Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”

Hẳn là VN bán 10 tỷ đô giày dép cho Mỹ chứ k phải là VN gia công thuê cho Mỹ 10 tỷ :LOL: và trong 10 tỷ này chắc ăn đc 500 củ tiền nhân công, hết vẹo.
Rồi tiền nhà xưởng máy móc chi, chắc hít không khí để sống, ko định thu hồi vốn chắc ? Bản chất cũng là tiền hàng tiền bỏ vốn trước thu lãi sau làm 10 tỷ chia đều cho công nhân hết thì nó rút vốn sạch
 
Có thương hiệu nào của VN trong 10% đó ko
Vd như t redbull của thái chiếm thị phần lớn nc tăng lực thì mới đáng ngạo ngễ chứ

via theNEXTvoz for iPhone
 
Cái đkm toàn gia công, húp đc mỗi tiền nhân công, tiền lời thì chảy về hết đài loan với hàn quốc, máy móc, nguyên liệu thì toàn nhập (nguyên liệu trong nước vẫn có, và cũng toàn là cty nước ngoài sx) mà lên bài như đúng rồi
gN1pWYL.png


Và xu hướng hiện tại là tụi nó k bỏ trứng vào 1 giỏ nữa (vì bài học covid) nó san sẻ đều đơn hàng sang các nước khác rồi, indo, cam, banglades, myanma, phi, ấn độ.... Trước có làm cty gia công giày nike, giờ lâu lâu nc với mấy thằng đệ cũ bảo giờ đơn hàng chỉ đủ chạy hoạt động nhà máy, k có thừa mứa như trước nữa, ai muốn nghỉ cho nghỉ, k giữ.
 
Last edited:
Không hiểu lí do lên bài kiểu này, rồi thì chúng ta thấy vấn đề gì ở đây. Một ngành công nghiệp từ lâu nhưng vẫn chỉ loanh quanh gia công OEM, không tăng được giá trị gia tăng, thâm dụng lao động quá lớn. Suy cho cùng thì 10% hay 20% cũng chả phải gì to tát, và ngành công nghiêp da giày này không còn là động lực để phát triển giống 20 năm trước nữa rồi. Giờ có đơn hàng trở lại thì sẽ vẫn có nhà máy đóng cửa, công nhân thất nghiệp mà thôi
 
"Theo Niên giám Da giày thế giới năm 2021, lần đầu tiên VN chiếm trên 10% thị phần giày xuất khẩu toàn cầu với hơn 1,23 tỉ đôi giày trong năm 2020, đứng thứ hai thế giới về lượng xuất khẩu da giày, chỉ sau Trung Quốc"

Thứ nhất, Tít báo là không chính xác, 10% thị phần xuất khẩu, chứ ko phải là 10% dân số thế giới đi dày "Việt Nam".

Thứ hai, chúng ta xếp sau Trung Quốc, và theo bảng xếp hạng trên họ đứng đầu, chiếm đến 61,1% thị phần xuất khẩu. Họ gấp chúng ta 6 lần, họ chi phối thị trường, chứ ko phải chúng ta.

Thứ ba, nhiều anh nói đúng về việc chúng ta làm gia công cho các thương hiệu nước ngoài, rõ ràng là chúng ta tận dụng được nguồn nhân lực, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhà nước thu được thuế, doanh nghiệp, chủ đầu tư cũng có lợi nhuận. Vậy mối quan hệ ở đây là win win, đôi bên có lợi.

Thứ ba, bên cạnh các thương hiệu nước ngoài, cũng có các thương hiệu Việt, như tôi có mức thu nhập trung bình hay mặc đồ Việt Tín với An Phước, thấy cũng ok.

Thứ tư, ngay trong bài viết cũng đã nói 1 ví dụ điển hình về số lượng sản xuất, các pháp sư Trung Hoa sản xuất số lượng đến hàng trăm nghìn chiếc, tối ưu chi phí sản xuất, nhân công, dẫn đến giá bán cạnh tranh, đè luôn cả thị trường trong nước. Đây không phải là câu chuyện của trong ngành may mặc, mà gần như toàn bộ mọi ngành nghề sản xuất trong nước.

