Hành Trình Nước Úc - Đào Tăng Lực

Đức, đang học tiếng Anh để kiếm xuất sang
198pi0X.png
 
Tập 4: GIA ĐÌNH LÀ TRÊN HẾT, NHƯNG…
#daotangluc

Trong tập này, mình tiếp tục bàn về một trong những khác biệt cực kỳ sâu sắc về bản chất giữa dân Úc và dân Việt: Gia đình

Khi mới nhìn thoáng qua, có vẻ sự gắn kết gia đình của dân Úc có vẻ chẳng có gì sâu sắc, dường như rất sòng phẳng, chẳng có tôn ti trật tự gì cả. Mình mới qua Úc có vài năm, mà mấy đứa nhóc cứ cãi mình nhoay nhoáy, nói 1 câu thì nó trả cho 10 câu, riết rồi tụi nó coi việc sửa lưng ba mẹ là bài thể dục hàng ngày. Nghe tụi Úc con nói chuyện với phụ huynh mà nhức cái đầu, mệt cái óc. Bảo phải đi phía Nam, thì nại ra 80 lý do để tụi nó đi về hướng Bắc. Bảo phải đi phía Bắc thì nại ra hai vạn dặm dưới đáy biển để quay về hướng Đông. Nói chung, deal với quý vị quỷ nhỏ là cả một nghệ thuật (nhất là nghệ thuật lươn lẹo).

Cấu trúc gia đình của dân Úc và phương Tây điển hình, chỉ có 2 thế hệ, hay còn gọi là gia đình hạt nhân, cha mẹ và con cái chưa trưởng thành. Thường đến 18 tuổi hoặc kết hôn, thì đồng nghĩa bạn phải “ra đường”. Tụi nhỏ được rèn về việc tự lập từ rất nhỏ (hôm nào mình sẽ viết cụ thể hơn về giáo dục phổ thông ở bên này) nên hành trình trưởng thành của các bạn bên gia đình chỉ gói gọn trong tầm 18 đến 22 năm đầu đời.

Một điểm mà các bạn nên lưu tâm, ở Úc, cuộc sống vận hành thế nào thì sẽ có các chính sách hỗ trợ theo hướng đó. Ví dụ, sau 18 tuổi, tốt nghiệp phổ thông, bạn được đứng tên để vay các khoản học phí cho các bậc học cao hơn và chịu trách nhiệm về các khoản vay đó. Dĩ nhiên, các khoản vay này được hỗ trợ của chính phủ và có các điều kiện kèm theo (thường rất ưu đãi về lãi suất cũng như thời gian hoàn trả). Dĩ nhiên, không ai cấm việc ba mẹ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cho con nhiều hơn và lâu hơn. Nhưng chí ít, nếu gia đình không có điều kiện, bạn được trao cơ hội để tự chịu trách nhiệm với cuộc sống của chính mình.

Do vậy, trong gia đình, khái niệm phụ thuộc rất tương đối. Mà nói đúng nghĩa hơn, đó là mối quan hệ hỗ trợ và đồng hành.

Dân Việt hay châu Á nói chung, dường như có mối gắn kết gia đình mạnh mẽ hơn. Cấu trúc gia đình thường có thêm ông bà, hay nôm na cũng là gia đình hạt nhân nhưng có thêm phần ngòi nổ vậy 😊 Nói đùa vậy thôi, chứ gia đình Việt nào mới qua ở bên này, mà có thêm ông bà thì y như gia đình hoàng gia vậy. Ba mẹ sướng không thể tả. Nhưng, đó là may mắn, là phước lành mà không phải ai cũng có được.

Đối với những gia đình trẻ, hoặc bắt đầu chớm tuổi trung niên, quyết định di cư thực sự là những đắn đo rất lớn. Sự gắn kết về gia đình của người Việt, thiên về những mối quan hệ phụ thuộc. Còn nhỏ thì con cái phụ thuộc vào cha mẹ, khi trưởng thành thì ngược lại, cha mẹ lại có phần lệ thuộc vào con cái. Nền tảng xã hội, truyền thống đạo lý cũng như thực trạng của các chính sách và phúc lợi, càng khiến sự gắn kết đó trở nên ràng buộc nhiều hơn, đặc biệt là khi bạn là trụ cột trong gia đình lớn đó.

