thảo luận Học lập trình khi đã 40 tuổi

Status
Not open for further replies.
Hiện tại không có thu nhập mà thớt học mấy tháng qua vẫn chưa bỏ cuộc nói thật em rất nể. Em có vài chia sẻ với thớt:
  • Những trường hợp như thớt thường em thấy rất ít ai về đích nổi. Em không có ý làm nhụt chí thớt. Nhưng nếu thớt mong có thu nhập chính từ nó thì em nghĩ khó khả thi. Còn thớt không đặt nặng tiền bạc, học để thỏa mãn đam mê thì triển thôi.
  • Hãy học tiếng anh. Học cái này mà không biết tiếng anh giống như mù chữ mà đi thi đại học vậy.
  • Cho dù kết quả thế nào, em mong thớt update tình hình lên đây để những người như thớt sau này vào đọc họ có cái nhìn thực tế và rút kinh nghiệm từ người đi trước.

Chúc thớt thành công.
Đây update luôn, tôi lại học lại từ đầu html và CSS, viết luôn ra html và VD luôn cho nhớ mỗi khi tra cứu lại.
(Cách học của ông già nó hơi lẩm cẩm và hài hước, 😄😄😄).
Không biết tôi có là tấm gương về việc phải biết lượng sức mình, không nên cố học khi đã nhiều tuổi không nữa. Thôi thì tệ nhất cũng giúp mọi người nhận ra là không nên lãng phí thời gian vào những thứ vô ích mà.
 

Attachments

  • 20211031_223122.jpg
    20211031_223122.jpg
    230 KB · Views: 222
Đây update luôn, tôi lại học lại từ đầu html và CSS, viết luôn ra html và VD luôn cho nhớ mỗi khi tra cứu lại.
(Cách học của ông già nó hơi lẩm cẩm và hài hước, 😄😄😄).
Không biết tôi có là tấm gương về việc phải biết lượng sức mình, không nên cố học khi đã nhiều tuổi không nữa. Thôi thì tệ nhất cũng giúp mọi người nhận ra là không nên lãng phí thời gian vào những thứ vô ích mà.
Tiếng anh yếu thì theo em nên học trc bằng tài liệu tiếng việt, học ngữ pháp tiếng anh cơ bản và sau đó là đọc thêm tài liệu nước ngoài, chứ đã yếu thì ko nên đâm đầu đọc luôn tiếng anh vì hiện tại ko cần thiết, gây khó khăn cho mình nữa vì dịch phải cụm từ hay câu nó mới có ý nghĩa để hiểu. Trình độ cơ bản thì tiếng việt đủ dùng rồi a.
Còn học html/css/js cơ bản thì có trang fullstack.edu.vn anh tham khảo, nó có bài tập để thực hành luôn, video hướng dẫn giờ rất nhiều, quan trọng mình coi xong có rút j ra đc để làm ko thôi ạ
 
Tiếng anh yếu thì theo em nên học trc bằng tài liệu tiếng việt, học ngữ pháp tiếng anh cơ bản và sau đó là đọc thêm tài liệu nước ngoài, chứ đã yếu thì ko nên đâm đầu đọc luôn tiếng anh vì hiện tại ko cần thiết, gây khó khăn cho mình nữa vì dịch phải cụm từ hay câu nó mới có ý nghĩa để hiểu. Trình độ cơ bản thì tiếng việt đủ dùng rồi a.
Còn học html/css/js cơ bản thì có trang fullstack.edu.vn anh tham khảo, nó có bài tập để thực hành luôn, video hướng dẫn giờ rất nhiều, quan trọng mình coi xong có rút j ra đc để làm ko thôi ạ
Cảm ơn bạn nhiều nhé.
 
Ngưỡng mộ mấy thím quá. Mình 25 tuổi đi nghĩa vụ 2 năm mới về đang tự học web dev trên một website open source. Hơn 9 tháng rồi mà mới biết code Ruby, JavaScript, còn chưa đụng tới backend. Nhà thì không còn tiền cho mình ngội nhà học nữa :( mục tiêu tự học để làm trong ngành IT sao khó quá
Hy vọng thím sẽ sớm tìm được hướng đi.

Sent from Xiaomi Redmi Note 7 using vozFApp
 
Việc học lập trình khi > x tuổi rất bình thường nha anh. Nhìn chung nếu kinh tế đã ổn định thì cứ học thôi, ko có vấn đề gì cả. Ở các nước phát triển việc này rất bình thường.

