Internet Việt Nam mong manh thế nào?

vahaki01

Senior Member
Trong 5 cáp quang biển kết nối Việt Nam với thế giới, SMW-3 là sợi cáp già cỗi nhất, dự kiến được “nghỉ hưu” vào năm 2024. Nhưng nay, sợi cáp lại trở thành “con đường lành lặn" duy nhất giữ kết nối Internet qua biển cho hơn 70 triệu người dùng Việt Nam.

Đây là lần thứ hai trong 24 năm hoạt động, SMW-3 rơi vào tình cảnh này. Lần đầu năm 2007, khi một trong hai tuyến cáp của Việt Nam bị cắt trộm. Và lần này, khi 4 trên 5 tuyến cáp quang biển cùng lúc gặp sự cố. Điểm khác biệt là 16 năm trước, số người dùng Internet Việt Nam chỉ 17,7 triệu, còn nay đã tăng hơn 4 lần, đặt áp lực lớn lên sợi cáp già nua này.
...

“Tội nghiệp SMW-3 cũ kỹ và sắp ngừng hoạt động lại đang cô đơn gồng gánh lưu lượng quốc tế của Việt Nam”, philBE, nhà quan sát chuyên theo dõi hệ thống cáp ngầm toàn cầu, nêu ý kiến trên Twitter hôm 3/2. Ở góc độ người dùng Internet, anh Vũ Nhất An, Giám đốc công nghệ một công ty startup tại Thanh Xuân, Hà Nội, nêu giả thiết: “Nếu SMW-3 ra đời sớm một năm, có thể lúc này Việt Nam sẽ không còn tuyến cáp quang biển nào”.
...
Việt Nam có gần 70 nghìn doanh nghiệp công nghệ số, một triệu công ty truyền thống ứng dụng công nghệ trong hoạt động. Trong bối cảnh đó, kết nối Internet từ “nên có” đã thành “phải có”. Khi gặp sự cố mạng, doanh nghiệp phải tự khắc phục những tổn thất không được báo trước. Nhưng trách nhiệm chưa từng được đề cập.

Lý giải nguyên nhân tốc độ chậm, đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam cho biết do có nhiều tuyến cáp đứt nên các hướng kết nối quốc tế “có thể phải đi vòng”.

“Chất lượng Internet trong vài tuần sẽ có hiện tượng chập chờn, chậm cục bộ một số dịch vụ. Nhà mạng cần thời gian để bù đắp phần dung lượng bị mất cũng như việc chuyển hướng kết nối, làm tốc độ truy cập giảm", ông Vũ Thế Bình, Tổng thư ký Hiệp hội, nói.


“Sợi chỉ” giữa đại dương

Trong giai đoạn hoạt động ổn định, tốc độ Internet của Việt Nam là một điểm sáng. Theo thống kê của Speedtest tháng 12/2022, tốc độ Internet băng rộng cố định tại Việt Nam đạt 82 Mb/giây, đứng thứ 46 trên tổng số gần 180 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng, còn Internet di động là 42 Mb/giây, đứng thứ 51.

Điều này cho thấy vấn đề của Internet Việt Nam nằm ở khả năng ứng phó trong tình huống khẩn cấp.

Người dùng mạng Việt Nam hiện kết nối với thế giới qua ba con đường chính: cáp quang biển, cáp đất liền và Internet vệ tinh. Tuy nhiên, đường cáp chạy dưới biển luôn là “mạch máu” khi chiếm 99% lưu lượng truyền thông tin xuyên lục địa. Cáp đất liền thường dùng cho khách hàng có nhu cầu kết nối cao, thuê kênh riêng để phục vụ. Còn kết nối vệ tinh chỉ dùng cho các khu vực hiểm trở, khó tiếp cận.
...
Biển Đông là một trong những vùng có hoạt động hàng hải nhộn nhịp nhất trên thế giới. Cáp quang biển dù được bọc bởi các lớp gia cường bằng thép cũng không thể tự bảo vệ nếu bị mỏ neo của tàu chở hàng chục nghìn tấn móc và rê đi. Theo thống kê của Uỷ ban bảo vệ cáp quốc tế (ICPC), từ năm 1959 đến 2021, 41% các vụ đứt cáp là hoạt động đánh bắt cá, 16% do mỏ neo của tàu thuỷ, 0,1% do bị cá tấn công.

Đến đầu năm 2023, thế giới có 552 tuyến cáp đang hoặc sắp khai thác. Mỗi năm, hệ thống này gặp khoảng 100 sự cố, theo Telegeography. Trong khi đó, thống kê của Viettel cho thấy các tuyến cáp quang biển mà Việt Nam khai thác đứt trung bình 10 lần mỗi năm.

