Hành Trình Nước Úc - Đào Tăng Lực

V550C

Đã tốn tiền
Mình thấy bài này khá hay trong nhóm Định cư Úc, nên post lên đây cho anh em nào có ý định đi Úc đọc mà tham khảo.
#hanhtrinhnuocuc

#daotangluc
Tập 1: ĐỪNG TƯỞNG DÂN ÚC LƯỜI, KHÔNG PHẢI ĐÂU, TỤI NÓ ĐANG BẬN NGHỈ HOLIDAY

Đa phần, những gia đình lựa chọn định cư ở Úc, khi mới qua đều cảm thấy choáng ngợp, về không gian sống, về môi trường, về giáo dục, về đồ ăn thức uống, về sự an toàn. Khi đối chiếu với những gì đang diễn ra ở Việt Nam, đó là một khác biệt rất lớn.



Nhưng hãy khoan lý tưởng hóa mọi thứ, xứ Úc vốn không phải là thiên đường, mà chắc không thể thành thiên đường được, vì dân Úc còn đang bận take annual leaves, tức là bận nghỉ phép năm.



Có lẽ trừ các nước Bắc Âu, nơi phúc lợi xã hội thuộc hàng top thế giới, thì Úc là xứ sở mà chỉ cần người lao động ngồi thở là cũng có lương. Cứ làm đủ một năm, người lao động ở Úc sẽ được nghỉ 4 tuần, chưa kể public holiday tầm 13 ngày/năm. Nếu biết cách sắp xếp hợp lý với các ngày cuối tuần thì tổng số ngày đi chơi có thể lên đến 50 ngày/năm (~7 tuần).



Đấy là chưa kể 10 ngày personal leave, bao gồm sick leave, tức là được nghỉ khi bạn bị bệnh, carer leave, tức là nghỉ khi người ở cùng nhà cần chăm sóc, thêm 2 ngày compassionate leave, tức khi có các sự kiện đau buồn xảy ra cho thành viên trong gia đình.



Quay lại chút xíu về public holidays, thì ở VIC có 2 cái ngày nghỉ không giống ai.



Ngày thứ nhất là Friday before AFL Grand Final day vào tháng 9 hàng năm. Muốn biết dân Úc ham chơi hay không thì chỉ cần đọc mô tả về ngày này là tự dưng sáng rõ à. Lưu ý là football ở Úc (hay còn gọi là footy) không phải football của Messi (Messi mà vào giải này thì sẽ trở thành một đống bùi nhùi, đúng nghĩa là messy luôn). Vì ngày thứ bảy sẽ diễn ra trận chung kết của giải đấu, nên bà con được nghỉ nguyên ngày thứ sáu trước đó để có thời gian chuẩn bị ăn chơi. Rảnh hôn?



Ngày thứ hai là Melbourne Cup Day, tức là ngày dân Victoria đi xem đua ngựa, được tổ chức chính ở Flemington Racecourse ngay tại Melbourne, nhưng cũng có thể cùng lúc vào ở tất cả các vùng khác ở VIC, vào thứ ba đầu tiên của tháng 11 hàng năm. Ủa, cũng rảnh dữ hôn?



Cái máu ăn chơi của dân Úc nó không phải là truyền thống, mà đã được luật hóa như vậy đấy.



Một yếu tố quan trọng nữa để bổ sung cho cái máu ham chơi của dân Úc là lịch đi học của các bạn nhỏ. Một năm ở VIC chia thành 4 học kỳ, mỗi học kỳ kéo dài 10 tuần và nghỉ 2 tuần, gọi là school holiday. Tức không tính đến public holidays, thì quý vị quỷ nhỏ cứ học 10 tuần là có 2 tuần được nghỉ ở nhà, mà một năm tới mấy bận như vậy. Do vậy, nếu nhà nào có con đi học, thì cứ định kỳ 3 tháng là có một dịp nhức đầu nhức óc, tốn năng lượng và tiền bạc để giải quyết câu hỏi, đợt school holiday này mình đi đâu và làm gì.



Mà nếu bạn để ý thì, 4 học kỳ tức là 4x12=48 tuần, một năm có 52 tuần, vậy, còn nghỉ thêm 4 tuần đầu năm. Tổng thời gian nghỉ school holiday của đám monster nhỏ là tầm 12 tuần/năm (chưa kể public holiday). ÔI ÔNG BÀ ƠI! Đó là lời kêu than của những bố mẹ người Việt khi mới đặt chân đến Úc, và phát hiện ra rằng, có được ông bà ở cùng thì không khác gì giai cấp quý tộc hoàng gia ở Úc vậy.

Không phải vô lý mà dân Úc làm việc thì rề rà, nhưng holiday thì lên kế hoạch bài bản và chỉnh chu lắm. Nếu không tin thì bạn cứ thử đặt phòng, vé máy bay hay các tiện ích ở các khu nghỉ dưỡng ở Úc vào sát ngày holiday đi, bạn sẽ biết rằng có những gia đình đã đặt trước đó cả năm rồi. Rồi bạn bè của mình ở bên này cũng vậy. Vừa đi chơi chỗ nào về mà thấy được là book liền cho năm sau.

Nói túm lại là dân Úc, hở ra một tý là chuồn đi chơi. Hay nói cách khác, có thể xem tụi Úc đi làm vì cần relax sau khi những đợt đi chơi miệt mài, để nạp thêm tí máu để đi chơi cho khô máu.

