Hóa đơn tiền điện tăng vì đổi ngày ghi số, hàng triệu khách hàng có lo thiệt?

Việc thay đổi ngày ghi chỉ số công tơ lần này của Tổng Công ty Điện lực Hà Nội đã được lên kế hoạch từ trước Tết. Hàng triệu khách hàng có phải lo lắng việc bị thu tiền điện cao hơn trước?​

Việc hóa đơn tiền điện của hàng triệu khách hàng ở Hà Nội tăng cao là vì từ ngày 29/2 EVN Hà Nội đổi ngày ghi chỉ số vào cuối tháng. Do đó trong lần thông báo hóa đơn tiền điện này, số ngày tính tiền điện là gần 2 tháng, thay vì chỉ 1 tháng như bình thường.
Không ít khách hàng băn khoăn việc phải chịu cộng dồn số điện của gần 2 tháng có làm cho họ phải chịu giá điện bậc cao hơn, tốn nhiều tiền hơn hay không. Bởi giá điện hiện nay được thiết kế làm 6 bậc, trong đó bậc 1 có giá thấp nhất (50 số đầu là 1.806 đồng/kWh), bậc 6 có giá cao nhất (401 số trở lên có giá 3.151 đồng/kWh).
"Tính gộp 2 tháng thì chết bởi phải trả tiền theo 6 bậc lớn hơn trả theo từng tháng", nhiều khách hàng chung băn khoăn.

Tuy nhiên, đại diện EVNHANOI khẳng định không có việc người dân phải trả tiền theo bậc cao nhất do thay đổi ngày ghi chỉ số.

Theo đó, trước đây, các hộ dân ghi chỉ số công tơ ngày mùng 3 hàng tháng nhưng với quy tắc mới, sẽ chốt công tơ ngày 29/2. Đồng nghĩa, số ngày thực tế của kỳ hóa đơn này tăng lên thành 57 ngày. Số kWh để hưởng giá điện bậc 1, bậc 2 từ 50kWh (theo quy định) được tính tới 92kWh; bậc 3, bậc 4 được giãn rộng từ 100 số lên 184 số.

Dưới đây là trường hợp cụ thể một khách hàng thuộc khu vực ghi điện mùng 3 hàng tháng, kể từ tháng 2/2024 chuyển về ghi điện ngày cuối tháng, kỳ hóa đơn sẽ tính toán như sau:

8f9d86da0ae2a7bcfef33-37.jpg
 
thay vì chia làm 2 hóa đơn
1 là từ 15/1-> 15/2
2 là từ 15/2->29/2
sau đó là tính tổng tiền 2 hóa đơn ,vừa rõ ràng ,minh bạch ,dễ hiểu .
ở đây lại tính kiểu tăng định mức tiêu thụ để bù trừ cho tăng bậc , tăng tổng điện năng tiêu thụ do tăng thơi gian lên 45 ngày ,
số ngày thực tế của kỳ hóa đơn này tăng lên thành 57 ngày. Số kWh để hưởng giá điện bậc 1, bậc 2 từ 50kWh (theo quy định) được tính tới 92kWh; bậc 3, bậc 4 được giãn rộng từ 100 số lên 184 số.
2 cách tính khác nhau liệu có ra cùng 1 kết quả ? dù sao vẫn phải đi đóng tiền điện
 
thay vì chia làm 2 hóa đơn
1 là từ 15/1-> 15/2
2 là từ 15/2->29/2
sau đó là tính tổng tiền 2 hóa đơn ,vừa rõ ràng ,minh bạch ,dễ hiểu .
ở đây lại tính kiểu tăng định mức tiêu thụ để bù trừ cho tăng bậc , tăng tổng điện năng tiêu thụ do tăng thơi gian lên 45 ngày ,

2 cách tính khác nhau liệu có ra cùng 1 kết quả ? dù sao vẫn phải đi đóng tiền điện
tất nhiên là ra cùng 1 kết quả, có gì khó hiểu đâu nhỉ
 
Mất dạy bỏ mie còn gì, lũy tiến từ 6/1 đến 29/2 thì bao nhiêu tiền. Chỉ chăm chăm vặt dân là giỏi. Nếu muốn ghi chỉ số mới từ ngày 29 sao chúng mày không cho 1 kỳ là 6/2 đến 29/2 rồi sau đấy là kỳ mới, súc vật EVN.
có cái hình rồi mà cũng không thèm nhìn nữa
YQtAH0E.png
 
thay vì chia làm 2 hóa đơn
1 là từ 15/1-> 15/2
2 là từ 15/2->29/2
sau đó là tính tổng tiền 2 hóa đơn ,vừa rõ ràng ,minh bạch ,dễ hiểu .
ở đây lại tính kiểu tăng định mức tiêu thụ để bù trừ cho tăng bậc , tăng tổng điện năng tiêu thụ do tăng thơi gian lên 45 ngày ,

