Gửi ngân hàng 8,5 triệu đồng bao lâu mới nhận được 8,8 tỷ?

4 More Years

Senior Member

Với mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân vào khoảng 5%/năm như hiện nay, người gửi số tiền 8,5 triệu đồng vào ngân hàng muốn thu về 8,8 tỷ đồng gốc lãi phải chờ hơn 140 năm.


Nếu mang 8,5 triệu đồng đi gửi ngân hàng, khách hàng phải mất tới 142 năm để thu về khoản tiền gốc, lãi 8,8 tỷ đồng. Ảnh: Nam Khánh.
tien_mat.JPG

tien_mat.JPG
Nếu mang 8,5 triệu đồng đi gửi ngân hàng, khách hàng phải mất tới 142 năm để thu về khoản tiền gốc, lãi 8,8 tỷ đồng. Ảnh: Nam Khánh.


Vụ việc một khách hàng tại Quảng Ninh nợ thẻ tín dụng ngân hàng 8,5 triệu đồng sau 11 năm "lãi mẹ đẻ lãi con" thành 8,8 tỷ đồng khiến không ít người giật mình về mức lãi suất của thẻ tín dụng. Nhiều khách hàng, chuyên gia cũng hoài nghi về mức lãi suất ngân hàng áp dụng trong trường hợp này khi khoản dư nợ gốc ban đầu chỉ 8,5 triệu đồng, nhưng sau hơn một thập niên đã phát sinh hơn 8,8 tỷ đồng tiền lãi.
Trong khi đó, nếu khách hàng mang 8,5 triệu đồng đi gửi ngân hàng lấy lãi (với lãi suất bình quân hiện tại khoảng 5%/năm) phải mất tới 142 năm mới nhận được số tiền gần 8,8 tỷ đồng này.

Gửi ngân hàng 142 năm​

Khảo sát nhanh tại biểu lãi suất gửi tiết kiệm của các ngân hàng hiện nay cho thấy lãi suất huy động bình quân của kỳ hạn 1 năm vào khoảng 5%/năm. Như vậy, nếu gửi 8,5 triệu đồng vào ngân hàng với mức lãi suất này, sau 1 năm, khách hàng mới nhận được 425.000 đồng tiền lãi.
Sau khi hoàn nhập cả gốc và lãi, khách hàng có khoảng 8,925 triệu đồng cho năm tiếp theo. Vẫn với lãi suất 5%/năm, đến cuối năm thứ 2 khách hàng sẽ nhận về 446.250 đồng tiền lãi, tương đương khoản tiền gốc lãi sau 2 năm là 9,371 triệu đồng.
Trường hợp khách hàng liên tục để khoản tiền tự động tái tục sau mỗi kỳ hạn 1 năm với lãi suất 5%/năm, áp dụng công thức tính lãi kép trong hoạt động gửi tiền là: Số dư cuối kỳ = Số dư kỳ đầu tiên x (1 + lãi suất %/năm)^thời gian gửi tính theo năm.

Như vậy, sau 11 năm gửi tiền liên tục với lãi suất 5%/năm, từ khoản tiền gửi ban đầu 8,5 triệu đồng khách hàng sẽ nhận được số tiền 14,538 triệu đồng (cả gốc và lãi).
Nếu muốn nhận về số tiền hơn 8,8 tỷ đồng như trường hợp của chủ thẻ tín dụng tại Quảng Ninh kể trên, người gửi sẽ phải chờ tới hơn 142 năm.

Mua vàng, chứng khoán, Bitcoin 11 năm trước giờ ra sao?​

Với kênh đầu tư truyền thống là vàng, năm 2013 khi giá vàng giảm sâu, với khoản tiền 8,5 triệu đồng cũng chưa đủ để mua 1 lượng vàng miếng SJC, nhưng có thể mua được gần 3 chỉ vàng nhẫn. Giữ số vàng này đến nay, nhà đầu tư có thể thu về khoản tiền trên 20 triệu đồng, tương ứng mức sinh lời 140% sau 11 năm.
Với chứng khoán, năm 2013, chỉ số VN-Index khởi đầu quanh mốc 450 điểm, đến nay chỉ số này đang dao động quanh mức 1.200-1.270 điểm, tương đương mức tăng 170-180%. Trong khi đó, chỉ số VN30 khởi đầu năm 2013 ở ngưỡng 550 điểm, sau 11 năm, chỉ số này đã tăng lên ngưỡng 1.260 điểm, tương ứng mức tăng gần 130%.
Tham chiếu theo chỉ số VN-Index và VN30 thì sau 11 năm, khoản đầu tư 8,5 triệu đồng mới sinh lời thành trên 23 triệu đồng, nhỉnh hơn một chút so với hiệu suất của giá vàng.
Trường hợp nhà đầu tư quyết định "all in" 8,5 triệu đồng vào một trong những cổ phiếu vốn hóa lớn năm 2013 như FPT (Tập đoàn FPT); VCB (Vietcombank); VIC (Vingroup) hay HPG (Tập đoàn Hòa Phát), mức lợi nhuận đạt được sau 11 năm có thể cao hơn.

