Khánh Hòa đề xuất 2 phương án khắc phục hậu quả World Bank hủy tài trợ

mangos

Senior Member
Theo 2 phương án Ban cán sự đảng UBND tỉnh Khánh Hòa vừa trình đều sử dụng ngân sách thay vốn bị hủy tài trợ để đầu tư xây dựng đường, kè hai bên sông Cái Nha Trang và bồi thường cho dân theo chính sách của World Bank.

20240122-psn-tto-bo-bac-song-cai-nha-trang-anh-phansongngan-17059343394101508054685.jpg

Đoạn bờ bắc sông Cái Nha Trang giáp khu Tháp Bà Ponagar và cầu Xóm Bóng đã bị World Bank hủy tài trợ phần vốn xây kè để chống xói lở, ngập - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa - chủ đầu tư tiểu dự án Môi trường bền vững TP Nha Trang (CCSEP Nha Trang), Thường trực Tỉnh ủy đã thông báo sẽ trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét 2 phương án đề xuất của Ban cán sự UBND tỉnh về đầu tư các hạng mục còn lại thuộc hợp phần 2 tiểu dự án đã bị Ngân hàng Thế giới (World Bank) hủy tài trợ vốn, gồm các hạng mục xây dựng đường, kè hai bên sông Cái Nha Trang.
Đề xuất đầu tư ngân sách thay thế phần vốn World Bank hủy tài trợ
Theo tờ trình đã nêu, toàn bộ dự án CCSEP Nha Trang (gồm 4 hợp phần) có tổng mức đầu tư hơn 1.380 tỉ đồng (tương đương hơn 60 triệu USD). Trong đó, tổng vốn ODA do World Bank tài trợ và cho vay hơn 48,614 triệu USD, vốn đối ứng của tỉnh 11,4 triệu USD.

Hợp phần 2 dự án CCSEP Nha Trang có mục tiêu đầu tư "cải thiện và kết nối đô thị" hai bên bờ sông Cái Nha Trang, gồm 2 hợp đồng xây dựng các hạng mục tổng trị giá 281 tỉ đồng (tương đương hơn 12,2 triệu USD, tính theo tỉ giá khi World Bank tài trợ).

Cho đến nay, tại hạng mục xây dựng kè bắc sông Cái Nha Trang và đường Chử Đồng Tử chỉ mới chi trả bồi thường cho 31/108 hộ dân bị ảnh hưởng, bị thu hồi đất.

Còn hạng mục kè, đường bờ nam sông Cái Nha Trang (đoạn từ cầu đường sắt xuống đến cầu Hà Ra dài 2.064m, gồm 2 làn đường) có 290 hộ dân bị ảnh hưởng, bị thu hồi đất nhưng chỉ mới bồi thường cho 45 trường hợp.

Cả 2 gói thầu trên đều chỉ mới hoàn thành thi công được khoảng 5% khối lượng và các nhà thầu đã được thanh toán tổng cộng 18,6 tỉ đồng (đều từ vốn ODA của World Bank).

Do đó, theo UBND tỉnh, nếu World Bank thu hồi toàn bộ phần vốn tài trợ còn lại của hợp phần 2 thì tổng trị giá 262,4 tỉ đồng (tương đương khoảng 11.409 triệu USD). Đó cũng chính là phần vốn phải đầu tư nếu tiếp tục thực hiện phần còn lại của các gói thầu xây dựng hợp phần 2.
Kiến nghị bồi thường cho dân theo chính sách World Bank
Theo hai phương án đề xuất, phương án 1 là sử dụng nguồn vốn đối ứng thay thế vốn vay ODA đã bị cắt để tiếp tục thực hiện các hạng mục còn lại của hợp phần 2, tức vẫn theo dự án CCSEP Nha Trang.

World Bank cũng đã thông báo (ngày 23-12-2023), khi tỉnh hoàn tất các thủ tục đầu tư nguồn vốn đối ứng để thực hiện hợp phần 2 đã bị hủy tài trợ thì World Bank sẽ xem xét cho triển khai ngay các hoạt động bồi thường, thu hồi đất để tái xây dựng hợp phần này theo dự án CCSEP Nha Trang.
...............
 
Back
Top