Theo chủ quan của mình, đây là một trong những đặc điểm rất cơ bản khác biệt với cuộc sống ở Việt Nam, và từ đó dẫn dắt đến rất nhiều khác biệt về lối sống, cách làm việc, cách ứng xử và kể cả cách nền kinh tế Úc vận hành, những vấn đề sẽ được bóc tách dần dần qua các phần sau (nếu có phần sau).

Chúc mọi người một ngày mát lành (hôm nay nghe đồn lên đến 36 độ)

Melbourne 16.02.2023
 
HÀNH TRÌNH NƯỚC ÚC (2.2) – ĐI QUA NHỮNG KHÁC BIỆT (Season 2)

Tập 2: CÓ NHIÊU CHƠI NHIÊU

#hanhtrinhnuocuc

#daotangluc

Trước khi viết loạt bài này, mình có một vài bad experiences (kinh nghiệm ẹ) trong việc kinh doanh với cộng đồng mình, nên lúc đầu dự kiến sẽ sặc mùi máu me. Tuy nhiên, khi bắt đầu ngồi xuống và tự nhìn lại, thì mới thấy rằng, mình cũng chả tốt đẹp gì mấy. Vậy nên, thay vì chỉ chăm chăm đổ lỗi cho người khác, thì chịu khó ngồi nhìn nhận những khác biệt, những kỳ vọng sai lầm của chính mình, và nhìn với nhiều góc độ khác nhau, để thấy rằng, thực ra, trong chúng ta, ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp và tử tế, nhưng thường chủ quan và bám vào những giá trị, định nghĩa của chính mình mà thiếu đi sự tỉnh táo và thậm chí bao dung để thấy được những mong muốn từ những người khác, những góc nhìn rất đối lập với chính mình. Chúng ta đôi khi chỉ là những kẻ tử tế có điều kiện, tôi đã tử tế thì anh bắt buộc phải tử tế lại với tôi. Đấy thật ra, không phải sự tử tế, mà là sự đổi chác, hay nói cách khác trông đợi sự đổi chác có có lợi cho mình.

Những bài viết kiểu sống ở VN tốt hay ở Úc tốt, vạch ra những ranh giới trần trụi về thực tại và cả những sự cố chấp, khơi mào những cuộc bút chiến và những cơn sùi bọt mép. Đó là những kiểu tranh luận vô vị, vì sau cùng, ai cũng giữ khư khư cái đúng của mình. Ai cũng mong đợi mình được sống trong một cộng đồng tử tế, nhưng trước tiên, sự tử tế phải là bao dung. Mà bao dung thì cần có hiểu biết. Vì vậy, thay vì mỉa mai nhau, mình cố gắng phác thảo những khác biệt giữa cuộc sống, môi trường, điều kiện và xã hội giữa Úc và Việt Nam, những điều này hoàn toàn là trải nghiệm và nhận định cá nhân của mình, có thể đặc trưng, nhưng có thể là cá biệt. Mong rằng, sẽ có thêm nhiều góp ý khác, để mọi người có thể nhận được một vài mẩu thông tin quý giá để bổ sung thêm cho những nhận định, để thấy cuộc sống đỡ ngỡ ngàng hơn. Nói một cách đơn giản, người Việt mình, cần nhiều kết nối chứ không phải là xỉa xói. “Em ơi có bao nhiêu, sáu mươi năm cuộc đời…”

Quay trở lại loạt bài này, kỳ này, mình sẽ nói về thói “tiêu hoang” của dân Úc.

Hồi lúc mình còn đi làm thuê, lúc sắp đến dịp Christmas & New Year holiday, thì bạn Senior tầm hơn 50 tuổi của mình, lúc đó mới vào công ty được 4 tháng, tìm đến mình với một vẻ mặt khá căng thẳng. Bạn ấy hỏi là công ty có chuyển lương trong kỳ nghỉ không hay là qua holiday mới chuyển. Bởi vì bạn đã book đi holiday với bạn gái rồi, nhưng đang lo lắng là nếu công ty không chuyển lương thì có thể thiếu tiền.



Mình tròn mắt nhìn bạn ấy, ngạc nhiên vì 2 lẽ, lẽ thứ nhất, đi làm mấy chục năm, mà tiền đi chơi cũng phải phụ thuộc vào lương à. Lẽ thứ hai là ngưỡng mộ, tuổi này mà vẫn đi chơi với bạn gái được hay ta 😊. May cho chàng ấy là công ty vẫn chuyển lương trong kỳ lễ, nên sau đợt lễ, chàng vẫn sống sót để tiếp tục đi làm.



Cách chi tiêu của dân Úc rất khác dân mình, đúng nghĩa là có nhiêu chơi nhiêu. Vì một năm có rất nhiều kỳ nghỉ, nên các bạn ấy đi chơi rất nhiệt tình. Mà mỗi mùa lại là những món rất riêng.



Từ cắm trại, câu cá, hiking đến trượt tuyết, đi thuyền cho đến đi du lịch dài ngày ở nước ngoài. Mỗi lần đi chơi thì như đã nói, plan & gears luôn luôn được chuẩn bị rất chu đáo. Đồ dùng đi du lịch có rất nhiều chủng loại và phù hợp cho từng điều kiện và đặc tính của chuyến đi. Đi hiking cá nhân khác với đi cắm trại cùng với gia đình. Đi câu thì cũng tùy mùa, tùy loại cá để có đồ phù hợp, câu gần bờ hay lái thuyền ra xa bờ, đi trong ngày hay ở lại qua đêm… Đi trượt tuyết dù mỗi năm chỉ có một lần, nhưng thường năm nào cũng đi, nên đồ đạc phải được chuẩn bị đầy đủ, từ áo, mũ, quần, giày cho đến toboggan, xích bánh xe, đồ giữ nhiệt… Các bạn độc thân còn đỡ, chứ có gia đình với con nhỏ là mỗi năm phải mỗi sắm đồ, tại vì tụi nhỏ nhanh lớn lắm.