Cá nhân em đi làm onsite với những đồng nghiệp > 50 tuổi đang làm dev, có những bác chỉ cầm sách IT khi đã quá 35 tuổi. Khi Internet chưa phổ biến thì cũng cầm những quyển sách dày hơn 500 trang rồi học, cuối cùng vẫn làm dev, vẫn có chân trong ngành IT bình thường.

Vấn đề chính là ở những nước phát triển thì tiếng Anh đã là native, thể chi phí cuộc sống họ đã ổn định, nên tiến độ thì cũng có thể nhanh hơn bác một xíu.

Em nghĩ việc có những ý kiến bảo là ko nên, thì là do tư tưởng cơm áo gạo tiền ở VN thôi, nếu đang không có việc làm hoặc dead end job, nghĩ là chuyển sang IT phát để cải thiện thì chắc chắn khó rồi, vì ngành này đòi hỏi kiến thức nền khá nhiều

"Không có chuyện" học 6 tháng - 1 năm mà lương 1k nhé.Ngay cả bên nước ngoài, cũng có trường hợp học xong bootcamp (Các lớp lập trình ngắn hạn, dạy để làm việc) rồi được việc lương cao, nhưng người học đã có chuyên ngành cơ bản, tiếng anh native, phỏng vấn 20 - 40 công ty (rải đơn, tạch 35 - 39 cty)
Thực ra tôi cũng không dám mơ mộng hão huyền, thậm chí tôi không nghĩ tôi có thể xin được việc ở đâu cả. Đơn giản là tôi đang cho rằng tôi thích lập trình, tôi chỉ sợ đến một lúc nào đó tôi không còn cảm hứng gì với nó nữa hoặc tôi không thể bước qua được những trở ngại để tiếp cận nó. Còn lúc này với tôi đơn giản là được làm, được chinh phục thử thách đã là hạnh phúc rồi. Tất nhiên là tôi sẽ sớm từ bỏ nếu không thể duy trì được động lực để tiếp tục.
Cảm ơn bạn đã cho tôi lời khuyên.
 
Việc học lập trình khi > x tuổi rất bình thường nha anh. Nhìn chung nếu kinh tế đã ổn định thì cứ học thôi, ko có vấn đề gì cả. Ở các nước phát triển việc này rất bình thường.

Cá nhân em đi làm onsite với những đồng nghiệp > 50 tuổi đang làm dev, có những bác chỉ cầm sách IT khi đã quá 35 tuổi. Khi Internet chưa phổ biến thì cũng cầm những quyển sách dày hơn 500 trang rồi học, cuối cùng vẫn làm dev, vẫn có chân trong ngành IT bình thường.

Vấn đề chính là ở những nước phát triển thì tiếng Anh đã là native, thể chi phí cuộc sống họ đã ổn định, nên tiến độ thì cũng có thể nhanh hơn bác một xíu.

Em nghĩ việc có những ý kiến bảo là ko nên, thì là do tư tưởng cơm áo gạo tiền ở VN thôi, nếu đang không có việc làm hoặc dead end job, nghĩ là chuyển sang IT phát để cải thiện thì chắc chắn khó rồi, vì ngành này đòi hỏi kiến thức nền khá nhiều

"Không có chuyện" học 6 tháng - 1 năm mà lương 1k nhé.Ngay cả bên nước ngoài, cũng có trường hợp học xong bootcamp (Các lớp lập trình ngắn hạn, dạy để làm việc) rồi được việc lương cao, nhưng người học đã có chuyên ngành cơ bản, tiếng anh native, phỏng vấn 20 - 40 công ty (rải đơn, tạch 35 - 39 cty)
Trường hợp may mắn của bác thì em không nói nhưng 40 mới interm or fresher thì em nói thật bỏ đi mà làm người lại còn có vợ con rồi thì nghỉ đi,2 mấy tuổi còn học chật vật rồi xong vợ bác đấy phải nuôi cả bác ấy cả con mà tương lai bác ấy lại bất ổn thế thì chỉ phí thời gian thôi(rồi lại khổ con cái nhà người ta)