Cuối cùng, tôi ko có chuyên môn trong lĩnh vực này, nhưng có quan hệ đối tác với các bên sản xuất, to có, nhỏ có. Ngồi nghe nhưng tâm sự của họ, tôi thấy họ cũng trăn trở, vật lộn nhiều thứ. Hôm rồi đi chúc tết, sau khi xong màn thăm hỏi, chém gió, khi ra về ông bác nói với ra một câu: "Bọn anh muốn làm, đã cố hết sức rồi, thua thì phải chịu, năm sau chơi tiếp"

P/S: Ngày trước cty tôi cũng tính làm nhà máy để lắp ráp thiết bị điện tử, ngồi tính đi, tính lại, đi khảo sát, tham khảo rồi cuối cùng cũng dẹp, vì không thể cạnh tranh mức giá được, khả năng thu hồi vốn chậm, và có nguy cơ cao là ko thể thu hồi.

P/S2: Đợt ấy, may mà dẹp sớm, dính covid mà còn làm thì vỡ mồm, cty chết chắc
 
Dần dần phải nâng lên các mặt hàng giá trị hơn, đồ điện tử như Samsung chả hạn, và sắp tới là bán dẫn, VN đang ở bước đó, còn mọi thứ đều phải tích lũy dần dần, công nghệ lõi hoặc phải có đồng minh share cho hoặc tích cực ăn cắp như Tàu khựa, còn tự nhiên mà có nói thẳng luôn éo có đâu

Từ gia công may mặc, giày dép là ngành phụ thuộc 100% nhân công giá rẻ đi lên ngành có chất xám hơn như điện tử, bán dẫn là ngon hơn rồi đấy, có những nước như Bangladesh, mãi kẹt lại ở may mặc

VN bây giờ so với VN 20 năm trước khác nhau hoàn toàn, còn bảo bụp phát có công nghệ này công nghệ kia thì quên đi
Bình thường thì quy trình sẽ là Công nhận kinh tế thị trường, ký FTA rồi sau đó mới nâng cấp quan hệ ngoại giao. Đây Việt Mỹ ký tắt văn kiện quan hệ đối tác chiến lượng toàn diện mà 2 quy trình trên chưa thực hiện. Bộ Thương Mại Mỹ h phải cong đít lên thỏa thuận điều khoản để ký đc FTA trước khi hết nhiệm kỳ. Nói chung cơ bản là hai bên đều hiểu là hoặc bây giờ hoặc không bao giờ nên mới nâng cấp quan hệ kiểu đấy. Đấy là câu chuyện mà mỗ thấy anh bàn bên thớt kia.

Quay lại chuyện anh nói ở trên, thì khoảng 200 năm qua đặc biệt 100 năm qua với nền sản xuất của Mỹ và đồng minh (G7+) vượt trội hoàn toàn phần còn lại của thế giới. Mỹ với đồng minh vẫn thực thi chính sách kinh tế kiểu ăn cướp (như anh từng mô tả, mỗ ko nhớ thread nào). Tuy nhiên là trong 20 năm gần nhất. Tăng trưởng năng suất lao động của Phương Tây suy giảm rõ rệt. Tương quan giữa tăng trưởng thu nhập thực tế của người dân lại càng thấy rõ rệt hơn.




Nếu chỉ nhìn vào tăng trưởng GDP thì sẽ không thấy được chi tiết thực tế đang diễn ra. Maps hiện tại được sử dụng phổ biến nhất là GDP per captial, nghiên cứu chi tiết dựa trên Microregion. Chi tiết toàn cảnh sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng. Không mang tính đánh đồng như GDP.



Cũng là lí do Mỹ và phương Tây buộc phải xoay trục từ Trung Đông sang châu Á. Một điều dễ nhận thấy hơn là tiếng nói của G7 trong hoạch định chính sách đã giảm đi trọng lượng khá nhiều so với trước đây.

