thảo luận Hỗ trợ tiếng Anh 1-1 cho mọi người.

Đúng như anh dự đoán, band của em không thể đạt 6.0 được.
Anh sẽ phân tích một chút và mời mọi người cùng đọc để công tâm nhận xét, tránh suy nghĩ áp đặt.

Toàn văn:
Describe a present you have receive from someone.

You should say:

Who did give it
What kind of present it was
How it compared to other presents you have receive

Ok, em sẽ triển khai ý tưởng như sau :
I hardly ever receive gift so it is a real toughie. Having said that, it is not like I've never received any gifts before, so I guess I can get by by telling you about the recent gift, which was sended by one of my friends

Ok body nè
If my recollection about a past is precise a few years ago, you know this is a gift I was received in my birthday
First thing first, lemme put some flesh on the bones, it was .... years ago by my friend
Talking about the occasion, it was a my journey to Hoan Kiem lake, where is symbol of Hanoi. I cant resist the stunning lake and breath-taking view
He told me that at first, he didnt know what an gift to give me because there were a wide range of gifts, then he knew that I was a curious person about the science/ mystery, So he decided to buy a book
Speaking of my friend, let me tell you about him, Hung, who accompanied with me thorough my primary school perid. He is plump, well-built with short black hair and blue eyes


đoạn trên câu giờ thôi, giờ em tập trung vào gift nè:
Getting back to the main point. This is a book to excipher about stars, earths.. Theoretically speaking, It is quite medium, it is 15 cm long and 10 cm wide, it is blue, but not exactly blue. It has some images of the earth is surrounded by many stars
Its made of natural paper which is from wood, so it is very soft and smooth. I used it to read in the leisure pursuit

When it comes to this book, I never forget to mention about my associtated story in my mind. Well,before entrance exam of my dream primary school, I pulled an all-nighter to crammed for the exam and memorizing a lot of information
I remember that I depicted about this book in my exam. Finanlly, although I was flunked the test, I had a vivid memory about this book when I remember about it

H nói về cảm xúc, this is one of awesome I have ever read, so I will recommend it to anyone..... In the future, I am going to buy similar book to send other friends.

Nhận xét:
1. Em biết đề nhưng chưa hiểu đề. Người ta dùng thì quá khứ đơn là chính, em chọn hiện tại hoàn thành là chính => không sai nhưng cồng kềnh, tự làm khó cho em. Đôi khi gây hiểu lầm.
2a. Part 2 Speaking cho tối đa 2 phút. Với bài soạn của em là 365 từ, suy ra tốc độ đọc sẽ là 3 từ/giây trong điều kiện lý tưởng.
Trung bình tiếng Anh có 1,6 âm tiết cho mỗi từ, tức là một người nói tốc độ bình thường (bất kể là bản xứ hay người nước ngoài học tiếng Anh) sẽ nói được ~4,5-5 âm tiết/giây. Suy ra nếu em ĐỌC trọn vẹn bài viết của em ở trên thì mới ngang bằng với tốc độ nói bình thường.
Tuy nhiên, đây là bài NÓI, tức là em cần cộng thêm thời gian ứng biến và thay đổi nội dung so với giàn ý ban đầu. Em cũng cần thêm một lượng từ nhất định các filler words (từ đệm) để bài nói được tự nhiên, và em cũng không thể có đủ 120 giây chỉ nói và nói.
2b. Ta lại có:
Tốc độ suy nghĩ ra 1 từ của não là 600mili giây, cho là em suy nghĩ tiếng Anh nhanh ngang bằng tiếng Việt, thì em cũng cần tới 219 giây để hình thành đủ bài viết trên của em, tức là hơn 3 phút. Nhưng thực tế người ta cho em chỉ 1 phút chuẩn bị.
Từ 2a và 2b chúng ta rút ra một kết luận, muốn duy trì được tốc độ bình thường, em cần trúng tủ 100% và ĐỌC như một cái máy. Điều kiện này tạm cho em 2.0 trong band điểm.
3. Bài viết của em có quá nhiều lỗi cơ bản (core grammar points) kéo điểm xuống. Các lỗi này có thể tránh dễ dàng bằng cách em ném vào word và để nó sửa cho, nhưng em chưa làm được. Hãy tưởng tượng em phải brainstorming ngay trong phòng thi thì áp lực và sai sót còn lớn cỡ nào.
4. Bài viết cũng tối ý và quanh co. Nhiều câu của em bị trùng ý và không nêu dược thông tin gì mới ngoài sự trùng lặp. Em không paraphrase mà là copy -modify câu.
5. Em hiểu bố cục bài nhưng do điều 4 ở trên nên bài của em thường xuyên bị lạc đề. Lỗi cực nặng này sẽ khiến giám khảo mất kiên nhẫn với em.
6. Em chưa thực sự hiểu rõ NÓI và VIẾT nên thường xuyên thực hành bằng cách đọc các bản ghi của mình thành bài nói, bản ghi của em có thể là soạn ra giấy hoặc soạn trong đầu, nhưng bản chất là em vẫn chỉ đọc, chưa thực sự chuyển thành ngôn ngữ nói.
Dù với những tì vết này, anh vẫn kỳ vọng em sẽ được band trung bình nếu luyện pronunciation, tempo, breathing, stress... tốt.