Trong văn hóa Á Đông, “bách thiện hiếu vi tiên”, tức trong trăm điều thiện, chữ Hiếu đứng đầu. Hiếu là bổn phận thiêng liêng, là bất khả tư nghì, là đương nhiên, chẳng cần bàn luận. Dường như, với ai cũng vậy, sự trưởng thành của chúng ta được đánh đổi bằng thanh xuân và sức khỏe của cha mẹ. Nếu là lứa của mình thì thanh xuân đó là ba bốn chục năm về trước, ở Việt Nam, là những tháng năm đầy nhọc nhằn và gian khó. Và chỉ khi bắt đầu có con, chúng ta mới nhận ra rằng, chúng ta đã lấy đi rất nhiều và nhận được rất nhiều từ đấng sinh thành. Nợ ân tình, có khi còn trả được, công sinh dưỡng thì chẳng bao giờ báo đáp đủ đầy. Do vậy, để đi đến một quyết định dứt áo ra đi, vì tương lai cho riêng gia đình nhỏ của mình, ắt hẳn sẽ chất chứa những nỗi niềm day dứt khôn nguôi.

Nhưng, day dứt đó cũng có thể chỉ là những khởi đầu.

Khi mình bắt đầu cuộc hành trình nơi xứ người, ba mình đã đang phải chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo ở Việt Nam. Mình tin rằng, chuyện này không phải là cá biệt, mà sẽ có rất nhiều bạn, trên hành trình di cư này, phải trải qua. Những hoang mang vô định nơi xứ người, cùng với cảm giác bất lực cùng cực vì không thể cận kề người thân ở những lúc gian nan, là những trải nghiệm tinh thần khốc liệt nhất mà bạn có thể sẽ nếm trải trên hành trình này. Mình thật tâm cầu chúc rằng không ai phải trải qua những giây phút đó, nhưng chẳng may nếu phải có, mong bạn vững tin với những gì bạn đã lựa chọn.

Chúng ta là sản phẩm của thế hệ đi trước, lớn lên và trưởng thành trong môi trường đã định hình con người chúng ta hiện nay, chẳng có gì phàn nàn hay trách móc. Trên vai chúng ta, trong môi trường đó, đã tự thành hình những quang gánh của cuộc đời mà chúng ta phải mang theo, là nặng, hay nhẹ, người ngoài chẳng có quyền phán xét. Bởi lẽ, cuộc đời ai cũng chỉ có một, những gì đã xảy ra tức là những thứ đã qua. Là tốt, hay xấu, cũng chỉ là thoáng suy tưởng, vốn không thể thay đổi được gì cả. Tất cả đều là đã là những lựa chọn, và là những lựa chọn duy nhất đã được đưa ra.

Bạn sẽ phải sống cùng với những lựa chọn mà mình đã quyết định, vậy nên, dẫu day dứt hay trăn trở, bạn phải hiểu rằng, bạn đã làm việc mình phải làm.

Hồi đó, ba mình luôn động viên tụi mình rằng, tụi con đi được, ba mừng lắm, cuộc đời ba mãn nguyện rồi, tụi con không cần lo cho ba. Nhưng, phải nhìn thẳng vào mắt nhau và thành thật giãi bày rằng, làm sao mà không lo cho được. Đến giờ này, sau khi ba mình mất được vài năm, mỗi khi nghĩ đến, đôi khi, mình vẫn tự hỏi, mình đã cố gắng đủ chưa.

Nhưng, bất chợt, khi nhìn lại một lần nữa, mình nhận ra rằng, trong vai trò một người cha, khi quyết định bước chân ra đi đến xứ này, mình đã gỡ được một quang gánh trên vai của con mình rồi.

Chúng sẽ được tự do lựa chọn mà không phải trăn trở quá nhiều về những lo lắng khôn nguôi về cuộc sống của cha mẹ như mình đã từng.

Vì sao ư? Vì cái xứ Úc này, cho phép điều đó. Cho phép con cái không phải là những người có trách nhiệm duy nhất để chăm sóc cha mẹ, mà cả xã hội và cộng đồng cũng đồng hành, với những phúc lợi và các đặc quyền dành cho những người cao tuổi.

Và một lần nữa, mình hiểu rằng, những day dứt và trăn trở của mình là cái giá xứng đáng phải trả, để những tháng ngày về sau, tụi nó sẽ nhẹ lòng trước những quyết định của bản thân, và mình cũng vậy.

Đáng lắm chứ!

Bạn có thấy đáng không?