Một Mindset sai lầm nữa thường thấy là Toàn Cầu Hóa chỉ gây ra bất bình đẳng và toàn cầu hóa chỉ phát triển theo hương xoay quanh trục Phương Tây như hiện nay. Phương Tây tìm cách giữ các quốc gia gia công nằm dưới chuỗi cung ứng. Đúng và sai, cách vận hành của toàn cầu hóa trong những năm trước đây với mô hình cá lớn nuốt cá bé sau đó cá lớn cũng tèo sẽ kết thúc.

Năng suất lao động của Mỹ và Đồng Minh không còn vượt trội hoàn toàn phần còn lại của thế giới. Xu hướng đảo ngược trong 20 năm gần đây, đặc biệt là cuộc chính Nga-U tạo ra bước tăng tốc vô cùng lớn. Xu hướng làm ăn của thế giới là Regionallized Globolization hoặc Regionalization, anh muốn tìm hiểu có thể theo các từ khóa đó hoặc
<Cuộc chiến U chính là một dạng cuộc chiến nội tại của chính nước Nga để xoay chuyển cục diện kinh tế nhằm tái phôi phối lại thành quả lao động. Xoay chuyển nước Nga để tái định hình lại quan hệ sản xuất là mang tính sống còn, sau khi Nước Nga chấp nhận hơn 20 năm nhục nhã bưng bô cho Tây để kiếm cơm mà không thành>


Việc làm ăn kiểu ăn cướp hay việc Toàn cầu hóa dưới cái bóng của phương Tây đã hoàn thành vai trò lịch sử trong đóng góp vào cách mạng công nghiệp. Bối cảnh thanh đổi đòi hỏi mô thức mới của phát triển kinh tế.

Lợi thế cạnh trên trong thời kỳ Regionalization, compatitive advantage sẽ khác biệt nó mang tính chất của môt nền kinh tế tuần hoàn ít tiêu tốn tài nguyên, từ đó tạo ra sự tăng trưởng năng suất lao động bền vững. Đồng thời tích lũy vốn cao hơn.


Anh chú ý sẽ thấy các vị nguyên thủ đổ xô đến Vn trong năm qua với những hành trang khác nhau, không có điều gì là ngẫu nhiên cả. Sự đoàn kết và kết nối khu vực là tối quan trọng, tỷ trọng đóng góp của thị trường mới nổi ở Châu Á sẽ đóng vai trò quyết định trong tăng trưởng của thế giới.

Một vấn đề mà các anh đang bàn là vấn đề năng lực sản xuất của TQ. Trong các loại khủng hoảng kinh tế thì khủng hoảng do dư thừa năng lực sản xuất là khủng hoảng tồi tệ và đau thương nhất. Lịch sử của Đại khủng hoảng là minh chứng rõ ràng nhất.

Vấn đề của TQ nằm ở chính là dư thừa năng lực sản xuất khiến việc tối ưu hóa toàn dụng lao động đi vào ngõ cụt. TQ buộc phải đẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài. Cái BRI triển khai 10 năm trước là một trong các phương án để giảm thiểu tác động lên nền kinh tế của TQ. Nhưng chìa khóa cho việc giải quyết cuộc khủng hoàng dư thừa ở TQ nằm ở VN. 10 năm tới các anh sẽ thấy FDI từ TQ và núp bóng TQ từ HK Sing sẽ ồ ạt đổ vào VN.
 
Chỉ hi vọng Bitis mà sánh vai tầm Nike , Adidas là được :ah::ah:
Sánh vai kiểu gì khi mua đôi giày hơn cả triệu, mà gia công dư thừa lồi lõm đủ chỗ. Xong mua bài reviewer cũng khen ầm ầm, bảo là lỗi không đáng kể trong khi trên video thấy rành rành
 
Thế việt nam hưởng được bao tiền trong số 10% ấy?
Hỏi vậy ai mà biết được. Cty mình thuộc cty Đài Loan, có nhà máy ở Thủ Đức, Bình Dương, Bình Phước, Dầu Giây, Tiền Giang, gia công giày cho Nike, Adidas, Under Amour, Crosc, NB, Asics,...Mình SUM tiền lương, thưởng tết cho CN gần 100tr USD.
 