Các bạn Úc ăn chơi rất nhiệt, và rất chịu chi cho việc đi chơi. Mỗi khi đến mùa chơi, các bạn sẽ thấy hàng loạt các chương trình khuyến mãi kích cầu liên quan, ví dụ lều trại, giày dép, phụ kiện dã ngoại…



Xe cộ, đồ gia dụng điện tử, các thể loại đồ ăn chơi, dân Úc không tiếc tay chi tiêu. Nên nhớ một điều là thị trường của Úc không hề lớn, chưa đến ¼ dân số của Việt Nam, hay nói cho gần là dân số ở đô thị của cả nước Úc còn không bằng dân số ở Sài Gòn. Do vậy, độ hấp dẫn của thị trường không hề lớn, chưa tính đến mật độ dân số quá thưa dẫn đến chi phí logistic cũng rất cao. Điều này dẫn đến là giá cả của các mặt hàng này không hề rẻ so với thế giới. Nhưng dân Úc vẫn chơi tới.



Số lượng siêu thị, shopping center phân bổ rất dày, nếu chỉ cần nhìn vào hệ thống các siêu thị lớn như Woolies, Coles hay các siêu thị chuyên dụng như Bunnings, Officeworks, JB Hifi… các bạn sẽ hình dung là mức độ chi tiêu của dân Úc khủng thế nào.



Cách đây hơn 4 năm, khi cả hai vợ chồng mình có việc làm, tụi mình liền apply loan để mua nhà. Broker mới bảo mình là tụi bây nằm trong số 30% dân số Úc có sở hữu nhà đấy. Mình chả biết con số đó đúng hay không, nhưng bạn ấy bảo rằng, dân Úc rất ít có saving, đặc biệt là saving đủ 20% deposit để mua một căn nhà.



Không phải vô lý mà khi kích cầu bất động sản, chính phủ không xoáy sâu vào lãi suất hay giảm giá nhà, mà khuyến khích những người có saving thấp mua nhà, thậm chí chỉ cần 5% để deposit, ngân hàng sẽ cho vay phần còn lại, chính phủ vừa giảm stamp duty, vừa hỗ trợ chi phí mua bảo hiểm khoản vay.



Đấy, đưa đến tận miệng thế mà dân Úc vẫn than tụi tóc đen qua lũng đoạn thị trường bất động sản khiến tụi nó không có khả năng mua nhà, vì đấu không lại đám người tí hon, không có gì, chỉ có tiền. Mua nhà cả triệu đô mà quăng nguyên cục tiền mặt khiến chủ nhà choáng váng.



Một điều thú vị là ngay sau đợt dịch Covid, giá nhà đất của Úc tăng khủng hoảng, dù rằng dân nhập cư giảm rất nhiều. Lý do đơn giản là sau hơn 2 năm không đi du lịch, đa phần dân Úc dư ra một lượng saving bất ngờ, cùng với các chính sách hỗ trợ của chính phủ, thế là dân Úc bắt đầu rủng rỉnh tiền như đại gia. Lượng saving này, ngay lập tức đổ vào thị trường bất động sản, vì giá nhà trước đó đang chựng lại, và chỉ cần sau 2 năm, không đi chơi và nằm ở nhà chửi chính phủ, dân Úc đã saving được ít nhất 5-10% giá trị của một căn nhà.



Ở VN thì cũng tương tự, nếu nằm không ở nhà chửi chính phủ thì cũng có thể xin được một lô sau song sắt và chính phủ nuôi cơm, nhưng răng thì chắc chỉ đủ để ăn cháo.



Đằng sau những đặc tính ham chơi, có nhiêu chơi nhiêu của dân Úc là những căn nguyên rất cơ bản, và tạo ra được một hệ thống đang vận hành, chứ không phải ngẫu nhiên mà có. Đừng trách dân Việt mình ngạo nghễ trong khi tụi Úc thì rất ngông nghênh.



Hy vọng kỳ sau mình có thể chia sẻ một chút nữa về sự khác biệt rất lớn này, thứ nói vống lên cho đao to búa lớn một chút là “thuộc tính dân tộc”.

Chúc mọi người giữa tuần phấn khởi.



Melbourne, 22.02.2023
 
Giọng văn hay lắm thím thớt, rất tự tin và hài hước.

Gửi từ Samsung SM-G975U1 bằng vozFApp
 
Làm nhiêu xài hết nhiêu thì cũng không khác nằm thẳng bên mình là mấy :rolleyes:.
Nằm thẳng là ở nhà không. Còn tụi này nó đi du lịch suốt. Nên chỉ không đi du lịch mà tụi nó đẩy giá nhà tăng kinh khủng ( không có thằng Tàu nào giúp cả)
 
Giọng văn hay lắm thím thớt, rất tự tin và hài hước.

