Giữa môi trường làm việc product và outsource thì môi trường làm việc nào tốt hơn vậy các fen ?

Giữa môi trường làm việc product và outsource thì môi trường làm việc nào tốt hơn

  • Product

    Votes: 52 82.5%
  • Outsource

    Votes: 11 17.5%

  • Total voters
    63

thất nghiệp

Senior Member
Chẳng là mình có 2 người bạn làm IT, một bên làm outsource và một bên làm product. Bên outsource thì kêu làm product tốt hơn vì có nhiều thời gian và cơ hội được tiếp xúc công nghệ mới nên dễ lên trình, giờ làm việc thoải mái không OT, được làm việc vị trí sở trường của mình. Còn bên product thì nói làm outsource sẽ tốt hơn vì nó sẽ rèn luyện tính kỹ thuật tạo ra một thói quen làm việc tốt cho bản thân, học được nhiều ngôn ngữ lập trình, công nghệ hơn vì dự án đòi ngôn ngữ công nghệ gì là mình phải học và làm ngôn ngữ công nghệ đó. Theo các fen thì môi trường outsource và product môi trường nào phát triển bản thân nhiều hơn, làm việc tốt hơn và tại sao.
 
Chẳng là mình có 2 người bạn làm IT, một bên làm outsource và một bên làm product. Bên outsource thì kêu làm product tốt hơn vì có nhiều thời gian và cơ hội được tiếp xúc công nghệ mới nên dễ lên trình, giờ làm việc thoải mái không OT, được làm việc vị trí sở trường của mình. Còn bên product thì nói làm outsource sẽ tốt hơn vì nó sẽ rèn luyện tính kỹ thuật tạo ra một thói quen làm việc tốt cho bản thân, học được nhiều ngôn ngữ lập trình, công nghệ hơn vì dự án đòi ngôn ngữ công nghệ gì là mình phải học và làm ngôn ngữ công nghệ đó. Theo các fen thì môi trường outsource và product môi trường nào phát triển bản thân nhiều hơn, làm việc tốt hơn và tại sao.
Trừ kiểu outsource đi maintain product cũ mèm thì outsource hay product đều tốt nếu công tốt
 
Hầu như dev có kinh nghiệm và trình độ cao thì đều thích làm việc môi trường product vì không phải OT nhiều, và sản phẩm nhà làm nên khá thoải mái không bị gò bó về mặt thời gian theo yêu cầu của đối tác và khách hàng.
 
Last edited:
product ngon hơn, nhưng mà phải xác định là product dài hơi thì mới nên đầu tư chiều sâu vào
còn product kiểu làm xong rồi nhảy sang cái khác làm thì không khác nhiều so với bọn outsource đâu.
 
đang làm product nhưng mình thích outsource hơn. khi mà sản phẩm chạy ổn định rồi thì mình lại thấy nhàm chán quá.
 
Hầu như dev có kinh nghiệm và trình độ cao thì đều thích làm việc môi trường product vì không phải OT, và sản phẩm nhà làm nên khá thoải mái không bị gò bó theo yêu cầu của đối tác và khách hàng.
ai bảo làm product không ot là tôi không tin
làm cái gì cũng sẽ có 1 giai đoạn phải chạy deadline, có thể là do các sếp muốn đưa sản phẩm ra sớm, vấn đề kỹ thuật làm chậm tiến độ... vv

tôi từng làm trong cái dự án smart meter của tụi anh cuốc, cũng có vài giai đoạn cuối tuần phải bò lên văn phòng, product đó. ot sấp mặt.
 
ai bảo làm product không ot là tôi không tin
làm cái gì cũng sẽ có 1 giai đoạn phải chạy deadline, có thể là do các sếp muốn đưa sản phẩm ra sớm, vấn đề kỹ thuật làm chậm tiến độ... vv

tôi từng làm trong cái dự án smart meter của tụi anh cuốc, cũng có vài giai đoạn cuối tuần phải bò lên văn phòng, product đó. ot sấp mặt.
Chỉ giai đoạn ngắn thôi chứ còn lại không phải liên tục OT như outsource.
 
nếu ko xét tới extreme cases thì product luôn tốt hơn outsource. outsource thì là thợ code chính hiệu.
 
Chỉ giai đoạn ngắn thôi chứ còn lại không phải liên tục OT như outsource.
outsource cũng không khác làm sản phẩm lắm đầu fen, cũng OT theo giai đoạn thôi
chứ ai mà OT quá 1 tháng là các sếp bên trên nó sẽ lôi cổ thằng PM lên giải thích sao mày OT lắm thế
à đôi khi có 1 vài dự án cố tình OT để ăn tiền OT kk
48q2Q0k.png
(và sau đó thì bị cấm OT luôn)
 
Chưa làm outsourcing bao giờ. Có gì hay ko ?

