Hoa Vàng Thuở Ấy

HOA VÀNG THUỞ ẤY

Vừa đúng 10 mùa hạ đi qua khi tôi kết thúc đời học sinh của mình. Lưu bút có, thư tình cả gửi và nhận đầy 1 hộc tủ, ký ức, kỷ niệm... Đôi khi ùa về tràn ngập, len lỏi sâu vào từng thớ thịt...
Lắm lúc đi nhậu với tụi bạn thân cấp 3, chúng nó vẫn thường nói tôi hãy viết về những điều quá đổi tuyệt vời mà tôi cùng bọn nó đã 1 lần chìm đắm...

Hơn 1 lần đặt bút, hơn chục lần tưởng tượng, hơn trăm lần nghĩ đến và nhớ về. Đến hôm nay, nhìn đứa em sinh năm 2000 làm lễ tri ân về khóc đỏ hoe khóe mắt, tôi chợt nhận ra, 9x đời cuối cùng đã không còn là học sinh nữa... Và tôi quyết định đặt bút...
Không hướng tới viết 1 cái gì đó thật cao xa, lung linh và rực rỡ. Chỉ cốt mong sao mỗi khi đọc lại, từng dòng ký ức được hiện lên, nguyên vẹn hơn, đậm nét hơn...


HOA VÀNG THUỞ ẤY

Chap 1 : MÙA HẠ ĐẦU TIÊN


Nếu nói “yêu” theo 1 cách đơn giản kiểu như bạn dành tình cảm cho ai đó thật nhiều và người đó không phải là người thân trong gia đình, tôi dám chắc tôi đã biết yêu từ rất sớm, chính xác là năm lớp … 1. Thật đấy, ếu đùa đâu!


Hồi đó tôi ngồi gần 1 con bé tên Trinh, thật ra, với tôi lúc đó ( tôi của lúc đó đấy nhé ) thì con bé này chẳng có gì là xinh xắn hay đáng yêu. Chỉ đơn giản nhìn nó cứ ngồ ngộ và thu hút thế nào đó không giải thích được.

Nó ngồi ngay trước mặt tôi. Không hiểu gia đình nghĩ gì mà ai đời con gái lại đi cắt tóc ngắn đến nỗi ngắn hơn cả 1 thằng con trai là tôi đây. Ngộ thật! Và với 1 thằng bé thích tìm hiểu mọi thứ ở cái thế giới nó mới tới chưa đầy 7 năm này thì nó thích cái ngộ đó, đại ý là nó thích con bé đó!

Năm lớp 1, bọn con trai vốn thích các môn “thể thao” năng động, có tính cạnh tranh, ganh đua cao. Trong số vô vàn những trò chơi của tuổi thơ, đuổi bắt hay trận giả là những ví dụ điển hình. Chơi mấy trò kiểu vậy thì phải biết bay, chí ít phải bay được từ bàn này qua bàn khác. Thành ra cứ sau mỗi giờ giải lao, bàn nào bàn nấy đầy những dấu chân của các thành phần không ưa hòa bình khu vực ấy. Riết rồi quen, bàn nào cũng vậy nên chẳng thấy đứa nào cự cãi về việc thằng chết bầm nào vừa in nguyên dấu chân Holywood lên bàn mình, vô giờ học là hì hục lau bàn lau ghế xoẹt xoẹt vài cái rồi ngồi.

Tôi cũng vậy. Nhưng tôi thích cái con bé ngồ ngộ kia nữa nên lau bàn tôi xong thì nhân lúc nó ra chơi chưa vô, tôi len lén lau luôn phần bàn của nó, bỏ qua ánh mắt ngạc nhiên của vài đứa thấy cái sự lạ này. Đến khi ù té chạy vô sau tiếng trống vừa đánh, thoạt đầu, nó hơi sửng sốt nhìn bàn mình sạch bóng, rồi nó liếc xuống nhìn tôi, tôi cũng chẳng ngại gì nhìn lại nó ra điều “nhìn gì ế bạn?” Tôi bẩm sinh có khả năng tạm gọi là “tinh tế”, hiểu được người khác khá nhanh nên tôi biết làm thế nào để khỏi bị nghi ngờ, giống như binh pháp Tôn Tử có nói “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. À, thật ra thì nhiều lúc cái khả năng bẩm sinh đó nó cũng đột ngột lặn đâu mất tăm khi tôi muốn triệu hồi lên. Nhưng cái đó là sau này, bây giờ tôi giả nai cứ gọi là số 1.

Hồi đó vốn ngốc xít nên “yêu” nhưng chỉ biết nhìn nhìn nó rồi tự nhe răng ra cười. Lắm lúc tranh thủ lau giúp nó cái bàn khi nó chưa kịp vô lớp hoặc đến phiên nó trực nhật thì cố gắng đi sớm hơn giúp nó lau bảng, quét lớp… Cũng có khi điên điên lên cứ muốn véo lưng hay kéo áo chọc cho nó tức để gây sự chú ý, vậy xong là tự cảm thấy cứ như được “yêu” lại rồi, và ngồi tự phởn 1 mình như thằng tự kỷ… Kinh thật!
Mùa hạ đầu tiên trong đời học sinh của tôi đã kết thúc với những cái “kinh thật” đó.

Lên năm lớp 2, học thêm với nó 1 kỳ nữa. Nó vẫn vậy. Tóc cắt ngắn phô ra cái gáy trắng ngần. Chỉ được thêm chút là ngồi gần nên “hơi bị” thân hơn, đôi khi cũng hay tám chuyện, chia sẻ bánh kẹo với nhau, rồi cùng nhau làm 1 bài toán, tiếng Việt.

Đến hết học kỳ I, ba mẹ tôi vì bận việc gia đình nhiều hơn, không có thời gian đón tôi buổi trưa rồi chiều chở lại đến trường để đi học nữa nên chuyển tôi qua học bán trú luôn, nghĩa là từ 7h sáng đến 4h30 chiều mới về. Thế là tôi chuyển từ lớp 2/1 qua lớp 2/5.

Vừa hết tiết 3, mẹ tôi vô nói gì đó với cô Thanh rồi cô đứng trên kia gọi xuống “em V dọn dẹp sách vở vào cặp đi theo phụ huynh chuyển lớp”. Tôi nghe xong ngớ người mất một lúc, sau đó thu dọn đồ đạc cho vào cặp và lẽo đẽo theo mẹ sau khi liếc nhìn em ấy 1 cái hơi luyến tiếc…

Chia tay “mối tình đầu”, em nó cũng chẳng buồn theo tiễn tôi 1 cách bịn rịn mà cứ vô tư ngồi nói chuyện với con bé bên cạnh sau khi gật đầu nhìn tôi cười một cái. Chỉ có thằng Ánh ( tôi nhớ nhớ tên của thằng ngồi bên tôi lúc đó vì sau này chẳng bao giờ tôi có dịp gặp lại nó nữa) là chạy theo phía sau tôi í ới “mày nhớ trả tao cuốn Đoremon đấy”. Tôi ậm ừ cho có rồi đi thẳng.

HOA VÀNG THUỞ ẤY

Chap 1 : MÙA HẠ ĐẦU TIÊN
Chap 2 : Hương Quỳnh năm cũ
Chap 3 : Xóa nhòa biên giới
Chap 4 Những người quen xa lạ
Chap 5 Tóc em đuôi gà