Về ưu điểm thì em có thể hiện được cố gắng trong việc dùng từ, expression, idiom. Lượng từ fancy của em khá nhiều chứng tỏ em thực sự nhớ và thường xuyên tìm cách áp dụng chúng. Em cứ tiếp tục cố gắng nhưng mà nhớ đừng mắc lỗi cơ bản thì tốt hơn.

Thân,
YRsvqtB.png
Em cảm ơn ạ, em hỏi tí ý 4 cụ thể quanh co k trả lời là sao ạ. Em học thì kiểu như trước khi mô tả phần main thì mô tả qua bối cảnh, xảy ra khi nào. Ai đi cùng bạn. .... Để examiner hiểu hơn bối cảnh diễn ra. Ví dụ bài trên em miêu tả nhẹ. Rất ít về ng bạn thân cùng với bối cảnh vị trí tặng quà ở đâu trước khi mô tả món quà ạ
 
Em cảm ơn ạ, em hỏi tí ý 4 cụ thể quanh co k trả lời là sao ạ. Em học thì kiểu như trước khi mô tả phần main thì mô tả qua bối cảnh, xảy ra khi nào. Ai đi cùng bạn. .... Để examiner hiểu hơn bối cảnh diễn ra. Ví dụ bài trên em miêu tả nhẹ. Rất ít về ng bạn thân cùng với bối cảnh vị trí tặng quà ở đâu trước khi mô tả món quà ạ
Tức là em chưa cân đối được thời lượng của từng ý.
Phần đó của em chiếm quá nhiều không gian trong khi ý chính vốn đã ít lại bị phân tán thì nó lại chả lạc đề.
Cho nên học IELTS có liên quan nhiều đến học văn lắm đó.
TZ0qTj7.png
 
Tức là em chưa cân đối được thời lượng của từng ý.
Phần đó của em chiếm quá nhiều không gian trong khi ý chính vốn đã ít lại bị phân tán thì nó lại chả lạc đề.
Cho nên học IELTS có liên quan nhiều đến học văn lắm đó.
TZ0qTj7.png
em cảm ơn a nhiều ạ, em sẽ cố cải thiện ạ
 
Hôm nay mình mới rảnh viết bài về ngữ pháp cho T.Bag.
Đây là bài viết về quan điểm, lý luận, phương pháp luận, cách thức học.... không phải là bài viết về một nội dung cụ thể nào trong ngữ pháp tiếng Anh, do đó bạn nào thắc mắc thì chú ý nhé. (Liên quan tới kiến thức cụ thể, các bạn có thể đọc sách hoặc hỏi trực tiếp lên đây để được giải đáp).

phần 1:
ngữ pháp là gì? tại sao phải học ngữ pháp.
bạn có thể tìm đọc định nghĩa trong sách. còn mình thì nói đơn giản "ngữ pháp" là bộ quy tắc của ngôn ngữ.
Vì nó là quy tắc, chúng ta có thể và cần học nó để thực hành ngôn ngữ tốt hơn.
Và theo hướng ngược lại, người ta không nhất thiết phải học xong quy tắc mới thực hành được ngôn ngữ.
Điều này quan trọng theo cả hai hướng:
-bạn cần ngữ pháp để trở nên giỏi,
-nhưng bạn cũng không cần ngữ pháp nếu giỏi không phải là mục đích bạn hướng tới.
bằng chứng là chúng ta có thể dùng những cách thức khác nhau để làm cho người khác hiểu mình trong giao tiếp mà không đúng ngữ pháp chút nào. cho nên những ai học giao tiếp thì cứ mạnh dạn giao tiếp đã, ngữ pháp tính sau, đó mới là cách thức học hợp lý nhất.

