Hiện tượng 'cơm 2 món' tăng đột biến khắp Hong Kong

Core i2

Member
Sự gia tăng của quán cơm bình dân gợi nhớ đến những năm 1950, khi các quầy bán đồ ăn ngoài trời đã giúp người nghèo ở Hong Kong tồn tại.


Mô hình quán cơm giá rẻ được mở rộng do nhu cầu tăng đột biến.

9bea3c10_aef8_43f5_980b_3c7118580050_4d37367a_1.jpeg
Mô hình quán cơm giá rẻ được mở rộng do nhu cầu tăng đột biến.
Người dân Hong Kong ngày càng yêu thích những hộp cơm 2-3 món với giá cả phải chăng, thứ đã giúp họ no bụng suốt 3 năm qua vì đại dịch Covid-19.
Tuy hình thức không đẹp mắt, chỉ gồm suất cơm trắng, 2 món chính tùy chọn và được nấu sẵn nhằm phục vụ khách mang đi, nó cũng mang một ý nghĩa đặc biệt, gắn kết mọi người vượt qua thời điểm khó khăn.
Vì thế, số lượng các hàng quán chuyên bán đồ ăn nhanh và tiện lợi đang "tăng lên như nấm", theo SCMP.

Bữa cơm giá rẻ​

Từng gắn liền với tầng lớp lao động chân tay, những bữa ăn khiêm tốn (chỉ 5 USD) này đã âm thầm lan rộng khắp khu thương mại trung tâm của xứ Cảng Thơm, thậm chí còn mở rộng đến vành đai thời trang của thương xá Pacific Place ở Admiralty.
Trung tâm mua sắm sang trọng này từ lâu đã là nơi cư ngụ của các thương hiệu cao cấp, không đón nhận bất kỳ tiểu thương nào. Mặc dù vậy, giờ đây người tiêu dùng có thể tìm thấy các lựa chọn gọi món - mô phỏng theo những quầy cơm 2-3 món - trong khu ẩm thực.
Với mức giá từ 88 đôla Hong Kong đến 108 đôla Hong Kong (11,3 USD - 13,8 USD) cho các bữa ăn 3-4 món, đặc biệt chú trọng những thành phần lành mạnh bao gồm chế độ ketogenic và thuần chay, thực đơn cơm hộp của Pacific Place mang đến một sự khác biệt rõ rệt.
Nói cách khác, nó tạo ra cảm giác thượng lưu, khác xa với giá cả ở các khu công nghiệp và nơi tập trung dân lao động như Sham Shui Po, Mong Kok, Kwun Tong.
Đối với hầu hết khách hàng, đây vẫn là “this this rice” (tạm dịch: cơm này này) - một tên gọi thông tục bắt nguồn từ việc mọi người gọi món bằng cách chỉ tay vào đồ ăn và nói “Tôi muốn cái này và cái kia” với nhân viên phục vụ.
Thế nhưng, sự phổ biến và hiện diện khắp nơi của cơm hộp được cho là phản ánh tình hình kinh tế không tốt của Hong Kong.
Mặc dù tỷ lệ cư dân thích dùng thực phẩm cao cấp không giảm, nhiều người vẫn phải thắt lưng buộc bụng.
Đây được xem là tín hiệu đáng báo động khi một thành phố tự hào có hơn 70 cơ sở ăn uống được gắn sao Michelin và nổi tiếng với những điểm đến thưởng thức rượu ngon nhất thế giới lại chứng kiến sự tăng trưởng phi thường của các cửa hàng giá rẻ.

Quán cơm bụi thu hút nhiều khách hàng đến mua mang về. Ảnh: Billy H.C. Kwok/New York Times.
com 2 mon hong kong anh 1

Quán cơm bụi thu hút nhiều khách hàng đến mua mang về. Ảnh: Billy H.C. Kwok/New York Times.
Chênh lệch giá khổng lồ giữa cơm bụi và bữa tối thịnh soạn không có gì mới. Xứ Cảng Thơm luôn nổi bật với trải nghiệm ẩm thực đa dạng, từ thức ăn đường phố cho đến các bữa ăn có giá cao ngất ngưởng (khoảng 5.000 đôla Hong Kong/khách), bằng 15% thu nhập hàng tháng của một người trung lưu.
Khi ngày càng nhiều quán ăn bình dân mọc lên khắp thành phố, khoảng cách sâu sắc giữa giàu nghèo ngày càng được nhấn mạnh bởi bối cảnh nhà hàng hiện tại.
Chua Lam, nhà phê bình ẩm thực và nhân vật truyền hình nổi tiếng Hong Kong, gần đây đã đề cập về mối liên hệ giữa sự gia tăng số lượng hàng quán cấp cơ sở và cách biệt thu nhập được thể hiện rõ ràng.
Tình trạng này cho thấy tiền lương và mức độ hưởng thụ của người dân tỉ lệ nghịch với sự phát triển của các quán cơm bụi.

Khoảng cách giàu nghèo​

Ngoài ra, sự nở rộ của cha chaan teng – quán cà phê kiểu Hong Kong địa phương – và quán “cơm này này” gợi nhớ đến những năm 1950. Khi đó, dai pai dong – quầy bán thức ăn ngoài trời – là lựa chọn của tầng lớp không mấy dư dả, giúp họ tồn tại với những món rẻ và no.
Câu hỏi liệu xứ Cảng Thơm có đang quay trở lại tình trạng nghèo đói lan rộng như thập niên 50 được đặt ra.
Ngày nay, những người có hầu bao rủng rỉnh sẵn sàng chi mạnh tay cho trải nghiệm ẩm thực xa hoa.
Trong thế giới thượng lưu, theo Chua, việc trả 10.000 đôla Hong Kong để thưởng thức một bữa ăn dành cho 4 người được coi là bình thường tại nhiều nhà hàng cao cấp.
Chua cho biết một số người giàu còn ép buộc các địa điểm ăn uống hạng sang phải tăng giá hơn nữa để đảm bảo tính độc quyền và minh chứng cho địa vị của họ.
Bình luận về hiện tượng “cơm 2 món”, ông Chua cho rằng cơm một món cũng ngon.

Những bữa cơm với giá tiền phải chăng là lựa chọn của tầng lớp lao động nghèo. Ảnh: HKF
com 2 mon hong kong anh 2

Những bữa cơm với giá tiền phải chăng là lựa chọn của tầng lớp lao động nghèo. Ảnh: HKFP.
https://zingnews.vn/hien-tuong-com-2-mon-tang-dot-bien-khap-hong-kong-post1392393.html
 
5 USD là nhiều rồi đấy. Cơm bình dân 2 món cho người lao động chân tay ở đây chỉ 1,5-2 USD thôi. :shame:
 
GDP bình quân cao thôi chứ thu nhập phần lớn dân ko cao. 23,6% dân hongkong ở mức nghèo đói đó...
Theo Báo cáo Tình hình Nghèo đói của Hong Kong 2020 được công bố vào tháng 11/2021, 1,65 triệu người, tương đương 23,6% tổng dân số của thành phố, sống dưới mức nghèo đói, với mức thu nhập chỉ bằng 1/2 thu nhập trung bình hàng tháng của hộ gia đình.
HongKong dân thu nhập cao mà sống khổ vậy :surrender:
 
Ùa bt mà, vn 2 3 món là chuyện hằng ngày. cơm chay có khi cả hơn 10 món trộn với nhau
Thì ngay từ câu đầu tiên đã nói rõ rồi đó, chủ yếu bán cho người nghèo. Bác thấy bt đơn giản vì VN mình còn nghèo
 
Back
Top