Chap 6 Thuở Ban Đầu
Chap 7 Giữa giờ chơi, mang đến lại mang về
Chap 8 Ngại ngùng
Chap 9 Vội Vàng
Chap 10 Như cơn gió thoảng
Chap 11 Gió Lặng
Chap 12 Cuối cấp
Chap 13 Khởi đầu mới
Chap 14 Ca dao em và tôi
Chap 15 Kết thúc ngỡ ngàng
Chap 16 Và như thế em đi…
Chap 17 Ăn hết nỗi buồn
Chap 18 Lối cũ xa dần
Chap 19 Vầng trăng khóc
Chap 20 Bắt đầu
Chap 21 Lớp Chuyên Anh
Chap 22 Quỳnh Hương – Hương Quỳnh
Chap 23 Khai Giảng
Chap 24 Lớp phó văn – thể - mỹ
Chap 25 Tình yêu màu nắng
Chap 26 Có gì đâu mà sợ
Chap 27 Vận đen theo đuổi
Chap 28 Đoạn kết một cuộc tình
Chap 29 Sợ yêu
Chap 30 Không yêu cho gái nó thèm
Chap 31 Thằng Thành gãy tay
Chap 32 Hạnh kiểm kém
Chap 33 Mùa hè cháy nắng
Chap 34 Cô bé mùa thu
Chap 35 Kế hoạch lật đổ
Chap 36 Kế Hoạch Lên Ngôi
Chap 37 Bàn có 4 chỗ ngồi
Chap 38 Lá phiếu cuối cùng
Chap 39 Thử Thách Đầu Tiên
Chap 40 Theo Dõi
Chap 41 Vạn sự khởi đầu nan
Chap 42 Chạm vào danh dự của lớp
Chap 43 Chênh vênh
Chap 44 Cơn mưa thanh xuân
Chap 45 “Gửi Thương”
Chap 46 Chiếc Nhẫn và Cây Bút
Chap 47 Magic_designer – Nhà thiết kế ma thuật
Chap 48 Hiểu nhầm tai hại
Chap 49 Kế hoạch đầu tiên
Chap 50 Hạ quyết tâm
Chap 51 Ăn dưa bở
Chap 52 Trận thư hùng đỉnh cao
Chap 53 Con đường xa xăm
Chap 54 Bất bại đại tướng
Chap 55 Chiếc khăn tay
Chap 56 Tôi đang hạnh phúc
Chap 57 Trận Chiến Tập San
Chap 58 Sự cố bán hoa
Chap 59 Nó là bí thư lớp ta!
Chap 60 Ngày nhà giáo Việt Nam
Chap 61 Nghi ngờ
Chap 62 Mắt biếc
Chap 63 Mông lung
Chap 64 Kẻ vô tri
Chap 65 Quay lưng
Chap 66 Cặp đôi nào hoàn hảo
Chap 67 Ku Nhân Ca Sĩ
Chap 68 Siêu Dự Bị
Chap 69 Điền vào chỗ trống
Chap 70 Ngày mai đâu còn nữa...
Chap 71 Bài tango cho em
Chap 72 Giận hờn
Chap 73 Vòng xoay tình ái
Chap 74 Xúc cảm ngọt ngào
Chap 75 Vũ điệu đam mê
Chap 76 Trước vòng chung kết
Chap 77 Lạc Nhịp
Chap 78 Gió xuân mơn man
Chap 79 Nỗi buồn không tên
Chap 80 Tiếng gió xôn xao
Chap 81 Tình bạn bất ngờ
Chap 82 Thuyền Trưởng nghỉ bệnh
Chap 83 Trước ngày hội vui
Chap 84 Món quà tình ái
Chap 85 Nước cờ trầm mặc
Chap 86 Ánh buồn trong mắt
Chap 87 Chiến lược lên ngôi
Chap 88 Con đường mưa
Chap 89 Tôi ghét bạn
Chap 90 Trách nhiệm gấp đôi
Chap 91 Xin lỗi mắt biếc!

Chap 92 Trước giờ G
Chap 93 Chiếc khăn bị mất
Chap 94 Em tìm ai ...?
Chap 95 Điệp khúc lên ngôi!
Chap 96 Kẻ thứ ba

Chap 97 Phép thử không thành
Chap 98 Lời đắng cho cuộc tình
CHap 99 Tình cũ
Chap 100 Chối từ
Chap 101 Hạ Cuối
Chap 102 Đợi Thu
Chap 103 Bạn thân
Chap 104 Nhật ký chuyền tay
Chap 105 Nỗi buồn hoa Phượng
Chap 106 Mong chờ
Chap 107 Hai cô bạn
Chap 108 Ngày gặp gỡ
Chap 109 Học quân sự
Chap 110 Trận bóng mở đầu
Chap 111 Gặp lại nỗi nhớ
Chap 112 Đón đưa
Chap 113 Ngày khai giảng cuối cùng
Chap 114 KPGF
Chap 115 Khóa chân
Chap 116 Kế hoạch sinh nhật
Chap 117 Gửi thiệp
Chap 118 Tiệc sinh nhật
Chap 119 Đừng để vụt mất tuổi xanh
Chap 120 Món quà vô giá
Chap 121 Khoảng lặng chiều tà
Chap 122 - 1001 Con hạc giấy
Chap 123 Trận chiến tập san (part 2)
Chap 124 Dấu yêu ơi!
Chap 125 Người tình dĩ vãng
Chap 126 Mưa lá phượng
Chap 127 Lời hẹn ngày xưa
Chap 128 Delete all
Chap 129 Hoài niệm dở dang
Chap 130 Yêu lại người yêu
Chap 131 Trang 14
Chap 132 Đọ gan
Chap 133 Hoài...
Chap 134 Những lần đầu tiên
Chap 135 Mẫn Trinh

Chap 136 Chút nhớ cuối cùng
Chap 137 Trong nắng có gì
Chap 138 Gia sư
Chap 139 Học cách quên (update 2/2/2023)
Các chap đã được tổng hợp tại đây cho ae tiện theo dõi nhé. Sẽ update thêm khi có chap mới. Cảm ơn bác @youthless đã tài trợ chương trình này!
 
Last edited:
Chap 123 Trận chiến tập san (part 2)

Hôm đó là thứ 5, ngày 13. Hên không phải thứ 6. Tôi đi bên 3 tà áo dài đến phòng họp. Vài đứa lớp khác cứ liếc liếc. Có đứa còn gườm gườm. Tôi được thể lại càng thêm tự đắc “thế giới này là của chúng mình, vệ tinh xanh bay lượn vòng quanh”.

Thương và Linh bên phải, Đông Qui bên trái, vừa đi vừa thỏ thẻ vào tai tôi :

  • V ơi, Qui mới làm bí thư, không biết tập san làm thế nào, có gì giúp đỡ Qui với nha.
  • Ủa, chứ Giang Nam không hỗ trợ gì Qui sao? Lớp Qui là Giang Nam phụ trách.
  • Qui… không thích Giang Nam.
  • Á. Hihi. Vậy thích V phải không? – Vừa nói xong tôi cảm giác cây thước trên tay Thương khẽ thúc thúc mạnh vào lưng.
  • Trời ơi. Nghĩ gì đâu không. Chỉ là thấy V dễ gần hơn thôi.
  • Ôi. Cô bạn này. Nghe tôi cà khịa, đã không giận dỗi quay lưng, lại còn chân thành bày tỏ. Tôi chợt nhớ đến Diệp hôm nào… Haiz. - Ừ. Yên tâm, giúp được gì V sẽ giúp.
Từ chủ nhật tuần trước họp bí thư toàn trường, kế hoạch làm tập san kỷ niệm ngày 20/11 đã được cô Ngọc phổ biến. Nắm hết những vấn đề xung quanh đang xảy ra. Vận dụng thêm những kinh nghiệm cũ của năm lớp 11. Thêm vào đó những ý tưởng mới, những ý tưởng khi tôi bước chân vào ngày khai giảng năm học này, tôi vốn đã muốn lớp tôi phải để lại thật nhiều những kỷ niệm đẹp trong năm nay. Và vẫn nhớ ánh nhìn kèm lời nói “lớp tao giải nhất” của thằng Phúc khi nhắc đến cuốn tập san năm xưa, tôi lại chất chứa bao kế hoạch ấp ủ.

Cuộc họp đột xuất giữa các nhà lãnh đạo cấp cao lại diễn ra sau tiếng trống tan học :

  • Năm nay chúng ta lại làm tập san. – tôi gửi thông điệp cuộc họp đến bé Phương, Ngân, Minh, Trinh. Ku Sen, Huy, Đức ở bên dưới. – Và như hội trại, năm nay chúng ta phải hướng đến giải nhất.
  • Ta nghĩ tham gia được rồi. Năm nay bài vở nhiều, không nên làm rình rang, để tập trung ôn tập. – Nhà chính trị cực hữu Hồng Phương lên tiếng.
  • Thấy bé Ngân dợm nói gì đó, tôi đưa tay ngăn ngay vì biết chắc, nó cũng sẽ ủng hộ bạn thân của nó, ủng hộ tư tưởng “cần cù bù thông minh” lao vào học miệt mài này. Tôi lên tiếng – Chả ảnh hưởng gì. Kế hoạch ta đã lên hết. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Tôi đem câu nói của bác Hồ ra đe – Việc nhiều nhưng không lớn lao gì, mỗi đứa dành ít thời gian rảnh là xong. Ta có nhiệm vụ cho tất cả đây : “Ngay ngày mai, ta sẽ thông báo trước toàn thể lớp nộp bài về làm tập san. Minh lo công tác trang trí nhé, gồm chọn bạn viết bài như Hoài Thương, Xuân Vi, Thị Bích, rồi kẻ chữ, làm mục lục. Nhà Trinh có mạng, lo phần học trò cười với tranh ảnh tuyên truyền.”
Nghỉ ngợi thêm một lúc, tôi tiếp : “Sen lo phần hối thúc các bạn nộp bài, rồi sàn lọc, chọn bài, chia các đầu bài theo các mục đã lên. Huy nhà gần cơ sở in, lo phần thiết kế bìa, in bìa, đóng tập… theo chủ đề. Đức mượn máy ảnh ku Quang rồi cùng ku Quang chụp các tấm ảnh ở các góc độ, các ngày mưa nắng, các hoạt động trong trường từ đây cho đến ngày đóng tập, xong cùng ta lựa ảnh, cho thành một chuyên mục riêng.”