lấy IELTS làm cơ sở vì các bạn ở đây đều học nó. IELTS có 4 kỹ năng nhưng không có kỹ năng nào là ngữ pháp.
xin xem sơ đồ sau:
1690429270012.png

các bạn có thể thấy 4 kỹ năng được chia thành 2 input và 2 output. nó giúp chúng ta tiếp thu và tái hiện ngôn ngữ lại như ban đầu.
còn ngữ pháp, nó là kiến thức nền mà chúng ta sẽ tự động nhận ra thông qua quá trình tiếp thu đó.

cho nên, trẻ em nước ngoài không tốn công học ngữ pháp nhiều, chúng mặc định dùng và tự động bắt chước những điều nghe/đọc được trong cuộc sống và tự nhận ra những quy tắc ngữ pháp đó mà không tốn công cha mẹ/thầy cô giải thích cho tới một độ tuổi lớn hơn.

điều này cũng đúng với tiếng việt hay bất cứ ngôn ngữ nào khác.

do đó, các bạn có thể thấy sách/giáo trình IELTS hầu như bố trí phần ngữ pháp rất nhẹ nhàng. họ tin rằng bằng cách thực hành ngôn ngữ liên tục, người học sẽ tự nhận ra và bắt chước được thay vì nhồi nhét công thức và quy tắc ngay từ đầu một cách khô khan.

vậy tại sao chúng ta học tiếng anh lại bị ám ảnh bởi ngữ pháp nhiều như vậy?
vì chúng ta xem nó là xa lạ.
thường con người ta luôn đề phòng những thứ xa lạ. sự xa lạ làm chúng ta thận trọng và không dám /không muốn phạm sai lầm liên quan tới nó.
quan điểm này ám ảnh việc học khiến chúng ta luôn có nhu cầu "phải giỏi" ngữ pháp trước khi giỏi nghe nói đọc viết.
và từ phần cầu đó, xã hội sinh ra phần cung đáp ứng nó, đáp ứng sự méo mó nhận thức.
ở VN, học tiếng anh được hiểu là học ngữ pháp và cả hệ thống giáo dục lao vào xây dựng chương trình học, phương pháp học xoay quanh nội dung này.
các bài tập thì luôn nhồi nhét nhiều nhất có thể kiến thức về ngữ pháp, những chủ điểm hiếm gặp, từ vựng hiếm gặp, mọi thứ được đẩy lên mức khó nhất có thể với quan niệm cứ học đi rồi sẽ có lúc dùng tới, mà lúc nào thì không ai biết.
nó y hệt câu chuyện học giải những bài toán siêu khó để làm gì?
nhưng căn bệnh trầm kha này có phần không nhỏ lỗi của xã hội, của người học, khi chính họ mong muốn như vậy.

kết luận:
muốn giỏi ngữ pháp thì cứ đâm đầu vào hiện tại, còn muốn giỏi ngôn ngữ thì đừng quan tâm nó quá. hãy chấp nhận thành thạo những thứ gì phổ biến thôi, những cái khác có sai cũng không sao. kể cả khi đi thi cũng vậy: nếu aim là 8-9 thì mới cày ngữ pháp khó, còn aim 6-7 thì cứ học và thành thạo những cái thuộc về 6-7 là tốt rồi.
 
Chào bác, cảm ơn bác đã chia sẻ vì cộng đồng.

Em trao đổi chút hiện tại em đang làm quản lý dự án bên IT. Và nhu cầu của em là giao tiếp cũng như chat với khách hàng nước ngoài.

Vậy với các chứng chỉ hiện có thì mình nên học chứng chỉ gì để có thể nói và viết tốt. Mình muốn học và thi cả chứng chỉ vì sẽ cần trên CV nữa
 
Chào bác, cảm ơn bác đã chia sẻ vì cộng đồng.