Bỉ bôi VN, trong khi nhiệm kỳ Trump kêu gọi các doanh nghiệp mở nhà máy ở Mỹ, để tạo công ăn việc làm cho dân bản xứ :LOL:.
Miệng chó không mọc được ngà voi
 
Bình thường thì quy trình sẽ là Công nhận kinh tế thị trường, ký FTA rồi sau đó mới nâng cấp quan hệ ngoại giao. Đây Việt Mỹ ký tắt văn kiện quan hệ đối tác chiến lượng toàn diện mà 2 quy trình trên chưa thực hiện. Bộ Thương Mại Mỹ h phải cong đít lên thỏa thuận điều khoản để ký đc FTA trước khi hết nhiệm kỳ. Nói chung cơ bản là hai bên đều hiểu là hoặc bây giờ hoặc không bao giờ nên mới nâng cấp quan hệ kiểu đấy. Đấy là câu chuyện mà mỗ thấy anh bàn bên thớt kia.

Quay lại chuyện anh nói ở trên, thì khoảng 200 năm qua đặc biệt 100 năm qua với nền sản xuất của Mỹ và đồng minh (G7+) vượt trội hoàn toàn phần còn lại của thế giới. Mỹ với đồng minh vẫn thực thi chính sách kinh tế kiểu ăn cướp (như anh từng mô tả, mỗ ko nhớ thread nào). Tuy nhiên là trong 20 năm gần nhất. Tăng trưởng năng suất lao động của Phương Tây suy giảm rõ rệt. Tương quan giữa tăng trưởng thu nhập thực tế của người dân lại càng thấy rõ rệt hơn.




Nếu chỉ nhìn vào tăng trưởng GDP thì sẽ không thấy được chi tiết thực tế đang diễn ra. Maps hiện tại được sử dụng phổ biến nhất là GDP per captial, nghiên cứu chi tiết dựa trên Microregion. Chi tiết toàn cảnh sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng. Không mang tính đánh đồng như GDP.



Cũng là lí do Mỹ và phương Tây buộc phải xoay trục từ Trung Đông sang châu Á. Một điều dễ nhận thấy hơn là tiếng nói của G7 trong hoạch định chính sách đã giảm đi trọng lượng khá nhiều so với trước đây.

Một Mindset sai lầm nữa thường thấy là Toàn Cầu Hóa chỉ gây ra bất bình đẳng và toàn cầu hóa chỉ phát triển theo hương xoay quanh trục Phương Tây như hiện nay. Phương Tây tìm cách giữ các quốc gia gia công nằm dưới chuỗi cung ứng. Đúng và sai, cách vận hành của toàn cầu hóa trong những năm trước đây với mô hình cá lớn nuốt cá bé sau đó cá lớn cũng tèo sẽ kết thúc.

Năng suất lao động của Mỹ và Đồng Minh không còn vượt trội hoàn toàn phần còn lại của thế giới. Xu hướng đảo ngược trong 20 năm gần đây, đặc biệt là cuộc chính Nga-U tạo ra bước tăng tốc vô cùng lớn. Xu hướng làm ăn của thế giới là Regionallized Globolization hoặc Regionalization, anh muốn tìm hiểu có thể theo các từ khóa đó hoặc
<Cuộc chiến U chính là một dạng cuộc chiến nội tại của chính nước Nga để xoay chuyển cục diện kinh tế nhằm tái phôi phối lại thành quả lao động. Xoay chuyển nước Nga để tái định hình lại quan hệ sản xuất là mang tính sống còn, sau khi Nước Nga chấp nhận hơn 20 năm nhục nhã bưng bô cho Tây để kiếm cơm mà không thành>


Việc làm ăn kiểu ăn cướp hay việc Toàn cầu hóa dưới cái bóng của phương Tây đã hoàn thành vai trò lịch sử trong đóng góp vào cách mạng công nghiệp. Bối cảnh thanh đổi đòi hỏi mô thức mới của phát triển kinh tế.

