thảo luận Hội Quán Xe Đạp

Bro cho hỏi trinx tx20 có ngon trong tầm 5 củ khoai không?

Sent from Xiaomi Redmi 7 using vozFApp

Với tình hình khan hiếm phụ tùng hiện giờ thì giá này gọi là chấp nhận được, chứ mình nhớ lúc trước là xài full đồ shimano thì phải.

Khéo lại nhập Carbon từ Toray cũng nên, bọn Toray đang nắm trùm về cung cấp sợi Carbon :D

Dám lắm, xe flagship mình nghe nói toàn dùng vải carbon của toray, bảo sao nó không đắt :D

Tôi không đồng ý với bác. Tôi thấy người đẹp trai thôi, chứ cái xe cỏ thì tính làm gì

Đi ridley thì auto đẹp trai :misdoubt:
 
Với tình hình khan hiếm phụ tùng hiện giờ thì giá này gọi là chấp nhận được, chứ mình nhớ lúc trước là xài full đồ shimano thì phải.
mình cũng đang phân vân con tx20 với con trinx free 2.0 để đi lại trong HN, hè đang tính làm tour về quê trong ngày khoảng 150km.
 
Nâng cấp cặp bánh đầu tiên là chuẩn rồi :D
Vỏ MTB chống đinh thì chắc chỉ có maxxis pace loại có lớp silkshield, hoặc mấy dòng marathon của schwalbe. Còn 1 cách khác là chơi tubeless, cặp xp1750 kia có hỗ trợ nên setup cũng không khó.

Sao mình tìm dòng vỏ pace có lớp silkshield này nó loạn xì ngầu lên thím nhỉ, dòng này đi có ổn không vậy thím :(
Mình chỉ muốn tìm dòng vỏ nào tầm 1-1tr2 1 cặp mà hông tầm 2.0 được rồi, bữa giờ chốt cặp bánh koozer rồi nhưng vẫn lăn tăn cặp vỏ ghê =((
 

[GROUPSET] DEORE / SLX / XT / XTR - KHÁC NHAU CHỖ NÀO ? SAO CÙNG THÔNG SỐ MÀ CỨ LÊN 1 ĐỜI LÀ GIÁ X2 VẬY ???​


  • Bộ Deore cấu hình sao vậy sốp ? - Dĩa tùy chọn , còn líp thì 10-51
  • Còn SLX thì sao sốp ? - Dĩa tùy chọn , còn líp thì 10-51
  • Vậy còn XT ? - Dĩa tùy chọn , còn líp thì 10-51
  • Vậy trùm cuối XTR có gì khác ko ? - Cũng dĩa tùy chọn , còn líp thì 10-51
  • Sốp như cái quần dị, sao thông số giống nhau mà cái thì có mấy chịu, cái thì mấy chục chịu là sao ????

So với các đời groupset cũ thì cái đời groupset MTB sau này của Shimano xét về thông số dải tỉ số truyền thì nó giống hệt nhau, đều là 510% ( líp nhỏ nhất 10, líp lớn nhất 51 răng ) . Do đó nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao ko bỏ 8tr cho 1 bô M6100 cũng có líp 10-51, cối MS mà lại phải bỏ gấp đôi số đó để lên XT cũng chỉ dc líp 10-51. Hôm nay sốp sẽ viết 1 bài giải thích chi tiết về sự khác nhau giữa Deore ( M6100 ) / SLX ( M7100 ) / XT ( M8100 ) và XTR ( M9100 ) để mọi người tham khảo
Bài viết tổng hợp thông tin từ : https://bikerumor.com/shimano-12-sp...x6JNxbyuqUQbiqYIxQsv6wl99VWJ4FL2d18q7PFHDD3Ok

Deore , SLX, XT, XTR là 4 dòng groupset từ trung cấp đến cao cấp nhất của Shimano, tuy nhiên nếu chỉ nhìn vào thông số thì bạn sẽ tấy nó giống hệt nhau, vậy những điểm khác biệt nào khiến bạn phải bỏ 1 số tiền lớn để lên đời group ? Khác biệt đầu tiên đó là :

