Hồng Lâu Mộng 2024 bị chỉ trích có cảnh hở hang quá đà

Sao lại tuồng không cảm xúc nhỉ ? Tam quốc thấy có nhân vật nào thuần ác hay hiền đâu ?
Xem Châu Tinh Trì hoặc Trương Nghệ Mưu để thấy nghệ thuật làm chuyển biến tâm lý nhân vật. Người chán tình thế rồi sẽ thích cái đó hơn, người đơn giản xem nghệ thuật là để giải trí thì cứ có tý chân thiện mỹ là xem được.
 
Anh nào có biết chỗ nào có bán bộ HLM của Đông A ko, bản này làm đẹp và quy củ nhất để tôi chụp làm ebook

hong-lau-mong-bo-3-tap-_44164_1.jpg
Bản này có người làm ebook lâu rồi mà?
 
Sao lại tuồng không cảm xúc nhỉ ? Tam quốc thấy có nhân vật nào thuần ác hay hiền đâu ?
Trước đọc nhớ là thủy hử với tây du ký bị chê bai. Trong sách văn học 10 xưa nhớ là có 2 luồn họ thay kim bình mai , bỏ thuỷ hử.
Còn hôm đọc kim dung có dẫn lại tiểu thuyết trung quốc.

Các tiểu thuyết đầu của tôi, anh hùng là những người trắng đen rõ ràng, xấu tốt phân minh. Đúng như Lỗ Tấn từng nhận xét: "Tiểu thuyết của Trung Quốc trước đây, người xấu luôn xấu và người tốt luôn tốt, miêu tả tính cách con người quá đơn giản". Thực tế, tính cách con người quá phức tạp.

Chẳng hạn Vi Tiểu Bảo, anh ta khác với tất cả nam chính trong tiểu thuyết võ hiệp. Xã hội hiện đại có những người như Vi Tiểu Bảo, vừa tham ô vừa hối lộ, lại lăng nhăng, lấy nhiều vợ. Đó đều là các hành vi phạm pháp, tôi từng muốn đổi kết cục của Lộc Đỉnh Ký, để Vi Tiểu Bảo bị trừng phạt, nhưng độc giả không thích như thế, cho rằng điều đó không thực tế, bởi nhiều kẻ xấu vẫn thành công.
 
Trước đọc nhớ là thủy hử với tây du ký bị chê bai. Trong sách văn học 10 xưa nhớ là có 2 luồn họ thay kim bình mai , bỏ thuỷ hử.
Còn hôm đọc kim dung có dẫn lại tiểu thuyết trung quốc.

Các tiểu thuyết đầu của tôi, anh hùng là những người trắng đen rõ ràng, xấu tốt phân minh. Đúng như Lỗ Tấn từng nhận xét: "Tiểu thuyết của Trung Quốc trước đây, người xấu luôn xấu và người tốt luôn tốt, miêu tả tính cách con người quá đơn giản". Thực tế, tính cách con người quá phức tạp.

Chẳng hạn Vi Tiểu Bảo, anh ta khác với tất cả nam chính trong tiểu thuyết võ hiệp. Xã hội hiện đại có những người như Vi Tiểu Bảo, vừa tham ô vừa hối lộ, lại lăng nhăng, lấy nhiều vợ. Đó đều là các hành vi phạm pháp, tôi từng muốn đổi kết cục của Lộc Đỉnh Ký, để Vi Tiểu Bảo bị trừng phạt, nhưng độc giả không thích như thế, cho rằng điều đó không thực tế, bởi nhiều kẻ xấu vẫn thành công.
Ví dụ Tam Quốc, Tào Tháo cầm dao ám sát Đổng Trác thì lúc đó là người xấu hay người tốt, sau này cầm thiên tử nhiếp chư hầu thì tốt hay xấu ? Tây Du Ký Ngộ Không đại náo thiên cung ăn trộm đào tiên thì là tốt hay xấu ? Phò Đường Tăng lấy kinh thì tốt hay xấu ?
Chốt Tam Quốc là nhà Tư Mã lật Tào thống nhất thiên hạ thì là kẻ tốt hay kẻ xấu thành công ?
 