Để em nói cho bác biết là nhiều người trên 35 tuổi vẫn code ầm ầm, thậm chí code tốt nữa là khác. Vậy thì đừng có tự giới hạn mình bởi những suy nghĩ như là già rồi ko học đc nữa..vv, cái đó chỉ là những suy nghĩ tiêu cực ko đáng để nói tới thôi. Tất nhiên tuổi tác cũng là vấn đề để bác ko thể có sức bật lớn như tuổi trẻ nhưng nó ko đồng nghĩa với việc mình là vô dụng. Nếu bác vẫn giữ tư duy là mình già rồi ko học/làm cái mới được nữa thì cuộc đời bác coi như cũng chấm hết từ đây, thành người già về hưu chờ ngày đóng hòm thôi, bác có muốn như vậy ko?
Thực ra vấn đề ko phải là bác có làm được việc học lập trình khi đã 40 tuổi hay không mà vấn đề chính là việc quyết định theo nghề này có phù hợp với hoàn cảnh thực tế hiện tại của bác hay không? Nếu bác có thể chấp nhận hy sinh 1 năm đầu tiên thu nhập dưới 10 triệu thậm chí với vị thế của bác thì có khi còn phải chấp nhận mức lương 5-8tr để xin được việc, rồi 1-2 năm sau đó với mức thu nhập dưới 15tr hay không?
Bác chính là hình ảnh của em cách đây 3-4 năm nên em rất đồng cảm. Em thì đã vượt qua giai đoạn đầu khó khăn đó nên em nghĩ những trải nghiệm em đã đi qua có thể sẽ có ích cho bác trong việc đưa ra quyết định đúng đắn. Nếu bác ko ngại cứ inbox em sẽ chia sẻ thêm cho bác nhé.
Chắc chắn sự giúp đỡ của mọi người sẽ giúp ích cho mình rất nhiều. Nếu không phiền mình xin phép được inbox để hỏi các bạn, nhưng thú thật gần như kiến thức của mình chẳng có gì nên sẽ hỏi những thứ rất linh tinh và vớ vẫn. Ở ngay trên đây mình cũng đã xin tài liệu học tập của mọi người, bạn Tuấn đã cho mình một bài tập để làm, tuy nhiên mình vẫn chưa bắt tay vào làm vì mình vẫn đang học dở phần đang học. Mình sẽ cố gắng để hỏi những vấn đề thật cần thiết và thiết thực. Do đó mình cần phải tự tìm hiểu trước khi hỏi để không làm mất thời gian của các bạn.
Nhận được ý kiến động viên, khích lệ của các bạn mình rất vui, nó giúp mình có thêm động lực để tiếp tục theo đuổi nó.
Những ý kiến nói về việc khó khăn, cản trở khi theo học ngành này và khuyên mình không nên tiếp tục mình nghĩ cũng rất có ích với mình, có thể sẽ giúp mình biết dừng lại đúng lúc.
Cảm ơn ý kiến của tất cả các bạn.
 
Học cái này phải thông minh lắm nhé. Tôi thấy bác 40 tuổi. Lại chạy Grab. Thì chứng tỏ là đầu óc không được thông minh (nếu thông minh đã có 1 cái nghề không phải chạy Grab). Tóm lại là không có tương lai đâu.
 
Học cái này phải thông minh lắm nhé. Tôi thấy bác 40 tuổi. Lại chạy Grab. Thì chứng tỏ là đầu óc không được thông minh (nếu thông minh đã có 1 cái nghề không phải chạy Grab). Tóm lại là không có tương lai đâu.
Cảm ơn ý kiến của bạn.
 
Nếu thấy không/chưa hiệu quả thì thay đổi chiến lược học. Chứ vừa học IT vừa học tiếng Anh nữa thì quá tải.
Bác cứ học code thôi, các từ tiếng Anh nhìn mãi cũng quen, cũng không nhất thiết phải dịch nghĩa nó ra tiếng Việt hoàn toàn.
Chiến lược học từng function nhỏ nó phù hợp với người mới học để luyện tư duy logic, nên sẽ cần nhiều thời gian, mà cảm giác chắp vá rời rạc.
Bác có thể thay đổi chiến lược bằng cách đặt ra mục tiêu và học bất chấp thủ đoạn(copy code, open source..) miễn là nó chạy. Khi chạy rồi thì quay lại tìm hiểu về từng thứ/thành phần trong đó. Việc học và có output sẽ tạo động lực rất lớn cho người học.