  • Còn ta? – Phương với Ngân đợi mãi không nghe nhắc đến tên đồng thanh lên tiếng.
  • Cứ từ từ. Ta có công việc đặc biệt cho tụi bay đây. Đó là thay phiên nhau lên thăm bé Trang và viết về sự hồi phục của bạn cùng những gì lớp mình đã làm, sự đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa các thành viên trong lớp hướng đến Minh Trang. Mục này cũng là tên của tập san – Dấu Yêu Ơi!
  • Có thể nói cụ thể hơn không? – Bé Phương tỏ vẻ vẫn lăn tăn.
  • Đã cụ thể nhất rồi. Cứ thoải mái tưởng tượng, thích viết gì thì viết. Nói về cảm xúc, ta thấy mi với Ngân xót xa cho Minh Trang nhất, chắc chắn mục này sẽ rất hay.
  • Còn mi làm gì? – Bé Ngân hỏi.
  • Haha. Ta hả, đơn giản lắm. Viết lời ngỏ, viết lời cảm ơn, tổng hợp bài viết, hỗ trợ trang trí, hỗ trợ kẻ chữ, hỗ trợ làm bìa, đóng tập, mua giấy, mua bút, mua màu, kiểm tra tiến độ…
Một tuần thấm thoát trôi qua. Minh Trang đã dần hồi phục và công việc tập san cũng đâu ra đó. Ông bà ta vẫn thường nói “tái ông mất ngựa” nhằm chỉ một sự việc gì đó xảy ra, may mắn chưa chắc đã trọn vẹn là may mắn, còn xui xẻo lắm lúc lại không hoàn toàn là xui xẻo. Như chuyện của Minh Trang. Đằng nào cũng xảy ra rồi nên nói tới chỉ là vế sau. Ở vế sau đó, trong suốt những ngày mong ngóng từng thông tin bọn tôi đưa về cho cả lớp. Nào là sự hồi phục của cô bạn, nào là những câu chuyện trong phòng 306, nào là những con hạc chắp cánh ước mơ… Tất cả những sự việc đó giúp mối đoàn kết trong lớp tôi ngày càng bền chặt hơn thật nhiều.

Mỗi buổi sáng sớm, khi những hạt mưa vẫn rả rích không thôi bên dưới mấy tán bàng dần trơ lá. Hoặc một ngày hiếm hoi ánh nắng nhợt nhạt xuyên qua ô cửa gọi tôi thức dậy. Khoác lên mình chiếc sơ mi trắng, đeo thêm ba lô bạc màu sau lưng, tót lên con ngựa sắt đầy tình cảm, tâm hồn tôi âm thầm gảy một khúc hoan ca réo rắt trong lồng ngực căng ắp những vui tươi.

Lúc đó, đối với không chỉ cá nhân tôi mà còn cả lũ bạn, những ngày rong ruổi trên con đường xa xăm đến lớp, những bước chân thoải mái bước đến cổng trường, những trận bóng giao lưu quyết liệt với tụi lớp khác, những trận game kinh điển chưa bao giờ thất bại… Tất cả khiến những ngày tháng ấy như bức tranh ký ức tuyệt đẹp mà bọn tôi may mắn được thành một nét mực chấm phá bên trong.

Một ánh trăng tròn vành vạnh trên góc phải, một dòng sông cuộn sóng bên dưới, một chiếc đò và mái chèo hiên ngang. Dấu Yêu Ơi! Tôi cầm cuốn tập san đã được hoàn thiện tỉ mỉ và kiểm tra đi kiểm tra lại suốt đêm qua tiến đến phòng hội đồng.

  • Sao lần này làm tập san không thấy Thương hỏi V gì hết vậy?
  • “Công thức” làm V đưa Thương năm ngoái Thương còn giữ, nên Thương làm theo y như vậy luôn.
  • Không có trục trặc gì sao?
  • Lớp Thương năm nay dễ thương hơn năm ngoái.
  • Nếu V học lớp Thương, chắc V sẽ “dễ thương” ngay năm lớp 10.
  • Thì V “dễ thương” thật mà.
  • Thật chứ?
  • Thật.
  • Tôi ra vẻ đăm chiêu – Nhớ ai đó nói “con gái nói ghét là yêu, con gái nói yêu là ghét…”
  • Đâu phải lúc nào cũng vậy.
  • Nhưng chắc gì lúc này không phải vậy?
  • Ông bữa nay mồm năm miệng mười ghê ha, tui không nói chuyện với ông nữa.
  • Kìa…
Tôi đuổi theo khi thấy Thương đi nhanh hơn, vô tình va phải Đông Qui từ trong lớp bước ra làm rơi cuốn tập san lớp C12 xuống đất.

  • V xin lỗi, xin lỗi. – Tôi nhanh tay nhặt lên tiện thể giở xem vài trang vì tò mò.
  • Không sao đâu V, V cũng đi nộp tập san hả.
  • Ừ. Ngọn hải đăng - tên hay nhỉ. Năm nay có vẻ đầu tư hơn cả năm ngoái.
  • Phúc lo đó V. Qui mới làm có biết gì đâu, may Phúc lớp trưởng lo hết. Hihi.
Tôi nhíu mày nghĩ ngợi “gay go đây, gay go đây. Nhưng cũng chả sao, đối thủ càng mạnh, ta càng thích.” Xong cười lớn như thằng tâm thần. Ghê thật.

Đó là một ngày đầu tuần đầy hứng khởi. Còn thứ năm mới đến ngày nhà giáo. Lại đến thứ hai tuần sau mới công bố giải trước cờ. Trên đường nộp tập san về, tôi lại gặp thằng Trọng cà kê :

  • Đá bóng tiếp chứ bạn.
  • Đam mê mà, thứ hai, học thể dục xong nhé.
  • Ok. Như cũ nhé.
Tôi gật đầu rồi về lớp. Tụi A6 này đúng là “lì” thật. Giao lưu với lớp tôi thua trắng 3 trận, tiền chung độ cũng ngót ngét hơn trăm rồi mà vẫn không chịu kiếm đối thủ ngang tầm hơn.

Chiều hôm đó, sau giờ thể dục, đội bóng tập họp lại xung quanh tôi như mọi khi :

  • Lần này anh em đá chắc bóng, tập trung chuyền cho ku Nhân. Ku Danh hạn chế va chạm. – Tôi nói mà cảm giác như hôm nay sẽ có điều gì đó, có điều không nắm bắt được cụ thể đó là điều gì.
Phía bên kia, tụi A6 cũng đã vào sân. Thằng Trọng tiến lại tôi lên kèo :

  • Hôm nay đá trận đi, không đá trái nữa.
  • Đá trận? Trận bao nhiêu?
  • 200k.
  • Tôi hơi bối rối. Trong bóng đá thắng thua vốn còn phụ thuộc vào may mắn. Đôi khi gặp ngày vận đen theo đuổi, xà ngang cột dọc cũng là đối thủ khó nhằn. Nhưng điều đó chưa đáng lo bằng tính chất trận đấu. Nếu kèo độ tăng, sự quyết liệt cũng sẽ tăng theo. Sự quyết liệt tăng, máu nóng dồn lên, tương lai kết cuộc thật khó đoán. Nhưng từ chối cũng không đặng, tôi đưa ngón tay ra hiệu “OK” rồi quay về phần sân nhà.
Trận đấu hôm đó diễn ra đúng những gì tôi linh tính. Độ quyết liệt và máu lửa thì khỏi phải nói. Mấy đứa lớp tôi vốn không biết kèo độ bao nhiêu nên vẫn đá như bình thường, nhưng đội bạn vô chân ghê quá thành ra chơi theo kiểu ăn miếng trả miếng. Và đỉnh điểm đến vào lúc cuối trận với pha dốc bóng leo biên của thằng Tâm A6. Kỹ thuật và thể hình nó vốn mỏng manh nên xử lý bóng hơi dài, tôi đang theo thằng Lĩnh, thấy pha dài bóng này liền quay lại phá lên, ai dè nó không những không né mà còn cố lao lên chắn bóng. Xui rủi thay, cú phá bóng cực mạnh của tôi trúng vào chân trái của nó, làm bật chân trái ra ngay ở trên không, và khi tiếp đất chỉ có một mình chân phải với tư thế không hề sẵn sàng. Một tiếng “rắc” khô khốc vang lên. Nó nằm sóng soãi trên mặt cát mặt tái nhợt. Không một tiếng hét. Cầu thủ hai bên chạy lại nhưng chỉ một mình tôi hiểu điều gì đang xảy ra. Chân phải nó vừa gãy.