Hy vọng là đáng để bạn có thể theo dõi hành trình của mình đến khúc này :)

Chúc mọi người mọi sự an lành

Melbourne, 07.03.2023
 
Cái văn giá nhà đất tăng cao do tụi tóc đen người lùn khiến tụi tao không mua được nhà giống y văn vozer là do tụi cò bds khiến giá đất cao không mua được nhà nhỉ :)))
 
Tập 5: SÒNG PHẲNG & BÌNH ĐẲNG

Giải Oscar lần thứ 95 vừa khép lại, với một người gốc Việt cầm trên tay một tượng vàng. Trong nước mắt, anh ấy nhắc về thuyền nhân, về trại tị nạn và sự thành công ngỡ chỉ có trong phim, như một giấc mơ Mỹ - American Dream. Mình đã tính viết về chủ đề này, nhưng chắc để những kỳ sau, khi một tháng Tư nữa lại đến, tháng của những nỗi niềm day dứt trong những cộng đồng Việt xa xứ. Kỳ này, mình sẽ tiếp tục chia sẻ một vài điểm khác biệt mà khá nhiều người Việt khi mới qua sống ở Úc khá shock, vì tưởng rằng ở xứ sở này, tiền bạc là trên hết.

Cách đây hơn 10 năm, ông chú, chồng bà cô ruột của mình, quyết định đi qua Úc, để tìm đường định cư. Thời điểm đó, ổng đang là một bác sĩ cấp cứu giỏi trong một bệnh viện khá nổi tiếng ở Sài Gòn. Tuy nhiên, vì Úc không công nhận bằng bác sĩ ở Việt Nam, nên lúc mới qua, ổng phải đi làm thợ phụ cho ông chú ruột của mình, lúc đó đang là thợ điện ở Sydney. Chưa đầy 1 năm sau, ổng bỏ cuộc, về lại Sài Gòn. Một trong những điều ổng quyết định bỏ về, ngoài việc khó thích ứng với cuộc sống xa vợ con, thức ăn không hợp khẩu vị, thì đó là vì ổng cảm thấy hình như ở Úc, người ta không sống tình cảm như ở Việt Nam, mà cái gì cũng sòng phẳng quá.

Vì chuyện này khá sòng phẳng, nên liên quan đến số hơi nhiều nhé :)

Chuyện là, có một lần bà cô Út (thứ 12) của mình (cũng đang ở Sydney), nhờ ông chú (thứ 9) của mình đến nhà để thay bóng đèn, ông chú rể (chồng bà cô thứ 11) đi phụ. Sau khi làm xong, ông chú thứ 9 liệt kê chi phí từ dây điện, bóng đèn rồi cả tiền công lắp đặt, xong bà cô thứ 12, không hề tỏ vẻ ngạc nhiên, cũng đã chuẩn bị sẵn tiền, cứ thế mà thanh toán, xong rồi cả hội ngồi uống nước đâu tầm 10-15p rồi ông chú thứ 9 và ông chú rể thứ 11 tiếp tục đi làm tiếp. Ông chú rể thứ 11 khá shock, vì thực ra, việc thay sửa bóng đèn đâu có mất bao nhiêu thời gian, công sức, mà đây lại là em ruột của mình nữa, tại sao mọi thứ lại sòng phẳng một cách thật “lạnh lùng” và "vô cảm". Mình tin là, khá nhiều bạn cũng sẽ shock như vậy (bỏ qua vụ dòng họ nhà mình dân số hơi nhiều nha) khi bắt đầu cuộc sống ở bên này. Đó là khi tiền bạc mình đã eo hẹp, nhưng chuyện gì muốn làm cũng liên quan đến tiền cả, nhất là những chuyện liên quan đến thời gian và sức lao động của người khác.

Với người Việt, có những việc, chúng ta không phân định rạch ròi, đâu là chuyện làm ăn, đâu là chuyện tình cảm. Ví như chuyện anh em trong nhà, giúp nhau một việc gì đó thì chuyện đó dường như đương nhiên là không tính phí. Đấy là chưa kể việc bạn bè hỗ trợ nhau nữa. Yếu tố tình cảm luôn được xem trọng trong các mối quan hệ xã hội ở xứ mình.

Điều này, rất dễ khiến người Việt mới qua, có cảm giác rằng tình cảm ở đây không được xem trọng như tiền bạc. Nhưng thực ra, không hẳn vậy. Ở bên này, hay ở các quốc gia theo văn hóa phương Tây, họ khá rạch ròi, “tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”. Tiền bạc là công cụ để lượng hóa giá trị, vậy nên, cái gì quy ra được thành tiền thì cứ quy ra, cho đơn giản.

Thêm một yếu tố nữa, giá trị sức lao động ở bên này được định giá khá cao, nên chỉ khi nào thực sự cần, thì mới nên nhờ đến. Ví dụ như trong câu chuyện “dòng tộc” của mình ở trên, thợ điện ở bên này, muốn hành nghề phải có license, và có license thì phải đóng bảo hiểm và các chi phí để duy trì license đó. Do vậy, thu nhập cao đi kèm với trách nhiệm cao.