Ngoài lề chút: có rất nhiều người tư duy theo kiểu học cái X, cái Y sẽ kiếm được được x đồng, y đồng. Nhưng ít người tư duy ngược lại. Muốn kiếm x đồng, y đồng thì làm cái gì, học cái nào. Khi đó sẽ gợi mở ra nhiều lựa chọn hơn.
 
Mình cũng tầm tuổi chủ thớt, năm ngoái mới bắt đầu học một khóa về Machine learning. Vẫn đang tập code từng tuần, nhưng mình học về Deep learning để phục vụ cho chuyên ngành Civil Engineering của mình.
Chỉ tiếc là không học cái này từ sớm để đỡ khổ thôi. Cái dở của nền giáo dục Vn mình là không dạy lập trình cho các chuyên ngành không phải Computer science ngay từ bậc đại học. Ngành kỹ thuật nào cũng cần lập trình cả, đặt biệt là học trên đại học.
Chúc chủ thớt cố gắng đạt được mục tiêu.
 
học xong có chắc chắn kiếm đc việc ko thím, chứ học tốn công ra ko xin đc việc thì ối dồi ôi, thứ 2 nữa là giờ vào làm thì sẽ dễ bị lạc loài, vì bọn kia toàn mấy đứa lóc nhóc, nếu thõa đc 2 cái trên thì cứ học thôi, lý do duy nhất mà bọn tuyển dụng hạn chế độ tuổi tuyển vì nó khó lừa thôi, 1 thằng nhóc mới ra trường sẽ dễ bị dụ với những lời hứa tăng lương, ot là vì cty bla bla ... rồi nhỏ dễ sai khiến hơn, chứ giờ 1 thằng nhóc 25t mà sai bảo ông 35t nhìn rất kì
 
Mình cũng tầm tuổi chủ thớt, năm ngoái mới bắt đầu học một khóa về Machine learning. Vẫn đang tập code từng tuần, nhưng mình học về Deep learning để phục vụ cho chuyên ngành Civil Engineering của mình.
Chỉ tiếc là không học cái này từ sớm để đỡ khổ thôi. Cái dở của nền giáo dục Vn mình là không dạy lập trình cho các chuyên ngành không phải Computer science ngay từ bậc đại học. Ngành kỹ thuật nào cũng cần lập trình cả, đặt biệt là học trên đại học.
Chúc chủ thớt cố gắng đạt được mục tiêu.
Cái ý số 2:
Theo tôi biết thì hầu như trường nào chả có môn "Nhập môn lập trình"(cả kinh tế lẫn kĩ thuật) trong chương trình đào tạo? Mục đích là để sinh viên làm quen concept lập trình, sử dụng máy tính sâu hơn phục vụ đời sống và chuyên môn, ai muốn involve sâu hơn thì tự tìm hiểu. Chứ ông lại muốn ngta làm ra sản phẩm, train model AI thì mới gọi là lập trình à? :go:

via vozTân for iPhone
 
Cái ý số 2:
Theo tôi biết thì hầu như trường nào chả có môn "Nhập môn lập trình"(cả kinh tế lẫn kĩ thuật) trong chương trình đào tạo? Mục đích là để sinh viên làm quen concept lập trình, sử dụng máy tính sâu hơn phục vụ đời sống và chuyên môn, ai muốn involve sâu hơn thì tự tìm hiểu. Chứ ông lại muốn ngta làm ra sản phẩm, train model AI thì mới gọi là lập trình à? :go:

via vozTân for iPhone
Cái hồi xưa tôi được học là môn: Ngôn ngữ lập trình pascal, một kỳ duy nhất. Cái đó là không đủ, vì bây giờ tôi dùng python. Trong trường bao giờ cũng lạc hậu.
Nếu học chỉ để đi làm thì không cần lập trình làm gì cả, vì bọn đi làm thì chỉ dùng cộng, trừ, nhân, chia là chính. Cái ý tôi muốn nói là trong chương trình ko có cái tư duy để người học học tiếp sau đại học, nền tảng đó quá thiếu và yếu.
 