Vội vã kêu gọi mấy đứa gọi xe cấp cứu và giữ không để đứa khác chạm vào kéo nó đứng lên, tụi A6, đặc biệt là thằng Lĩnh vẫn cố ý lao đến tôi muốn ăn thua đủ mặc cho thằng Trọng đưa tay kéo lại. Đánh giá tình hình một chút, tôi quay lại hét vào mặt thằng Lĩnh : “Mày muốn đọ gan hay đọ sức thì để sau, bây giờ chở thằng Tâm đi cấp cứu đã. Tao vẫn ở đây chứ chả ngán mày đâu!”

Và ngày hôm đó kết thúc với giấc ngủ đầy ám ảnh của tiếng “rắc” kinh hoàng đó trong tôi. Dù thật sự tôi không hề va chạm với thằng Tâm, nhưng sự việc diễn ra hôm nay làm chân nó bắt vít là do tôi gián tiếp gây ra. Lớp 12 rồi. Liệu tôi đang đúng hay sai? Liệu tôi đã từ bỏ được tính háo thắng hơn thua chưa, hay vẫn là thằng V của ngày xưa cũ? Và liệu rằng, tôi có cảm tính và bộc phát như Thương nói?

Càng suy nghĩ nhiều càng bế tắc. Tôi miên man vào giấc ngủ không mộng mị lúc nào chả biết. Chỉ biết pha bóng hôm đó, mãi về sau này, vẫn là một cái gì đó khiến lối chơi đầy sức mạnh và lăn xả của tôi thay đổi hoàn toàn. Không còn nhưng pha xoạc bóng đầy ăn thua, không còn những lần so vai để đối thủ rớt lại phía sau, cũng không còn thằng V với lối cho lăn xả máu lửa nữa. Tỉnh táo hơn, lạnh lùng hơn, và cũng dễ dàng chấp nhận khi bị đối thủ qua mặt hơn.
 
Chap 124 Dấu yêu ơi!

Năm đó lớp tôi lại bán hoa. Và tôi vẫn là một nhà kêu gọi cũng như tài trợ chính cho những “sự kiện bên lề” này. Chỉ khác đi nhiều khi Diệp cũng tham gia vào đội ngũ đó, thành ra tôi rất hạn chế đến, dù chỉ là ủng hộ tinh thần cho chị em.

Đôi lúc tôi ngại phải đối diện với nụ cười lúc buồn lúc vui khó hiểu đó. Đôi lúc tôi lại cảm giác rằng khi gần Diệp, sâu thẳm trong tôi vẫn gợn lên những hoài niệm dù thật khó miêu tả nó cụ thể là gì.

Chuyện thằng Tâm gãy chân với chiếc nạng cà nhắc đến lớp khiến tôi áy náy khôn nguôi. Và sự áy náy này thôi thúc tôi qua bên A6 để hỏi thăm nó, dù hai lần tôi qua, nó chẳng mảy may trả lời những câu hỏi thăm tôi dành cho.

Khi làm việc đó, tôi nhận ra rằng mấy đứa A6 dường như mặc định tại tôi mà thằng Tâm bị như thế. Thật ra mà nói, đúng là tại sự tác động của tôi thật. Nhưng chúng ta không thể trách một cục đá khi vô tình vấp phải nó. Sự hiện diện của nó vốn ở đó từ trước. Còn sự tác động của chúng ta vốn do chúng ta hoàn toàn chủ động. Như pha bóng đó, nhiệm vụ của một hậu vệ như tôi là phá bóng lên trên hoặc ra biên. Còn việc thằng Tâm ham bóng lao lên để rồi bóng bật vào chân là hoàn toàn bình thường. Có chăng nó xui quá nên tiếp đất không đúng tư thế, và…

Tôi hỏi thăm vì những áy náy khi vô tình làm đối thủ bị thương. Việc đó hoàn toàn không bao gồm ăn năn cộng với hối lỗi. Bởi cơ bản, tôi cảm thấy mình không hề có lỗi. Đó là góc nhìn của tôi. Và đó cũng là góc nhìn của cả lớp tôi. Từ tụi bạn thân cho đến cánh chị em. Còn góc nhìn của A6 lại ngược lại. Để rồi, như năm ngoái, chỗ bán hoa lại có chuyện.

Gốc gác cũng tại bé Diệu Hiền mà ra. Quả thực cái tên là sự bổ sung rất lớn cho tính cách của nó, vì nếu không có cái tên đó, nhìn từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, không biết nên dùng từ “diệu hiền” chỗ nào cho phải phép.

Không hiểu nguyên nhân bắt đầu từ đâu. Chỉ biết khi nghe Thảo múp kể lại rằng lớp tôi và A6 bán hoa cạnh nhau. Ban đầu hai bên cũng chả xích mích gì vì hàng xóm cũng hai năm rồi. Nhưng đến tối ngày 19, bé Hiền bỗng nhiên to tiếng với con bé nào đó bên A6 rồi cãi vả. Nội dung ngôn ngữ được “ban biên tập” hai bên sử dụng với câu từ rất phong phú, đa dạng, nhưng tựu trung lại, đều xoay quanh vấn đề “tự hào bản sắc lớp ta”. Nào là “lớp mi đá bóng thua độ lớp ta liên tục mà không biết nhục”, “lớp mi xếp hạng thi đua toàn cuối bảng”, “lớp mi chơi game cũng chưa một trận thắng”…

Và điệp khúc lớp mi lớp ta đó bắt đầu lan tỏa ra mấy đứa khác. Để rồi cuối cùng hai bên tay ba tay năm xông vào đấu khẩu loạn cả một góc đường.

Hôm đó tôi không ở đó nên không biết lí do câu chuyện kết thúc. Có lẽ do mỏi miệng cũng nên. Chỉ biết sáng thứ năm, ngày 20/11, tụi A6 dẫn nguyên băng qua ngay cửa lớp gọi to tên tôi ra.

Thật sự mà nói, cả lớp A6 tôi chả ngán thằng nào. Phần vì toàn bạn bè với nhau cả. Từ cấp hai đến giờ rồi. Phần nữa bên A6 nhìn chung không có thằng nào du côn nông thôn hay hổ báo trường mẫu giáo. Vậy nên tôi bình tĩnh đi ra dù thấy mọi chuyện có chút bất ổn. Đến cửa lớp, thằng Tâm với cái chân gãy nhìn tôi bực dọc :

  • Đá bóng ăn thua là giải trí, sao đi bêu rếu tùm lum vậy mi?
Hơi bất ngờ với câu hỏi này. Vì tình vốn ngay nhưng lý rõ ràng cần thời gian nhiều để giải thích, chưa kịp mở miệng, lao đâu ra từ phía sau, thằng Lĩnh nhảy tới giáng thẳng cú đấm thật lực vào mặt tôi. Phản xạ cá nhân giúp tôi nhanh chóng cúi đầu xuống nhưng vẫn ăn nguyên cú đấm đau điếng vào đỉnh đầu. Máu nóng đã lên tới não, nhưng chưa kịp ngẩn mặt lên, nghe hơi gió rít ghê rợn và nhìn thấy trường túc của đối phương vẫn đang thế tấn, tôi giơ hai tay lên che trọn vùng đầu, vừa may đỡ được cú đấm trái tay thứ hai.

