Học sinh Hàn Quốc chuộng học toán hơn văn, vì sao?

high and low

Senior Member

Ngày càng nhiều học sinh Hàn Quốc chọn học toán cao cấp và khoa học vì có khả năng nhận thu nhập cao hơn, cũng như triển vọng việc làm tốt hơn sau khi tốt nghiệp ĐH.​


Học sinh Hàn Quốc chuộng học toán hơn văn, vì sao?- Ảnh 1.
Học sinh Hàn Quốc xem dữ liệu tuyển sinh ĐH tại buổi quảng bá của một trung tâm dạy thêm
YONHAP

Chỉ 1/3 học môn xã hội​

Theo dữ liệu công bố gần đây bởi Jongro Academy, một trong những công ty giáo dục lớn nhất Hàn Quốc, trong số 166 lớp tại khoảng 16 trường trung học tư thục ở thủ đô Seoul, chỉ 53 lớp (31%) được phân loại là mungwa, tức dạy học sinh những môn khoa học xã hội và nhân văn như lịch sử, văn học. Số còn lại chiếm hơn một nửa là igwa, gồm các môn toán cao cấp và khoa học.

Việc xã hội Hàn Quốc quan niệm rằng những ngành liên quan đến igwa có tỷ lệ tuyển dụng cao hơn, cũng như giúp thí sinh đạt mức điểm cạnh tranh hơn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH toàn quốc (Suneung) có thể là những nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng này, theo tờ The Korea Herald.

Chẳng hạn, đối với môn toán, trong kỳ thi Suneung, thí sinh có thể chọn một trong 3 bài thi: xác suất và thống kê (thiên về mungwa), hoặc giải tích, hình học (thiên về igwa). Song, vì Suneung đánh giá thí sinh dựa trên điểm chuẩn chứ không phải điểm tổng, kết quả của các thí sinh làm bài thi khác nhau có thể khác nhau dù trả lời đúng số câu hỏi như nhau.

Cụ thể, bởi vì toán cao cấp và hình học được đánh giá là "nâng cao hơn" so với xác suất và thống kê, các thí sinh chọn thi hai lĩnh vực này sẽ nhận được điểm chuẩn cao hơn dù điểm tổng của họ chỉ ngang bằng thí sinh chọn làm bài thi xác suất và thống kê. Điều này giúp những ai chọn học igwa có lợi thế hơn hẳn trên chặng đường vào ĐH top đầu.

Ở góc nhìn khác, một học sinh cuối cấp họ Kim tại Seoul cho biết 9 trong số 12 lớp ở trường của em được phân loại là "lớp toán cao cấp". "Vì là trường nam sinh nên nhiều bạn thường chọn các lớp toán cao cấp. Học sinh cũng có định kiến là nếu chọn những ngành nhân văn hoặc văn học thì sẽ có ít cơ hội kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp ĐH", nam sinh này cho hay.

Ngành y khoa và kỹ thuật dễ kiếm việc​

Hiện tượng ngày càng nhiều học sinh chọn các môn toán và khoa học cũng có thể tương quan với nhận thức chung rằng những ai tốt nghiệp ngành y khoa hay kỹ sư thường có tiềm năng kiếm được nhiều tiền hơn.

Học sinh Hàn Quốc chuộng học toán hơn văn, vì sao?- Ảnh 2.
Thí sinh Hàn Quốc tham dự kỳ thi Suneung
AFP

Theo dữ liệu từ Bộ Giáo dục Hàn Quốc về tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp ĐH, vào năm 2022, những người sở hữu bằng cấp trong lĩnh vực toán và khoa học có tỷ lệ việc làm cao hơn 12,5% so với những người học ngành khoa học xã hội và nhân văn, tăng 0,8% so với năm 2021.

Và trong số khoảng 558.000 sinh viên tốt nghiệp ĐH tại Hàn Quốc, những người học ngành y khoa và kỹ thuật có tỷ lệ việc làm khá cao, lần lượt ở mức 83,1% và 72,4%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở nhóm ngành nhân văn (59,9%) và khoa học xã hội (63,9%) thấp hơn mức trung bình. Điều này đồng nghĩa, cứ 10 người tốt nghiệp ngành khoa học xã hội và nhân văn thì đến 4 người thất nghiệp.

Cũng theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc, cơ quan này đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa mungwa và igwa thông qua cải cách hệ thống giáo dục lẫn kỳ thi Suneung. Một trong số các biện pháp là hợp nhất ba bài thi toán thành một bài thi chung từ năm 2028.
 
Học văn cứ kiểu này miết sao chơi

QWGrU.jpg
 
bọn hàn thi đại học kiểu marathon thi 6h không nghỉ trong 1 ngày duy nhất, nghe khiếp vãi:(
 
Có gì lạ à? Quay lại 1, 2 chục năm trước bảo bố mẹ lớn lên muốn làm kĩ sư, bác sĩ với muốn làm nhà báo nhà văn thì thái độ bố mẹ thế nào
EsaBTEe.png
 
Khi đất nước vào khuôn khổ rồi thì người cũng biến thành cái máy. Khó sáng tạo, khó khởi nghiệp...... học toán để trở thành Robot công sở.
 
Còn phen. Còn muôn đời luôn nữa là khác.
đéo thể hiểu nổi lại có kiểu suy nghĩ là phân tích cảm xúc, suy nghĩ, thông điệp của tác giả như thế nào mới vl, đến cái thằng trc mặt nó nói xong mà đoán nó đang nghĩ rồi cũng ko ra rồi :eek::eek::eek:
 
hoạt ngôn, dẻo mỏ không liên quan gì đến văn giỏi hay dốt lắm
Nah, khả tăng tư duy và vận dụng với ngôn từ nó ở level khác với hoạt ngôn. Làm tốt thì đổi trắng thay đen vấn đề, dắt mũi định hướng dù người khác biết thừa mà không bắt bẻ được. Lợi hại lắm đó.
 
Trong khi đó thì ở ĐL mấy môn KHTN out meta hết rồi. Dạy Ai eo mới là vua nghề
oAYTxWn.png
Thật sự từ 20 năm nay Tiếng anh nó đã là top môn học phải học rồi, Ai eo bây giờ gặp thời, trước đó là toeic. Thời nào thì tiếng anh cũng là quan trọng nhất.
Đầy đứa tôi biết năng lực bình thường nhưng có tiếng anh giao tiếp được với Tây nên lương cao. Bảo sao dân tình ko đổ đi học tiếng anh.
 
Back
Top