Để em nói cho bác biết là nhiều người trên 35 tuổi vẫn code ầm ầm, thậm chí code tốt nữa là khác. Vậy thì đừng có tự giới hạn mình bởi những suy nghĩ như là già rồi ko học đc nữa..vv, cái đó chỉ là những suy nghĩ tiêu cực ko đáng để nói tới thôi. Tất nhiên tuổi tác cũng là vấn đề để bác ko thể có sức bật lớn như tuổi trẻ nhưng nó ko đồng nghĩa với việc mình là vô dụng. Nếu bác vẫn giữ tư duy là mình già rồi ko học/làm cái mới được nữa thì cuộc đời bác coi như cũng chấm hết từ đây, thành người già về hưu chờ ngày đóng hòm thôi, bác có muốn như vậy ko?
Thực ra vấn đề ko phải là bác có làm được việc học lập trình khi đã 40 tuổi hay không mà vấn đề chính là việc quyết định theo nghề này có phù hợp với hoàn cảnh thực tế hiện tại của bác hay không? Nếu bác có thể chấp nhận hy sinh 1 năm đầu tiên thu nhập dưới 10 triệu thậm chí với vị thế của bác thì có khi còn phải chấp nhận mức lương 5-8tr để xin được việc, rồi 1-2 năm sau đó với mức thu nhập dưới 15tr hay không?
Bác chính là hình ảnh của em cách đây 3-4 năm nên em rất đồng cảm. Em thì đã vượt qua giai đoạn đầu khó khăn đó nên em nghĩ những trải nghiệm em đã đi qua có thể sẽ có ích cho bác trong việc đưa ra quyết định đúng đắn. Nếu bác ko ngại cứ inbox em sẽ chia sẻ thêm cho bác nhé.
Em năm nay 25 tuổi, đang làm kỹ sư cơ khí, cũng chán nghề (bản chất ban đầu đã ko thích làm nghề này) tính chuyển qua IT. Nhưng ngồi nghĩ thì cũng như bác nói, cái quan trọng là tài chính, em làm nghề hiện tại cũng dc 3 năm, một hai năm nữa là lên senior giờ quay lại làm intern -> fresher giai đoạn này tốn ít nhất là 2 năm. Thu nhập sẽ giảm nhiều và cũng chưa chắc là sau 2 năm đó lương lậu có ok không. Em lại là kinh tế chính trong nhà -> bỏ suy nghĩ chuyển nghề luôn :)
Nhưng mà có lẽ em thực sự thích lập trình, em thích từ hồi cấp 2 học VB là thích rồi, lúc đó ham chơi + không ai hướng nghiệp, lúc thi đại học thì mẹ bảo ngành IT ra thất nghiệp, cũng ko muốn làm mẹ buồn nên thôi học cơ khí sau này ra trường bảo đảm việc làm luôn. Giờ tối về cũng mày mò tự học, bỏ hết chơi game xem phim để ngồi học nhưng cũng chỉ xác định là học cho biết thôi. Ngành em cũng có nhiều thứ phải học để improve tay nghề, nhưng em lại không hứng thú để học, chả hiểu sao.
Còn bác thớt thì em khá nể phục bác, nhưng em nghĩ cái quan trọng là vẫn là tài chính rồi mới tới đam mê. Nếu bác thấy vấn đề tài chính không quan trọng thì cứ tiếp tục sở thích của mình thôi, mà đã là sở thích thì cũng đừng vì nó tạo áp lực cho mình. :)

via theNEXTvoz for iPhone
 
Tôi nghĩ nếu từ trước tới nay làm online mảng khác, ví dụ freelance, creative, MMO, writer... thì chuyển sang lập trình khá thuận lợi. Vì mindset đã quen môi trường internet, sẵn kiến thức cơ bản về công nghệ và sẵn sàng học hỏi cái mới. Quan trọng không kém là tận dụng được thời gian bất kể giờ giấc ngày đêm. Vợ con cũng quen với giờ giấc sinh hoạt bất thường của chồng. Những thứ này người đang đi làm nnvp công chức ở tuổi 30-40 cực kỳ khó thay đổi được, cả về yếu tố chủ quan và khách quan.