  • Hình thức : Các dòng groupset cao có thiết kế đẹp và chăm chút hơn ( cái này tùy thẩm mỹ mỗi người, mình lại thấy SLX đẹp hơn XT )
  • Mức độ hoàn thiện : Các dòng groupset cao có độ hoàn thiện tinh sảo và độ sai số cho phép thấp hơn
  • Trọng lượng : Các dòng groupset cao có trọng lượng nhẹ hơn, cụ thể các bạn có thể xem ở dưới đây :

4_e3d89c00bc134a89bf325f8e6ae09857_2048x2048.png


Độ chênh lệch về trọng lượng giữa Deore và XTR lên đến hơn 500gram, đúng vậy, nửa kí, muốn giảm dc nửa kí trên xe đạp thì còn 1 cách khác là từ sườn nhôm lên sườn carbon thôi

  • Độ bền : Các dòng XT và XTR sử dụng vật liệu tốt hơn do đó chịu được sự mài mòn cao hơn, hay nói cách khác là trâu bò hơn. Bộ XTR dc bảo hành 03 năm trong khi các dòng khác được bảo hành 02 năm
  • Các dòng sản phẩm cao cấp của Shimano dc sản xuất tại Nhật, nơi có tiêu chuẩn QC cao nhất, các dòng thấp hơn dc sản xuất tại Malaysia. Nhưng Deore trở lên thì made in Japan hết rồi

Giờ chúng ta sẽ đi vào so sánh chi tiết từng thành phần của bộ groupset

1. Sên

Shimano sở hữu 2 công nghệ dành cho sên là DCE và HyperGlide + , ngoài ra họ cùng dùng 2 loại vật liệu mạ bề mặt sên là - SIL-TEC và Chromizing. nhìn bề ngoài thì không có gì khác nhau lắm nhưng giờ chúng ta sẽ tìm hiểu sự khác nhau này :

+ SIL-TEC : một quy trình mạ tiên tiến giúp liên kết các phân tử fluorine với kim loại để tạo ra một bề mặt có độ ma sát cực thấp và bền bỉ. Nó cũng giúp giảm tiếng ồn đáng kể. Shimano cho biết fluorine là một vật liệu có tính trơn cao ( Teflon dùng trong chảo chống dính chính là 1 hợp chất của fluorine ) , do đó nó sẽ giảm ma sát khi sên tiêp xúc với dĩa và líp, giúp tăng hiệu suất và độ mượt mà khi chuyển động, cũng như độ bền của sên ( càng ít ma sát thì sên càng lâu mòn )

3_9713abcdbc954dadaac199d85bf28900_2048x2048.jpg

+ Chromizing : Lớp mạ chrom giúp tăng độ bền, cũng như chống rỉ sét cho sên. Công nghệ mạ chrom dc sử dụng trên cả 4 dòng sên Shimano, tuy nhiên tùy vào loại sên mà sẽ có những vị trí mạ khác nhau. Hình trên là cấu tạo của 1 sợi sên Shimano để các bạn có thể hình dung dc lớp mạ chrom được sử dụng ở vị trí nào

4_eed352a23cd14763a974b4d64cc1f93e_2048x2048.jpg


Trên hộp sên sẽ ghi rõ các công nghệ được sử dụng cho sợi sên

Tóm tắt : công nghệ Chromizing giúp tăng độ bền, công nghệ SIL-TEC giúp giảm ma sát. Kết hợp cả 2 chúng ta có 1 sợi sên vừa bền vừa mượt nhưng giá thì cũng đau thận

Deore CN-M6100
-Chromizing roller link pin
  • Không có SIL-TEC
  • Trọng lượng : 252g

SLX CN-M7100
  • SIL-TEC roller link plate
  • Chromizing roller link pin
  • Trọng lượng : 252g

XT CN-M8100 Chain
  • Không có SIL-TEC
  • Chromizing roller link plates and pins
  • Trọng lượng : 252g

XTR CN-M9100 Chain
  • SIL-TEC pin link plates and roller
  • Chromizing roller link plates and pins
  • Chốt sên rỗng ( giảm dc 10gram trọng lượng )
  • Trọng lượng : 242g

2. Giò dĩa

5_2a3ae1d6351d4a25a665ee362d2e1efd_2048x2048.jpg


Tất cả các dòng giò dĩa từ M7100 trở lên đều sử dụng công nghệ Hollowtech II, tức là rèn rỗng ( Hollow Forged ) và chỉ có nhà máy của Shimano tại Sakai - Osaka mới có thể gia công công nghệ này. Các dòng giò dĩa từ M7100 trở xuống dc sản xuất tại Malaysia

1 thông số khác là Q-Factor, mỗi dòng giò sẽ có Q-Factor khác nhau, vậy Q-Factor là gì ?