Gửi từ Samsung SM-G975U1 bằng vozFApp
Mình copy lại của anh Đào Tăng Lực thôi vì nói quá đúng. DHS Úc nhiều khi không thấy được nhưng dân sống lâu sẽ thấy y hệt vậy
Anh ấy có phần 1 cũng khá hay. Nhưng dài lên lười copy lại.
Chỉ phần này để nhiều fence có suỹ nghĩ có nên đi Úc không đọc để hiểu hơn về cuộc sống bên Úc
 
Nằm thẳng là ở nhà không. Còn tụi này nó đi du lịch suốt. Nên chỉ không đi du lịch mà tụi nó đẩy giá nhà tăng kinh khủng ( không có thằng Tàu nào giúp cả)
Thím hiểu sai nằm thẳng rồi :) là vẫn đi làm kiếm sống nhưng không cần thăng tiến hay vợ con gì thôi.
 
HÀNH TRÌNH NƯỚC ÚC (2.2) – ĐI QUA NHỮNG KHÁC BIỆT (Season 2)

Tập 2: CÓ NHIÊU CHƠI NHIÊU

#hanhtrinhnuocuc

#daotangluc

Trước khi viết loạt bài này, mình có một vài bad experiences (kinh nghiệm ẹ) trong việc kinh doanh với cộng đồng mình, nên lúc đầu dự kiến sẽ sặc mùi máu me. Tuy nhiên, khi bắt đầu ngồi xuống và tự nhìn lại, thì mới thấy rằng, mình cũng chả tốt đẹp gì mấy. Vậy nên, thay vì chỉ chăm chăm đổ lỗi cho người khác, thì chịu khó ngồi nhìn nhận những khác biệt, những kỳ vọng sai lầm của chính mình, và nhìn với nhiều góc độ khác nhau, để thấy rằng, thực ra, trong chúng ta, ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp và tử tế, nhưng thường chủ quan và bám vào những giá trị, định nghĩa của chính mình mà thiếu đi sự tỉnh táo và thậm chí bao dung để thấy được những mong muốn từ những người khác, những góc nhìn rất đối lập với chính mình. Chúng ta đôi khi chỉ là những kẻ tử tế có điều kiện, tôi đã tử tế thì anh bắt buộc phải tử tế lại với tôi. Đấy thật ra, không phải sự tử tế, mà là sự đổi chác, hay nói cách khác trông đợi sự đổi chác có có lợi cho mình.

Những bài viết kiểu sống ở VN tốt hay ở Úc tốt, vạch ra những ranh giới trần trụi về thực tại và cả những sự cố chấp, khơi mào những cuộc bút chiến và những cơn sùi bọt mép. Đó là những kiểu tranh luận vô vị, vì sau cùng, ai cũng giữ khư khư cái đúng của mình. Ai cũng mong đợi mình được sống trong một cộng đồng tử tế, nhưng trước tiên, sự tử tế phải là bao dung. Mà bao dung thì cần có hiểu biết. Vì vậy, thay vì mỉa mai nhau, mình cố gắng phác thảo những khác biệt giữa cuộc sống, môi trường, điều kiện và xã hội giữa Úc và Việt Nam, những điều này hoàn toàn là trải nghiệm và nhận định cá nhân của mình, có thể đặc trưng, nhưng có thể là cá biệt. Mong rằng, sẽ có thêm nhiều góp ý khác, để mọi người có thể nhận được một vài mẩu thông tin quý giá để bổ sung thêm cho những nhận định, để thấy cuộc sống đỡ ngỡ ngàng hơn. Nói một cách đơn giản, người Việt mình, cần nhiều kết nối chứ không phải là xỉa xói. “Em ơi có bao nhiêu, sáu mươi năm cuộc đời…”

Quay trở lại loạt bài này, kỳ này, mình sẽ nói về thói “tiêu hoang” của dân Úc.

Hồi lúc mình còn đi làm thuê, lúc sắp đến dịp Christmas & New Year holiday, thì bạn Senior tầm hơn 50 tuổi của mình, lúc đó mới vào công ty được 4 tháng, tìm đến mình với một vẻ mặt khá căng thẳng. Bạn ấy hỏi là công ty có chuyển lương trong kỳ nghỉ không hay là qua holiday mới chuyển. Bởi vì bạn đã book đi holiday với bạn gái rồi, nhưng đang lo lắng là nếu công ty không chuyển lương thì có thể thiếu tiền.



Mình tròn mắt nhìn bạn ấy, ngạc nhiên vì 2 lẽ, lẽ thứ nhất, đi làm mấy chục năm, mà tiền đi chơi cũng phải phụ thuộc vào lương à. Lẽ thứ hai là ngưỡng mộ, tuổi này mà vẫn đi chơi với bạn gái được hay ta 😊. May cho chàng ấy là công ty vẫn chuyển lương trong kỳ lễ, nên sau đợt lễ, chàng vẫn sống sót để tiếp tục đi làm.



Cách chi tiêu của dân Úc rất khác dân mình, đúng nghĩa là có nhiêu chơi nhiêu. Vì một năm có rất nhiều kỳ nghỉ, nên các bạn ấy đi chơi rất nhiệt tình. Mà mỗi mùa lại là những món rất riêng.



Từ cắm trại, câu cá, hiking đến trượt tuyết, đi thuyền cho đến đi du lịch dài ngày ở nước ngoài. Mỗi lần đi chơi thì như đã nói, plan & gears luôn luôn được chuẩn bị rất chu đáo. Đồ dùng đi du lịch có rất nhiều chủng loại và phù hợp cho từng điều kiện và đặc tính của chuyến đi. Đi hiking cá nhân khác với đi cắm trại cùng với gia đình. Đi câu thì cũng tùy mùa, tùy loại cá để có đồ phù hợp, câu gần bờ hay lái thuyền ra xa bờ, đi trong ngày hay ở lại qua đêm… Đi trượt tuyết dù mỗi năm chỉ có một lần, nhưng thường năm nào cũng đi, nên đồ đạc phải được chuẩn bị đầy đủ, từ áo, mũ, quần, giày cho đến toboggan, xích bánh xe, đồ giữ nhiệt… Các bạn độc thân còn đỡ, chứ có gia đình với con nhỏ là mỗi năm phải mỗi sắm đồ, tại vì tụi nhỏ nhanh lớn lắm.