Ngoài ra, vốn liếng tài chính tích luỹ cũng sẽ hữu ích để chi tiêu trong thời gian ít nhất 1-2 năm tự học ngày đêm, trước khi có một job mới.
 
lúc thi đại học thì mẹ bảo ngành IT ra thất nghiệp, cũng ko muốn làm mẹ buồn nên thôi học cơ khí sau này ra trường bảo đảm việc làm luôn
Mẹ em định hướng nghề nghiệp ghê vãi thật đấy
Tôi thấy từ những năm 2000 tức 20 năm trước mọi bà mẹ ở thành phố, thị trấn đều muốn con đi học CNTT hoặc ngân hàng, éo hiểu sao mẹ em lại khuyên em đi học cơ khí vì CNTT ra trường thất nghiệp. Thua mẹ em rồi, mà em cũng nghe theo thì càng thua luôn :doubt:
 
cái khó nhất của lớn tuổi là cái tôi

Fen nói đúng. Ưng. Cái tôi nó gồm nhiều phần, từ lo lắng, từ áp lực, từ tiền bạc, từ gia đình. Chỉnh chu được thì đỡ.

Nếu thấy không/chưa hiệu quả thì thay đổi chiến lược học. Chứ vừa học IT vừa học tiếng Anh nữa thì quá tải.
Bác cứ học code thôi, các từ tiếng Anh nhìn mãi cũng quen, cũng không nhất thiết phải dịch nghĩa nó ra tiếng Việt hoàn toàn.
Chiến lược học từng function nhỏ nó phù hợp với người mới học để luyện tư duy logic, nên sẽ cần nhiều thời gian, mà cảm giác chắp vá rời rạc.
Bác có thể thay đổi chiến lược bằng cách đặt ra mục tiêu và học bất chấp thủ đoạn(copy code, open source..) miễn là nó chạy. Khi chạy rồi thì quay lại tìm hiểu về từng thứ/thành phần trong đó. Việc học và có output sẽ tạo động lực rất lớn cho người học.

Ngoài lề chút: có rất nhiều người tư duy theo kiểu học cái X, cái Y sẽ kiếm được được x đồng, y đồng. Nhưng ít người tư duy ngược lại. Muốn kiếm x đồng, y đồng thì làm cái gì, học cái nào. Khi đó sẽ gợi mở ra nhiều lựa chọn hơn.

Đúng cái phần ngoài lề. Phần chiến lược học, nhiều anh bị gò bó trong cái tư duy là phải "completed " cái course/ ngôn ngữ rồi mới suy nghĩ thêm.

Hơn nữa, nhiều anh học, bị side-note nó ảnh hưởng. Tập trung key-note.


Thật ra, thấy cái roadmap.sh nó declare rất rất hay về lộ trình. Cứ in ra, rồi theo key-note/concept trên đó. Chú trọng nắm vững những kiến thức này, là có được cái fundamental tốt rồi.


Cảm ơn ý kiến của bạn.

Anh học ngôn ngữ nào thì tập trung master cái ngôn ngữ đó.

Lên roadmap.sh làm theo từ từ.

Chú ý cái data structure, người mới lủng củng chỗ này. Nghi chú, nghiên cứu, trường hợp nào xài cái nào. Anh học python thì cứ google, youtube mà phang: " python data structure ".

Rồi đến algorithm. Chú trọng time complexity, linear, O(n). Youtube đầy ra, đến khúc này, anh có khái niệm cơ bản. Tư duy sẽ thay đổi rồi.

Cái nào mơ hồ thì cứ gõ cái đó lên youtube hay google mà tìm. Note lại. Ví dụ, OOP python, class, inheritance.

Nhiều anh học basic syntax xong, không biết làm gì, cứ tập trung data structure + algorithm cho vững, rồi lúc đó, biết là, à ok, cái này nên xài loại này, ko bở ngỡ.

Rồi lên luyencode, leetcode, hackerank, geekforgeek làm theo.

Rồi lên youtube gõ mini game ( for python/ngôn ngữ bạn học), gõ python (ngôn ngữ bạn học) practice.

Gõ ngôn ngữ bạn học + intermediate.

Rồi đến interview crack code, ....
 