Như vậy, với 5 tuyến cáp đang hoạt động, Việt Nam khai thác chưa đến 1% số cáp toàn cầu, nhưng gặp lượng sự cố bằng 10% cả thế giới. Theo đại diện Viettel, nguyên nhân là vùng biển Đông Nam Việt Nam có mực nước nông trong khi tàu bè hoạt động nhộn nhịp, neo đậu trái phép trên vùng có tuyến cáp đi qua.
...
“Hạ tầng cáp quang biển hiện chưa đủ dùng”, đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn tại Việt Nam thừa nhận. Khi có sự cố, doanh nghiệp buộc phải lo hạ tầng ứng cứu, phần lớn qua hệ thống cáp trên đất liền, kết nối phía Bắc cũng như phía Tây Nam Việt Nam. Dung lượng này trước hết được ưu tiên cho các kênh thuê riêng và kết nối 3G, 4G. Đó là lý do nhiều người thấy mạng di động vẫn hoạt động tốt, trong khi mạng cố định gần như đứng im.


Tự chủ Internet
...
Nếu tính cả hai đường cáp sắp đi vào hoạt động là ADC (2023) và SJC2 (2024), Việt Nam sẽ kết nối trực tiếp vào bảy đường cáp quang biển của thế giới. Con số này không lớn nếu so với trung tâm kết nối gần Việt Nam nhất là Singapore (39 đường), hay những quốc gia lân cận như Malaysia (25 đường), Philippines (24 đường), Thái Lan (13 đường). Trong khi đó, số người dùng Internet Việt Nam lớn gấp nhiều lần.
dan-so-cap-quang.png
...

Viettel cho biết họ hiện có lưu lượng quốc tế 8,1 Tbps, vừa được bổ sung 700 Gbps lên 8,9 Tbps. Khi ADC hoạt động, dự kiến trong quý ba, nhà mạng này sẽ khai thác 18 Tbps dung lượng tuyến, giúp nâng gấp ba lần dung lượng hiện tại. VNPT cũng tham gia xây dựng tuyến SJC2 với dung lượng sở hữu 18 Tbps, dự kiến khai thác trong năm 2024. Theo kế hoạch đến 2030, các nhà mạng này sẽ có thêm từ 2 đến 4 tuyến cáp biển mới.
cap-moi.png



...
https://vnexpress.net/su-mong-manh-cua-internet-viet-nam-4567967.html
Nguồn cấm nhưng bài viết cũng khá hay, có nhiều thông tin.
Anh em mạng 7 chữ no ấm nhất khi cuối năm có thêm tuyến cáp mới.
 
Hóng các anh 47 bao biện


https://subtelforum.com/aae-1-fault-repairs-not-anticipated-until-november/

Tôi kiếm đc link AAG bị hỏng, anh chịu cái gì. Mò đc trang chủ nghĩ là hay. Các thông tin nhỏ trang chủ nó có cập nhật đâu !
Ở VN không phải mỗi AAG là cáp biển, nó còn rất nhiều tuyến cáp khác. Đứt 1 cái thì nó dồn lưu lượng qua các tuyến còn lại thì chậm lag cũng bt thường thôi. Hồi trước dùng VNPT hay FPT đứt còn cảm nhận rõ, chứ 3-4 năm nay đổi mạng xong đứt hay không thấy chả khác gì nhau..

Còn cái lý luận viện cớ đứt cáp để ngăn cấm abcxyz nó buồn cười vãi lìn mà nhiều anh cứ thích lôi ra thế nhỉ. Muốn ngăn cấm các anh thiếu cha gì cách, mà làm xong thì các anh chết cứng luôn chứ đừng nói trồi sụt lúc được lúc không :LOL:
Đứt ở vùng biển Vịt thì đáng nói chứ đứt vùng biển nước ngoài xa VN vãi ra mà cũng tổ lái được, nhiều vozer không sử dụng tế bào não để tư duy à
zCXONM1.gif
thực ra là mày không biết dùng nên mới bảo web không đăng. chứ tao tìm phát ra luôn.


Status: Fault View attachment 1287331
 
Viettel đầu tư thêm vào cáp đất liền mấy năm trước giờ đúng kiểu tầm nhìn vl, dạo này tối cũng đỡ lag hơn rất nhiều so với trước, trong khi thấy như mấy nhà mạng khác thì khóc la um sùm.

Kể cả lướt pỏn nước ngoài cũng không chậm
hkNtitg.png
 
liệu có phải sự cố thật hay ko nhỉ ? :(
anh để ý các ngày đứt cáp nhé
  • trước quốc khánh 2/9
  • trước tết âm lịch
  • trước 30/4 , 1-5
  • trước đại hội đảng
đó là những ngày " đứt " thật và thương sửa chữa mất 1-2 tháng
còn nhưng ngày khác khi có bão, sự cố khắc phục siêu siêu nhanh thì là đứt thật
 
Làm việc WFH mà phải qua VPN để vào server ở nước ngoài, download lần méo nào cũng 80-90% thì đứt, bực vkl :cautious:
 
Back
Top