Các bạn Úc ăn chơi rất nhiệt, và rất chịu chi cho việc đi chơi. Mỗi khi đến mùa chơi, các bạn sẽ thấy hàng loạt các chương trình khuyến mãi kích cầu liên quan, ví dụ lều trại, giày dép, phụ kiện dã ngoại…



Xe cộ, đồ gia dụng điện tử, các thể loại đồ ăn chơi, dân Úc không tiếc tay chi tiêu. Nên nhớ một điều là thị trường của Úc không hề lớn, chưa đến ¼ dân số của Việt Nam, hay nói cho gần là dân số ở đô thị của cả nước Úc còn không bằng dân số ở Sài Gòn. Do vậy, độ hấp dẫn của thị trường không hề lớn, chưa tính đến mật độ dân số quá thưa dẫn đến chi phí logistic cũng rất cao. Điều này dẫn đến là giá cả của các mặt hàng này không hề rẻ so với thế giới. Nhưng dân Úc vẫn chơi tới.



Số lượng siêu thị, shopping center phân bổ rất dày, nếu chỉ cần nhìn vào hệ thống các siêu thị lớn như Woolies, Coles hay các siêu thị chuyên dụng như Bunnings, Officeworks, JB Hifi… các bạn sẽ hình dung là mức độ chi tiêu của dân Úc khủng thế nào.



Cách đây hơn 4 năm, khi cả hai vợ chồng mình có việc làm, tụi mình liền apply loan để mua nhà. Broker mới bảo mình là tụi bây nằm trong số 30% dân số Úc có sở hữu nhà đấy. Mình chả biết con số đó đúng hay không, nhưng bạn ấy bảo rằng, dân Úc rất ít có saving, đặc biệt là saving đủ 20% deposit để mua một căn nhà.



Không phải vô lý mà khi kích cầu bất động sản, chính phủ không xoáy sâu vào lãi suất hay giảm giá nhà, mà khuyến khích những người có saving thấp mua nhà, thậm chí chỉ cần 5% để deposit, ngân hàng sẽ cho vay phần còn lại, chính phủ vừa giảm stamp duty, vừa hỗ trợ chi phí mua bảo hiểm khoản vay.



Đấy, đưa đến tận miệng thế mà dân Úc vẫn than tụi tóc đen qua lũng đoạn thị trường bất động sản khiến tụi nó không có khả năng mua nhà, vì đấu không lại đám người tí hon, không có gì, chỉ có tiền. Mua nhà cả triệu đô mà quăng nguyên cục tiền mặt khiến chủ nhà choáng váng.



Một điều thú vị là ngay sau đợt dịch Covid, giá nhà đất của Úc tăng khủng hoảng, dù rằng dân nhập cư giảm rất nhiều. Lý do đơn giản là sau hơn 2 năm không đi du lịch, đa phần dân Úc dư ra một lượng saving bất ngờ, cùng với các chính sách hỗ trợ của chính phủ, thế là dân Úc bắt đầu rủng rỉnh tiền như đại gia. Lượng saving này, ngay lập tức đổ vào thị trường bất động sản, vì giá nhà trước đó đang chựng lại, và chỉ cần sau 2 năm, không đi chơi và nằm ở nhà chửi chính phủ, dân Úc đã saving được ít nhất 5-10% giá trị của một căn nhà.



Ở VN thì cũng tương tự, nếu nằm không ở nhà chửi chính phủ thì cũng có thể xin được một lô sau song sắt và chính phủ nuôi cơm, nhưng răng thì chắc chỉ đủ để ăn cháo.



Đằng sau những đặc tính ham chơi, có nhiêu chơi nhiêu của dân Úc là những căn nguyên rất cơ bản, và tạo ra được một hệ thống đang vận hành, chứ không phải ngẫu nhiên mà có. Đừng trách dân Việt mình ngạo nghễ trong khi tụi Úc thì rất ngông nghênh.



Hy vọng kỳ sau mình có thể chia sẻ một chút nữa về sự khác biệt rất lớn này, thứ nói vống lên cho đao to búa lớn một chút là “thuộc tính dân tộc”.

Chúc mọi người giữa tuần phấn khởi.



Melbourne, 22.02.2023
Đức
 
Mình copy lại của anh Đào Tăng Lực thôi vì nói quá đúng. DHS Úc nhiều khi không thấy được nhưng dân sống lâu sẽ thấy y hệt vậy
Anh ấy có phần 1 cũng khá hay. Nhưng dài lên lười copy lại.
Chỉ phần này để nhiều fence có suỹ nghĩ có nên đi Úc không đọc để hiểu hơn về cuộc sống bên Úc

À thì ra vậy, đúng là dân thế giới thứ 1 sướng thật.