Kịp định hình mọi thứ khi quan sát được đối thủ, nhắm lúc nó bất chấp lao tới ra đòn, tôi vút ngay cú đạp thẳng gót vào vùng chấn thủy. Lực ra chân của tôi kèm lực lao đến như mãnh thú cùng thân hình to chắc của nó khiến nó bật ra và quằn quại nằm ôm bụng dưới đất. Đằng sau lưng, sau vài giây bất ngờ, mấy đứa lớp tôi như ku Danh, ku Đông, ku Mạnh cũng định lao vào choảng nó thêm. Thấy vậy, tụi A6 cũng lao vô theo. Tôi đứng ngay giữa ra tiếng hét thật to ghìm hai bên lại, rồi tranh thủ giây phút hiếm hoi này lôi mấy đứa vào lớp.

Xong hai tiết học, tiếng trống vang lên khiến bầu ngực tôi căng đến ngẹt thở. Chắc chắn mấy đứa A6 hiểu lầm tôi. Nhưng đó là chuyện nhỏ, từ từ giải thích được. Chỉ e ngại thằng Lĩnh. Nghe đâu anh nó là giang hồ máu mặt ở chợ Cẩm Lệ. Nhận đòn đau vừa rồi trước mặt tụi bạn. Đặc biệt khi gục xuống với một cú đá, chắc chắn nó sẽ cay lắm và tìm cách báo thù. Nhà nó lại gần trường. Kèo này tôi ở thế hạ phong toàn diện.

Nghĩ tới nghĩ lui, tôi để nguyên ba lô cặp vở nhờ ku Danh xếp giùm, chạy nhanh qua gọi giật thằng Trọng :

  • Sao thằng Lĩnh lại vào trường vậy?
  • Ta cũng không biết, nhưng cũng tại lớp mi thôi. Anh em đá bóng với nhau, đi kể cho tụi con gái làm gì?
  • Kể gì. Hai lớp đá, tụi con gái đứng xem đầy bên ngoài, cần gì phải kể?
  • Xem thì xem, sao tụi nó biết hai bên độ.
  • Ơ. Thế lúc mi cầm tiền đưa ta không ai thấy à?
  • Tụi nó biết ta đưa tiền làm gì?
Mệt mỏi với lý do của nó, có nói thêm cũng chẳng nhờ vả được gì, tôi qua luôn C12 nhờ Phượng chở giúp Thương về, xong qua B10 nói Thương có việc bận, rồi về lại lớp.

Chuyện này tôi cũng chẳng muốn dính dáng gì tới nhóm bạn tôi, đặc biệt là ku Danh. Năm nay nó dự định thi công an theo ngành ba nó nên học hành ghê lắm. Lơ tơ mơ dính cái hạnh kiểm khá lại đi toi định hướng thằng bạn.

Nghĩ tới nghĩ lui, tôi cột chặt ba lô vào người rồi đi cẩn thận ra hướng cổng. Lúc đó trong đầu tôi tồn tại những suy nghĩ khá chủ quan, kiểu như va chạm với xã hội là điều rất chi bình thường. Con người ta ăn vài cú đấm, vài cú đá, cùng lắm đau dăm ba ngày sẽ hết. Hơn nữa, nếu gặp đối thủ đông và mạnh, sẵn đôi chân tốc độ này cứ thế mà chạy, ngại gì sức khỏe mấy thằng cô hồn. Nếu xét riêng về đua tốc độ với đội chân, tôi tự tin trong trường không có mấy đối thủ.

Bạn sẽ luôn mệt mỏi nếu tâm thế luôn trong trạng thái cảnh giác cao độ. Và sẽ càng mệt mỏi hơn nữa nếu cái bạn cảnh giác cứ mãi nằm trong bóng tối, không biết khi nào nó sẽ xồ ra vồ lấy mình. Tôi dáo dát quan sát thật kỹ. Chả thấy có gì bất thường nên vô nhà xe lấy xe đạp thẳng một mạch về nhà.

Trưa đó nằm gác tay lên trán suy nghĩ về chuyện lúc sáng, đầu óc tôi cứ mông lung tìm cách giải quyết ổn thỏa chuyện này. Vì nếu không giải quyết, một ngày nào đó, khi tôi lơ là, chắc chắn sẽ bị chặn xe và lãnh trọn đòn thù. Nếu đi một mình thì khả dĩ có thể xoay sở được. Còn nếu đang chở Thương, chắc chỉ còn biết chịu trận.

Chẳng thà tôi nằm bẹp dí ở đó cho Thương gọi cấp cứu chứ không thể nào để em lại rồi “tốc biến” thoát thân. Không thể để chuyện đó xảy ra được. Nhưng làm thế nào để nó không xảy ra? Tôi lại đi lần đến đầu mối của vấn đề.

Có lẽ tất cả những điều này bắt nguồn từ việc tôi chọc tức nó ở trận banh hôm nào. Rồi những trận thua liên tiếp của đội nó khiến nó bắt đầu dồn nén. Đến lúc thằng Tâm bị gãy chân nó đã muốn lao vào ăn thua đủ, nhưng nghe bị mấy đứa cản lại với cả lo cho thằng Tâm đi cấp cứu nên gác lại. Cho đến hôm qua, thông tấn xã bán hoa đã vô tình nhỏ thêm giọt nước cuối cùng làm tràn chiếc ly vốn đã bão hòa về mật độ nước, khiến nó tràn ra, vỡ òa…

Phải xử lý chuyện này riêng với nó. Tới đâu thì tới, tôi quyết định lấy xe ra đi qua nhà thằng Trọng, nhờ thằng Trọng chỉ nhà thằng Lĩnh. Sau đó tôi đạp thẳng tới nhà nó.

Lúc đó tầm hơn hai giờ chiều. Nhìn thấy căn nhà cấp bốn lợp tôn đã cũ, mái tôn vài chỗ thủng nước nhỏ từng giọt trước hiên, tường vôi loang lỗ những mảnh vỡ và phai màu của lớp vôi cũ kèm lớp sơn chống thấm đã hết đát. Cánh cổng sắt bị rỉ gãy chắp vá vài cây gỗ. Nhìn vào bên trong, giữa nhà là phòng khách, tạm gọi như vậy đi, với một tấm nệm đặt ở giữa, ngay phía trước cái tivi chắc đâu đó của thập niên 80 do Đài Loan sản xuất.

Thấy nó đang nằm ngủ ngon lành, tôi dựng chiếc xe đạp ngay sát cổng, lòng thầm chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra rồi lên tiếng gọi :

  • Lĩnh, dậy đi.
  • Thấy nó vẫn chưa tỉnh tôi lớn tiếng gọi tiếp : Lĩnh, dậy!
Cu cậu khẽ giật mình loay hoay mắt nhắm mắt mở nhìn ra hướng cửa rồi bỗng bật dậy trợn tròn xoe mắt dáo dát nhìn quanh quất.

  • Tao, V đây. Tao đi một mình, khỏi lo!
  • Nó không trả lời, vẫn nhìn chăm chú với ánh mắt dò xét. Được một lúc, như đã dần chắc chắn chỉ có mình tôi, nó lên tiếng : Mày tới đây làm gì?
  • Thấy phản ứng của nó nằm trong dự tính, tôi trả lời ngay : Tao tới gặp mày nói chuyện!
  • Tao còn chưa đi tìm mày tự vác xác tới à, ngon nhỉ.
  • Ừ. Không ngon tao đã chẳng ở đây. Mày khỏi phải tìm, ra đây, muốn gì thì giải quyết cho gọn. Nhưng tao nghĩ có chút hiểu lầm.
Nghe chất giọng tôi đanh thép. Lại không có ý muốn tìm nó “thanh toán”, để nguyên mình trần, nó bước ra mở cổng :

  • Mày thích gì nói đi?
  • Đánh giá qua ánh mắt, điệu bộ, thấy nó là thằng chịu lắng nghe, tôi lên tiếng ôn tồn : Mày ghét tao từ hồi đá bóng, nhưng bóng đá thôi, không va chạm, không tiểu xảo sao được? Mày hay đi đá cho Quận, cho Phường, bản thân mày có vậy không? Thể thao đam mê giải trí, xong trận thì thì thôi, hăm he nhau làm gì?
  • Nó dường như hơi thấm lý nhưng vẫn không chịu thỏa hiệp – Tụi mày toàn đàn bà cả. Nếu đá bóng xong thôi thì thôi đi, kể tới kể lui với bọn con gái làm gì cho um sùm cả lên? Tao cực ghét kiểu này…
  • Tao biết ngay tụi mày hiểu lầm chỗ này. Riêng về chuyện cãi nhau của bọn con gái, tụi tao không hề biết. Chơi lâu hiểu tính, cứ hỏi thằng Trọng tao chơi thế nào. Chuyện lúc sáng cũng ăn miếng trả miếng, không bên nào lỗ. Mày là thằng hiểu chuyện nên tao nói vậy thôi. Còn lại, có gì cứ gặp tao ở sân bóng!
Xong câu nói tôi đạp thẳng về nhà. Nó còn đứng tựa cổng trông theo với không ít ngạc nhiên khi kẻ nó muốn tìm lại đột ngột đến tìm nó.

