Hàng nghìn người ở TP.HCM đi tiêm vaccine dại

4 More Years

Senior Member

Chỉ 2 tháng sau Tết 2024, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) đã ghi nhận số trường hợp đến tiêm phòng dại tăng vọt so với năm ngoái.


Nhiều người chờ tiêm phòng dại tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Ảnh: Duy Hiệu.
DSC_6087_znews.jpg

DSC_6087_znews.jpg
Nhiều người chờ tiêm phòng dại tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Ảnh: Duy Hiệu.
Chỉ 2 tháng sau Tết, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã tiếp nhận tới 5.300 lượt tiêm vaccine dại và ghi nhận 7 trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Số lượt tiêm chủng và tử vong đều tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái.
Thời gian gần đây, 90% trường hợp đến khám tại khoa Khám bệnh của bệnh viện là để tiêm vaccine dại.
Lý giải nguyên nhân khiến số lượng tiêm phòng dại tăng vọt, bác sĩ chuyên khoa II Danh Thơm, Phó trưởng khoa Khám bệnh, cho hay thời tiết nắng nóng kéo dài là yếu tố thuận lợi để bệnh dại bùng phát mạnh nhất.
Bên cạnh đó, nhiều gia đình có vật nuôi vẫn còn thói quen thả rông chó mà không đeo rọ mõm khiến dịch bệnh dễ dàng lây lan hơn. Chó, mèo không được tiêm chủng đầy đủ cũng là một phần nguyên nhân.
Bác sĩ Thơm lưu ý hiện bệnh dại không có thuốc chữa đặc trị, khi đã xác định mắc bệnh, bệnh nhân gần như cầm chắc khả năng tử vong (tỷ lệ lên tới 100%).
Nếu không may bị chó, mèo cắn hoặc cào, nạn nhân cần rửa vết thương bằng nước sạch trong 15 phút. Mọi người cũng có thể sát trùng vết thương bằng cồn 70 độ hoặc dung dịch iode.
Sau khi xử trí vết thương, người bệnh cần đến các cơ sở y tế gần nhất để tư vấn tiêm vaccine cũng như huyết thanh phòng dại sớm nhất có thể.
Bác sĩ Thơm cũng thông tin thêm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, khoa Cấp cứu tiếp nhận người dân đến tiêm ngừa dại vào tất cả thời gian trong ngày.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), dại là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại.
 
Đề nghị chi vài tượng làm VNdID (VN dog ID) để theo dõi tình trạng chích ngừa chó dại giùm cái :ah:
Đề nghị thêm vài tượng "nhờ" anh TNT làm Dogzone để người dân có thể theo dõi khu vực có chó chưa tiêm phòng :ah:
Đề nghị đưa thời gian chưa chích ngừa về 0 tuyệt đối - chậm trễ chích dại dù 0,001 giây sau khi hết hạn tiêm phòng là phạt :ah:
P/s: nhà nào nuôi lũ pitbull, rottweiler thì cho vote tiêm cả lũ nhà nó :ah:
 
không biết vắc xin dại những năm gần đây có được cải tiến gì nhiều không. Chứ vắc xin của những năm đầu 2k thì tiêm xong trí nhớ giảm sút hẳn
 
T không nuôi chó mèo gì, cũng ko sống gần ai nuôi nên không lo
I. Lây nhiễm

Hè tới. Thím và đám bạn kéo nhau đi phượt rồi cắm trại giữa rừng.

Vui chơi đã đời thì các thím mắc võng nằm ngủ, đời còn gì thú hơn là nằm ngủ giữa thiên nhiên mát mẻ trong lành? Trong lúc các thím say giấc nồng trên võng thì một con dơi cáo nâu, vốn đã bị nhiễm bệnh và đang lên cơn dại, bay loạn xạ giữa ban ngày. Nó thấy bạn nằm giữa rừng thì theo phản xạ của cơn dại, nó lập tức đáp xuống để cắn.

Tuy nhiên, các thím thì đang ngủ, còn con dơi cáo thì quá bé, nó nặng chỉ 1 lạng. Thím còn chả cảm nhận được nó đáp xuống người lúc nào. Và lúc này thì con dơi bắt đầu cắn, nó bé quá, nên răng thậm chí còn chẳng đủ để cắn xuyên qua thịt, nhưng vừa đủ làm trầy da, như 1 vết xước nhỏ, nhưng vậy đã là quá đủ cho virus dại nó lây nhiễm vào người.

Các thím ngủ dậy thì có thể sẽ phát hiện ra vết cắn, nhìn bé và giống như vết xước trên tay. Người thì sẽ nghĩ chắc lúc nãy vào rừng va quẹt vào cành cây nào đấy, còn ai cẩn thận quá mức thì có thể sẽ vào bệnh viện để kiểm tra. Nhưng các thím ạ, virus dại nó không di chuyển qua đường máu, vì thế cho dù có đi thử máu cũng không thể phát hiện ra được gì.