Em trao đổi chút hiện tại em đang làm quản lý dự án bên IT. Và nhu cầu của em là giao tiếp cũng như chat với khách hàng nước ngoài.

Vậy với các chứng chỉ hiện có thì mình nên học chứng chỉ gì để có thể nói và viết tốt. Mình muốn học và thi cả chứng chỉ vì sẽ cần trên CV nữa
chào thím,
Thím có thể học TOEIC 2 kỹ năng, nó nhẹ hơn IELTS và TOEFL.
TOEIC chú trọng vào việc thím nghe và phản hồi hơn so với kỹ năng trình bày văn bản.
Nếu thím thường dùng văn nói hơn thì bài thi này khá hợp lý.
Tuy nhiên, thím chọn chứng chỉ nào còn tùy vào đường dài tương lai sử dụng nữa.
Nếu thím kiên nhẫn và có tính tự học cao, thêm môi trường VN thì IELTS sẽ đa năng hơn, ấn tượng hơn. thím thi general cho dễ hơn academic một chút.
hãy tham khảo các đồng nghiệp và đối tác quanh thím coi họ dùng cái cái gì thì mình theo cái đó là chắc cú nhất.
chúc thím mau làm đẹp CV.
1dBqJ50.png
 
Mình có vấn đề là kĩ năng nói yếu vì không suy nghĩ bằng tiếng anh. Thành ra mỗi khi định nói thì lại phải lọ mọ nghĩ bằng tiếng việt rồi dịch sang tiếng anh rồi mới nói đc ra câu.
Chắc phải có môi trường để nói liên tục thành phản xạ chủ thớt nhỉ
 
Mình có vấn đề là kĩ năng nói yếu vì không suy nghĩ bằng tiếng anh. Thành ra mỗi khi định nói thì lại phải lọ mọ nghĩ bằng tiếng việt rồi dịch sang tiếng anh rồi mới nói đc ra câu.
Chắc phải có môi trường để nói liên tục thành phản xạ chủ thớt nhỉ
Chào thím,
vấn đề của thím có lẽ là thím muốn nhanh ra câu mà bất lực. Vậy mình đề xuất thím học thêm từ vựng nhé.
Mua một bộ flashcard và mỗi ngày ngẫu nhiên bốc 1 card, sau đó dùng hình ảnh trên card để liên tưởng một hoặc nhiều từ khác.
Ở bước này thím chỉ cần liên tưởng mạnh, cho ra càng nhiều từ liên quan càng tốt. Đừng vội nói ra câu.
Bước nữa là thím học ngữ pháp căn bản, thủ một vài thì đơn giản như hiện tại đơn, quá khứ đơn và tập thói quen nói câu luôn bắt đầu bằng chủ ngữ.
Cuối cùng là ráp 2 thói quen đó thành một. Khi nói về một vấn đề thím có sẵn từ, và có cấu trúc đơn giản.
Kiên nhẫn tập luyện bằng cách mô tả thế giới xung quanh bằng câu đơn. Khi làm được rồi thì chuyển sang mô tả phức tạp hơn bằng cách nối thêm danh từ, tính từ vào cho câu dài ra.
Ví dụ:
Đây là con ong. (This is a bee)
Đây là con ong mật(This is a honey bee)
Đây là con ong mật và bông hoa (This is a honey bee and a flower)
Đây là con ong vàng và bông hoa trong vườn (......)
Dần dần não thím sẽ có thói quen mô tả hợp lý và vượt qua được bước suy nghĩ bằng tiếng Việt như một sự chuẩn bị.
Về cơ bản thím chỉ cần "quên" tiếng mẹ đẻ trong khoảnh khắc đó. Nên duy trì thói quen tiếp xúc tiếng Anh liên tục là điều rất quan trọng.
Mỗi ngày nghĩ về nó ắt sẽ có lúc nghĩ ra.
Chúc thím thành thạo sớm.
IbCY3qj.png
 
Hôm nay mình mới rảnh viết bài về ngữ pháp cho T.Bag.
Đây là bài viết về quan điểm, lý luận, phương pháp luận, cách thức học.... không phải là bài viết về một nội dung cụ thể nào trong ngữ pháp tiếng Anh, do đó bạn nào thắc mắc thì chú ý nhé. (Liên quan tới kiến thức cụ thể, các bạn có thể đọc sách hoặc hỏi trực tiếp lên đây để được giải đáp).

