Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”

tin233

Senior Member
img

Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 1.

Theo Tổng cục Hải quan, hết năm 2023, xuất khẩu mặt hàng giày dép cả nước mang về hơn 20,24 tỉ USD. Mặc dù sụt giảm 3,66 tỉ USD so với mức cao kỷ lục của năm 2022 nhưng giày dép vẫn nằm trong nhóm ngành chủ lực xuất khẩu của VN.
Nhìn lại lịch sử, trừ năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19 thì kim ngạch xuất khẩu giày dép của VN những năm qua liên tục gia tăng. Cụ thể, từ năm 1998, giày dép đã tham gia câu lạc bộ các mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỉ USD trở lên và liên tục tiến đến con số 10 tỉ USD, 20 tỉ USD.
Theo Niên giám Da giày thế giới năm 2021, lần đầu tiên VN chiếm trên 10% thị phần giày xuất khẩu toàn cầu với hơn 1,23 tỉ đôi giày trong năm 2020, đứng thứ hai thế giới về lượng xuất khẩu da giày, chỉ sau Trung Quốc. Riêng giày vải, VN là nước sản xuất lớn nhất thế giới về giá trị, vượt xa Trung Quốc… Hiện sản phẩm giày dép "Made inVietnam" đã có mặt ở 150 thị trường như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh… Trong đó, Mỹ là thị trường lớn nhất khi hằng năm chi ra 7 - 10 tỉ USD mua giày dép của VN.
Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 2.
Ngành da giày VN đã tạo công ăn việc làm cho hơn 1,5 triệu lao động. Ảnh công nhân tan ca tại Công ty TNHH PouYuen (quận Bình Tân, TP.HCM) tan ca chiều 6.3
Nhật Thịnh
Những con số này thể hiện rõ nhất qua việc hàng loạt tập đoàn nổi tiếng thế giới đã chọn VN làm trung tâm sản xuất giày dép để bán ra toàn cầu. Cụ thể, Adidas và Nike, 2 "người khổng lồ" giày thể thao, đều đã lựa chọn VN là trung tâm sản xuất chính cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Báo cáo năm 2020 của Adidas công bố có đến 98% sản xuất tập trung ở khu vực châu Á, trong đó VN chiếm tới 40%. Hay Nike cũng công bố mỗi năm sản xuất khoảng 600 triệu đôi giày và 50% trong số đó được sản xuất tại VN, đồng thời 50% nguyên liệu cho chuỗi cung ứng toàn cầu của Nike cũng từ VN.
Tại một hội thảo của ngành hàng thể thao diễn ra vào tháng 9.2023 do Liên đoàn ngành hàng thể thao thế giới (WSGI) phối hợp với Phái đoàn VN tại Geneva (Thụy Sĩ) tổ chức, ông Bertrand Tison, quan chức phụ trách quan hệ công chúng ở châu Âu của Decathlon, thông tin VN là cơ sở sản xuất lớn thứ 2 trên thế giới của Decathlon với 130 nhà máy đối tác và 7 cửa hàng bán lẻ, 400 nhân viên…
"Báo cáo nghiên cứu về ngành da giày ở VN, 2022 - 2031" của Research and Markets, một trong những công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, công bố trong năm 2022 cho biết, tính đến cuối năm 2021, VN có khoảng 2.200 doanh nghiệp (DN) sản xuất giày dép, tập trung chủ yếu ở khu vực xung quanh TP.HCM. Hai thương hiệu khổng lồ trong ngành giày dép toàn cầu là Nike và Adidas đã chọn VN làm nơi sản xuất chính, và một phần của chuỗi giày dép toàn cầu đang dần chuyển từ Trung Quốc sang VN vì chi phí thấp hơn.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự khởi sắc của xuất khẩu giày dép VN là do VN đã ký kết các hiệp định thương mại có lợi cho xuất khẩu với châu Âu và Mỹ. Trong đó, Hiệp định Thương mại tự do VN - EU (EVFTA) giúp xuất khẩu giày dép của VN sang EU chiếm khoảng 40%. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giúp xuất khẩu giày dép của VN sang Canada và Mexico tăng vọt…
Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 3.

Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 4.

