Giới khoa học sắp chứng minh được sự tồn tại của đa vũ trụ

Status
Not open for further replies.
Hệ mặt trời còn chưa khám phá được 1% nữa mà quan tâm đến đa vũ trụ kinh vậy
Mấy cái này với người thường như mình thì cũng chỉ là một đam mê, giải tỏa căng thẳng cũng như rèn luyện trí óc thôi mà bạn. Lĩnh vực gì càng xa vời thì càng cho phép mình áp dụng cả trí tưởng tượng lẫn kiến thức tìm hiểu được vào cùng một lúc.
Chứ muốn thực tế thì dành tâm sức kinh doanh, kiếm tiền giao lưu xã hội chứ quan tâm dăm ba cái vật lí vũ trụ này làm gì.
 
Thôi ông bớt chém gió đi. Đơn giản thiết thực nhất là lực Hấp dẫn ngay dưới chân ông mà nhà khoa học nào đã biết nguồn gốc nó từ đâu mà có chưa. Đm, cứ chém những thứ cao siêu để chứng tỏ bản tính xạo loz làm gì
Sao k phản biển mà cứ đổi acc đổi câu hỏi thế phen? Mà tđn cả 2 đều ĐIỂM ÂM REACT thế? :shame:
 
Fen chưa hiểu ý tôi, ý tôi là cái suy nghĩ của mình nó có cấu tạo bởi vật chất, được tạo ra được truyền đi được dập tắt (trong bộ não). Nhưng cái thứ tạo ra cái suy nghĩ ấy, cái thứ làm chủ của suy nghĩ ấy, nó ko có cấu tạo. Nó ko có cấu tạo gì hết, nhưng nó có thể tạo ra suy nghĩ, nó có thể cảm thấy vui cảm thấy buồn hoặc kìm nén cảm xúc. Nó là cái gì? Không có cấu tạo bằng vật chất nhưng có thể làm chủ suy nghĩ cảm xúc? Nó là cái gì? Nó là thứ ko thể mô tả. Tạm gọi nó là tâm hồn, hoặc ý thức. Có thể mường tượng ví dụ như: suy nghĩ cảm xúc là chip và ram máy tính (phần cứng có cấu tạo), còn tâm hồn là hệ điều hành. Trong Phật giáo họ gọi đó là Tự tánh, Chân tâm, Phật tánh, Tâm hồn...
cái thứ tạo ra suy nghĩ là trải nghiệm kinh nghiệm mà não hay chính fen có đc khi tiếp xúc với hoàn cảnh môi trường bên ngoài mà,
cấu trúc não bộ của con người hẳn phải là 1 cấu trúc mà các kết nối thần kinh nó phát triển tái tạo và ghi nhớ sự vật sự việc rất cao để tạo ra đc suy nghĩ, fen có thể hình dung đến những người bị bệnh mất trí nhớ, họ có thể ko còn nhớ người thân và thậm chí chính họ là ai

nếu nhắc đến máy tính, thì sẽ có khái niệm input và output, tức input là cách con người giao tiếp đưa lệnh cho máy tính thực thi(bàn phím chuột cam cảm biến...), còn output là kết quả mà sau khi máy tính đã thức thi(màn hình loa...),
vậy trải nghiệm sống của con người chính là input(các giác quan), và output chính là tầm hồn linh hồn của chúng ta, chúng ta bản thể thực sự của linh hồn đó là những trải nghiệm kinh nghiệm sống tạo thành,
tất nhiên linh hồn và suy nghĩ cơ bản nó hẳn là thông tin, còn vật chất chỉ là đại diện cho 1 hay nhiều thông tin nó mang, và khi hình thành đc suy nghĩ, rõ ràng con người phát triển trí tưởng tượng, 1 vật có thể tượng tượng nhiều lần thông tin trên nó và sắp xếp theo 1 quy luật logic đến từ chính kinh nghiệm trải nghiệm...