phần 1:
ngữ pháp là gì? tại sao phải học ngữ pháp.
bạn có thể tìm đọc định nghĩa trong sách. còn mình thì nói đơn giản "ngữ pháp" là bộ quy tắc của ngôn ngữ.
Vì nó là quy tắc, chúng ta có thể và cần học nó để thực hành ngôn ngữ tốt hơn.
Và theo hướng ngược lại, người ta không nhất thiết phải học xong quy tắc mới thực hành được ngôn ngữ.
Điều này quan trọng theo cả hai hướng:
-bạn cần ngữ pháp để trở nên giỏi,
-nhưng bạn cũng không cần ngữ pháp nếu giỏi không phải là mục đích bạn hướng tới.
bằng chứng là chúng ta có thể dùng những cách thức khác nhau để làm cho người khác hiểu mình trong giao tiếp mà không đúng ngữ pháp chút nào. cho nên những ai học giao tiếp thì cứ mạnh dạn giao tiếp đã, ngữ pháp tính sau, đó mới là cách thức học hợp lý nhất.

lấy IELTS làm cơ sở vì các bạn ở đây đều học nó. IELTS có 4 kỹ năng nhưng không có kỹ năng nào là ngữ pháp.
xin xem sơ đồ sau:
View attachment 1978805
các bạn có thể thấy 4 kỹ năng được chia thành 2 input và 2 output. nó giúp chúng ta tiếp thu và tái hiện ngôn ngữ lại như ban đầu.
còn ngữ pháp, nó là kiến thức nền mà chúng ta sẽ tự động nhận ra thông qua quá trình tiếp thu đó.

cho nên, trẻ em nước ngoài không tốn công học ngữ pháp nhiều, chúng mặc định dùng và tự động bắt chước những điều nghe/đọc được trong cuộc sống và tự nhận ra những quy tắc ngữ pháp đó mà không tốn công cha mẹ/thầy cô giải thích cho tới một độ tuổi lớn hơn.

điều này cũng đúng với tiếng việt hay bất cứ ngôn ngữ nào khác.

do đó, các bạn có thể thấy sách/giáo trình IELTS hầu như bố trí phần ngữ pháp rất nhẹ nhàng. họ tin rằng bằng cách thực hành ngôn ngữ liên tục, người học sẽ tự nhận ra và bắt chước được thay vì nhồi nhét công thức và quy tắc ngay từ đầu một cách khô khan.

vậy tại sao chúng ta học tiếng anh lại bị ám ảnh bởi ngữ pháp nhiều như vậy?
vì chúng ta xem nó là xa lạ.
thường con người ta luôn đề phòng những thứ xa lạ. sự xa lạ làm chúng ta thận trọng và không dám /không muốn phạm sai lầm liên quan tới nó.
quan điểm này ám ảnh việc học khiến chúng ta luôn có nhu cầu "phải giỏi" ngữ pháp trước khi giỏi nghe nói đọc viết.
và từ phần cầu đó, xã hội sinh ra phần cung đáp ứng nó, đáp ứng sự méo mó nhận thức.
ở VN, học tiếng anh được hiểu là học ngữ pháp và cả hệ thống giáo dục lao vào xây dựng chương trình học, phương pháp học xoay quanh nội dung này.
các bài tập thì luôn nhồi nhét nhiều nhất có thể kiến thức về ngữ pháp, những chủ điểm hiếm gặp, từ vựng hiếm gặp, mọi thứ được đẩy lên mức khó nhất có thể với quan niệm cứ học đi rồi sẽ có lúc dùng tới, mà lúc nào thì không ai biết.
nó y hệt câu chuyện học giải những bài toán siêu khó để làm gì?
nhưng căn bệnh trầm kha này có phần không nhỏ lỗi của xã hội, của người học, khi chính họ mong muốn như vậy.

kết luận:
muốn giỏi ngữ pháp thì cứ đâm đầu vào hiện tại, còn muốn giỏi ngôn ngữ thì đừng quan tâm nó quá. hãy chấp nhận thành thạo những thứ gì phổ biến thôi, những cái khác có sai cũng không sao. kể cả khi đi thi cũng vậy: nếu aim là 8-9 thì mới cày ngữ pháp khó, còn aim 6-7 thì cứ học và thành thạo những cái thuộc về 6-7 là tốt rồi.
vô cùng cảm ơn bác :beauty:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Phần 2:
Những khái niệm cần nắm để học ngữ pháp dễ dàng hơn.

