Không được vay tiền mua nhà ở hình thành trong tương lai, giới bất động sản lo

Status
Not open for further replies.
Hợp đồng thế chấp hay hợp đồng vay tiền ?
Coi chừng nhầm lẫn đấy nhá.
Câu hỏi hợp lý.

Tôi hỏi nhà mày mua đâu, nó show cái móng nhà chưa xây. Tôi hỏi trong bao lâu nó nói 30 năm. Còn việc nó có thế chấp = chính cái nhà chưa xây hay ko thì đúng là tôi ko hỏi thật.
 
ý kiến Anh sai lè lè ra mà bảo ngta ko dc vặn. Đọc kỹ rồi thì thấy anh chả biết mẹ gì về bọn CĐT và hoạt động cho vay dự án của NH hoặc anh chả phân biệt đc phần vay của CDT và phần vay của Khách hàng để thanh toán của CĐT.

Ý I:
Tôi lười gõ quá nên copy lại của 1 thím đã nói rất đúng và trúng thực trạng của bọn CĐT hiện nay + bình luận của tôi cho thím hiểu:
1. CĐT đưa ra phương án làm dự án và tổng vốn đầu tư. 9Q duyệt bản vẽ 1/500 và giao đất cho CĐT --> Đúng luật nhé, đừng chửi 9Q

2. CĐT cần có 30% tiền tươi và 70% còn lại NH sẽ cho vay ( với vai trò là NH tài trợ & đảm bảo cho dự án) --> Ngân hàng vẫn đúng nếu CDT đảm bảo, chứng minh được có 30% tiền tươi (sẽ chứng minh ở bước 3 và 4 ). Vì luật cho phép CDT làm thế.

3. Sau đấy CTĐ công bố dự án,đưa ra Hợp đồng đặt cọc. Khách hàng đóng 15% giá trị nhà ở (CDT chưa xây bất cứ thứ gì), khách hàng ký hợp đồng vay với NH 80% còn lại --> 1 miếng đất được cho vay 02 lần và luật tại thời điểm này cho phép chuyện này xảy ra

4. Sau khi thu tiền CĐT sẽ tiến hành xây móng. Khi đã xây xong móng ,đúng quy định pháp luật thì CĐT sẽ ký HĐMB với Khách hàng, Ngân hàng sẽ đến thu cái HĐMB đó và đưa cho khách hàng bản sao, sau đó NH sẽ giải ngân cho CĐT 30-55% số tiền KH đã vay trước đó (80%) --> Vẫn đúng luật, đúng với dòng tiền tươi mà CDT đã gửi thuyết minh dòng tiền của dự án cho Ngân hàng

5. Sau khi bàn giao căn hộ thì NH sẽ giải ngân tiếp phần còn lại và CĐT sẽ tiến hành bàn giao cho KH

6. Sau khi KH nhận bàn giao căn hộ thì KH sẽ đóng lãi + gốc cho cái 80% đã vay kia


Một dự án qua 6 bước như thế, anh chỉ cho tôi xem 9Q và Bank sai luật ở chỗ nào????

Điểm hở ở đây là bước 4, CĐT cầm tiền đó làm cái gì thì Bank không biết/không kiểm soát dc. Nếu CĐT dùng tiền để hoàn thiện dự án --> dân ko căng băng rôn ; nếu CĐT dùng tiền để làm dự án khác, và cứ thế cứ thế--> dân căng băng rôn. Vậy là do CĐT hay do 9Q, do bank mà anh đổ thừa cho 9Q, cho bank???

Anh đang đòi Bank phải kiểm soát dc hoạt động của CĐT, a đang nằm mơ à? Tiền vào tài khoản CĐT rồi thì CĐT muốn làm gì thì là do CĐT, bank có quy định nào để làm à? Và cũng chẳng 9Q nào trên cái thế giới này cho phép điều đó xảy ra cả vì tài khoản của DN, ai cho Bank kiểm soát. Anh có thể cho tôi biết a nhận lương hàng tháng, a xác định dc tờ 50k nào để đi mua nước mắm; và tờ 50k nào để đi mua nước tương ko???