Character development, diễn biến tâm lý không phải điểm mạnh trong văn học Trung Quốc mà.
À, tính ra có Tôn Ngộ Không cũng có character development đó nhỉ :smile:, không thẳng đuột như bao nhân vật khác trong TDK.
 
Ví dụ Tam Quốc, Tào Tháo cầm dao ám sát Đổng Trác thì lúc đó là người xấu hay người tốt, sau này cầm thiên tử nhiếp chư hầu thì tốt hay xấu ? Tây Du Ký Ngộ Không đại náo thiên cung ăn trộm đào tiên thì là tốt hay xấu ? Phò Đường Tăng lấy kinh thì tốt hay xấu ?
Chốt Tam Quốc là nhà Tư Mã lật Tào thống nhất thiên hạ thì là kẻ tốt hay kẻ xấu thành công ?
Đang nói về tâm lý nhân vật. Bộ hồng lâu mộng khá gần với văn hiện đại khi mô tả nhân vật giả bảo với đầy trăn trở đi thi hay trốn đời. Là nổi niềm của tào tuyết cần nên nó hay hơn thôi.
Ngay từ khi hồng lâu mộng ra đời đã có riêng 1 trào lưu mê đắm. Thậm chí lập cả hội hồng học từ thời càn long.

Thực ra em ko cảm thụ dc hồng lâu mộng hay truyện kiều. Em cũng như bác em thích lục vân tiên với tqc hơn.
 
Đang nói về tâm lý nhân vật. Bộ hồng lâu mộng khá gần với văn hiện đại khi mô tả nhân vật giả bảo với đầy trăn trở đi thi hay trốn đời. Là nổi niềm của tào tuyết cần nên nó hay hơn thôi.
Ngay từ khi hồng lâu mộng ra đời đã có riêng 1 trào lưu mê đắm. Thậm chí lập cả hội hồng học từ thời càn long.

Thực ra em ko cảm thụ dc hồng lâu mộng hay truyện kiều. Em cũng như bác em thích lục vân tiên với tqc hơn.
Mô tả tâm lý thì sao có câu bình "Tiểu thuyết của Trung Quốc trước đây, người xấu luôn xấu và người tốt luôn tốt, miêu tả tính cách con người quá đơn giản" nhỉ ? Không hiểu thật.
Còn diễn biến tâm lý thì như Tào Tháo lúc đầu là thần tử năng nổ thấy Đổng Trác chuyên quyền lập kế liều mình mang dao vào xiên Đổng Trác, thất bại rồi bỏ chạy sau này trở thành Tào Tháo gian hùng cầm thiên tử nhiếp chư hầu thì có tính là character development không ?
Tất nhiên là thể loại diễn nghĩa trải dài suốt cả trăm năm với cả trăm nhân vật thì không thể tý tả cảnh tý tả tình được. Nhưng bảo nhân vật TQDN, TDK là quá đơn giản thì thấy không hợp lý. Không bằng nói nhân vật Giả bảo ngọc "quá phức tạp" hóa vấn đề.
 
Last edited:
Có nhé
Hoàng Thượng Nhị đại gia: Minh Thần Tông trong phim là vị vua hiểu biết, đích thân thị sát dân chúng, k vì quá sủng ái phi tần mà quên việc nước
Fact: sủng ái quý phi mà tệ bạc với thằng con, đốt $ như nước, thằng con khổ quá sau này làm vua ăn chơi hưởng lạc mà chết

