài vũ trụ hiện tại không có thông tin, không có vật chất nên nó vô nghĩa. Chỉ những phần có thông tin, vật chất nó mới “có nghĩa” thôi.
Giống như tập hợp số nguyên là vô tận, nhưng anh cũng chỉ quan tâm tới những số mà xuất hiện trong các phép tính, còn những số lớn vô cùng tận không tưởng tượng nổi thì có cũng để có.
 
Vũ trụ thì chắc cũng có giới hạn, rìa vũ trụ.
Giống như ra khỏi khí quyển của Trái Đất là bước vào một thế giới khác.
Bên ngoài Vũ trụ, là cái gì ?
Nhiều khi suy nghĩ về cái này thấy chóng mặt vc.
:matrix:
Không bao giờ đi ra khỏi cái rìa đó bằng việc di chuyển thông thường như cách con người di chuyển hiện nay được, kể cả vũ trụ có đứng im, ngừng dãn nở. Vì vũ trụ không chỉ có 3 chiều, không gian vũ trụ còn bị bẻ cong vào chiều khác, bẻ cong vào chính nó. Kể cả có đang đứng ở sát rìa vũ trụ thì không thể bằng các giác quan hay đo đạc để biết là đang ở rìa vũ trụ, không thể nhìn ra phía ngoài rìa vũ trụ. Vì không gian bị bẻ cong, và ta lại nằm trong không gian đó, nên dù ta có đi thẳng so với định hướng của bản thân thì sự cong của không gian cũng sẽ dắt ta đi về chỗ khác của vũ trụ chứ không có nhảy ra phía ngoài của rìa.
NCtxRtQ.png


Để hình dung thì bây giờ scale xuống 1 chiều, ta chạy xe trên đường, ta lúc nào cũng chạy song song với đường kẻ tim đường, tức là so với con đường ta luôn đi thẳng (giống như cách nói thông thường "mày cứ đi thẳng quốc lộ 1A"), nhưng tại vì con đường nó cong nên so với cái nhà ở ven đường thì ta sẽ đi cong. Tương tự scale lên xét trong vũ trụ thì ta đi thẳng so với 3 chiều, nhưng vì 3 chiều lại cong so với chiều thứ 4, nên thực tế so với vũ trụ là ta đang đi cong.
NCtxRtQ.png
 
Last edited:
vậy ngoài rìa vũ trụ là gì bác? Không lẽ vô tận không có kết thúc, thật khó hiểu

via theNEXTvoz for iPhone
Không biết.
Theo định nghĩa vũ trụ là tất cả những gì có thể, bên ngoài vũ trụ là không có gì , nghĩa đen không có gì từ tận thế giới lượng tử . nếu có gì thì ắt nó thuộc vũ trụ.
Mà thậm chí người ta cũng ko loại trừ khả năng vũ trụ là vô tận, nghĩa là dù anh có nhanh hơn tốc độ giãn nở vô tận lần thì anh cũng ko thể vượt ra ngoài vũ trụ.
Tổng năng lượng của vũ trụ đang tăng với cấp số nhân, nên chả có điều gì là không thể
 
Đm cái phim củ lòn, sợ đéo chịu được :too_sad::too_sad::too_sad: Tôi ở nhà 1 mình, xem đến giữa ep2 đéo dám đi đái. Giờ chưa dám xem tiếp :((

via theNEXTvoz for iPhone

Phim Constellation bị cancel S02 rồi, vì nội dung như hạch, bà mẹ ngu vkl, đứa con thông minh cực. Nói chung phim xem cực dở.

Song song với phim này thì nên xem Dark Matters hay gấp vài lần, nội dung cũng ok về thế giới song song.
 
Bức ảnh đầu tiên của vũ trụ sơ sinh



COBE_cmb.jpg


Bản đồ của nền vi sóng vũ trụ trên toàn bộ bầu trời của COBE. Nguồn hình ảnh: Nhóm DRM của NASA/COBE.

Bản đồ bầu trời của COBE, cho thấy những thăng giáng nhỏ trong nền vi sóng vũ trụ. Các nhà thiên văn học ước tính rằng bản đồ này thể hiện bức xạ nền khoảng 300.000 năm sau Big Bang.


Theo thuyết Big Bang, vũ trụ đã giãn nở từ một quả cầu năng lượng nhỏ bé và đậm đặc đến mức không thể hình dung. Một “vụ nổ” đã khiến quả cầu năng lượng đậm đặc này giãn nở. Việc này khiến bức xạ vô cùng nóng bỏng, và chính không gian, di chuyển ra ngoài theo mọi hướng. Khi vũ trụ giãn nở và nguội đi, quả cầu năng lượng này tạo ra các hạt vật chất dưới dạng quark và electron, sau đó là proton và neutron. Proton và neutron kết hợp để tạo thành hạt nhân của khí hiđrô và hêli. Khí nóng này cũng phát ra bức xạ theo mọi hướng và dần dần nguội đi, tới vùng năng lượng vi sóng. Ngày nay, chúng ta phát hiện ra bức xạ này ở dạng nền vi sóng vũ trụ (CMB). Theo thời gian, lực hấp dẫn đã tập hợp những khối khí đậm đặc hơn thành các thiên hà, ngôi sao và hành tinh quen thuộc của vũ trụ ngày nay.
Vũ trụ này là vũ trụ khả kiến. Thuyết Big bang không bao giờ nói vũ trụ là 1 quả cầu nhỏ bé, hay việc vũ trụ từng là 1 hạt điểm
Về ngược lại Big Bang thì vũ trụ khả kiến nhỏ bé và đậm đặc, vũ trụ khả kiến là 1 tập hợp hữu hạn nhỏ bé có thể thuộc về vũ trụ thực sự vô hạn,
 