Gửi từ Samsung SM-G975U1 bằng vozFApp
 
Dạo này úc nó nới rộng visa nên dân ta đua nhau thi PTE để kiếm visa.
Dân m sang du kịch à b hay sang đinh cư v?
Đọc thấy nó nghỉ nhiều nhỉ
Nc mình mà nghỉ vậy chắc loạn qua vì nghỉ tết âm 1tín - 10 ngày đã kêu là "tây nó giàu mà nghỉ 1,2 ngày
Mình nghèo mà nghỉ nhiều quá "
 
Dân m sang du kịch à b hay sang đinh cư v?
Đọc thấy nó nghỉ nhiều nhỉ
Nc mình mà nghỉ vậy chắc loạn qua vì nghỉ tết âm 1tín - 10 ngày đã kêu là "tây nó giàu mà nghỉ 1,2 ngày
Mình nghèo mà nghỉ nhiều quá "
visa 462 ấy, vừa học vừa làm.

Còn tay nghề đi cũng nhiều lắm fen, đặc biệt là đầu bếp.

Xong rồi cũng từ mấy visa trên chuyển đổi qua loại cho nhập cư.
 
Dân m sang du kịch à b hay sang đinh cư v?
Đọc thấy nó nghỉ nhiều nhỉ
Nc mình mà nghỉ vậy chắc loạn qua vì nghỉ tết âm 1tín - 10 ngày đã kêu là "tây nó giàu mà nghỉ 1,2 ngày
Mình nghèo mà nghỉ nhiều quá "
Du lịch giờ cũng nhiều vì đảng mới có bẻ dễ toàn cho visa 3 năm.
Định cư thì dưới thời đảng lao động cũng sẽ tăng số lượng thôi.
Còn ngày nghỉ cứ đầu năm tài chính là sẽ có bài trên 7 News hay 9 News hướng dẫn lấy ngày nghỉ như nào để được nghỉ nhiều nhất.
 
Mình thấy bài này khá hay trong nhóm Định cư Úc, nên post lên đây cho anh em nào có ý định đi Úc đọc mà tham khảo.
#hanhtrinhnuocuc

#daotangluc
Tập 1: ĐỪNG TƯỞNG DÂN ÚC LƯỜI, KHÔNG PHẢI ĐÂU, TỤI NÓ ĐANG BẬN NGHỈ HOLIDAY

Đa phần, những gia đình lựa chọn định cư ở Úc, khi mới qua đều cảm thấy choáng ngợp, về không gian sống, về môi trường, về giáo dục, về đồ ăn thức uống, về sự an toàn. Khi đối chiếu với những gì đang diễn ra ở Việt Nam, đó là một khác biệt rất lớn.



Nhưng hãy khoan lý tưởng hóa mọi thứ, xứ Úc vốn không phải là thiên đường, mà chắc không thể thành thiên đường được, vì dân Úc còn đang bận take annual leaves, tức là bận nghỉ phép năm.



Có lẽ trừ các nước Bắc Âu, nơi phúc lợi xã hội thuộc hàng top thế giới, thì Úc là xứ sở mà chỉ cần người lao động ngồi thở là cũng có lương. Cứ làm đủ một năm, người lao động ở Úc sẽ được nghỉ 4 tuần, chưa kể public holiday tầm 13 ngày/năm. Nếu biết cách sắp xếp hợp lý với các ngày cuối tuần thì tổng số ngày đi chơi có thể lên đến 50 ngày/năm (~7 tuần).



Đấy là chưa kể 10 ngày personal leave, bao gồm sick leave, tức là được nghỉ khi bạn bị bệnh, carer leave, tức là nghỉ khi người ở cùng nhà cần chăm sóc, thêm 2 ngày compassionate leave, tức khi có các sự kiện đau buồn xảy ra cho thành viên trong gia đình.



Quay lại chút xíu về public holidays, thì ở VIC có 2 cái ngày nghỉ không giống ai.



Ngày thứ nhất là Friday before AFL Grand Final day vào tháng 9 hàng năm. Muốn biết dân Úc ham chơi hay không thì chỉ cần đọc mô tả về ngày này là tự dưng sáng rõ à. Lưu ý là football ở Úc (hay còn gọi là footy) không phải football của Messi (Messi mà vào giải này thì sẽ trở thành một đống bùi nhùi, đúng nghĩa là messy luôn). Vì ngày thứ bảy sẽ diễn ra trận chung kết của giải đấu, nên bà con được nghỉ nguyên ngày thứ sáu trước đó để có thời gian chuẩn bị ăn chơi. Rảnh hôn?



Ngày thứ hai là Melbourne Cup Day, tức là ngày dân Victoria đi xem đua ngựa, được tổ chức chính ở Flemington Racecourse ngay tại Melbourne, nhưng cũng có thể cùng lúc vào ở tất cả các vùng khác ở VIC, vào thứ ba đầu tiên của tháng 11 hàng năm. Ủa, cũng rảnh dữ hôn?



Cái máu ăn chơi của dân Úc nó không phải là truyền thống, mà đã được luật hóa như vậy đấy.



Một yếu tố quan trọng nữa để bổ sung cho cái máu ham chơi của dân Úc là lịch đi học của các bạn nhỏ. Một năm ở VIC chia thành 4 học kỳ, mỗi học kỳ kéo dài 10 tuần và nghỉ 2 tuần, gọi là school holiday. Tức không tính đến public holidays, thì quý vị quỷ nhỏ cứ học 10 tuần là có 2 tuần được nghỉ ở nhà, mà một năm tới mấy bận như vậy. Do vậy, nếu nhà nào có con đi học, thì cứ định kỳ 3 tháng là có một dịp nhức đầu nhức óc, tốn năng lượng và tiền bạc để giải quyết câu hỏi, đợt school holiday này mình đi đâu và làm gì.