Lợi thế cạnh trên trong thời kỳ Regionalization, compatitive advantage sẽ khác biệt nó mang tính chất của môt nền kinh tế tuần hoàn ít tiêu tốn tài nguyên, từ đó tạo ra sự tăng trưởng năng suất lao động bền vững. Đồng thời tích lũy vốn cao hơn.


Anh chú ý sẽ thấy các vị nguyên thủ đổ xô đến Vn trong năm qua với những hành trang khác nhau, không có điều gì là ngẫu nhiên cả. Sự đoàn kết và kết nối khu vực là tối quan trọng, tỷ trọng đóng góp của thị trường mới nổi ở Châu Á sẽ đóng vai trò quyết định trong tăng trưởng của thế giới.

Một vấn đề mà các anh đang bàn là vấn đề năng lực sản xuất của TQ. Trong các loại khủng hoảng kinh tế thì khủng hoảng do dư thừa năng lực sản xuất là khủng hoảng tồi tệ và đau thương nhất. Lịch sử của Đại khủng hoảng là minh chứng rõ ràng nhất.

Vấn đề của TQ nằm ở chính là dư thừa năng lực sản xuất khiến việc tối ưu hóa toàn dụng lao động đi vào ngõ cụt. TQ buộc phải đẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài. Cái BRI triển khai 10 năm trước là một trong các phương án để giảm thiểu tác động lên nền kinh tế của TQ. Nhưng chìa khóa cho việc giải quyết cuộc khủng hoàng dư thừa ở TQ nằm ở VN. 10 năm tới các anh sẽ thấy FDI từ TQ và núp bóng TQ từ HK Sing sẽ ồ ạt đổ vào VN.
Bữa nay nghỉ Tết rảnh, thím nhớ giờ sinh khum, gửi ngày giờ tháng năm sinh tui xem tử vi cho kaka
 
Bữa nay nghỉ Tết rảnh, thím nhớ giờ sinh khum, gửi ngày giờ tháng năm sinh tui xem tử vi cho kaka
Thầy tôi sống thuận đạo trời, nước chảy tới chỗ thầy thì thầy nhận, thầy không chê mà cũng không tranh đua với ai thì coi số của thầy cũng đâu là gì đâu kkk, anh nên coi số thầy xem có cậu quý tử nối dõi cái suy tư, tư tưởng kho (chắc thầy chưa vợ quá) chứ kho thì hơi tiếc. Tôi học thầy mà vẫn cứ tham gái, mê phú quý cũng đành chịu vậy kkk.
 
Thầy tôi sống thuận đạo trời, nước chảy tới chỗ thầy thì thầy nhận, thầy không chê mà cũng không tranh đua với ai thì coi số của thầy cũng đâu là gì đâu kkk, anh nên coi số thầy xem có cậu quý tử nối dõi cái suy tư, tư tưởng kho (chắc thầy chưa vợ quá) chứ kho thì hơi tiếc. Tôi học thầy mà vẫn cứ tham gái, mê phú quý cũng đành chịu vậy kkk.
Anh nói thầy anh không tranh đua với ai là lầm, thầy anh có những clone mà cách tranh luận F33 chợ búa không thua gì tôi và anh, chỉ là thầy phân liệt nhân cách và đạo thân tốt đẹp của thầy qua nick đó nên anh chỉ thấy như vậy mà hoi
 
Đây là một tin đáng mừng mà bọn nó cũng vào tự nhục cho bằng được.
Sang thớt S.W.A.T mà nhục chứ.
 
Back
Top