chất dẫn truyền thần kinh adrenaline, hạnh phúc nó cũng tiết ra mà hoảng loạn căng thẳng tột độ nó cũng tiết ra, nó đại diện cho nhiều cảm xúc chứ k hẳn cứ bơm adrenaline vào người hay các chất kích thích là sướng
kiểu như mấy a nghiện ảo giác não bộ quy định khi tiêm các chất này vào thì input là sướng nên cứ bảo chơi đồ nó phê
 
Last edited:
cái thứ tạo ra suy nghĩ là trải nghiệm kinh nghiệm mà não hay chính fen có đc khi tiếp xúc với hoàn cảnh môi trường bên ngoài mà,
cấu trúc não bộ của con người hẳn phải là 1 cấu trúc mà các kết nối thần kinh nó phát triển tái tạo và ghi nhớ sự vật sự việc rất cao để tạo ra đc suy nghĩ, fen có thể hình dung đến những người bị bệnh mất trí nhớ, họ có thể ko còn nhớ người thân và thậm chí chính họ là ai

nếu nhắc đến máy tính, thì sẽ có khái niệm input và output, tức input là cách con người giao tiếp đưa lệnh cho máy tính thực thi(bàn phím chuột cam cảm biến...), còn output là kết quả mà sau khi máy tính đã thức thi(màn hình loa...),
vậy trải nghiệm sống của con người chính là input(các giác quan), và output chính là tầm hồn linh hồn của chúng ta, chúng ta bản thể thực sự của linh hồn đó là những trải nghiệm kinh nghiệm sống tạo thành,
tất nhiên linh hồn và suy nghĩ cơ bản nó hẳn là thông tin, còn vật chất chỉ là đại diện cho 1 hay nhiều thông tin nó mang, và khi hình thành đc suy nghĩ, rõ ràng con người phát triển trí tưởng tượng, 1 vật có thể tượng tượng nhiều lần thông tin trên nó và sắp xếp theo 1 quy luật logic đến từ chính kinh nghiệm trải nghiệm...

chất dẫn truyền thần kinh adrenaline, hạnh phúc nó cũng tiết ra mà hoảng loạn căng thẳng tột độ nó cũng tiết ra, nó đại diện cho nhiều cảm xúc chứ k hẳn cứ bơm adrenaline vào người hay các chất kích thích là sướng
kiểu như mấy a nghiện ảo giác não bộ quy định khi tiêm các chất này vào thì input là sướng nên cứ bảo chơi đồ nó phê
Nói về não bộ, nó có 1 cơ chế rất hay là tự bịa câu chuyện sao cho hợp lý theo trải nghiệm của bản thân. Giống con AI gì đó. Do đó xảy ra rất nhiều trường hợp kiểu thần hồn nát thần tính.
 
Nói về não bộ, nó có 1 cơ chế rất hay là tự bịa câu chuyện sao cho hợp lý theo trải nghiệm của bản thân. Giống con AI gì đó. Do đó xảy ra rất nhiều trường hợp kiểu thần hồn nát thần tính.
theo mình nghĩ thế này, não bộ chỉ là yếu tố cần ấy fen, như trên mình nói thì não bộ là cấu trúc cho phép các kết nối thần kinh cực kỳ phức tạp để tạo ra suy nghĩ, tạo ra linh hồn và nhận thức của mỗi người, não k suy nghĩ não chỉ thực thi các cấu trúc liên kết thần kinh (giống con cpu thực thi các tập lệnh chứ con cpu ko nghĩ), mà chúng ta mới suy nghĩ
 
Đa vũ trụ có thể có nhưng ko nghĩ nó như phim ảnh, tức có khi nó chả giống gì vũ trụ này cả, ko có trái đất luôn cũng nên :go::go:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Nghe bọn ngu này cmt t lại nhớ một bức ảnh.
1000006810.jpg
 
theo mình nghĩ thế này, não bộ chỉ là yếu tố cần ấy fen, như trên mình nói thì não bộ là cấu trúc cho phép các kết nối thần kinh cực kỳ phức tạp để tạo ra suy nghĩ, tạo ra linh hồn và nhận thức của mỗi người, não k suy nghĩ não chỉ thực thi các cấu trúc liên kết thần kinh (giống con cpu thực thi các tập lệnh chứ con cpu ko nghĩ), mà chúng ta mới suy nghĩ
Theo mình kết nối thần kinh chính là ý thức đó. Từ lúc còn là trẻ sơ sinh, thậm chí trong bụng mẹ, trẻ đã bắt đầu tạo dựng những liên kết này rồi.
 