Chính vì giá trị labour cao, nên ở bên này, đòi hỏi khả năng tự lập, tự làm rất lớn. Không giống như ở Việt Nam, cần gì thì ra đầu xóm là có ngay ông thợ đụng, vào làm giúp bạn mọi thứ, từ khiêng đồ đến sửa quạt, thậm chí là đôi khi làm free luôn.

Chuyện đó không phải chuyện bình thường ở bên này đâu nha.

Một câu chuyện khác, năm ngoái, ngay ngày cuối cùng trước Easter Holiday, mình huy động nguyên dàn trai đẹp phòng thiết kế ở Melbourne của mình, (thiệt ra chỉ có mình với một bạn trẻ nữa thôi), đi dọn dẹp mặt bằng cho một căn chung cư đang cải tạo dang dở, để một gia đình người Việt có thể vào ở tạm được. Mà như như đã nói trong tập 1, thợ thầy bên này vốn ham chơi hơn ham làm, ngày trước nghỉ lễ thì chắc chắn sẽ phắng sớm, việc còn lại, sau holiday mới tính tiếp. Thêm nữa, việc gì ra việc đó, clean up là việc của cleaner, không phải việc của tradies, huống chi là dàn trai đẹp không liên quan.

Sau một ngày quần quật đến tận 8-9 giờ tối, những gì đọng lại khiến mình chạnh lòng. Vì chủ nhà nghĩ chuyện mình đi dọn dẹp giúp là chuyện đương nhiên, vì mình thân với team xây dựng, nên bao nhiêu bực dọc vì việc tradies trễ tiến độ, dù không nói ra, nhưng vẫn mặt nặng mày nhẹ với team của mình, mà không biết rằng, mình không hề liên quan đến job đó, thậm chí một đồng xu cắc bạc cũng không hề có. Mình đi hỗ trợ vì cái máu người Việt bản địa còn đậm lắm, vẫn cứ mặc nhiên xem việc người khác là việc của mình, xem trọng chuyện tình cảm hơn tiền bạc, nhất là với những gia đình mới bước đầu qua Úc để định cư.

Cuộc sống ở bên này, giá trị thời gian rất khác với ở Việt Nam. Họ không lãng phí thời gian cho những chuyện mào đầu, hoặc tạo mối quan hệ để nhận được việc. Thậm chí, cả việc đến xem job để báo giá, bạn cũng sẽ bị charge phí. Có một tip vui là, nếu bạn lỡ quên chìa khóa vào nhà, thay vì đi gọi locksmith (thợ sửa khóa), thì đập kính cửa, hoặc cửa sổ vào nhà, lấy chìa secure mở, rồi sửa cửa sẽ rẻ và nhanh hơn nhiều. Vì mỗi lần đến site, chưa cần biết sẽ làm gì, bạn sẽ mất tầm $100-150 thậm chí hơn $200 cho locksmith nếu ngoài giờ làm việc.

Nếu mới trải nghiệm, ắt hẳn, số đông các bạn mới qua, sẽ cảm giác cuộc sống bên này sao sòng phẳng, rạch ròi quá vậy, nó dễ khiến bạn cảm thấy cuộc sống ở bên này thật lạnh lùng, không nồng ấm và đong đầy ân nghĩa như ở xứ mình. Nhưng, nếu bạn đã bắt đầu thích ứng với cuộc sống bên này, bạn sẽ thấy đó là cách chúng ta nhẹ đầu hơn trong các mối quan hệ. Ân tình thì vẫn nợ, nhưng tiền bạc thì không.

Thêm một điều nữa, một điều mà ắt hẳn các bạn đã và đang cày ở bên này sẽ đồng ý với mình rằng, nếu bạn thực sự chịu làm, thì chắc chắn bạn sẽ có thu nhập tốt. Quả thực là, kiếm tiền để có cuộc sống thoải mái ở bên này không quá khó, nên tiền không phải và không nên là thước đo cho tình cảm.

Cuộc sống ở bên này sòng phẳng nên bình đẳng. Hoặc ngược lại cũng đúng. Sự bình đẳng là vì, bất kể địa vị xã hội, thời gian của bạn đều đáng trân trọng. Mọi ứng xử xã hội, đặc biệt là trong công việc, được vạch ra rất rõ ràng. Ở đây, bình đẳng tức là hệ thống luật pháp bảo vệ các quyền cơ bản của mọi người đều như nhau, bất kể bạn là ai, bạn làm gì, thì trước tiên, bạn là một con người, bình đẳng với những người khác. Đặc biệt là các quyền cơ bản.

Bạn có biết là, ở xưởng làm việc, nếu toàn bộ toilet bị hư (và xung quanh không có lá chuối – j/k), thì bạn được quyền từ chối làm việc tiếp mà vẫn có thể nhận đủ lương không? Đấy, bạn là sếp hay là nhân viên thì quyền đi toilet một cách an toàn và thoải mái là hoàn toàn bình đẳng.

