Hé lộ những mâu thuẫn với nhà thầu Nhật khiến tiến độ metro số 1 bị kéo lùi

BaryonicLord

Senior Member

Tiến gần sát vạch đích nhưng những mâu thuẫn giữa nhà thầu, đơn vị tư vấn cùng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) khiến tiến độ tuyến metro số 1 bị kéo lùi.​




Trong báo cáo khẩn vừa gửi Sở KH-ĐT, MAUR cho biết tuyến metro số 1 hiện có 5 vướng mắc cần giải quyết và có tới 4 vấn đề trong đó liên quan đến những tranh chấp, mâu thuẫn với nhà thầu.
Hé lộ những mâu thuẫn với nhà thầu Nhật khiến tiến độ metro số 1 bị kéo lùi- Ảnh 1.
MAUR đề nghị Đại sứ quán có ý kiến với nhà thầu SCC tập trung thi công để nhanh chóng hoàn thành các cậu bộ hành trong tháng 6 năm nay
Q.T

Mâu thuẫn từ việc... trả tiền điện​

Đầu tiên là phần bàn giao sớm thiết bị, hạ tầng của dự án phục vụ đào tạo, thử nghiệm, vận hành thử (Trial-Run).
MAUR cho biết, để thúc đẩy công tác đào tạo của dự án, cần sử dụng các thiết bị, điện, hạ tầng của nhà thầu CP2 trong khu vực Depot. Bên nào sử dụng thiết bị sẽ chi trả tiền điện cho phần dùng của mình, bên sử dụng thiết bị của bên khác có trách nhiệm bảo dưỡng khi và đền bù khi gây ra hư hỏng.
Trong cuộc họp ngày 10.4, nhà thầu Hitachi và SCC đã thảo luận để đạt được các thỏa thuận về sử dụng hạ tầng và thiết bị. Tuy nhiên, Tư vấn chung NJPT cho biết sẽ không tham gia các thỏa thuận liên quan đến việc này mà chỉ có vai trò cung cấp nhân sự đào tạo và sẽ không chịu bất cứ chi phí nào liên quan đến việc sử dụng hạ tầng, thiết bị. Đồng thời cho rằng việc đào tạo thực hành ban đầu có thể không cần thiết.
"Ý kiến tiến hành công tác đào tạo thực hành ban đầu là đề xuất của NJPT để đẩy nhanh tiến độ và hiện các bên đang nỗ lực phối hợp để thực hiện nội dung này, thì nay NJPT lại cho rằng không cần thiết khi có các khó khăn xuất hiện cho phía NJPT", MAUR nêu trong báo cáo.
Để đẩy nhanh tiến độ đào tạo của dự án, MAUR đã và đang thực hiện các giải pháp nhận bàn giao trước các thiết bị và hạ tầng để giao cho NJPT thực hiện công tác đào tạo nhân sự. Thế nhưng, mặc dù Ban chấp nhận bàn giao sớm, song, nhà thầu Hitachi vẫn đưa ra các yêu cầu về mặt thương mại và các nội dung kỹ thuật làm ảnh hưởng đến việc thực hiện giải pháp này.
Hé lộ những mâu thuẫn với nhà thầu Nhật khiến tiến độ metro số 1 bị kéo lùi- Ảnh 2.
Người dân TP.HCM vẫn mòn mỏi chờ đi metro
NHẬT THỊNH
Vướng mắc thứ 2 là phối hợp trong giai đoạn thử nghiệm, nghiệm thu, kiểm tra nghiệm thu PCCC, trial-run. Hiện nay, các gói thầu xây dựng đang đẩy nhanh công tác kiểm tra và nghiệm thu PCCC từ Cục Cảnh sát PCCC của chủ đầu tư. Qua kiểm tra đợt 1, có một số hạng mục của gói thầu CP3 nằm trong các khu vực nhà ga của các nhà thầu xây lắp như chiếu sáng, biển hiệu... cần được hoàn thành triệt để để đáp ứng yêu cầu nghiệm thu PCCC.
Các nhà thầu xây lắp đã có công văn đề nghị nhà thầu Hitachi phối hợp hoàn thiện các hạng mục nhỏ nêu trên nhưng nhà thầu Hitachi vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ và làm ảnh hưởng tiến độ chung của nội dung này. Chưa kể, sự phối hợp giữa các nhà thầu với nhau, với Tư vấn NJPT vẫn chưa được như mong đợi với các vướng mắc xoay quanh giao diện và chi phí. Điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Chỉ tập trung 'đòi' chi phí phát sinh, không quan tâm tiến độ dự án?​