Hệ mặt trời còn chưa khám phá được 1% nữa mà quan tâm đến đa vũ trụ kinh vậy
hơn 2000 năm trước thì đa phần dân số thế giới chỉ đóng khố đào đất hoặc cầm giáo xiên nhau, nhưng có người đã đo được bán kính trái đất với sai số dưới 5%, kinh không
7SXOg3F.png
 
Mới coi Dark Matter (2024) hay ghê. Phim du hành đa vũ trụ nhưng thiên tâm lý, tình cảm. Mỗi một sự lựa chọn của chúng ta sẽ phân nhánh ra vô vàn những phiên bản khác nhau của chúng ta ở vô vàn những vũ trụ khác nhau. Rồi một ngày cái đứa ở phiên bản chọn công việc thay vì gia đình nó phát minh ra thiết bị du hành đa vũ trụ, nó muốn thay đổi sự lựa chọn nên nó du hành qua vũ trụ của đứa ở phiên bản chọn gia đình hơn là công việc, và chiếm lấy cuộc sống gia đình hạnh phúc của phiên bản này! Nếu đa vũ trụ tồn tại vậy mỗi chúng ta có thật sự là chúng ta không?
 

Vũ trụ có hình dạng gì?


Theo hiểu biết các nhà vũ trụ học, không gian gần như hoàn toàn phẳng. Nhưng thế nghĩa là thế nào?

Thuyết tương đối tổng quát - phát biểu rằng không gian có thể uốn cong - cho phép vũ trụ có một trong ba dạng: phẳng như tờ giấy, đóng như quả cầu, hoặc mở như cái yên ngựa. Chớ coi thường chi tiết hình học này - số phận của vũ trụ phụ thuộc vào nó đấy.

Như nhà vũ trụ học David Spergel của Đại học Princeton từng nói: “Hình dạng của vũ trụ cho chúng ta biết về quá khứ và tương lai của nó.” Liệu vũ trụ có giãn nở mãi mãi hay cuối cùng sẽ suy sụp, và nó là hữu hạn hay vô hạn - tất cả đều là những câu hỏi gắn liền với hình dạng của nó.

Dù dẫn tới những câu hỏi lớn như vậy, các đề mục của chủ đề này đơn giản đến bất ngờ. Hình dạng cuối cùng của vũ trụ chỉ phụ thuộc vào hai yếu tố: mật độ và tốc độ giãn nở của nó.


Vũ trụ đóng, mở, hay phẳng?


Khoảng 68% vũ trụ là năng lượng tối và 27% là vật chất tối. Phần còn lại là vật chất bình thường, tạo nên các hành tinh, ngôi sao và những thiên thể khác. Mật độ của vũ trụ là lượng vật chất nói trên ở trong một thể tích không gian nhất định.

Nếu mật độ của vũ trụ đủ lớn để lực hấp dẫn của nó thắng được lực giãn nở thì vũ trụ sẽ cuộn lại thành một hình cầu. Đây được gọi là mô hình đóng, với độ cong dương, giống một quả bóng. Một đặc tính đáng kinh ngạc của vũ trụ này là nó hữu hạn nhưng lại vô biên [không có biên giới]. Một nhà thám hiểm Ferdinand Magellan liên thiên hà có thể cứ du hành mãi trong không gian và đi vòng quanh nó vô số lần mà không đâm vào bức vách hay rơi khỏi cái rìa nào.

Mặt khác, nếu mật độ vũ trụ thấp và không thể ngăn cản sự giãn nở thì không gian sẽ bị uốn cong theo hướng ngược lại. Việc này sẽ tạo ra một vũ trụ mở, với độ cong âm, giống một cái yên ngựa.

990006_557.jpg


Ba hình học vũ trụ có thể có. Ảnh: Nhóm khoa học NASA / WMAP.