Vậy nên, là chủ hay là sếp, thì định danh đó chỉ tồn tại trong mối quan hệ liên quan, trong khoảng thời gian giới hạn của ràng buộc đó. Khi hết giờ làm việc, thời gian của bạn bất khả xâm phạm, vì đó là thời gian dành cho chính bạn, cho gia đình, cho con và cái. Nên, dù bạn là sếp, bạn cũng không thể bắt nhân viên làm thêm ngoài giờ, nếu họ không đồng ý. Về luật là vậy, trừ khi bạn là vợ. Vì vợ thì đương nhiên trên luật!

Chúc mọi người bình an,

Melbourne, 16.03.2023
 
Làm nhiêu xài hết nhiêu thì cũng không khác nằm thẳng bên mình là mấy :rolleyes:.
Nằm thẳng là kiểu há miệng chờ sung, sung có rụng hay không thì cũng keme. Còn như thớt kể thì t nghĩ sống đây mới là sống, bỏ qua những người có điều kiện kinh tế tốt thì dân Việt đi làm cả đời chỉ để lo tích lũy của để dành, tất nhiên đấy là mặt tốt nhưng cũng không ít mặt tệ. Thử nghĩ một ngày 24h làm việc cả ngày tối đến con cái, lâu lâu gọi là có ít giờ gọi là thư giãn mà chưa chắc có giãn không, mọi người có thể lấp liếm đi rằng vất vả nhưng lại có niềm vui trong đó là gia đình là bạn bè, không không, nó được bao nhiêu trong cái vòng lặp vô tận đến hết cuộc đời. Các bạn genz bây giờ có xu hướng làm việc song song hưởng thụ, nó không phải điều xấu nhưng nó đang bị làm quá, trở nên lố bịch và không phù hợp với môi trường ở nước ta, hoàn toàn khác với Bắc Âu hay Úc như thớt nói, là những nơi có điều kiện an sinh tốt, nơi sống một cuộc đời thoải mái chỉ cần bạn làm việc. Ở ta thì có cái lịt, cày bục mặt đi nha ae.
 
Tôi sắp đi Mỹ mà tính ra tìm hiểu trên reddit thì bọn Mỹ còn công nhận phúc lợi và văn hóa làm việc của Mẽo nó còn thua xa tụi Úc và Tây Âu + Bắc Âu nữa.

Đa số dân di cư qua bên Mẽo chủ yếu là vì lương cao thôi (hơn chắc cỡ 1.5 lần bọn kia). Nhưng văn hóa làm việc áp lực + toxic. Chứ ngày nghỉ thì ko nhiều như tụi kia đâu. Nghỉ Thai sản có hưởng lương bên Mẽo còn ko có nữa, nghỉ phép có lương ko có luôn. Chủ yếu là vacation day 4 5 tuần gì đó.

Tôi qua Mỹ để kiếm bàn đạp về Úc sống vì dù gì nó cũng gần Vn của mình.
 
Last edited:
riết r cứ nâng bi xạo l hơi quá đà, tính tổng nghỉ phép thì nhật/ châu âu nó vượt xa úc :doubt: cty tôi bên UK đang làm đây 1 năm nghỉ tới 37 ngày phép năm chưa kể public holidays

Bạn đọc nhưng chưa hiểu bài viết nói văn hoá nghỉ phép bên này như thế nào.

Ngày lễ bên đây hay rơi vào cuối tuần hoặc dù có giữa tuần thì hầu hết đều lấy phép trọn tuần ăn ngày nghỉ T7, CN và cả ngày lễ.

Cái văn hoá nghỉ phép bên đây nó thành 1 cách sống cmnr. Ngay cả công ty đồng nghiệp, hay đối tác đều xem việc tôn trọng riêng tư của người khác khi đi phép. Và ngay cả khi chuẩn bị tới các đợt lễ thì đa số (không hầu hết) ai cũng biết công việc sẽ chậm lại và trễ nãi do thiếu hụt nhân sự đi nghĩ lễ.

1 năm bên Úc có tối thiểu 4 tuần phép chưa kể phép thâm niên. Công ty mình mấy vị trên 60t chuẩn bị về hưu là lấy phép nghỉ mấy tháng tẹt ga rồi sau đó chính thức nghỉ hưu.
 
Bạn đọc nhưng chưa hiểu bài viết nói văn hoá nghỉ phép bên này như thế nào.

Ngày lễ bên đây hay rơi vào cuối tuần hoặc dù có giữa tuần thì hầu hết đều lấy phép trọn tuần ăn ngày nghỉ T7, CN và cả ngày lễ.