Không biết có bác nào giống em không. Một số tình huống suýt chết xong cảm giác như có 1 cái gì đó rời khỏi cơ thể mình vậy. Như kiểu ở một vũ trụ khác thì mình đã chết trong hình huống đó.
 
Bùm cái là tđn? Phen đọc thuyết Bigbang chưa mà phát biểu như thằng ngáo đá thế :D
P/s: à phen cũng ĐIỂM ÂM REACT à, thảo nào :shame:

Không bao giờ đi ra khỏi cái rìa đó bằng việc di chuyển thông thường như cách con người di chuyển hiện nay được, kể cả vũ trụ có đứng im, ngừng dãn nở. Vì vũ trụ không chỉ có 3 chiều, không gian vũ trụ còn bị bẻ cong vào chiều khác, bẻ cong vào chính nó. Kể cả có đang đứng ở sát rìa vũ trụ thì không thể bằng các giác quan hay đo đạc để biết là đang ở rìa vũ trụ, không thể nhìn ra phía ngoài rìa vũ trụ. Vì không gian bị bẻ cong, và ta lại nằm trong không gian đó, nên dù ta có đi thẳng so với định hướng của bản thân thì sự cong của không gian cũng sẽ dắt ta đi về chỗ khác của vũ trụ chứ không có nhảy ra phía ngoài của rìa.
NCtxRtQ.png
Thôi ông bớt chém gió đi. Đơn giản thiết thực nhất là lực Hấp dẫn ngay dưới chân ông mà nhà khoa học nào đã biết nguồn gốc nó từ đâu mà có chưa. Đm, cứ chém những thứ cao siêu để chứng tỏ bản tính xạo loz làm gì
 
Không biết có bác nào giống em không. Một số tình huống suýt chết xong cảm giác như có 1 cái gì đó rời khỏi cơ thể mình vậy. Như kiểu ở một vũ trụ khác thì mình đã chết trong hình huống đó.
Chính xác là khoảnh khắc đấy thực tại đã phân nhánh, ở thực tại kia fence đã hẹo. Xem phim này để biết thêm :angry: :
 
Chính xác là khoảnh khắc đấy thực tại đã phân nhánh, ở thực tại kia fence đã hẹo. Xem phim này để biết thêm :angry: :
Cảm giác ấy khó tả lắm bác ạ. Phim kia để lúc nào rảnh cày thử. Lúc ấy cảm giác mình mất đi gì đó mà không biết là mất đi cái gì. Chỉ cảm thấy có thể mình đã chết nhưng thực tế vẫn sống như kiểu được chọn để sống ở vũ trụ này vậy.
 
Cảm giác ấy khó tả lắm bác ạ. Phim kia để lúc nào rảnh cày thử. Lúc ấy cảm giác mình mất đi gì đó mà không biết là mất đi cái gì. Chỉ cảm thấy có thể mình đã chết nhưng thực tế vẫn sống như kiểu được chọn để sống ở vũ trụ này vậy.
Ở cấp độ lượng tử, một hạt có thể vừa ở chỗ này, lại vừa ở chỗ kia, nó chỉ xác định 1 trạng thái duy nhất khi bị các nhà khoa học "quan sát".
Chẳng phải chúng ta cũng được cấu thành từ các hạt nhỏ nhất đấy sao? vậy suy ra ta cũng có thể vừa ở chỗ này, vừa ở chỗ kia cùng một lúc. Hay là vừa sống, vừa chết...
Trong thực tế chúng ta ko quan sát thấy điều đó, thật vô lý.
Nhưng ko phải ta ko thấy thì có nghĩa là nó không tồn tại. Ở cấp độ lượng từ giống như ở biên giới của đa vũ trụ, thông tin chồng trập 1 cách ma quái. Gián tiếp chứng minh rằng đa vũ trụ có tồn tại.

Hi vọng tôi và fence sống được đến lúc các nhà khoa học tìm ra đc sự thật. Fence có thể ngắm nhìn bản thân ở vũ trụ kia, 1 winner sở hữu khối tài sản kếch xù. Hưởng thụ mọi khoái lạc, gái đẹp trên trần gian chứ ko phải ngồi lướt voz húp mì tôm. Hay thậm chí nhẫn tâm hơn... là hoán đổi fen với thằng winner đó.

Xem phim rồi cho cảm nghĩ nhé :sweet_kiss:
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top