Sent from Google Pixel 3a using vozFApp
sản phẩm làm ra mang thương hiệu thằng khách hàng
đôi khi thằng khách hàng nó chèn CR mà phải ngậm bồ hòn làm ngọt (CR to quá thì xin lỗi anh bạn)
 
Hầu như dev có kinh nghiệm và trình độ cao thì đều thích làm việc môi trường product vì không phải OT, và sản phẩm nhà làm nên khá thoải mái không bị gò bó về mặt thời gian theo yêu cầu của đối tác và khách hàng.
Mình làm cả outsource và product (cty làm cả outsource và product). Số lần OT của mình ở dự án product nhiều hơn nhiều so với dự án outsource. Nên em nghĩ cũng tùy dự án thôi thím.
 
Chẳng là mình có 2 người bạn làm IT, một bên làm outsource và một bên làm product. Bên outsource thì kêu làm product tốt hơn vì có nhiều thời gian và cơ hội được tiếp xúc công nghệ mới nên dễ lên trình, giờ làm việc thoải mái không OT, được làm việc vị trí sở trường của mình. Còn bên product thì nói làm outsource sẽ tốt hơn vì nó sẽ rèn luyện tính kỹ thuật tạo ra một thói quen làm việc tốt cho bản thân, học được nhiều ngôn ngữ lập trình, công nghệ hơn vì dự án đòi ngôn ngữ công nghệ gì là mình phải học và làm ngôn ngữ công nghệ đó. Theo các fen thì môi trường outsource và product môi trường nào phát triển bản thân nhiều hơn, làm việc tốt hơn và tại sao.
thiếu kn thì làm outsource để học hỏi, đặc biệt là outsource cho bọn nhật. Sẽ học dc rất nhiều thứ

Còn có kn lâu năm rồi thì làm product để cập nhật thêm kiến thức, áp dụng kn vào product hơn.

Thường làm product, đặc biệt ở vn thì sourcecode như cứt.
 
Sau mười mấy năm chinh chiến thì tôi giờ yên lòng với outsource (remote fulltime cho 1 cty bên Nhật)
 
outsource cũng có this có dat nhe,
tôi hay phân ra thành mấy loại:

1. outsource 1 phần công việc của dự án có sẵn, hoặc chỉ làm mấy công việc thuần chân tay như chạy test hoặc UT --> loại này phèn nhất
2. outsource công việc maintenance cho dự án cũ của khách hàng --> loại này max chán đời
3. outsource 1 phần module của dự án bên khách hàng, loại này thì công ty tự cân đối nhân sự --> loại này tàm tạm, có nhiều cái để học
4. khách hàng quăng nguyên cái dự án qua, công ty tự xử lý --> loại này éo khác gì làm product luôn.
5. khách hàng mua đầu người, fen sẽ được làm việc trực tiếp với team của khách hàng, không khác gì 1 người bên khách hàng --> loại này ngon phê pha vl, nhất là khách hàng to. (bosch thì dẹp đi, toàn test)
 
mình từng làm cả 2 và giờ đang làm outsource, về OT mình thấy cả 2 đều có.
OT thường có các nguyên nhân như sếp muốn chạy nhanh tiến độ để mang thêm tính năng hay product ra thị trường, client muốn đẩy nhanh tiến độ ở outsource, hoặc product B2B, thằng client muốn có thêm tính năng đó. và 1 kiểu OT nữa là do PM quản lý không tốt nên phải OT.
về công nghệ, cả 2 đều có thể làm công nghệ lỡm hoặc mới, cũng có những product lâu năm, không có chi phí hay kế hoạch nâng cấp thì vẫn làm công nghệ cũ thôi, vì 1 product bên trong nó có các product khác nữa, tương tự outsource cũng vậy.
lương thưởng, thu nhập thì tuỳ vào doanh thu, làm product nó đang k kiếm ra tiền nhiều thì cũng ko trông mong dc, tương tự outsource cũng thế, ngày trước mình làm outsource dự án ko có thưởng, vì dự án lỗ, ko thể huỷ dự án vì là khách hàng lâu năm, sự mất uy tín, ko thể có thêm dự án từ họ, bây giờ thay vì chọn làm cái gì thì mình quan tâm nhiều đến môi trường và đãi ngộ hơn, cũng k quá thần thánh product như trước nữa :(
 
Nghề tôi đang làm là tester ( có thể hiểu là gần như là full stack qa - manual , automation , performance )
Bên dev thì review quá nhiều rồi nên tôi không review nữa, nhưng bên test nếu là outsource độc lập ( như tôi đang làm ) thì nó là 1 cái gì đó rất là ổn và lương cao + toàn khách sộp thuê. Vì thường khách hàng sẽ thuê nguyên 1 team để làm , còn 1 khi đã thuê 1 bên thứ 3 để test thì cái bên thứ 3 đấy cũng không phải là cùi bắp đâu. Nên bên tester nếu vào công ty đi onsite khách hàng thì là 1 cái tốt, chứ làm product thì việc nó phải nói là sml, ot không lương luôn ( vì công ty lời may ra có tý thưởng , thua cả outsource, mà lại outsource cũng có this có that, outsource lâu dài hợp đồng theo năm, làm 1 sản phẩm update liên tục thì có khác gì product đâu ? )
ps: acc 2x người dùng, gần như vào để đọc và cmt dạo
 
Back
Top