Ngoài ra, còn có một kịch bản Goldilocks [không thừa, cũng không thiếu] cho vũ trụ mà các nhà khoa học cho là nhiều khả năng đúng nhất. Hầu hết các bằng chứng đều chỉ ra vũ trụ có mật độ vừa phải [còn gọi là “mật độ tới hạn”] – tương đương với khoảng 6 proton mỗi mét khối – và nó giãn nở theo mọi hướng mà không cong dương, cũng chẳng cong âm. Nói cách khác, vũ trụ phẳng. (Có lẽ đây sẽ là niềm an ủi cho những ai thất vọng với hành tinh hình cầu của chúng ta.)


Phẳng ở dạng ba chiều


Nhưng mà vũ trụ phẳng là thế nào mới được? Sự phẳng này không phải ở dạng hai chiều mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, nhưng bạn có thể hình dung ra nó bằng vài phép loại suy.

Giả sử bạn đang đứng ở trong góc của một căn phòng hình vuông. Đi dọc theo bức tường 10 mét đến góc tiếp theo, sau đó quay 90 độ. Đi bộ thêm 10 mét nữa và lại quay 90 độ. Làm việc này hai lần nữa và bạn sẽ thấy mình trở về điểm xuất phát - bạn đã hoàn thành một hình vuông. Đây là hình học Euclid tiêu chuẩn mà tất cả chúng ta đều đã học ở trường, và nếu bổ sung một chiều nữa, bạn sẽ có một vũ trụ phẳng.

Nhưng tiến hành thí nghiệm nói trên trong một không gian cong dương, tượng trưng cho một vũ trụ đóng, sẽ cho kết quả khác. Lần này, hãy bắt đầu từ xích đạo Trái Đất và đi bộ đến Bắc Cực. Sau đó quay 90 độ và đi bộ trở lại xích đạo. Quay 90 độ một lần nữa và trở về điểm xuất phát. Trong ví dụ về vũ trụ phẳng, phải mất 4 lượt đi để quay lại nơi bạn đã khởi hành, nhưng trong ví dụ về vũ trụ đóng thì chỉ cần 3 lượt.

Nếu bạn vẫn còn bối rối (có thể hiểu được) thì đây là một ví dụ nữa: Trong một vũ trụ phẳng, hai tên lửa bay cạnh nhau sẽ luôn song song. Điều này không xảy ra trong một vũ trụ đóng. Ở đó, đường đi của hai tên lửa này sẽ hội tụ, uốn theo độ cong của không gian và cuối cùng trở về nơi chúng đã xuất phát. Còn trong một vũ trụ mở, cong âm, hai tên lửa sẽ phân kỳ và không bao giờ giao nhau cả.


”Cuộc khủng hoảng vũ trụ”


Những manh mối tốt nhất về hình dạng của vũ trụ nằm trong nền vi sóng vũ trụ (CMB), dư quang của Big Bang đang du hành đến chỗ chúng ta từ mọi hướng. Trong vài thập kỷ qua, các nhà khoa học đã nhiều lần đo đạc những thăng giáng nhiệt độ trong CMB – về cơ bản là giải toán lượng giác ở quy mô lớn nhất có thể – và hầu như không phát hiện ra sự cong nào.



==============================================================================

UniShape_b.jpg


Con ốc sên có hai khẩu súng laser này có nên khai hoả vũ khí của nó không?

Còn tuỳ...

Còn tuỳ vào việc nó ở trong vũ trụ loại nào...

Vũ trụ mở, vũ trụ phẳng, hay vũ trụ đóng.


Lượng vật chất tối và năng lượng tối trong vũ trụ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hình dạng của không gian. Nếu mật độ vật chất và năng lượng trong vũ trụ nhỏ hơn mật độ tới hạn thì không gian sẽ mở và cong âm, giống như bề mặt của một cái yên ngựa. Nếu mật độ này đúng bằng mật độ tới hạn thì không gian sẽ phẳng, giống như bề mặt của một tờ giấy. Còn nếu mật độ này lớn hơn mật độ tới hạn thì không gian sẽ đóng và cong dương, giống như bề mặt của một quả cầu. Trong trường hợp sau này, các tia sáng sẽ phân kỳ và cuối cùng hội tụ trở lại một điểm. Thuyết lạm phát, một phần mở rộng của thuyết Big Bang, dự đoán rằng mật độ của vũ trụ rất gần với mật độ tới hạn, từ đó tạo ra một vũ trụ phẳng, giống như bề mặt của một tờ giấy.
 