Trong khi xuất khẩu giày dép của VN ghi dấu ấn trên thị trường toàn cầu thì ngược lại trong nước lại khá èo uột. Cách đây hơn 12 năm, khi chỉ là một DN siêu nhỏ với vài chục công nhân, nhưng Công ty giày Viễn Thịnh đã thuyết phục được khách hàng và từng bước tham gia vào thị trường nội địa vốn có gần 90% sản phẩm là hàng từ Trung Quốc. Ông Trần Thế Linh, Giám đốc công ty Viễn Thịnh, cho biết đích thân ông đã phải ra chợ thuyết phục từng tiểu thương để các sản phẩm của công ty được có mặt trên các sạp hàng. Thuyết phục bằng chất lượng, giá cả, mẫu mã, chế độ hậu mãi, bảo hành, các sản phẩm giày dép của Viễn Thịnh từng bước chinh phục được thị trường trong nước.
Thế nhưng, vài năm gần đây, công ty không thể cạnh tranh được sản phẩm giá thấp xuất hiện ồ ạt nên chỉ chỉ làm hàng xuất khẩu. Theo ông Trần Thế Linh, hàng giá thấp của Trung Quốc vẫn đang chiếm hơn 80% thị phần tại VN; số còn lại thuộc về các thương hiệu cao cấp nước ngoài và một ít cơ sở sản xuất trong nước. Nguyên nhân chính là hàng từ Trung Quốc có giá bán quá thấp. Cụ thể, một đôi giày da nữ của Trung Quốc chỉ bán khoảng 220.000 - 250.000 đồng do giá thành sản xuất chỉ ở mức 150.000 đồng. Trong khi đó DN trong nước để sản xuất một đôi giày da thì giá khoảng 200.000 - 220.000 đồng và phải bán đến 350.000 đồng mới có lãi.
Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 5.Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 6.
Công nhân làm việc tại Công ty TNHH PouYuen Việt Nam
Độc Lập
"Giá thành rẻ chủ yếu là do số lượng sản xuất lớn. Ví dụ một mẫu giày của Trung Quốc họ sản xuất để bán ra nhiều nước thì làm lên đến cả 100.000 đôi. Trong khi một công ty của VN chỉ có thể sản xuất một mẫu với số lượng từ 2.000 - 5.000 đôi. Cùng một mẫu giày thì vẫn tốn chi phí nghiên cứu thiết kế, bộ khuôn mẫu… Trung Quốc có những khu sản xuất khép kín, từ nguyên phụ liệu đến thành phẩm; trong khi VN không có. Hay như nhiều loại vải, da trong nước cũng không có và các đơn vị phải nhập khẩu nên chi phí cao hơn là dễ hiểu", ông Trần Thế Linh giải thích...
 
Thế giờ bỏ hết gia công giá rẻ luôn nhé, xong 1.5T thất nghiệp nằm nhà. Dm cái đ gì cũng nói, cũng chửi cũng móc mỉa đc

via theNEXTvoz for iPhone
Dệt may việt nam có phải mới ngày một ngày hai đâu bác tay nghề của công nhân có vậy mà chưa một thằng nào vươn lên tầm thế giới vẫn chỉ là gia công giá rẻ bác không thấy đáng ngại à
 
Dệt may việt nam có phải mới ngày một ngày hai đâu bác tay nghề của công nhân có vậy mà chưa một thằng nào vươn lên tầm thế giới vẫn chỉ là gia công giá rẻ bác không thấy đáng ngại à
Ko, chả ngại đ gì, đấy đ phải việc của tôi. Thứ 2, bất kì nc đang pt nào cũng cần những cv như thế này. T3, những lao động trình độ thấp mà đ có những cv như này thì loạn xã hội luôn.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Vẫn là gia công giá rẻ cho các thương hiệu về lâu dài qua thời kì dân số vàng thì sao?
Dần dần phải nâng lên các mặt hàng giá trị hơn, đồ điện tử như Samsung chả hạn, và sắp tới là bán dẫn, VN đang ở bước đó, còn mọi thứ đều phải tích lũy dần dần, công nghệ lõi hoặc phải có đồng minh share cho hoặc tích cực ăn cắp như Tàu khựa, còn tự nhiên mà có nói thẳng luôn éo có đâu

Từ gia công may mặc, giày dép là ngành phụ thuộc 100% nhân công giá rẻ đi lên ngành có chất xám hơn như điện tử, bán dẫn là ngon hơn rồi đấy, có những nước như Bangladesh, mãi kẹt lại ở may mặc

VN bây giờ so với VN 20 năm trước khác nhau hoàn toàn, còn bảo bụp phát có công nghệ này công nghệ kia thì quên đi
 
Dệt may việt nam có phải mới ngày một ngày hai đâu bác tay nghề của công nhân có vậy mà chưa một thằng nào vươn lên tầm thế giới vẫn chỉ là gia công giá rẻ bác không thấy đáng ngại à
Tay nghề như nào. Công việc hàm lượng chất xám thấp tư bản nó đi đâu chả thuê được tưởng như nào :oops:
 
Back
Top