6_5c34af51c0fc4c7b8bf531d096170775_2048x2048.jpg


Q-Factor được hiểu là khoảng cách giữa 2 giò đạp, mỗi người sẽ có 1 Q-Factor riêng vì nó phụ thuộc vào cơ thể cũng như thói quen đạp. Chạy với giò có Q-Factor rộng quá hoặc hẹp quá đều khiến bạn đau phần cơ 2 bên háng, đầu gối và hông.

Xe Road thường có Q-Factor khoảng 150mm, MTB thì khoảng 170mm, FatBike có thể lên đến 200mm do cấu tạo trục giữa cũng như bề rộng của bánh xe

Deore FC-M6100-1

7_cbce6ab0dce1420bbe3a48c66568a39a_2048x2048.jpg


  • Không có công nghệ Hollow Forged
  • Logo đổi màu
  • 172/178mm Q-factor
  • Trọng lượng : 789gram với dĩa 32t
SLX FC-M7100-1
8_db36a728f3524e1295b1b3b63737e9ee_2048x2048.jpg

  • Hollowtech II hollow forged
  • 172/178/181mm Q-factor
  • Trọng lượng : 634gram với dĩa 32t
XT FC-M8100-1
9_51ac5700f7a844bcb3ddc1ccf54948e9_2048x2048.jpg

  • Hollowtech II
  • Được khuyến mãi 1 miếng dán chống trầy
  • 172/178/181mm Q-factor
  • Trọng lượng : 622g

    XTR FC-M9100-1
  • 10_88913896c714447e94bcf5300d2dfd63_2048x2048.jpg
  • Hollowtech II, tuy nhiên giò được rèn từ 2 loại vật liệu khác nhau để giảm trọng lượng
  • Sử dụng bánh răng thay vì dùng ốc để khóa giò
  • 162/168/171mm Q-factor options
  • Trọng lượng : 528 gram
11_e22b6fd8567641619b77d9f20ecef09d_2048x2048.jpg

Giò XTR ( Trái ) sử dụng bánh răng vặn để khóa giò thay vì dùng 2 con ốc như các giò khác

3. Dĩa

  • Từ M6100 trở lên thì Shimano sử dụng loại dĩa bắt vào giò thông qua ngàm âm như chuẩn GXP của SRAM, gọi là Shimano Direct Mount chứ ko dùng chuẩn BCD 4 ốc nữa và các dĩa có thể thay thế dễ dàng
  • Cấu tạo dĩa của Shimano bao gồm phần mount gắn vào giò bằng nhôm, phần giữa bằng nhựa và phần răng dĩa bằng thép
  • Ở Deore thì phần vật liệu nhựa là composite
  • Ở SLX, phần vật liệu nhựa là Glass Fiber Reinforced Plastic. ( nhựa pha sợi thủy tinh )
  • Ở XT thì phần này là Carbon Fiber Reinforced Plastic. ( nhựa pha sợi carbon ). Shimano cho biết loại nhựa carbon này thì cứng và nhẹ hơn dc vài gram so với nhựa pha sợi thủy tinh
  • ở XTR, dĩa dc làm nguyên khối từ nhôm, nhưng được xử lý để có độ bền ngang ngửa thép. Do đó dĩa XTR nhẹ hơn hẳn các dòng dĩa thấp hơn

12_5385d9db517a48a58d2af472cbff4041_2048x2048.jpg

- Tất cả các dĩa của Shimano đều sử dụng công nghệ Shimano’s Dynamic Chain Engagement + với các răng dĩa Narrow - Wide ( 1 răng rộng 1 răng hẹp ). Công nghệ này giúp sên và dĩa chuyển động mượt mà hơn và giảm tiếng ồn do ma sát .