Thiên hạ: Sùng Trinh tài chí hơn người, tính toán như thần, trọng dụng người tài
Fact: tài gì k quan trọng, anh ấy thấy ngứa mắt là thịt, nuôi 1 lũ 3 lăng nhăng chuyên bưng bô
Sùng Trinh làm vua 17 năm đuổi cổ hơn 50 vị quan ra khỏi Nội các. Trong 17 năm, Thượng thư bộ Lại bị thay thế 13 người, Thượng thư bộ Binh bị thay thế 17 người, Thượng thư bộ Hình bị thay thế 17 người. Trung bình mỗi năm, Lục Bộ sẽ đổi 1 Thượng thư mới toanh và ngồi chưa ấm đit đã bay ghế(thậm chí mất chức rồi có khả năng đi tù hoặc bay đầu). Các vị quan làm trái ý Sùng Trinh, nói những lời mà Sùng Trinh không muốn nghe hay Sùng Trinh thấy ngứa mắt đều bị cách chức, tống vào ngục tối hoặc ép ra biên giới đánh nhau chịu chết với Hậu Kim. Tệ nhất, họ thường bị giết vì tính khí nắng mưa thất thường của Sùng Trinh. Các vị quan giữ chức Tổng đốc khâm sai, Tuần phủ có kết cục không khá hơn. Thống kê trong thời Sùng Trinh, tổng số Tổng đốc bị Sùng Trinh ra lệnh giết là 11 người, Tuần phủ là 11 người.

Triều đình hỗn loạn rối như canh hẹ + ông vua đa nghi, nóng tính, hấp tấp cai trị với thái độ ra chính sách gì cũng mong thấy được kết quả Tích Cực tức thì trong 10 bữa nửa tháng thì làm sao bình định khởi nghĩa nông dân và chống Hậu Kim?
 
Có nhé
Hoàng Thượng Nhị đại gia: Minh Thần Tông trong phim là vị vua hiểu biết, đích thân thị sát dân chúng, k vì quá sủng ái phi tần mà quên việc nước
Fact: sủng ái quý phi mà tệ bạc với thằng con, đốt $ như nước, thằng con khổ quá sau này làm vua ăn chơi hưởng lạc mà chết

Thiên hạ: Sùng Trinh tài chí hơn người, tính toán như thần, trọng dụng người tài
Fact: tài gì k quan trọng, anh ấy thấy ngứa mắt là thịt, nuôi 1 lũ 3 lăng nhăng chuyên bưng bô
Thời Vạn Lịch đãi chính 28 năm, trong 28 năm đấy xảy ra nạn quan văn, võ chia bè kết đảng phân chia thành 5, 7 phe phái cắn xé nhau điên cuồng xem nhau như kẻ thù giết cha, đấu qua đấu lại làm rơi rụng không ít quan tướng có tài vì đấu đá bè đảng bẩn thỉu vô nghĩa không ngừng tìm cách triệt hạ lực lượng phe phái chính trị đối địch. Ví dụ như Hùng Đình Bật là tướng giỏi biết đánh trận bị phán tội cực hình xử tử hết sức nhảm nhí oan khuất vì vô tình vướng vào đấu đá bè đảng giữa đảng Hoạn quan với đảng Đông Lâm.
Trong lúc lòng người trong triều chia rẽ như thế, lẽ ra người lãnh đạo tối cao như Vạn Lịch phải đứng ra làm dịu đi mâu thuẫn bè đảng giữa các phe đảng trong triều, hòa giải thù hận giữa các quan và chỉ ra mục đích của việc làm quan là phò vua giúp nước bảo vệ vương triều chứ không phải dồn trí tuệ công sức vào đấu đá bè đảng. Nhưng Vạn Lịch không làm thế vì ông ta ích kỷ chỉ biết tới bản thân mình trốn trong cung sâu, nhắm mắt làm ngơ không thấy vấn nạn tiêu cực đấu đá bè đảng, mặc kệ các quan hãm hại triệt hạ nhau làm suy yếu căn cơ triều đình. Thời Sùng Trinh nguy cơ bao vây Minh triều, triều đình rệu rã thiếu nhân tài, phần nhiều toàn quan dở tướng hèn chẳng dùng vào việc gì được là lỗi của ai?
 
Back
Top