Thật sự mà nói, tôi không dám chắc chắn rằng mọi chuyện đã giải quyết ổn thỏa chưa. Chỉ chắc chắn, qua đoạn nói chuyện vừa rồi, với cá tính của nó, nếu vẫn chưa thông, nó sẽ gặp tôi và hai đứa xử lý đoạn sau câu chuyện ở sân banh. Yên tâm rằng tôi sẽ không bị chặn xe lại khi đang chở Thương trên đường về.

Chiều hôm đó theo lời hẹn với lớp lúc sáng. Tôi tập trung cả tất cả tại chỗ bán hoa rồi bắt đầu lịch trình đi thăm thầy cô như mọi năm. Lúc đến nhà cô Thanh tổ trưởng tổ văn ( dạy lớp tôi và C12 ), thấy mấy đứa C12 đi ra với vẻ mặt buồn bã. Thêm cả thằng Phúc đi sau khuôn mặt như đưa đám, tôi lờ mờ hiểu được nguyên do. Bước vào chào cô rồi ổn định vị trí lớp đâu đó, tôi bắt đầu dẫn dắt câu chuyện :

  • Năm nay chúng ta lại đến thăm cô và may mắn gặp đúng lúc cô rảnh rỗi có thể ngồi nói chuyện, vậy nên đề nghị bạn Ngân đại diện lớp hát một bài tặng cô như mọi khi. Lưu ý đừng “một con đò sang ngang…” nữa nhé.
Hơi bối rối nhưng Ngân tiền vẫn đứng dậy và hát trọn vẹn “một đóa hồng em dành tặng cô…” Sau đó đến ku Sen, rồi bé Vi. Nói chuyện vui vẻ được một chút cô bắt đầu hỏi về Minh Trang với cả lớp. Không khí bất giác hơi trầm lắng. Nhưng với sự hồi phục mỗi ngày và rất đều đặn của Trang, bác sĩ bảo khoảng năm ngày nữa đã có thể xuất viện, kết thúc hơn một tháng ăn cháo từ thiện ở đây. Tôi bắt ngay thời cơ lên tiếng :

  • Minh Trang là đại diện cho tình bạn của lớp em đấy ạ. Nó được gói gọn trong ba chữ thôi “Dấu yêu ơi!”. Chắc cô đọc tập san của tụi em rồi ạ?
  • Ừ, cô đọc rồi…
  • Không đợi cô nói hết lời, tôi hấp tấp chen ngang : Dạ vậy đã chấm giải hết rồi phải không ạ?
  • Ừ. Đã chấm rồi, A4 giải nhất.
Thấy cô vừa nói vừa nở một nụ cười thật hiền, tôi như sống lại cảm giác giải nhất hội trại năm nào. Tuy nếu xét nhiều khía cạnh, giải thưởng này vốn không thể sánh bằng, nhưng ở đây nó lại có một ý nghĩa rất khác, đó là sự lật đổ, lật đổ ngôi vinh quang được thống trị suốt hai năm qua của lớp chuyên văn C12 luôn giành giải nhất về chuyên mục này. Chứng tỏ rằng một khi bản thân tôi đặt ra mục tiêu và hết mình thực hiện nó, ý chí cùng với bản lĩnh này đủ sức để đạt đến tầm cao đó.

Rồi như nhìn thấu những xúc cảm mãnh liệt đang reo vui trong ngực tôi, cô từ tốn giải thích thêm :

  • Thật ra về chất lượng bài viết, bên lớp C12 vẫn nhỉnh hơn. Nhưng lớp em có khả năng sáng tạo rất cao với nhiều mục mới, không theo lối mòn. Đặc biệt mục “Dấu yêu ơi” viết về Minh Trang của Phương và Ngân, mục này thật sự rất hay và ý nghĩa.
Cả lớp biết giành được giải nhất cũng vui mừng reo hò. Tâm sự vui vẻ với cô thêm chút rồi “nhường” cô lại cho lớp khác. Dắt xe ra khỏi cổng, chở Trinh phía sau, tôi lại nhớ đến ánh nhìn cùng sự tự kiêu của thằng Phúc năm ngoái. Rồi chợt nhớ đến câu chuyện lúc sáng cũng bắt đầu bằng chút hơn thua tôi tạo ra trên sân bóng hôm nọ. Nhìn chung, nếu bạn gieo đi một hạt giống tốt, nó sẻ nảy mầm và mang lại cho bạn những quả ngọt nếu bạn dày công chăm sóc, nuôi dưỡng. Còn nếu ngược lại… Nếu ngược lại, niềm đau sẽ tìm đến bạn, chỉ có là sớm hay muộn hay thật đúng lúc mà thôi.
 
Chap 124 Dấu yêu ơi!

Năm đó lớp tôi lại bán hoa. Và tôi vẫn là một nhà kêu gọi cũng như tài trợ chính cho những “sự kiện bên lề” này. Chỉ khác đi nhiều khi Diệp cũng tham gia vào đội ngũ đó, thành ra tôi rất hạn chế đến, dù chỉ là ủng hộ tinh thần cho chị em.

Đôi lúc tôi ngại phải đối diện với nụ cười lúc buồn lúc vui khó hiểu đó. Đôi lúc tôi lại cảm giác rằng khi gần Diệp, sâu thẳm trong tôi vẫn gợn lên những hoài niệm dù thật khó miêu tả nó cụ thể là gì.

Chuyện thằng Tâm gãy chân với chiếc nạng cà nhắc đến lớp khiến tôi áy náy khôn nguôi. Và sự áy náy này thôi thúc tôi qua bên A6 để hỏi thăm nó, dù hai lần tôi qua, nó chẳng mảy may trả lời những câu hỏi thăm tôi dành cho.

Khi làm việc đó, tôi nhận ra rằng mấy đứa A6 dường như mặc định tại tôi mà thằng Tâm bị như thế. Thật ra mà nói, đúng là tại sự tác động của tôi thật. Nhưng chúng ta không thể trách một cục đá khi vô tình vấp phải nó. Sự hiện diện của nó vốn ở đó từ trước. Còn sự tác động của chúng ta vốn do chúng ta hoàn toàn chủ động. Như pha bóng đó, nhiệm vụ của một hậu vệ như tôi là phá bóng lên trên hoặc ra biên. Còn việc thằng Tâm ham bóng lao lên để rồi bóng bật vào chân là hoàn toàn bình thường. Có chăng nó xui quá nên tiếp đất không đúng tư thế, và…

Tôi hỏi thăm vì những áy náy khi vô tình làm đối thủ bị thương. Việc đó hoàn toàn không bao gồm ăn năn cộng với hối lỗi. Bởi cơ bản, tôi cảm thấy mình không hề có lỗi. Đó là góc nhìn của tôi. Và đó cũng là góc nhìn của cả lớp tôi. Từ tụi bạn thân cho đến cánh chị em. Còn góc nhìn của A6 lại ngược lại. Để rồi, như năm ngoái, chỗ bán hoa lại có chuyện.

Gốc gác cũng tại bé Diệu Hiền mà ra. Quả thực cái tên là sự bổ sung rất lớn cho tính cách của nó, vì nếu không có cái tên đó, nhìn từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, không biết nên dùng từ “diệu hiền” chỗ nào cho phải phép.

Không hiểu nguyên nhân bắt đầu từ đâu. Chỉ biết khi nghe Thảo múp kể lại rằng lớp tôi và A6 bán hoa cạnh nhau. Ban đầu hai bên cũng chả xích mích gì vì hàng xóm cũng hai năm rồi. Nhưng đến tối ngày 19, bé Hiền bỗng nhiên to tiếng với con bé nào đó bên A6 rồi cãi vả. Nội dung ngôn ngữ được “ban biên tập” hai bên sử dụng với câu từ rất phong phú, đa dạng, nhưng tựu trung lại, đều xoay quanh vấn đề “tự hào bản sắc lớp ta”. Nào là “lớp mi đá bóng thua độ lớp ta liên tục mà không biết nhục”, “lớp mi xếp hạng thi đua toàn cuối bảng”, “lớp mi chơi game cũng chưa một trận thắng”…

Và điệp khúc lớp mi lớp ta đó bắt đầu lan tỏa ra mấy đứa khác. Để rồi cuối cùng hai bên tay ba tay năm xông vào đấu khẩu loạn cả một góc đường.