4. Líp

13_75333c611c3e4b8ca664d3da2d028483_2048x2048.jpg

4 bộ líp của Deore / SLX / XT / XTR đều có thông số giống nhau là 10-51, khác biệt chính là ở vật liệu tạo nên nó. Cả 4 dòng líp đều sử dụng công nghệ HyperGlide + giúp sên lên xuống mượt mà hơn
Cả 4 bộ líp đều sử dụng chuẩn cối mới của Shimano là MicroSpline, với líp nhỏ nhất là 10t ( cối HG líp nhỏ nhất là 11 ), giúp tăng thêm 10% tỉ số truyền so với líp dùng cối HG. Chênh lệch 1 răng nghe có vẻ là ko nhiều, nhưng 10% thì lại là rất lớn luôn


14_cf5afe19ff5b491c99fe2e7e67fa61a4_2048x2048.jpg

Điều khác biệt giữa líp cối MS và líp cối HG, đó là 2 líp nhỏ nhất của cối MS nó ko gá vào cối đùm, mà nó gá vào líp thứ 3 thông qua các ngàm ( slpine ) trên thân líp. Có lẽ vì vậy là Shimano đặt tên là MicroSpline
DEORE CS-M6100
  • Tất cả các líp bằng thép
  • Lockring bằng thép
  • Các lá ngàm được sơn
  • Trọng lượng : 589gram
SLX CS-M710
  • 11 líp nhỏ nhất bằng thép
  • Líp lớn nhất bằng nhôm, dc mạ anod
  • Lockring bằng nhôm
  • Các lá ngàm được sơn
  • Trọng lượng : 534gram
XT CS-M810
- 10 líp nhỏ nhất bằng thép
- 2 Líp lớn nhất bằng nhôm, dc mạ anod
  • Lockring bằng nhôm
  • Các lá ngàm được sơn
  • Trọng lượng : 470gram
XTR CS-M910
  • 4 líp nhỏ nhất bằng thép
  • 5 líp kế bằng titanium
  • 3 líp lớn nhất bằng nhôm. Dc xử lý và mạ với công nghệ cao hơn dòng XT và SLX giúp tăng độ cứng và độ bền
  • Các lá ngàm được mạ anod
  • Trọng lượng : 367 gram

5. Tay bấm
15_6ac48554492b49c1b03942efd4a26e41_2048x2048.jpg

16_0190b0a99cff49ec95db7b07130cfc0e_2048x2048.jpg

17_6dd480be057f49bdace80288760f3237_2048x2048.jpg

Ngàm i-SEPC là ngàm kết hợp tay bấm và tay thắng của Shimano
DEORE SL-M610
  • RapidFire Plus :Cho phep chuyển 1 lần 3 số ( xuống líp )
  • Two-Way Release : Chuyển số theo 2 hướng
  • Hỗ trợ góc xoay 10º với ngàm i-SPEC
  • Dây cáp đề với công nghệ OptiSlick
  • Thân tay đề bằng thép và nhựa kết hợp sợi thủy tinh ( Glass Fiber Plastic )
  • Các lá chuyển líp dc mạ bushing
  • Trọng lượng : 132gram
SLX SL-M710
  • RapidFire Plus :Cho phep chuyển 1 lần 3 số ( xuống líp )
  • Two-Way Release : Chuyển số theo 2 hướng
  • Hỗ trợ góc xoay 20º với ngàm i-SPEC
  • Dây cáp đề với công nghệ OptiSlick
  • Thân tay đề bằng thép và nhựa kết hợp sợi thủy tinh ( Glass Fiber Plastic )
  • Các lá chuyển líp dc mạ bushing
  • Trọng lượng : 117gram
XT SL-M810
  • RapidFire Plus :Cho phép chuyển 1 lần 4 số ( xuống líp )
  • Multi-Release : Cho phép chuyển 1 lần 2 số ( lên líp )
  • Two-Way Release : Chuyển số theo 2 hướng
  • Instant release : Chuyển số ngay lập tức, giảm độ trễ
  • Hỗ trợ góc xoay 20º với ngàm i-SPEC
  • Dây cáp đề với công nghệ OptiSlick
  • Thân tay đề bằng nhôm, và nhựa kết hợp sợi thủy tinh ( Glass Fiber Plastic )
  • Tay bấm nhôm
  • Các lá chuyển líp dc mạ bushing, kết hợp với 2 vòng bạc đạn
  • Trọng lượng : 117gram
XTR SL-M910
  • RapidFire Plus :Cho phép chuyển 1 lần 4 số ( xuống líp )
  • Multi-Release : Cho phép chuyển 1 lần 2 số ( lên líp )
  • Two-Way Release : Chuyển số theo 2 hướng
  • Instant release : Chuyển số ngay lập tức, giảm độ trễ
  • Hỗ trợ góc xoay 60º với ngàm i-SPEC
  • Dây cáp đề với công nghệ OptiSlick, cáp được phủ polymer giúp tăng độ mượt mà
  • Thân tay đề bằng nhựa kết hợp sợi carbon ( Carbon Fiber Plastic )
  • Tay bấm bằng nhựa carbon
  • Các lá chuyển líp dc mạ bushing, kết hợp với 2 vòng bạc đạn
  • Trọng lượng : 112gram
6. Cùi đề sau
18_aac608b68bb04b36bc40109b5ee2ab56_2048x2048.jpg