Ý II:
Rồi đến phần lãi suất, ngay tại thời điểm này, tôi có thể đi vay mua nhà ở/chung cư HIỆN HỮU với lãi suất cố định 3 năm là 7%/năm = cách thế chấp nhà ở/chung cư định mua đó. Vậy tôi có cần phải mua nhà ở/chung cư hình thành trong tương lai không? Anh đang nhầm giữa ưu đãi lãi suất và giá. Tôi khẳng định ưu đãi lãi suất là cung cầu tiền của Ngân hàng; còn giá rẻ thì nó cũng đéo rẻ nếu anh cộng tiền trả cho CĐT + lãi phải trả ngân hàng đến khi a thanh toán hết gốc. Tức là anh trả rẻ ở hiện tại nhờ vào tiền a sẽ trả trong tương lai. Tiền đâu cũng vào đó, nhưng ngay tại thời điểm hiện tại, a có CẢM GIÁC LÀ RẺ. Anh chỉ đem so tiền phải trả cho CĐT ở 02 thời điểm khác nhau mà quên mẹ nó cái lãi suất thì lại chẳng bảo rẻ

Nếu muốn so sánh mắc rẻ thì phải làm như bọn tài chính đi so:
  • Giá chưa hoàn thiện + lãi vay phải trả ngân hàng có chiết khấu về thời điểm chưa hoàn thiện (A)
  • {Giá hoàn thiện + lãi vay phải trả ngân hàng nếu có} chiết khấu về thời điểm giá chưa hoàn thiện (B)
Và trong trường hợp fair thì (A) = (B) thôi :)

Ý III:
Anh hỏi tôi người trẻ làm cách nào để mua thì tôi bày cho rồi. Có thực hiện được hay không là do Anh. Anh mà đòi hỏi TẤT CẢ người trẻ đều có nhà, thì Anh nằm mơ đi nhé. Đây là cuộc sống thực anh ạ
Điểm hở là hở cái giề nhỉ
Giải ngân theo hợp đồng kinh tế + hóa đơn + nghiệm thu khối lượng công trình, sao lại bảo tiền vào tài khoản cđt, ơ thế cđt được nhận tiền giải ngân trực tiếp à? Rồi ai bảo là ko được kiểm soát tài khoản? Kiểm soát theo cam kết cấp tín dụng giữa 2 bên ký kết từ đầu mà.

Rồi người mua mua nhà từ cđt thì sao? Người mua đóng bỏ vào trước 30% giá trị hđmb, số này sẽ cấn trừ vào mục vốn tự có của cđt, ngân hàng giải ngân theo tiến độ tổng công trình 70% còn lại, và số tiền này đương nhiên lại theo công thức bù trừ giảm nợ của doanh nghiệp - tăng nợ khách hàng, tức nghiệm thu đến đâu họ giải ngân cho khách hàng mua lẻ nhận nợ đến đó

Tôi chưa thấy điều 4 có gì để anh tâm đắc đến vậy cả
 
Last edited:
Câu hỏi hợp lý.

Tôi hỏi nhà mày mua đâu, nó show cái móng nhà chưa xây. Tôi hỏi trong bao lâu nó nói 30 năm. Còn việc nó có thế chấp = chính cái nhà chưa xây hay ko thì đúng là tôi ko hỏi thật.
Có thể là hợp đồng vay tiền thôi.
Vay tiền xây nhà là chuyện bình thường ở bên tây mà.
Google search 'construction loan' là biết.
 
Theo luật bds thì chưa đc cấp phép mở bán cũng đâu bán được mà đòi vay. Chỉ được huy động vốn dạng đặc cọc thôi