Mà nếu bạn để ý thì, 4 học kỳ tức là 4x12=48 tuần, một năm có 52 tuần, vậy, còn nghỉ thêm 4 tuần đầu năm. Tổng thời gian nghỉ school holiday của đám monster nhỏ là tầm 12 tuần/năm (chưa kể public holiday). ÔI ÔNG BÀ ƠI! Đó là lời kêu than của những bố mẹ người Việt khi mới đặt chân đến Úc, và phát hiện ra rằng, có được ông bà ở cùng thì không khác gì giai cấp quý tộc hoàng gia ở Úc vậy.

Không phải vô lý mà dân Úc làm việc thì rề rà, nhưng holiday thì lên kế hoạch bài bản và chỉnh chu lắm. Nếu không tin thì bạn cứ thử đặt phòng, vé máy bay hay các tiện ích ở các khu nghỉ dưỡng ở Úc vào sát ngày holiday đi, bạn sẽ biết rằng có những gia đình đã đặt trước đó cả năm rồi. Rồi bạn bè của mình ở bên này cũng vậy. Vừa đi chơi chỗ nào về mà thấy được là book liền cho năm sau.

Nói túm lại là dân Úc, hở ra một tý là chuồn đi chơi. Hay nói cách khác, có thể xem tụi Úc đi làm vì cần relax sau khi những đợt đi chơi miệt mài, để nạp thêm tí máu để đi chơi cho khô máu.

Theo chủ quan của mình, đây là một trong những đặc điểm rất cơ bản khác biệt với cuộc sống ở Việt Nam, và từ đó dẫn dắt đến rất nhiều khác biệt về lối sống, cách làm việc, cách ứng xử và kể cả cách nền kinh tế Úc vận hành, những vấn đề sẽ được bóc tách dần dần qua các phần sau (nếu có phần sau).

Chúc mọi người một ngày mát lành (hôm nay nghe đồn lên đến 36 độ)

Melbourne 16.02.2023
riết r cứ nâng bi xạo l hơi quá đà, tính tổng nghỉ phép thì nhật/ châu âu nó vượt xa úc :doubt: cty tôi bên UK đang làm đây 1 năm nghỉ tới 37 ngày phép năm chưa kể public holidays
 
Phần 3: An Lành chứ không an nhàn

Các bạn Úc (gọi thân mật là tụi Úc), có một xã hội khá an toàn và lành mạnh. Đương nhiên, chả có gì hoàn hảo cả, nhưng đó là một xã hội có trật tự, có pháp luật và có sự thích ứng của pháp luật với đời sống. Hình như đã có rất nhiều bài viết và thông tin về phúc lợi xã hội ở Úc cho người dân, thậm chí, có những đối tượng, tổng trợ cấp của chính phủ cho họ, có thể lên đến gấp 3-5 lần thu nhập bình quân một năm của một người dân Úc.

Sự minh bạch về thông tin, đặc biệt là các thông tin liên quan đến đời sống, chính sách, pháp luật hay phúc lợi, là yếu tố giảm thiểu sự mơ hồ, mập mờ và bất an của người dân. Chính quyền, cơ bản là phục vụ cho người dân, chỉ cần bạn dám hỏi, sẽ phải có câu trả lời thích đáng từ những cơ quan liên quan. Phải nói rõ, các vấn đề cố hữu của bộ máy hành chính ở Úc đương nhiên vẫn tồn tại, vẫn có quan liêu, vẫn có sự chậm chạp, thậm chí là đùn đẩy trách nhiệm… Nhưng, chưa có ai ở Úc bị bắt vì đòi hỏi chính quyền.



Xã hội Việt Nam thì khác. (Lưu ý, từ dùng ở đây là “khác” nhé quý vị có màu đỏ). An toàn là một cảm giác xa xỉ và ngắn hạn. Cho dù bạn có bao nhiêu tiền đi nữa, vẫn có vẻ không có gì là chắc chắn và an toàn cả. Sự thật là, sự thiếu hụt các công cụ quản lý xã hội, đặc biệt là khoảng trống mênh mông của luật pháp và đời sống, buộc người Việt phải thiện nghệ trong khả năng tự xoay sở để sống sót.

Đơn giản như về an toàn thực phẩm, bạn không thể trông chờ các quy định về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm sẽ được tuân thủ một cách nghiêm túc, vì có nhiều cách không nghiêm túc khác có lợi hơn cho kẻ bán và người phân phối. Dẫn đến việc, người Việt ngày càng sùng đạo, vì phải vừa ăn vừa cầu nguyện. (Mong ơn trên phù hộ cho bữa ăn đầy dinh dưỡng nhưng bớt dư lượng độc chất, mô men, tức là mô phật plus amen)

Hay một thứ đơn giản hơn nữa, sát sườn hơn nữa là về chuyện học hành của tụi nhỏ. Thiếu hụt trường học, từ cấp nhà trẻ đến cả các bậc học lớn hơn, khiến cho cả xã hội quay cuồng vì chuyện học của các con. Mang danh là giáo dục phổ thông miễn phí, nhưng nếu gom tất cả các phí lại thì sẽ là một gánh nặng rất lớn cho các gia đình có thu nhập vừa phải. Nhưng vấn đề lớn nhất, không hẳn là về chi phí, mà cách thức con người được giáo dục và đào tạo trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt đó, khả năng tồn tại và sống sót sẽ trở thành bài học thực tế hiển nhiên cho những đứa trẻ, bởi vì phần lớn nhân cách sẽ được định hình bằng chính các trải nghiệm từ thuở thiếu thời. Đòi hỏi những đứa trẻ ăn chưa no, lo chưa tới, phải thức đến 10-11h đêm làm bài, và dậy từ 6-7h sáng để đến trường, phải hiểu được về sự tử tế, bao dung, cảm thông và hào sảng thì thật là hoang đường, khi các con còn là chứng nhân của việc chạy trường, chạy điểm, chạy thành tích, áp lực thi cử, chưa kể sự ám ảnh về “con người ta” của các bậc phụ huynh….