Trong đó, đầu năm 2013, một cổ phiếu FPT có giá khoảng 36.400 đồng (giá điều chỉnh theo các đợt chia cổ tức bằng cổ phiếu từ 2013 đến nay là 5.580 đồng). Với 8,5 triệu đồng đầu tư thời điểm đó (mua được hơn 233 cổ phiếu FPT), đến nay nhà đầu tư có thể sở hữu hơn 1.523 cổ phiếu FPT. Theo thị giá hiện tại của cổ phiếu này ở mức 113.000 đồng/đơn vị, khoản đầu tư 8,5 triệu đồng hồi năm 2013 đến nay sẽ có giá trị khoảng 172 triệu đồng, tương đương mức sinh lời hơn 1.900% sau một thập niên.
Đáng chú ý, mức sinh lời kể trên còn chưa tính tới những lần FPT tiến hành chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. Ước tính từ năm 2013 đến nay, cổ đông sở hữu cổ phiếu FPT đã nhận tổng cộng 45%/mệnh giá cổ tức tiền mặt.
Tương tự, nếu đầu tư 8,5 triệu đồng vào cổ phiếu VCB; VIC hoặc HPG đầu năm 2013, đến nay nhà đầu tư có thể sở hữu khoảng 860 cổ phiếu VCB; 501 cổ phiếu VIC hoặc 5.743 cổ phiếu HPG.
Chiều theo thị giá hiện tại của 3 cổ phiếu này, khoản đầu tư 8,5 triệu đồng sau 11 năm sẽ có giá trị lần lượt gần 80 triệu đồng nếu đầu tư vào VCB (+840%); hơn 23 triệu đồng nếu đầu tư vào VIC (+172%) và gần 170 triệu đồng nếu đầu tư vào HPG (+1.900%).
Ngoài ra, mức lợi nhuận này cũng chưa bao gồm các đợt chia cổ tức tiền mặt của các doanh nghiệp.
Một tài sản có mức sinh lời cao hơn vàng và chứng khoán trong 11 năm qua là Bitcoin.
Đầu năm 2013, giá mỗi đồng tiền mã hóa này mới ở mức 13,5 USD/BTC, sau hơn một thập niên biến động, hiện tại, giá Bitcoin đang dao động quanh mức 67.600 USD/BTC, tương đương mức tăng ròng hơn 5.000 lần
 
Thằng Sacombank được cái nếu khoản nợ lên xx triệu thì cứ thanh toán xong 8,8tr gốc thì nó sẽ không phải sinh gì thêm , cứ từ từ giải quyết xx triệu kia.
 
Ông kia giờ kemeno không trả thì sao ta ? Ngân hàng có quyền siết tài sản để truy thu nợ không ?
Để thêm vài năm nữa lên cả ngàn tỏi là ngân hàng cũng phải lo mà xóa nợ cho đẹp profile chứ nhỉ ?
 
Ông kia giờ kemeno không trả thì sao ta ? Ngân hàng có quyền siết tài sản để truy thu nợ không ?
Để thêm vài năm nữa lên cả ngàn tỏi là ngân hàng cũng phải lo mà xóa nợ cho đẹp profile chứ nhỉ ?
lấy gì mà siết tài sản fen. đã tín chấp thì anh ko trả nợ bị siết uy tín thôi chớ. mẹ siết tài sản tạo án lệ thì bay luôn hệ thông tín chấp việt nam luôn quá
 
Chỉ cần 1 lúc nào đó có biến j và có tờ tiền 100 tỉ như Zimbabwe thì ko cần tới 140 năm đâu :shame:
 
Ông kia giờ kemeno không trả thì sao ta ? Ngân hàng có quyền siết tài sản để truy thu nợ không ?
Để thêm vài năm nữa lên cả ngàn tỏi là ngân hàng cũng phải lo mà xóa nợ cho đẹp profile chứ nhỉ ?
K vay dc thôi, chứ tín chấp mà đi siết thì bố ai dám vay nữa :sad:
 
Ông kia giờ kemeno không trả thì sao ta ? Ngân hàng có quyền siết tài sản để truy thu nợ không ?
Để thêm vài năm nữa lên cả ngàn tỏi là ngân hàng cũng phải lo mà xóa nợ cho đẹp profile chứ nhỉ ?
Vay tín chấp tức là đem uy tín cá nhân ra thế chấp, không trả thì ngân hàng siết cái uy tín của fen thôi, chứ tuổi gì siết tài sản.
 
Back
Top