Topic khoa học đang hay thì 2 thằng mới lập nick nhảy vào xả rác. Kiểu học sinh nghỉ hè không được bố mẹ dạy dỗ.
Riết bảo sao mọi người bỏ Voz . Chán quá
Một số thím theo đạo có đặc điểm rất nực cười là cũng muốn bắt những người không theo đạo không tin chúa phải tin vào có chúa y như họ.
Bigbang, đa vũ trụ cũng chỉ là 1 trong những khả năng có thể xảy ra trong nhiều khả năng khác chứ không phải 1in2 mà suy nghĩ nhị nguyên hay mắc kẹt và dẫn tới hệ quả cãi lộn nhiệt tình.

Trong những khả năng có thể xảy ra, khả năng nào đang có nhiều bằng chứng hoặc có quá trình suy luận chặt chẽ nhất thì có uy tín nhiều nhất và nên được tin cậy nhiều hơn.

Nguyên tắc của khoa học logic là chỉ cần 1 vấn đề nhỏ không hợp lý, nghĩa là nó không đúng nghĩa là đã sai, nhưng không phải 1 trong nhiều khả năng còn lại nghiễm nhiên trở nên đúng mà tư duy nhị nguyên hay hấp tấp quy kết.

Mấy cái này ai hiểu thì vẫn hiểu, ai không đủ năng lực hiểu thì nói mãi cũng vẫn bằng không. Nên không phải không nên là chủ đề thích hợp để discuss/argue đâu
 
Vũ trụ thì chắc cũng có giới hạn, rìa vũ trụ.
Giống như ra khỏi khí quyển của Trái Đất là bước vào một thế giới khác.
Bên ngoài Vũ trụ, là cái gì ?
Nhiều khi suy nghĩ về cái này thấy chóng mặt vc.
:matrix:
Về cơ bản, vũ trụ có thể có một trong ba hình dạng: mở, phẳng, hay đóng.

Nếu vũ trụ là đóng, như bề mặt một trái bóng, và bạn cứ đi mãi về một hướng (bất kể hướng nào trong không gian ba chiều) thì cuối cùng bạn sẽ thấy mình trở về điểm xuất phát.

Nếu vũ trụ là phẳng hay mở thì bạn sẽ không trở lại.

Trong bất cứ trường hợp nào, vũ trụ cũng đều không có biên (“vũ trụ quan sát được” của chúng ta thì khác) và bạn không thể rời khỏi nó và bước vào một vũ trụ khác.

Giờ thì hy vọng là bạn đã có câu trả lời (và không còn thấy chóng mặt nữa).
 
Về cơ bản, vũ trụ có thể có một trong ba hình dạng: mở, phẳng, hay đóng.

Nếu vũ trụ là đóng, như bề mặt một trái bóng, và bạn cứ đi mãi về một hướng (bất kể hướng nào trong không gian ba chiều) thì cuối cùng bạn sẽ thấy mình trở về điểm xuất phát.

Nếu vũ trụ là phẳng hay mở thì bạn sẽ không trở lại.

Trong bất cứ trường hợp nào, vũ trụ cũng đều không có biên (“vũ trụ quan sát được” của chúng ta thì khác) và bạn không thể rời khỏi nó và bước vào một vũ trụ khác.

Giờ thì hy vọng là bạn đã có câu trả lời (và không còn thấy chóng mặt nữa).
Trong trường hợp đóng, xuyên qua bề mặt (màng chắn) hình cầu của vũ trụ thì sao fen ?
Giống con kiến bị nhốt trong quả bóng bay, nó bò loanh quanh đó mãi k ra đc, bèn đục thủng lớp màng và thoát ra ngoài.
Bravo.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top