Ở Việt Nam, dường như ai cũng phải chạy, chạy riết thành quen, khiến cho việc chậm lại và suy nghĩ trở thành một chứng bệnh trong mắt những người khác. Khi bạn chậm lại, sự sợ hãi sẽ dâng lên, vì bất chợt, bạn sẽ thấy tương lai mơ hồ và bất định. Dù bạn có nhiều tiền đi nữa, cảm giác đó vẫn sẽ xuất hiện, nhất là khi trên tay bạn đang run run cầm một tờ xét nghiệm.

Ở Việt Nam, bạn sẽ luôn xoay vần trong tất tần tật các vấn đề của cuộc sống, đúng nghĩa là từ miếng cơm đến manh áo, não bộ của bạn buộc phải hoạt động hết công suất để đảm bảo bạn và gia đình được an toàn. Chính thói quen vận hành của não bộ khiến chúng ta có vẻ nhanh hơn, giỏi hơn dân Úc, nhưng thực ra, chất lượng cuộc sống của chúng ta, dù có nhiều tiền đến mấy, cũng chỉ ngang ngửa mức bình dân ở bên này.

Còn tụi Úc (gọi lịch sự là các bạn Úc) cóc cần quan tâm đến ngày mai, vì tương lai các bạn ấy chẳng có gì phải lo lắng hay sợ hãi cả. Xã hội này, vận hành, vì sự an lành của các bạn ấy, vì nếu có sơ sót, các bạn ấy sẽ f*cking nhặng cả lên, nên xã hội sợ các bạn ấy đến vãi cả linh hồn.

Nói tếu táo cho vui thế thôi, chứ rõ ràng, dân Úc không có cảm giác bất an về tương lai nhiều như người Việt của mình. Không hẳn chỉ có người Việt, mà đa phần các sắc dân đến từ các quốc gia đang hoặc kém phát triển, kiểu như các bạn Ấn hay Phi. (Người Hoa cũng có, nhưng họ kết nối cộng đồng rất tốt, nên sự bất an đó giảm thiểu, bù lại, họ lại có sự cao ngạo cộng đồng, khi nào tiện sẽ bàn sau). Hay nói một cách khác, chính sự an lành ở nước Úc này, mới là điểm hấp dẫn để khiến chúng ta đổ xô tìm đường chinh phục OlymPR.

Do vậy, điểm mấu chốt ở đây là, nếu bạn nhận thức được những sự bất an trong cuộc sống ở VN, và tìm đường đến Úc, bạn phải hiểu rằng, định cư ở Úc là để giải quyết cho bạn một cuộc sống an lành chứ không phải là an nhàn.

Ở Úc, bạn phải vận động nhiều hơn, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ví dụ như, ở Việt Nam, bạn mua cái bàn thì sẽ có một cái bàn được mang đến, lau chùi sạch sẽ, đặt ngay ngắn trong phòng của bạn (thiếu điều có luôn ảnh bạn trong khung). Nhưng ở Úc, điều đó có nghĩa là bạn phải chở một đống hộp đựng cái bàn về, lộn cái bàn lại, lắp ráp, rồi lộn lại cái bàn thì nó mới xong. Một quy trình rất ư là nhọc nhằn (chưa kể là nhiều lúc ráp sai tức muốn lộn luôn cái bàn).

Ở Úc, giá trị lao động, đặc biệt là lao động tay chân, không hề bị coi rẻ, nên không dễ chịu chút nào nếu bạn trông chờ người khác chăm lo cho cuộc sống của bạn, bởi vì “chờ người nơi ấy, chờ hoài không thấy”. Ở VN, chúng ta thường hay nghe về Úc, nơi có một cuộc sống tự do, mà quên nghe thêm khúc sau, đó còn là một cuộc sống tự lo. Vậy nên, trước khi qua Úc, bạn nên sẵn sàng tinh thần xắn tay, và xắn cả chân để có thể thích ứng được với cuộc sống mới.

Như mình đã nói, cuộc sống ở Úc là một cuộc sống an lành, nên nếu bạn muốn an nhàn, thì hoặc bạn đừng đi, hoặc là bạn phải có rất rất nhiều tiền. Vì khi bạn đã có quá nhiều tiền, thì bố đứa nào dám khuyên bạn ở hay đi.

Cuộc sống ở Úc, rất bận rộn, nhưng quan trọng nhất, sự bận rộn đó là để chăm lo cho chính bạn và gia đình, chứ không phải là để làm đẹp các mối quan hệ xã hội. Lễ lạc (holiday) đố bạn dám đến nhà sếp, hoặc đố sếp dám bén mảng đến nhà bạn nếu không được mời.

Vậy, giá trị gia đình của người Úc khác người Việt ở những điểm nào, hy vọng phần sau sẽ rõ được vài phần.

Chúc mọi người luôn an lành dù có đang không thảnh thơi.

Melbourne, 28.02.2023
 
Back
Top