Cái văn hoá nghỉ phép bên đây nó thành 1 cách sống cmnr. Ngay cả công ty đồng nghiệp, hay đối tác đều xem việc tôn trọng riêng tư của người khác khi đi phép. Và ngay cả khi chuẩn bị tới các đợt lễ thì đa số (không hầu hết) ai cũng biết công việc sẽ chậm lại và trễ nãi do thiếu hụt nhân sự đi nghĩ lễ.

1 năm bên Úc có tối thiểu 4 tuần phép chưa kể phép thâm niên. Công ty mình mấy vị trên 60t chuẩn bị về hưu là lấy phép nghỉ mấy tháng tẹt ga rồi sau đó chính thức nghỉ hưu.
Cụ thể thì ông đang có 3 luận điểm: ở Úc nghỉ phép 4 tuầnnếu rơi vào giữa thì sẽ xin nghỉ hết tới cuối tuần, và tôn trọng văn hóa nghỉ phép nhé

ở Úc nghỉ phép 4 tuần - thì ở bắc Âu có 37 ngày phép đấy?

nếu rơi vào giữa thì sẽ xin nghỉ hết tới cuối tuần - rồi chỗ nào chả vậy? ngay cả ở VN nếu nghỉ lễ rơi vào giữa tuần thì cả team lúc tôi ở VN cũng xin nghỉ để đi chơi thôi?

khỏi nói đâu xa, ngay cả tết âm lịch nghỉ năm nay 6 7 ngày và ngày cuối rơi vào thứ 4, thì tôi submit luôn t 5 6 để nghỉ cho trọn đây, bớt nâng bi nước khác quá trong khi nếu xét đầy đủ thì nước nào cũng thế.

Về việc tôn trọng văn hóa nghỉ phép, cái đấy thì ngoài VN thì chỗ nào cũng thế thôi, cả ở Sing bọn nó OT rầm rầm nhưng nếu xin nghỉ thì đảm bảo chẳng có ai làm phiền ông cả.
 
Cụ thể thì ông đang có 3 luận điểm: ở Úc nghỉ phép 4 tuầnnếu rơi vào giữa thì sẽ xin nghỉ hết tới cuối tuần, và tôn trọng văn hóa nghỉ phép nhé

ở Úc nghỉ phép 4 tuần - thì ở bắc Âu có 37 ngày phép đấy?

nếu rơi vào giữa thì sẽ xin nghỉ hết tới cuối tuần - rồi chỗ nào chả vậy? ngay cả ở VN nếu nghỉ lễ rơi vào giữa tuần thì cả team lúc tôi ở VN cũng xin nghỉ để đi chơi thôi?

khỏi nói đâu xa, ngay cả tết âm lịch nghỉ năm nay 6 7 ngày và ngày cuối rơi vào thứ 4, thì tôi submit luôn t 5 6 để nghỉ cho trọn đây, bớt nâng bi nước khác quá trong khi nếu xét đầy đủ thì nước nào cũng thế.

Về việc tôn trọng văn hóa nghỉ phép, cái đấy thì ngoài VN thì chỗ nào cũng thế thôi, cả ở Sing bọn nó OT rầm rầm nhưng nếu xin nghỉ thì đảm bảo chẳng có ai làm phiền ông cả.

Câu văn của fen có vẻ hằn học và mang tính phản bác trong khi bài viết tôi đọc từ đầu tới cuối không có câu chữ nào nâng bi Úc là top, Úc số 1 mà chỉ phân tích khía cạnh cuộc sống con người Úc thoải mái thế nào. Và bài viết cũng trích dẫn hẳn cmnr câu dưới này rồi thì fen mắc gì phải lập lại cái câu Bắc Âu đem ra làm vế so sánh liên tục thấy nó vớ vẩn không?

Có lẽ trừ các nước Bắc Âu, nơi phúc lợi xã hội thuộc hàng top thế giới, thì Úc là xứ sở mà chỉ cần người lao động ngồi thở là cũng có lương

Còn văn hoá nghỉ phép nó không gói gọn trong việc công ty mà là cả xã hội. Nói ra thì dông dài nhưng tôi làm ở Việt Nam mấy năm xin nghỉ phép thì cái sự thoải mái khi nộp đơn xin nghỉ phép ở Việt Nam nó khác hẳn bên đây. :)

Anh đừng đem dân Văn phòng chuẩn Voz lương 1 tháng 350tr ngày làm 4 tiếng ở Việt Nam ra, mà đem ví dụ các tầng lớp lao động làm công ăn lương thuần túy ở Công trình, Nhà máy, cửa hàng quán... ra so sánh chuyện nghỉ phép là mức đáp ứng phúc lợi ở mức cơ bản 2 xã hội khác nhau thế nào. Còn viết dài hơn thì tự mà tìm hiểu chứ kiến thức dông dài rảnh lìn đâu mà ném lên Voz tranh cãi cho mệt :) trước 1 ngày tôi ở Công trình 1 ngày 18 tiếng thấu hiểu bà con thợ thầy lắm :)
 
Tôi sắp đi Mỹ mà tính ra tìm hiểu trên reddit thì bọn Mỹ còn công nhận phúc lợi và văn hóa làm việc của Mẽo nó còn thua xa tụi Úc và Tây Âu + Bắc Âu nữa.