Vướng mắc thứ 3 là về tiến độ thực hiện dự án và tiến độ gói thầu CP3. Ngày 4.5.2023, Tư vấn chung NJPT có công văn gửi nhà thầu Hitachi và đề nghị thực hiện theo kế hoạch mục tiêu đã đề ra (đặc biệt đối với các hoạt động thử nghiệm và vận hành). Tuy nhiên, Hitachi phản hồi là sẽ không thực hiện bất kỳ công việc nào để hỗ trợ công tác đào tạo vận hành của NJPT trước khi Hitachi hoàn thành công việc vào tháng 7 (cho đến khi đạt được thỏa thuận về lệnh thay đổi của trao đổi).
"Điều này cho thấy Hitachi chỉ quan tâm đến các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện công việc liên quan đến đào tạo/thử nghiệm với các bên liên quan mà không tích cực chủ động thực hiện công việc thúc đẩy tiến độ" - MAUR nhận định.

T.hủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với nhà thầu thi công tại hiện trường dự án metro Bến Thành - Suối Tiên vào tháng 4.2023
NHẬT BẮC
Ngoài ra, theo tiến độ trong tất cả các cuộc họp từ cuối năm ngoái đến nay, Hitachi luôn khẳng định sẽ hoàn thành công tác ITC (một công tác chuyên môn trong metro 1) vào cuối tháng 5.2024. Trên cơ sở đó, MAUR cùng tư vấn, các nhà thầu còn lại cố gắng thúc đẩy tiến độ công việc để đáp ứng các mốc hoàn thành đào tạo, hoàn thành công việc đưa vào vận hành vào quý 3.2024. Song, gần đây, Hitachi cho biết trong tiến độ ITC có thể bị đẩy lùi đến cuối tháng 7. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi công tác hoàn thành dự án.
Vướng mắc tiếp theo là về hợp đồng bảo dưỡng 5 năm. Về đơn giá, MAUR và Liên danh NJPT có cùng quan điểm về hợp đồng dịch vụ bảo dưỡng này là một cấu phần của hợp đồng gốc gói thầu số 3, dựa trên khoản tạm tính 2 trong hợp đồng gốc, trong đó nhà thầu Hitachi phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ của nhà thầu đối với công tác bảo dưỡng theo hợp đồng gói thầu số 3. Nếu Hitachi không thực hiện thì có thể xem như nhà thầu này đã vi phạm hợp đồng.
Trong năm 2023, MAUR, Liên danh NJPT đã nhiều lần mời đại diện Trụ sở chính của Công ty Hitachi cùng tham dự họp với nhà thầu Hitachi để có phương án thúc đẩy công tác đàm phán về vướng mắc này nhưng nhà thầu Hitachi vẫn cố tình né tránh không hợp tác và bảo lưu quan điểm.
"Trong các cuộc họp và qua các văn bản pháp lý về hợp đồng bảo dưỡng, nhà thầu Hitachi vẫn bảo lưu quan điểm về hợp đồng bảo dưỡng này là một hợp đồng độc lập, viện dẫn sai lệch các từ ngữ trong hợp đồng để từ chối và giảm bớt trách nhiệm của nhà thầu đối với công tác bảo dưỡng theo hợp đồng và đề xuất mức giá cao hơn gấp 3,5 lần so với giá cơ sở trong hợp đồng gốc", báo cáo của MAUR nêu rõ.

Lập Ban Xử lý tranh chấp​

Để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa tuyến metro số 1 đưa vào khai thác phục vụ người dân, MAUR đề xuất thành lập Ban Xử lý tranh chấp. Hiện nay, trong hợp đồng chưa có chi phí thành lập và chi phí thực thi kết quả của Ban này. Vì vậy, cần có ý kiến hướng dẫn cụ thể nội dung này nếu phải bổ sung hạng mục chi phí này vào các hợp đồng của dự án.
Ngay cả trường hợp Ban xử lý tranh chấp đưa ra quyết định và cả 2 bên tham gia hợp đồng đồng thuận với quyết định đó thì vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về mặt quy định pháp luật trong việc công nhận hiệu lực của quyết định của Ban xử lý tranh chấp để thực thi. Do đó, MAUR đã có công văn gửi Bộ Xây dựng đề nghị hướng dẫn pháp lý về các nội dung nêu trên trước khi thực hiện.
 

Chỉ tập trung 'đòi' chi phí phát sinh, không quan tâm tiến độ dự án?​

Cái này kinh nghiệm rồi, cứ trao tiền rồi làm, ko có nghỉ, chứ cứ làm chạy tiến độ xong đi đòi tiền nhà nuớc có mà phá sản à.
 
Back
Top