Trong phần 1, mình muốn khích lệ các bạn học ngữ pháp "dám sai" để có thể phát triển bản thân.
Vì ngữ pháp không phải là kỹ năng, việc học nó quá nhiều hoặc quá giỏi là điều không cần thiết, nếu không bạn có thể trở thành một grammarist mất.

Vì vậy, học tốt nên được hiểu là nắm rõ và thực hành nhuần nhuyễn những gì mình đã học, chứ ko phải so kè xem ai biết nhiều hơn.
VIệc học ngữ pháp dựa trên hainền tảng sau:
1. Nắm rõ các khái niệm ngữ pháp
2. Lựa chọn điểm ngữ pháp khi sử dụng trong Nghe nói đọc viết.
3. Biến kiến thức thành thói quen.

Về khái niệm, nhiều bạn khi bắt đầu học ngữ pháp là đâm thẳng vào các thì (12 thì) và các dạng bị động, tường thuật, sai khiến, giả định......
Có bao giờ bạn nghĩ tại sao phải học chúng và rốt cuộc còn bao nhiêu thứ như vậy nữa?
Dừng lại chừng là 2 giây để thấy định hướng học tập mới quan trọng, còn lại giở sách ra là thấy.

Nói về thì, các bạn cần nắm trước hết là các đơn vị cấu trúc nên ngôn ngữ, trong đó từ đơn là thứ cơ bản nhất mô tả thế giới, nhưng từng từ (word) thì không đủ nên người ta sinh ra ngữ (phrase) và câu (sentence).
Như vậy trên đơn vị từ, ngữ pháp bắt đầu áp dụng để việc cấu tạo ngữ và câu được hợp lý và đồng nhất.
Hãy học ngữ pháp bằng cách nắm rõ từng loại từ (part of speech) trước, để biết vị trí của chúng trong câu. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận ra những từ vựng mới cũng như hiểu câu nhanh hơn so với việc dịch và áp từng từ một vào câu để hy vọng hiểu đúng câu.
Tiếp theo, nắm được các hình thái câu (sentence pattern) tức là cách bố trí các thành phần câu theo quy luật.
Tiếng Anh có quy tắc bố trí thực sự đơn giản và khoa học, đây mới là điều mấu chốt làm nên tính phổ biến của nó trên thế giới chứ không phải vì Anh hay Mỹ đang thống trị địa cầu như nhiều người nghĩ.
Hiểu về hình thái câu, các bạn hãy bắt đầu tìm hiểu qua về các khái niệm THÌ, THỜI và THỂ.
Để biết tại sao các khái niệm này ảnh hưởng tới việc cấu tạo nên các thì và các cấu trúc cơ bản khác trong ngữ pháp tiếng Anh.

Dưới đây là bài viết trong tài liệu của mình. Giờ mình trích lên lại cho ai cần nghiên cứu. Mục tiêu sau khi đọc là bạn cần phân biệt được các khái niệm cơ bản trên là đủ, đừng nghiên cứu sâu hơn kẻo...lạc đề.

THÌ (TENSE), THỜI (TIME) & THỂ (ASPECT)
THÌ LÀ GÌ?
Theo nhà ngôn ngữ học R.A Close (p.11), thì hiện tại (present tense) là tên gọi hình thức của động từ như 'stands' còn thì quá khứ là tên gọi hình thức của động từ như 'stood'.
Thì quá khứ thường được dùng khi người nói đề cập một hành động hoặc trạng thái xảy ra vào lúc người nói xem là không còn hiện tại. Cái ý ‘không còn hiện’ tại thường được đánh dấu bởi trạng ngữ chỉ thời gian quá khứ như 'twenty years ago' hoặc một số phương tiện khác kể cả toàn bộ ngữ cảnh mà người ta đang viết hay đang nói.
Vậy khi ý 'không còn hiện tại' (ở đây được hiểu là trạng ngữ chỉ thời gian quá khứ) không được nói đến thì ta thường dùng thì hiện tại.
Tuy nhiên, hình thức thì quá khứ không phải bao giờ cũng chỉ thời quá khứ và hình thức thì hiện tại cũng không bao giờ chỉ dành cho thời gian hiện tại.
Xin xem 2 ví dụ:
1. It's time you went to bed now.
2. At the moment, Jim rushs in and shouts 'They're coming!'