Hôm đó tôi không ở đó nên không biết lí do câu chuyện kết thúc. Có lẽ do mỏi miệng cũng nên. Chỉ biết sáng thứ năm, ngày 20/11, tụi A6 dẫn nguyên băng qua ngay cửa lớp gọi to tên tôi ra.

Thật sự mà nói, cả lớp A6 tôi chả ngán thằng nào. Phần vì toàn bạn bè với nhau cả. Từ cấp hai đến giờ rồi. Phần nữa bên A6 nhìn chung không có thằng nào du côn nông thôn hay hổ báo trường mẫu giáo. Vậy nên tôi bình tĩnh đi ra dù thấy mọi chuyện có chút bất ổn. Đến cửa lớp, thằng Tâm với cái chân gãy nhìn tôi bực dọc :

  • Đá bóng ăn thua là giải trí, sao đi bêu rếu tùm lum vậy mi?
Hơi bất ngờ với câu hỏi này. Vì tình vốn ngay nhưng lý rõ ràng cần thời gian nhiều để giải thích, chưa kịp mở miệng, lao đâu ra từ phía sau, thằng Lĩnh nhảy tới giáng thẳng cú đấm thật lực vào mặt tôi. Phản xạ cá nhân giúp tôi nhanh chóng cúi đầu xuống nhưng vẫn ăn nguyên cú đấm đau điếng vào đỉnh đầu. Máu nóng đã lên tới não, nhưng chưa kịp ngẩn mặt lên, nghe hơi gió rít ghê rợn và nhìn thấy trường túc của đối phương vẫn đang thế tấn, tôi giơ hai tay lên che trọn vùng đầu, vừa may đỡ được cú đấm trái tay thứ hai.

Kịp định hình mọi thứ khi quan sát được đối thủ, nhắm lúc nó bất chấp lao tới ra đòn, tôi vút ngay cú đạp thẳng gót vào vùng chấn thủy. Lực ra chân của tôi kèm lực lao đến như mãnh thú cùng thân hình to chắc của nó khiến nó bật ra và quằn quại nằm ôm bụng dưới đất. Đằng sau lưng, sau vài giây bất ngờ, mấy đứa lớp tôi như ku Danh, ku Đông, ku Mạnh cũng định lao vào choảng nó thêm. Thấy vậy, tụi A6 cũng lao vô theo. Tôi đứng ngay giữa ra tiếng hét thật to ghìm hai bên lại, rồi tranh thủ giây phút hiếm hoi này lôi mấy đứa vào lớp.

Xong hai tiết học, tiếng trống vang lên khiến bầu ngực tôi căng đến ngẹt thở. Chắc chắn mấy đứa A6 hiểu lầm tôi. Nhưng đó là chuyện nhỏ, từ từ giải thích được. Chỉ e ngại thằng Lĩnh. Nghe đâu anh nó là giang hồ máu mặt ở chợ Cẩm Lệ. Nhận đòn đau vừa rồi trước mặt tụi bạn. Đặc biệt khi gục xuống với một cú đá, chắc chắn nó sẽ cay lắm và tìm cách báo thù. Nhà nó lại gần trường. Kèo này tôi ở thế hạ phong toàn diện.

Nghĩ tới nghĩ lui, tôi để nguyên ba lô cặp vở nhờ ku Danh xếp giùm, chạy nhanh qua gọi giật thằng Trọng :

  • Sao thằng Lĩnh lại vào trường vậy?
  • Ta cũng không biết, nhưng cũng tại lớp mi thôi. Anh em đá bóng với nhau, đi kể cho tụi con gái làm gì?
  • Kể gì. Hai lớp đá, tụi con gái đứng xem đầy bên ngoài, cần gì phải kể?
  • Xem thì xem, sao tụi nó biết hai bên độ.
  • Ơ. Thế lúc mi cầm tiền đưa ta không ai thấy à?
  • Tụi nó biết ta đưa tiền làm gì?
Mệt mỏi với lý do của nó, có nói thêm cũng chẳng nhờ vả được gì, tôi qua luôn C12 nhờ Phượng chở giúp Thương về, xong qua B10 nói Thương có việc bận, rồi về lại lớp.

Chuyện này tôi cũng chẳng muốn dính dáng gì tới nhóm bạn tôi, đặc biệt là ku Danh. Năm nay nó dự định thi công an theo ngành ba nó nên học hành ghê lắm. Lơ tơ mơ dính cái hạnh kiểm khá lại đi toi định hướng thằng bạn.

Nghĩ tới nghĩ lui, tôi cột chặt ba lô vào người rồi đi cẩn thận ra hướng cổng. Lúc đó trong đầu tôi tồn tại những suy nghĩ khá chủ quan, kiểu như va chạm với xã hội là điều rất chi bình thường. Con người ta ăn vài cú đấm, vài cú đá, cùng lắm đau dăm ba ngày sẽ hết. Hơn nữa, nếu gặp đối thủ đông và mạnh, sẵn đôi chân tốc độ này cứ thế mà chạy, ngại gì sức khỏe mấy thằng cô hồn. Nếu xét riêng về đua tốc độ với đội chân, tôi tự tin trong trường không có mấy đối thủ.

Bạn sẽ luôn mệt mỏi nếu tâm thế luôn trong trạng thái cảnh giác cao độ. Và sẽ càng mệt mỏi hơn nữa nếu cái bạn cảnh giác cứ mãi nằm trong bóng tối, không biết khi nào nó sẽ xồ ra vồ lấy mình. Tôi dáo dát quan sát thật kỹ. Chả thấy có gì bất thường nên vô nhà xe lấy xe đạp thẳng một mạch về nhà.

Trưa đó nằm gác tay lên trán suy nghĩ về chuyện lúc sáng, đầu óc tôi cứ mông lung tìm cách giải quyết ổn thỏa chuyện này. Vì nếu không giải quyết, một ngày nào đó, khi tôi lơ là, chắc chắn sẽ bị chặn xe và lãnh trọn đòn thù. Nếu đi một mình thì khả dĩ có thể xoay sở được. Còn nếu đang chở Thương, chắc chỉ còn biết chịu trận.

Chẳng thà tôi nằm bẹp dí ở đó cho Thương gọi cấp cứu chứ không thể nào để em lại rồi “tốc biến” thoát thân. Không thể để chuyện đó xảy ra được. Nhưng làm thế nào để nó không xảy ra? Tôi lại đi lần đến đầu mối của vấn đề.

Có lẽ tất cả những điều này bắt nguồn từ việc tôi chọc tức nó ở trận banh hôm nào. Rồi những trận thua liên tiếp của đội nó khiến nó bắt đầu dồn nén. Đến lúc thằng Tâm bị gãy chân nó đã muốn lao vào ăn thua đủ, nhưng nghe bị mấy đứa cản lại với cả lo cho thằng Tâm đi cấp cứu nên gác lại. Cho đến hôm qua, thông tấn xã bán hoa đã vô tình nhỏ thêm giọt nước cuối cùng làm tràn chiếc ly vốn đã bão hòa về mật độ nước, khiến nó tràn ra, vỡ òa…

Phải xử lý chuyện này riêng với nó. Tới đâu thì tới, tôi quyết định lấy xe ra đi qua nhà thằng Trọng, nhờ thằng Trọng chỉ nhà thằng Lĩnh. Sau đó tôi đạp thẳng tới nhà nó.

Lúc đó tầm hơn hai giờ chiều. Nhìn thấy căn nhà cấp bốn lợp tôn đã cũ, mái tôn vài chỗ thủng nước nhỏ từng giọt trước hiên, tường vôi loang lỗ những mảnh vỡ và phai màu của lớp vôi cũ kèm lớp sơn chống thấm đã hết đát. Cánh cổng sắt bị rỉ gãy chắp vá vài cây gỗ. Nhìn vào bên trong, giữa nhà là phòng khách, tạm gọi như vậy đi, với một tấm nệm đặt ở giữa, ngay phía trước cái tivi chắc đâu đó của thập niên 80 do Đài Loan sản xuất.