Quả bom dại đã bị cấy vào cơ thể, và hệ thần kinh của các thím sẽ bắt đầu hứng chịu những đợt tấn công ghê tởm nhất của virus. Bọn virus dại bắt đầu nhân theo cấp số nhân trong hệ thần kinh trung ương, và thời điểm này chúng nó chỉ sinh sản thôi, hoàn toàn không gây hại gì cả. Các thím hoàn toàn không có biểu hiện gì, thời gian này gọi là thời gian ủ bệnh, và nó kéo dài từ 4 ngày cho tới hơn 6 năm.

Ngày, rồi tháng rồi năm trôi qua, chuyến đi phượt hè năm nào đã trôi vào dĩ vãng rồi, các thím có khi còn chẳng nhớ gì về nó nữa. Nhưng virus dại thì không. Để rồi một sáng đẹp trời nào đấy, tự nhiên các thím thấy đau lưng, có thể đau cơ hoặc hơi nhức đầu...

Vậy bệnh dại bắt đầu phát. CHẾT. Lúc này các thím đã chính thức mang án tử, không một ai có thể cứu các thím được nữa. Không một ai.

II. Phát bệnh

Các cơn nhức đầu nhẹ hôm qua bắt đầu trở thành những trận sốt kéo dài vài ngày. Các thím tự nhiên thấy khó chịu, thấy bất ổn và đặc biệt là cảm giác sợ hãi tột độ. Các thím không hiểu tại sao tự dựng lại sợ hãi mọi thứ đến thế. Đấy là do virus dại nó đang tấn công và ăn vào phần Hạch hạnh nhân (amygdala), là phần não kiểm soát cảm xúc.

Các cơn sợ hãi chưa qua thì các thím bắt đầu co giật, cơ thể bắt đầu cong vẹo, khả năng kiểm soát tứ chi của các thím gần như không còn. Các biểu hiện trên là kết quả của việc Tiểu não (cerebellum) là nạn nhân kế tiếp của virus dại.

Và kế tiếp là những cơn khát nước điên cuồng kéo tới. Các thím khát tới cháy cổ họng nhưng người thân vừa cầm ly nước lại gần là cổ họng các thím đóng chặt lại, và ói. Sợ. Các thím sợ nước một cách tột độ, mơ hồ và không kiểm soát được. Triệu chứng sợ nước (Hydrophobia) là dấu chỉ cho biết Hạch hạnh nhân đã hầu như không còn. Các bác sĩ bắt đầu cho truyền nước biển để các thím không bị chết khát.

Còn gì nữa? Ảo ảnh. Các thím sẽ bắt đầu thấy những ảo giác ma quái, nghe những tiếng động kỳ lạ, ngửi thấy những mùi hương lạ lẫm. Mọi thứ nó huyền ảo như một cơn chơi acid trong club. Vậy là Hồi hải mã (hippocamus) là nạn nhân tiếp theo của virus dại. Với Hồi hải mã bị ăn dần, các ký ức, những kỷ niệm đẹp và đặc biệt trí nhớ về người thân và gia đình bắt đầu biến mất. Các thím không còn nhận ra một ai cả.

Mộng mị, co giật, khát nước, sốt và đặc biệt cảm giác cô độc bắt đầu đè lên thím trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời. Mọi thứ xung quanh nó diễn ra quá nhanh mà thím không hề hiểu gì. Ở góc phòng thì những người lạ mặc áo blouse trắng liên tục đi qua đi lại, thì thầm gì đấy. Xung quanh giường là những con người xa lạ khóc lóc, một bà nào đấy cứ xưng là mẹ liên tục dúi ly nước, mong thím uống cho hết. Trong cơn ảo giác mơ hồ và mớ cảm xúc lẫn lộn ấy, các thím tự dưng nhớ đến cái vết xước ngày nào...

Và sau khi toàn bộ não bộ nằm dưới sự kiểm soát của virus dại. Các thím bước vào giai đoạn "thể liệt" (dumb rabies). Các thím chảy dãi, bắt đầu trở nên hung tợn theo kiểu bản năng. Não bộ bắt đầu chính thức ngừng hoạt động, cũng đúng thôi, do đa phần thể não bây giờ đã biến thành nước.

Và C.HẾT.

72 tiếng từ lúc bước chân vào bệnh viện. Các thím c.hết. Không một ai có thể cứu các thím cả.

Các thím bị g.iết bởi một loài virus cổ đại. Mức độ tử vong là gần như 100%.

Thế còn cái xác không não của các thím thì sao? Đem chôn à? Bọn virus dại có thể tồn tại ở trạng thái "ngủ đông" ở các xác chết trong một khoảng thời gian rất dài. Nên rất giống trong các phim zombies, cho dù thế giới này có tiêu diệt hết mọi sinh vật có bệnh dại trong người ngay lập tức. Nhưng chỉ cần một con vật (chó hoang, raccoon hay dơi) nào đấy nó moi được cái xác còn ẩm ướt của các thím dưới đất và ăn vào. Thì mọi thứ sẽ trở lại từ đầu.

Nguồn bài này là của thím @Mario Stalin V
Nguồn:
Reddit
Đặc điểm và triệu chứng của bệnh Dại
 
Back
Top