2 cách tính khác nhau liệu có ra cùng 1 kết quả ? dù sao vẫn phải đi đóng tiền điện
cách này là tối ưu nhất rồi, dễ dàng thực hiện, setup từ hệ thống, chứ chia ra 2 hóa đơn, rồi mỗi nơi một tgian chốt khác nhau (do trước kia ghi tay) thì khối lượng công việc sẽ đúp gấp mấy lần

vấn đề minh bạch dễ hiểu thì chủ yếu do tuyên truyền chưa thực sự tốt + mấy thanh niên không thực sự trả tiền điện mới chửi chứ ai tìm hiểu cũng thấy không có gì khó hiểu cả, đến bố mẹ tôi 70 tuổi rồi vẫn hiểu, không phản đối gì cả, thậm chí giảng lại cho những ai chưa hiểu
 
thay vì chia làm 2 hóa đơn
1 là từ 15/1-> 15/2
2 là từ 15/2->29/2
sau đó là tính tổng tiền 2 hóa đơn ,vừa rõ ràng ,minh bạch ,dễ hiểu .
ở đây lại tính kiểu tăng định mức tiêu thụ để bù trừ cho tăng bậc , tăng tổng điện năng tiêu thụ do tăng thơi gian lên 45 ngày ,

2 cách tính khác nhau liệu có ra cùng 1 kết quả ? dù sao vẫn phải đi đóng tiền điện
Căn bản là hiện tại có quá nhiều mốc thu tiền điện khác nhau từ nhiều công ty thành viên, các khu vực khác nhau. Nên để làm như thế thì lại phải chia tách hóa đơn cho từng khu vực. Thành ra làm luôn 1 lần nhập 2 tháng, chỉ cần lập phép tính cho phần số điện tăng lên tương ứng số ngày tăng lên là xong, 1 phát ăn cả thành phố luôn cho gọn.
Như tôi thì được giảm tiền điện, vào app EVN rồi tính cho trọn tháng 1 và trọn tháng 2 tổng lại thì thấy nhiều tiền hơn tính như cách của EVN, do tháng 2 dùng quá ít nên số cao của tháng 1 được đẩy xuống số thấp
 
Tại sao ko ghi từ 15/01 - 31/01 rồi tiếp tục từ đầu tháng 2 mà lại gộp 2 tháng lại?
Có gì khác nhau đâu. Số tiền phải trả vẫn vậy.
Hình như trước kia EVN có bảo luật quy định không được phát hành quá 12 hoá đơn 1 năm thì phải
 
Theard kia vật nhau inh ỏi, mấy anh vào kêu EVN vặt của dân bị mấy ông kia vả vào mồm lặn hết. Giờ theard này lại tiếp à.
 
Theard kia vật nhau inh ỏi, mấy anh vào kêu EVN vặt của dân bị mấy ông kia vả vào mồm lặn hết. Giờ theard này lại tiếp à.
ngoài chửi ra thì còn biết làm gì nữa đâu, nên có gì cứ chửi trước đã đúng sai tính sau.
hay anh lại bắt vozer làm toán :nosebleed:
 
thay vì chia làm 2 hóa đơn
1 là từ 15/1-> 15/2
2 là từ 15/2->29/2
sau đó là tính tổng tiền 2 hóa đơn ,vừa rõ ràng ,minh bạch ,dễ hiểu .
ở đây lại tính kiểu tăng định mức tiêu thụ để bù trừ cho tăng bậc , tăng tổng điện năng tiêu thụ do tăng thơi gian lên 45 ngày ,

2 cách tính khác nhau liệu có ra cùng 1 kết quả ? dù sao vẫn phải đi đóng tiền điện
Về nguyên tắc thì 2 cách ra cùng một kết quả nếu nhu cầu sử dụng như nhau
Thực tế thì chu kỳ hóa đơn càng dài sẽ càng có lợi vì bù trừ lẫn nhau
Còn nếu khách hàng có nhu cầu dùng điện cao rơi vào phần chu kỳ kéo dài thì khả năng 1 hóa đơn sẽ phải đóng nhiều hơn 2 hóa đơn. Nếu áp dụng 2 hóa đơn sẽ có người ngoi lên hỏi bill nửa tháng mà phải đóng bằng gần cả tháng (do thời gian đó dùng điện nhiều hơn)
Nếu nhu cầu điện trong phần kéo dài thấp thì 1 hóa đơn sẽ phải trả ít hơn 2 hóa đơn

Tóm lại, kéo dài chu kỳ đột biến thì chi phí sử dụng điện vẫn vậy. Nhưng tùy theo thói quen sử dụng mà có thể trả nhiều hơn hoặc ít hơn tí. Ai bảo mắc hơn hay rẻ hơn thì cứ lôi số kWh đã dùng ra là hiểu tại sao
 
HCM thay đổi từ năm ngoái, trên này cũng cãi nhau chán chê rồi, nói chung không bị lỗ đâu, vì tính lại bậc thang.



 
Back
Top