THỂ LÀ GÌ?
Theo từ điển Longman về Giảng dạy Ngôn ngữ & Ngôn ngữ học Ứng dụng (p.22) thì “thể là một phạm trù ngữ pháp nói đến sự kiện được mô tả như thế nào bởi một động từ mà ta xem xét là “đang tiếp diễn”, “thói quen”, “lặp lại” hay “nhất thời”...
Tiếng Anh có 2 thể:
  • Tiếp diễn (progressive)
  • Hoàn thành (perfect)
Câu hỏi còn lại là ở tiếng Anh có bao nhiêu ‘thì’, 'thời' & 'thể'?

Cũng theo R A Close (p.241) thì chỉ có 2 thì chính trong tiếng Anh:
- Hiện tại (present)
- Quá khứ (past).
Mỗi thì có thể kết hợp hoặc thể tiếp diễn hoặc thể hoàn thành hoặc cả hai. Ví dụ

  • I play (simple present) - I played (simple past)
  • I am playing (present progressive) - I was playing (past progressive)
  • I have played (present perfect) - I had played (past perfect)
  • I have been playing (present perfect progressive) - I had been playing (past perfect progressive)

* Như vậy, các thì cơ bản của tiếng anh thực ra là sự kết hợp giữa thì, thời và thể mà ra.

LURMtFA.gif
 
Last edited:
Đôi khi đang nói lại quên ngang ttừ trong khi e biết từ đấy nói ntn
xong nhìn ngta lại rén ngang k nói đc nữa.co thim naao toi toi vao discord chem gio voi e hoac game gung chung de luyen noi voi a
 
Xin lỗi bận quá giờ mới viết tiếp được.

Phần 3: cách nhớ và vận dụng các thì hiệu quả hơn học công thức.

Trong sách vở, người học thường bám vào các công thức của thì được trình bày như một bài toán đơn giản. Cách này khá trực quan và dễ hiểu vì chỉ cần ráp nối các thành phần câu lại là xong.
Tuy nhiên, việc có nhiều thì và sự biến đổi cũng như cách dùng của chúng đôi khi trùng lặp khiến nhiều người bối rối.

Mình bày các bạn cách hiểu nguyên lý chia thì như sau:
1. Đọc phần 2 ở trên để hiểu khái niệm thời và thể.
2. Đọc 1 câu bài tập thì bất kỳ, nhận định yếu tố thời gian trong câu, đó có thể là các trạng từ cụ thể (usually, often, last, next....), hoặc là thông tin dạng trình bày rõ ràng (in 1992, before Christmas...) -> đây chính là THỜI.
3. Nhận định hành động của câu là nhất thời hay kéo dài, là đơn thuần hay quá trình tích lũy. -> đây là THỂ.
Chỉ cần chừng này là đủ để bạn biết cách chia thì cho một câu bất kỳ.
Ví dụ:
A. I (be) _____ a student.
Câu này không có thời gian nào cả, tức là nó là hiện tại (đọc lại phần 2 ở trên).
Giữa hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn thì ta chọn hiện tại đơn, do sự việc này ám chỉ nghề nghiệp, một yếu tố ổn định, không phải nhất thời -> không chọn "thể" tiếp diễn được.
Suy luận tương tự ta cũng không chọn thể hoàn thành.
Vậy đáp án là hiện tại đơn.
B. He (work) ______ in this company for 5 years.
Câu này có thời gian là 5 năm, nhưng bạn không rõ bắt đầu và kết thúc khi nào, ta phải dùng thì hiện tại.
Yếu tố 5 năm là nhấn mạnh vào quá trình tích lũy chứ không đề cập tới thời điểm -> Thể hoàn thành.
Vậy đáp án là thì hiện tại hoàn thành.

Có thể thấy, việc chọn thì sẽ đơn giản đi nhiều nếu ta hiểu bản chất sâu xa của thì và thể. Chúng ta cũng sẽ loại bỏ được lỗi sai do nhầm lẫn các trạng từ đặc trưng, điều nhiều người mắc phải khi làm bài tập loại này do sự ỷ lại vào những từ như ago, since, for, last, usually,....