Đa số dân di cư qua bên Mẽo chủ yếu là vì lương cao thôi (hơn chắc cỡ 1.5 lần bọn kia). Nhưng văn hóa làm việc áp lực + toxic. Chứ ngày nghỉ thì ko nhiều như tụi kia đâu. Nghỉ Thai sản có hưởng lương bên Mẽo còn ko có nữa, nghỉ phép có lương ko có luôn. Chủ yếu là vacation day 4 5 tuần gì đó.

Tôi qua Mỹ để kiếm bàn đạp về Úc sống vì dù gì nó cũng gần Vn của mình.
khứ hồi Úc có khi mua dc 10tr, bay có 8 tiếng về tới nhà chứ không có vạ vật như bay từ châu mỹ
 
Câu văn của fen có vẻ hằn học và mang tính phản bác trong khi bài viết tôi đọc từ đầu tới cuối không có câu chữ nào nâng bi Úc là top, Úc số 1 mà chỉ phân tích khía cạnh cuộc sống con người Úc thoải mái thế nào. Và bài viết cũng trích dẫn hẳn cmnr câu dưới này rồi thì fen mắc gì phải lập lại cái câu Bắc Âu đem ra làm vế so sánh liên tục thấy nó vớ vẩn không?



Còn văn hoá nghỉ phép nó không gói gọn trong việc công ty mà là cả xã hội. Nói ra thì dông dài nhưng tôi làm ở Việt Nam mấy năm xin nghỉ phép thì cái sự thoải mái khi nộp đơn xin nghỉ phép ở Việt Nam nó khác hẳn bên đây. :)

Anh đừng đem dân Văn phòng chuẩn Voz lương 1 tháng 350tr ngày làm 4 tiếng ở Việt Nam ra, mà đem ví dụ các tầng lớp lao động làm công ăn lương thuần túy ở Công trình, Nhà máy, cửa hàng quán... ra so sánh chuyện nghỉ phép là mức đáp ứng phúc lợi ở mức cơ bản 2 xã hội khác nhau thế nào. Còn viết dài hơn thì tự mà tìm hiểu chứ kiến thức dông dài rảnh lìn đâu mà ném lên Voz tranh cãi cho mệt :) trước 1 ngày tôi ở Công trình 1 ngày 18 tiếng thấu hiểu bà con thợ thầy lắm :)
tôi liệt kê hết các luận điểm anh nói để phản biện lại thì anh kêu là hằn học, ko lẽ phản biện rồi nch thân thiện anh em bạn dì :D

à tôi cũng làm xd nhé, từng trải nghiệm nhiều nước rồi, thế là do anh chọn chủ / chỗ làm tào lao thôi, mà việc chọn chủ tốt / tào lao thì nước nào chả có
 
tôi liệt kê hết các luận điểm anh nói để phản biện lại thì anh kêu là hằn học, ko lẽ phản biện rồi nch thân thiện anh em bạn dì :D

à tôi cũng làm xd nhé, từng trải nghiệm nhiều nước rồi, thế là do anh chọn chủ / chỗ làm tào lao thôi, mà việc chọn chủ tốt / tào lao thì nước nào chả có

Câu văn tôi cũng nói rõ là anh không việc gì phải đem phúc lợi các quốc gia khác so với Úc vì bài đã nêu rõ Úc ở đâu trong các nước phát triển. Việc gì anh phải nhai đi nhai lại các nước Bắc Âu trong các comment đầu?

Anh từng làm XD Việt nam mà phát ngôn mấy câu vớ vẩn tâng bốc về chế độ thì tôi chê, chê thật vì anh chả có con mẹ gì về kiến thức xã hội xoay quanh môi trường XD VN cả, lội cái thớt VOZ XD này bóc ra cả ngàn cái cmt người trong nghề cho fen thấu hiểu. Và so với công sức người lao động, lương KSXD UK nói chung thấp hơn Úc hơi bị khá ấy. Mà thôi chủ đề xoay quanh nghỉ phép, phúc lợi tôi không lái qua lương lộc.
 