- Cả 4 dòng cùi đề đều sử dụng công nghệ Shimano’s Shadow+, nó giúp cùi đề tránh dc tình trạng gãy do va phải đá, cành cây khi chạy offroad. Ngoài ra nó còn có 1 bộ ly hợp ( cục tròn tròn ngay giữa cùi đề ) giúp cùi đề di chuyển mượt mà và tránh tính trạng văng sên khi offroad
DEORE RD-M6100-SG
  • Các trục được mạ với công nghệ flouric coated bushings 7 lớp giúp tăng độ trơn, giảm ma sát
  • Trục bánh xe đề dc mạ bushing
  • Trục đề bằng thép không rỉ được khoét rỗng để giảm trọng lượng
  • Body cùi đề bằng nhựa kết hợp sợi thủy tinh gia cường ( Glass Fiber Reinforced Plastic )
  • Trọng lượng : 318 gram
SLX RD-M7100-SG
  • Các trục được mạ với công nghệ flouric coated bushings 7 lớp giúp tăng độ trơn, giảm ma sát
  • Trục bánh xe đề dc mạ bushing
  • Trục đề bằng thép không rỉ được khoét rỗng để giảm trọng lượng, dc mạ anod
  • Body cùi đề bằng nhựa kết hợp sợi thủy tinh gia cường ( Glass Fiber Reinforced Plastic )
  • Trọng lượng : 316 gram
XT RD-M8100-SG
  • Các trục được mạ với công nghệ flouric coated bushings 7 lớp giúp tăng độ trơn, giảm ma sát
  • Trục bánh xe đề dc mạ bushing
  • Bánh xe đề sử dụng bạc đạn seal bearing
  • Trục đề bằng thép không rỉ được khoét rỗng để giảm trọng lượng, dc mạ anod
  • Body cùi đề bằng nhựa kết hợp sợi thủy tinh gia cường ( Glass Fiber Reinforced Plastic )
  • Trọng lượng : 285 gram
XTR RD-M9100-SG
  • Các trục được mạ với công nghệ flouric coated bushings 8 lớp giúp tăng độ trơn, giảm ma sát
  • Trục bánh xe đề dc mạ bushing
  • Bánh xe đề sử dụng bạc đạn seal bearing
  • Trục đề bằng thép không rỉ được khoét rỗng để giảm trọng lượng, dc mạ anod
  • Body cùi đề bằng nhựa kết hợp sợi carbon gia cường ( Carbon Fiber Reinforced Plastic )
  • Ốc chỉnh líp bằng hợp kim nhôm ( các dòng khác sử dụng thép )
  • Gia công sắc sảo hơn
  • Trọng lượng : 237 gram

19_5d127a19730c4dc4bc7a79097e6805d0_2048x2048.jpg

20_7d943e8a985d4e63a906332225df7508_2048x2048.jpg

Mức độ hoàn thiện của XTR cao hơn hẳn XT
Hi vọng sau bài này các bạn sẽ chọn dc bộ group vừa ý mình
 
mình cũng đang phân vân con tx20 với con trinx free 2.0 để đi lại trong HN, hè đang tính làm tour về quê trong ngày khoảng 150km.