Việc vận dụng các thì cũng đơn giản khi chúng ta khai thác chính tên gọi của chúng để nhắc nhở bản thân:
Hãy tạm chia 12 thì thành 3 cụm như sau:

Cụm các thì đơn, biểu hiện qua việc chia thẳng vào động từ mà không có thời và thể.
Ví dụ thì hiện tại đơn sẽ được chia thẳng s/es vào V, tạo thành V(s/es)
Quá khứ đơn sẽ là V(ed)

Cụm các thì tiếp diễn, đặc trưng là có sự hiện diện của thể tiếp diễn V-ing
Như vậy, hiện tại tiếp diễn là am/is/are + V-ing
Còn quá khứ tiếp diễn thì chỉ cần thay tobe thành was/were để ghép với V-ing

Cụm các thì hoàn thành cũng tương tự với have + V3 và had +V3

Sự biến đổi của mỗi cụm hầu như xoay quanh một khái niệm và 2 khái niệm còn lại sẽ tự điều chỉnh theo, rất dễ phải không?
cF0bg3R.png
 
thím cho em lời khuyên cụ thể nên làm gì về luyện writing với cả 2 task e chỉ đang học cơ bản thôi và cũng chưa hết dạng. E thấy khó nhất (chủ yếu task 2) là phải lên idea vừa logic (kết nối câu+ dẫn dắt dễ hiểu cho ng đọc) mà phải vừa nhanh, khó 2 là dùng từ có độ chính xác cao+ tránh lặp, cuối là lỗi grammar. E đăng kí hơn giữa tháng 9 thi ie rồi mà giờ vẫn ngọng 4 skills (writing ngáo nhất), aim ngắn hạn là 6.0 ạ.
 
OK viết thì khó thật.
Bước 1 là thím tải vài bài mẫu về học cách bố trí giàn ý nhé. Chỉ học cách người ta lên ý tưởng và sắp xếp ý tưởng thôi.
Bước 2 là thím tìm một loạt đề (có bài mẫu kèm theo) và tập lên ý tương tự, sau đó đối chiếu giàn ý của thím và của người ta. Hãy chọn những bài 6.0-6.5 cho vừa tầm của mình.
Bước 3 là tập paraphrase từ vựng. Cái này lâu lắm thím, và phải đa dạng trí tưởng tượng nữa nên phải kiên nhẫn. Thím lật các bài mẫu và highlight các từ cũng như cách người ta paraphrase từ vựng để học theo. Để chắc ăn, thím lấy đề khác làm lại nhưng cùng topic để tập làm theo.
Bước 4 là tập viết câu. Dành thời gian viết từng câu đơn. Chỉ câu đơn thôi. Đặt ra mục tiêu viết câu đơn cho từng vị trí trong bài, ví dụ: câu mở bài viết thế nào, câu support idea của mở bài là gì. Câu triển khai ý của para 1 thân bài là gì.
Bước 5 là tập ghép nối câu thành đoạn. Ép bản thân không dùng từ trùng lặp ở đầu và cuối đoạn.
Bước 6 là ghép đoạn thành bài văn. Đừng xấu hổ nếu chỉ viết được 5-7 câu ban đầu.
Cất bài viết ở bước này và sau 1 tuần review lại.
Sau 1 tuần thím sẽ có những ý tưởng mới để bổ sung, cũng như biết mình phải bố trí vào vị trí nào.
Bước 7, viết lại bài của tuần trước để dài hơn.

Lặp lại cho tới khi thím vừa ý và đem đi khoe. Sẵn sàng tâm lý bị chê, gạch và muối mặt. Không ai giỏi qua một đêm.
Nếu chỉ 6.0 thì thím hãy đọc các bài reading thật nhiều và nhập tâm cách người ta viết bài reading đó. Các tài liệu IELTS trình bày rất khoa học và các kỹ năng bổ trợ cho nhau lắm đấy.

Thím cũng có thể post lên đây mình xem cho.
MvkNYau.png
 
Hiện tại em đang ở band 5 cho kỹ năng speaking. Đã đi làm nên có khoảng 1-1.5h buổi tối. Luyện speaking như thế nào để lên band 6-6.5 speaking ạ?
 
Back
Top