Hồi đó, ba mình luôn động viên tụi mình rằng, tụi con đi được, ba mừng lắm, cuộc đời ba mãn nguyện rồi, tụi con không cần lo cho ba. Nhưng, phải nhìn thẳng vào mắt nhau và thành thật giãi bày rằng, làm sao mà không lo cho được. Đến giờ này, sau khi ba mình mất được vài năm, mỗi khi nghĩ đến, đôi khi, mình vẫn tự hỏi, mình đã cố gắng đủ chưa.

Nhưng, bất chợt, khi nhìn lại một lần nữa, mình nhận ra rằng, trong vai trò một người cha, khi quyết định bước chân ra đi đến xứ này, mình đã gỡ được một quang gánh trên vai của con mình rồi.

Chúng sẽ được tự do lựa chọn mà không phải trăn trở quá nhiều về những lo lắng khôn nguôi về cuộc sống của cha mẹ như mình đã từng.

Vì sao ư? Vì cái xứ Úc này, cho phép điều đó. Cho phép con cái không phải là những người có trách nhiệm duy nhất để chăm sóc cha mẹ, mà cả xã hội và cộng đồng cũng đồng hành, với những phúc lợi và các đặc quyền dành cho những người cao tuổi.

Và một lần nữa, mình hiểu rằng, những day dứt và trăn trở của mình là cái giá xứng đáng phải trả, để những tháng ngày về sau, tụi nó sẽ nhẹ lòng trước những quyết định của bản thân, và mình cũng vậy.

Đáng lắm chứ!

Bạn có thấy đáng không?
feels brother, feels :(
 
Tao lưu bài này lại xong đợi đến gần tết đứa nào rú lên vụ VN nghỉ tết nhiều nên cắt bớt tao đấm vào mõm chúng nó.:LOL:

Sent from Xiaomi POCO F2 Pro using vozFApp
 
Ủa tưởng ông based in QLD chứ
meoqQpA.png
Đọc kĩ lại đi thím. Tôi copy của anh Đào Tăng Lực trong nhóm định cư Úc. Anh viết quá đúng tôi post lại để mấy ai có ý định qua úc định cư có cái nhìn về nước Úc rồi quyết định. Vì thấy nhiều thớt mọi người hỏi nên đi Úc hay nước nào đó, nên họ có chút nhận định họ sẽ ra quyết định tốt hơn.
 
Tao lưu bài này lại xong đợi đến gần tết đứa nào rú lên vụ VN nghỉ tết nhiều nên cắt bớt tao đấm vào mõm chúng nó.:LOL:

Sent from Xiaomi POCO F2 Pro using vozFApp
VN nghỉ 1 cục nhiều nhưng tính tổng ngày nghỉ thì chưa chắc bằng. Còn bên Úc nó chia đều ra, nhưng thường Easter ( Lệ Phục Sinh) và X Mas/ News Year là nhiều ngày nghỉ nhất, nên dân Úc sẽ đi chơi đợt này khá nhiều và cv sẽ rất chậm chạp./ Tháng 1 hầu như mình lên cty ngáp ngắn ngáp dài coi film chứ chả có việc mà làm.
 
Tôi nghĩ cái vụ làm điện trả tiền là để chủ nhà khỏi vi phạm code xây dựng chữ chỗ tôi Tây ta gì nó nhờ làm là bỏ công chùa chứ có tính tiền gì đâu, như thằng đệ chuyển nhà được anh Tây hộ pháp giúp khiêng đồ còn lái chở giùm. Tác giả viết vậy cho nó rõ nét sòng phẳng thôi.
 
Đồng ý phần lớn bài viết của anh ĐTL
Mình cũng trong group đó.
Nước úc an lành chớ không an nhàn, nhưng đây là vùng đất của cơ hội, endless possibility, có làm mới có ăn. Lối sống, đa dạng văn hoá, và sự ưu đãi của thiên nhiên là điều mà mình thích nhất ở đây.
P/s: nói endless possibility là thật, tai nghe mắt thấy là những người họ hàng của mình vượt biên sang đây và giờ là những cái tên mà hỏi đến không ai không biết trong cộng đồng ng việt ( ở đâu k nói sợ lộ info :D) và những cái tên nổi ở cái tầm board director tập đoàn lớn nhất úc, công ti start up trăm triệu $.
Up cái hình coi chơi, cái mỏ neo làm monument của đại gia đình vượt biển vươn cuộc sống mới, những người đã mất rất nhiều & mạo hiểm sinh tới vùng đất mới trong biến đổi chính trị.
2E0E5833-0198-4A37-B11B-6773D9A56661.jpeg
 
Back
Top