Mẹ em định hướng nghề nghiệp ghê vãi thật đấy
Tôi thấy từ những năm 2000 tức 20 năm trước mọi bà mẹ ở thành phố, thị trấn đều muốn con đi học CNTT hoặc ngân hàng, éo hiểu sao mẹ em lại khuyên em đi học cơ khí vì CNTT ra trường thất nghiệp. Thua mẹ em rồi, mà em cũng nghe theo thì càng thua luôn :doubt:
Cái này là do trc đó ông anh của em cũng nói học CNTT, mà chả hiểu ổng học hành kiểu gì tốn bao nhiêu tiền xong bỏ ngang thế là từ đó mẹ em ko có thiện cảm. Lúc thi đại học em có đề cập thi Đh CNTT HCM mẹ em bảo hoc xong giống thằng anh m thất nghiệp các thứ. Một phần là em cũng thiếu hướng nghiệp lúc đó, không giải thích cho mẹ hiểu dc :)
Nhưng mà mẹ nói cũng đúng là sau khi ra trường em cũng có việc làm phụ giúp gđ liền, lương tháng thì không dám nói hơn mấy anh IT nhưng cũng gọi là tàm tạm. Công việc thì văn phòng nhiều khi còn nhàn hơn mấy anh IT bị dí deadline. Chỉ là ngành này mình ko đam mê từ đầu nên ko có động lực update skill thôi.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Fen nói đúng. Ưng. Cái tôi nó gồm nhiều phần, từ lo lắng, từ áp lực, từ tiền bạc, từ gia đình. Chỉnh chu được thì đỡ.



Đúng cái phần ngoài lề. Phần chiến lược học, nhiều anh bị gò bó trong cái tư duy là phải "completed " cái course/ ngôn ngữ rồi mới suy nghĩ thêm.

Hơn nữa, nhiều anh học, bị side-note nó ảnh hưởng. Tập trung key-note.


Thật ra, thấy cái roadmap.sh nó declare rất rất hay về lộ trình. Cứ in ra, rồi theo key-note/concept trên đó. Chú trọng nắm vững những kiến thức này, là có được cái fundamental tốt rồi.




Anh học ngôn ngữ nào thì tập trung master cái ngôn ngữ đó.

Lên roadmap.sh làm theo từ từ.

Chú ý cái data structure, người mới lủng củng chỗ này. Nghi chú, nghiên cứu, trường hợp nào xài cái nào. Anh học python thì cứ google, youtube mà phang: " python data structure ".

Rồi đến algorithm. Chú trọng time complexity, linear, O(n). Youtube đầy ra, đến khúc này, anh có khái niệm cơ bản. Tư duy sẽ thay đổi rồi.

Cái nào mơ hồ thì cứ gõ cái đó lên youtube hay google mà tìm. Note lại. Ví dụ, OOP python, class, inheritance.

Nhiều anh học basic syntax xong, không biết làm gì, cứ tập trung data structure + algorithm cho vững, rồi lúc đó, biết là, à ok, cái này nên xài loại này, ko bở ngỡ.

Rồi lên luyencode, leetcode, hackerank, geekforgeek làm theo.

Rồi lên youtube gõ mini game ( for python/ngôn ngữ bạn học), gõ python (ngôn ngữ bạn học) practice.

Gõ ngôn ngữ bạn học + intermediate.

Rồi đến interview crack code, ....
Cảm ơn bạn, câu trả lời của bạn rất hữu ích với mình.
Sau một thời gian tìm hiểu và tự đọc thì mình thấy thế này: có lẽ code không phải là vấn đề với mình, mình không e ngại nó. Nhưng mình cần phải học, phải tìm hiểu rất nhiều thứ. Mình đang cần tư duy tổng quát, tổng thể về toàn bộ quá trình từ back-end tới font-end, về tất tần tật mọi thứ được vận động như thế nào, sau đó mình mới bắt tay vào học những cái cụ thể hơn để giải quyết những vấn đề thực tế. Một số thứ mình đang học cũng chỉ để giúp mình hiểu rõ hơn về quy trình gửi, tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin được diễn ra như thế nào thôi, có thể mình sẽ lại học một thứ khác phù hợp hơn, nhưng mình cũng cố gắng học những thứ hữu ích nhất để không phải học quá nhiều thứ, vì thế mình chọn javaScirp và sẽ là React Native. Thú thật bây giờ mình học cũng chả biết đề làm gì ? Chả biết dùng nó để kiếm tiền như thế nào nữa, nghĩ đến mức lương các bạn chia sẻ là đã chả muốn học rồi, nhưng mà thú thật mình không nghĩ đến lương, thu nhập và tìm việc như thế nào đâu. Trong đầu mình chỉ nghĩ là học nó để ứng dụng vào việc gì thôi, còn việc đó để giải quyết vấn đề gì tiếp theo, có giúp mình đi xin việc không ? có giúp mình có lương cao hay không thì mình lại không nghĩ đến.
Ở tuổi 40 có bạn nào hồn nhiên và vô tư như mình không ? Mình hỏi thật đấy ?
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top