Thấy nó đang nằm ngủ ngon lành, tôi dựng chiếc xe đạp ngay sát cổng, lòng thầm chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra rồi lên tiếng gọi :

  • Lĩnh, dậy đi.
  • Thấy nó vẫn chưa tỉnh tôi lớn tiếng gọi tiếp : Lĩnh, dậy!
Cu cậu khẽ giật mình loay hoay mắt nhắm mắt mở nhìn ra hướng cửa rồi bỗng bật dậy trợn tròn xoe mắt dáo dát nhìn quanh quất.

  • Tao, V đây. Tao đi một mình, khỏi lo!
  • Nó không trả lời, vẫn nhìn chăm chú với ánh mắt dò xét. Được một lúc, như đã dần chắc chắn chỉ có mình tôi, nó lên tiếng : Mày tới đây làm gì?
  • Thấy phản ứng của nó nằm trong dự tính, tôi trả lời ngay : Tao tới gặp mày nói chuyện!
  • Tao còn chưa đi tìm mày tự vác xác tới à, ngon nhỉ.
  • Ừ. Không ngon tao đã chẳng ở đây. Mày khỏi phải tìm, ra đây, muốn gì thì giải quyết cho gọn. Nhưng tao nghĩ có chút hiểu lầm.
Nghe chất giọng tôi đanh thép. Lại không có ý muốn tìm nó “thanh toán”, để nguyên mình trần, nó bước ra mở cổng :

  • Mày thích gì nói đi?
  • Đánh giá qua ánh mắt, điệu bộ, thấy nó là thằng chịu lắng nghe, tôi lên tiếng ôn tồn : Mày ghét tao từ hồi đá bóng, nhưng bóng đá thôi, không va chạm, không tiểu xảo sao được? Mày hay đi đá cho Quận, cho Phường, bản thân mày có vậy không? Thể thao đam mê giải trí, xong trận thì thì thôi, hăm he nhau làm gì?
  • Nó dường như hơi thấm lý nhưng vẫn không chịu thỏa hiệp – Tụi mày toàn đàn bà cả. Nếu đá bóng xong thôi thì thôi đi, kể tới kể lui với bọn con gái làm gì cho um sùm cả lên? Tao cực ghét kiểu này…
  • Tao biết ngay tụi mày hiểu lầm chỗ này. Riêng về chuyện cãi nhau của bọn con gái, tụi tao không hề biết. Chơi lâu hiểu tính, cứ hỏi thằng Trọng tao chơi thế nào. Chuyện lúc sáng cũng ăn miếng trả miếng, không bên nào lỗ. Mày là thằng hiểu chuyện nên tao nói vậy thôi. Còn lại, có gì cứ gặp tao ở sân bóng!
Xong câu nói tôi đạp thẳng về nhà. Nó còn đứng tựa cổng trông theo với không ít ngạc nhiên khi kẻ nó muốn tìm lại đột ngột đến tìm nó.

Thật sự mà nói, tôi không dám chắc chắn rằng mọi chuyện đã giải quyết ổn thỏa chưa. Chỉ chắc chắn, qua đoạn nói chuyện vừa rồi, với cá tính của nó, nếu vẫn chưa thông, nó sẽ gặp tôi và hai đứa xử lý đoạn sau câu chuyện ở sân banh. Yên tâm rằng tôi sẽ không bị chặn xe lại khi đang chở Thương trên đường về.

Chiều hôm đó theo lời hẹn với lớp lúc sáng. Tôi tập trung cả tất cả tại chỗ bán hoa rồi bắt đầu lịch trình đi thăm thầy cô như mọi năm. Lúc đến nhà cô Thanh tổ trưởng tổ văn ( dạy lớp tôi và C12 ), thấy mấy đứa C12 đi ra với vẻ mặt buồn bã. Thêm cả thằng Phúc đi sau khuôn mặt như đưa đám, tôi lờ mờ hiểu được nguyên do. Bước vào chào cô rồi ổn định vị trí lớp đâu đó, tôi bắt đầu dẫn dắt câu chuyện :

  • Năm nay chúng ta lại đến thăm cô và may mắn gặp đúng lúc cô rảnh rỗi có thể ngồi nói chuyện, vậy nên đề nghị bạn Ngân đại diện lớp hát một bài tặng cô như mọi khi. Lưu ý đừng “một con đò sang ngang…” nữa nhé.
Hơi bối rối nhưng Ngân tiền vẫn đứng dậy và hát trọn vẹn “một đóa hồng em dành tặng cô…” Sau đó đến ku Sen, rồi bé Vi. Nói chuyện vui vẻ được một chút cô bắt đầu hỏi về Minh Trang với cả lớp. Không khí bất giác hơi trầm lắng. Nhưng với sự hồi phục mỗi ngày và rất đều đặn của Trang, bác sĩ bảo khoảng năm ngày nữa đã có thể xuất viện, kết thúc hơn một tháng ăn cháo từ thiện ở đây. Tôi bắt ngay thời cơ lên tiếng :

  • Minh Trang là đại diện cho tình bạn của lớp em đấy ạ. Nó được gói gọn trong ba chữ thôi “Dấu yêu ơi!”. Chắc cô đọc tập san của tụi em rồi ạ?
  • Ừ, cô đọc rồi…
  • Không đợi cô nói hết lời, tôi hấp tấp chen ngang : Dạ vậy đã chấm giải hết rồi phải không ạ?
  • Ừ. Đã chấm rồi, A4 giải nhất.
Thấy cô vừa nói vừa nở một nụ cười thật hiền, tôi như sống lại cảm giác giải nhất hội trại năm nào. Tuy nếu xét nhiều khía cạnh, giải thưởng này vốn không thể sánh bằng, nhưng ở đây nó lại có một ý nghĩa rất khác, đó là sự lật đổ, lật đổ ngôi vinh quang được thống trị suốt hai năm qua của lớp chuyên văn C12 luôn giành giải nhất về chuyên mục này. Chứng tỏ rằng một khi bản thân tôi đặt ra mục tiêu và hết mình thực hiện nó, ý chí cùng với bản lĩnh này đủ sức để đạt đến tầm cao đó.

Rồi như nhìn thấu những xúc cảm mãnh liệt đang reo vui trong ngực tôi, cô từ tốn giải thích thêm :

  • Thật ra về chất lượng bài viết, bên lớp C12 vẫn nhỉnh hơn. Nhưng lớp em có khả năng sáng tạo rất cao với nhiều mục mới, không theo lối mòn. Đặc biệt mục “Dấu yêu ơi” viết về Minh Trang của Phương và Ngân, mục này thật sự rất hay và ý nghĩa.
Cả lớp biết giành được giải nhất cũng vui mừng reo hò. Tâm sự vui vẻ với cô thêm chút rồi “nhường” cô lại cho lớp khác. Dắt xe ra khỏi cổng, chở Trinh phía sau, tôi lại nhớ đến ánh nhìn cùng sự tự kiêu của thằng Phúc năm ngoái. Rồi chợt nhớ đến câu chuyện lúc sáng cũng bắt đầu bằng chút hơn thua tôi tạo ra trên sân bóng hôm nọ. Nhìn chung, nếu bạn gieo đi một hạt giống tốt, nó sẻ nảy mầm và mang lại cho bạn những quả ngọt nếu bạn dày công chăm sóc, nuôi dưỡng. Còn nếu ngược lại… Nếu ngược lại, niềm đau sẽ tìm đến bạn, chỉ có là sớm hay muộn hay thật đúng lúc mà thôi.
piss
 
ủa sao e đọc chuyện thấy nhân vật chính ngày càng có đầu óc, võ thuật giống trong YNCHDNEG vậy !!
Đầu óc thì có. Chứ võ thuật đâu ra bạn ơi? Bố làm cựu công an nên chỉ vài ngón phòng thân thôi. YNCHĐNEG cũng là một câu chuyện hay. Nhưng nếu so sánh ra thì chỉ giống về bối cảnh là tuổi học trò thôi. Còn cuộc sống của mỗi ng hoàn toàn khác nhau.
 
Đầu óc thì có. Chứ võ thuật đâu ra bạn ơi? Bố làm cựu công an nên chỉ vài ngón phòng thân thôi. YNCHĐNEG cũng là một câu chuyện hay. Nhưng nếu so sánh ra thì chỉ giống về bối cảnh là tuổi học trò thôi. Còn cuộc sống của mỗi ng hoàn toàn khác nhau.
hihi thôi chuẩn bị up chap tiếp đi bác ơi. ngày nào cũng vào ngóng vài lần tnay
 
Back
Top