Nếu là mình thì mình sẽ ưu tiên trinx free hơn vì 2 lý do. Thứ nhất là có phuộc đạp sẽ mất sức hơn, mình nhớ là cái khóa phuộc của con này có khóa cũng không khác không khóa. Thứ hai là càng ít bộ phận chuyển động, thì càng ít xảy ra hỏng hóc giữa đường nếu bác đạp xa.

Sao mình tìm dòng vỏ pace có lớp silkshield này nó loạn xì ngầu lên thím nhỉ, dòng này đi có ổn không vậy thím :(
Mình chỉ muốn tìm dòng vỏ nào tầm 1-1tr2 1 cặp mà hông tầm 2.0 được rồi, bữa giờ chốt cặp bánh koozer rồi nhưng vẫn lăn tăn cặp vỏ ghê =((

Nếu bác tìm được vỏ pace mà loại gấp thì chắc chắn là có silkshield :D Có một điểm khó là bác yêu cầu vỏ MTB chống đinh, mà loại này thường không nhiều, trong đầu mình chỉ nhớ được có 2 dòng có khả năng này là schwalbe marathon và maxxis pace thôi. Vỏ MTB thì thường mình thấy mấy hãng chỉ làm chống cắt ở 2 bên hông vỏ là chính.
 
mọi người cho em hỏi có ai biết ở Hà Nội có chỗ nào bán cái vỏ bọc cao su/silicon cho dây phanh này ko ạ? em search shopee toàn ra link bên TQ, ship chả bõ mà cũng chờ lâu.
1644461820903.png
 
đâu, tôi chỉ đọc được là Mua Deore nếu bẹn là người tiêu dùng thông thái

Mua cạc bon XTR nếu bẹn là người người chơi hệ thừa tiền
Bên road thì e đoán Ultegra/Dura Ace là hệ thừa tiền, nhưng hệ thông thái thì em chưa biết :D
 
bác thích ổn thì tự ráp :D mua khung Giant về rồi mua phụ tùng tự ráp, mà tự ráp vầy không phải ai cũng làm được + phụ tùng mua bây giờ chắc cũng khan

bác lội lại mấy page trước đó có post bác @batshop đăng cực nhiều thông tin bổ ích ấy
Giờ kiếm sườn Giant để tự ráp xe ở đâu giờ bạn
 
Chi tiết quá thím ơi, TL DR thì "hãy tin vào giá tiền" đúng ko thím :v

TLDR của mình là tay đề XT, sên XT, thắng SLX, còn tất cả còn lại là deore :D nhưng do hiện giờ khó kiếm đồ lẻ nên mình nghĩ SLX đang là lựa chọn có performance/price tốt nhất.

105 là chân ái :D

Chuẩn luôn, groupset quốc dân của hệ road :D
 
Chi tiết quá thím ơi, TL DR thì "hãy tin vào giá tiền" đúng ko thím :v

mình thấy M6100 la ổn, mấy cái kia ko cần thiết lắm, trừ khi đua bơi thật sự cần tính từng gram 1
còn ko thì SLX, chênh lệch ko quá nhiều nhưng p/p tốt

XT XTR thì đại gia rồi
 
mình thấy M6100 la ổn, mấy cái kia ko cần thiết lắm, trừ khi đua bơi thật sự cần tính từng gram 1
còn ko thì SLX, chênh lệch ko quá nhiều nhưng p/p tốt

XT XTR thì đại gia rồi
XTR nhớ trước có clip thì Shimano tạo ra để dành cho mấy cuộc thi Cyclocross ấy chứ k phải đi lại bt nên mua thì đúng thừa tiền bác ạ :D
 
XTR nhớ trước có clip thì Shimano tạo ra để dành cho mấy cuộc thi Cyclocross ấy chứ k phải đi lại bt nên mua thì đúng thừa tiền bác ạ :D

mình vẫn thích líp CNC nguyên khối như bên SRAM hơn là líp ghép như shimano
hư 1 líp thay hết nguyên bộ líp :D
 
Back
Top