via theNEXTvoz for iPhone
 
Fen chỉ tính đường giá đầu vào tăng = giá đầu ra phải tăng mà quên mất cái nguyên lý cung - cầu cơ bản.
Sở dĩ giá chung cư 5 năm qua tăng điên khùng vì dòng tiền đầu cơ ( cho vay 80% từ NH). 1 căn chung cư giá 2 tỷ mà chỉ cần đóng 15%-20% tương đương 300-400 triệu mà trong 2 năm không cần phải đóng lãi. Tức là chỉ cần bán được giá 2,1 tỷ tương đương với lời 100 triệu thì tỷ suất ROI = 100/300 = 33,3%. Cái tỷ lệ mua đầu cơ này trong 1 dự án bán ra nó chiếm hơn 60%.
Khi mà tiền đầu cơ này bị triệt tiêu thì cầu bị triệt tiêu,cung vẫn giữ nguyên. Thực tế thu nhập của dân VN vẫn còn quá thấp để có thể mua 1 căn chung cư giá >50 triệu/m2 trở lên. Lúc đó thì cầu bds sẽ yếu y hệt bên TQ bây giờ, chung cư mọc lên như nấm nhưng toàn bỏ hoang vì người dân không đủ tiền mua.
Bài toán của doanh nghiệp bds sẽ là bán và tồn tại với con số lợi nhuận xấp xỉ 10-20% ,mấy thằng ngu ngáo đòi bán giá 80-90tr/m2 để lấy tỉ suất lợi nhuận >70% sẽ chết đầu tiên.
hộ cái trong nội thành bh kiếm đâu ra nguồn cung lắm thế
 
Điểm hở ở đây là bước 4, CĐT cầm tiền đó làm cái gì thì Bank không biết/không kiểm soát dc. Nếu CĐT dùng tiền để hoàn thiện dự án --> dân ko căng băng rôn ; nếu CĐT dùng tiền để làm dự án khác, và cứ thế cứ thế--> dân căng băng rôn. Vậy là do CĐT hay do 9Q, do bank mà anh đổ thừa cho 9Q, cho bank???

Anh đang đòi Bank phải kiểm soát dc hoạt động của CĐT, a đang nằm mơ à? Tiền vào tài khoản CĐT rồi thì CĐT muốn làm gì thì là do CĐT, bank có quy định nào để làm à? Và cũng chẳng 9Q nào trên cái thế giới này cho phép điều đó xảy ra cả vì tài khoản của DN, ai cho Bank kiểm soát. Anh có thể cho tôi biết a nhận lương hàng tháng, a xác định dc tờ 50k nào để đi mua nước mắm; và tờ 50k nào để đi mua nước tương ko???
Ấy, chỗ này anh nhầm đấy nhé
Quy định là Bank PHẢI KIỂM SOÁT tiền mua nhà trả trước của dự án đấy.
Quy trình thẳng căng ra đây, trường hợp làm đúng 100%:
1. Yêu cầu CĐT ký HĐMB với người mua nhà thể hiện TK nhận tiền tại NH tài trợ cho dự án
2. Khi tiền mua nhà về:
2.1. Khấu trừ thẳng giá trị tiền mua nhà vào phần được vay của CĐT, ví dụ cam kết tài trợ tối đa 70% giá trị đầu tư là khoảng 700 tỷ chẳng hạn, mà bán được 10 tỷ về TK là số tiền vay giảm xuống 690 tỷ.
2.2. Phong toả và kiểm soát chi 10 tỷ tiền mua nhà đó trên tài khoản. Kiểm soát chi là gì? Là CĐT phải xuất trình hồ sơ chứng minh dùng tiền đấy để đưa vào dự án, không khác gì một món giải ngân tiền vay
Đấy, quy trình chuẩn chỉ 100% của Bank trong quản lý dự án đấy :shame:
Nhưng vấn đề luôn là: nước trong quá thì không có cá, làm đúng quá thì không ai vay :shame:
Chưa tính đến chuyện quản lý của NH rất khó khăn (nguyên nhân do tự bản thân NH không quản lý được) thì mối quan hệ dây mơ rễ má sân trước sân sau giữa các DN BĐS và NH cũng đủ để NH "chủ động" không quản lý được :shame:
 
Fen chỉ tính đường giá đầu vào tăng = giá đầu ra phải tăng mà quên mất cái nguyên lý cung - cầu cơ bản.
Sở dĩ giá chung cư 5 năm qua tăng điên khùng vì dòng tiền đầu cơ ( cho vay 80% từ NH). 1 căn chung cư giá 2 tỷ mà chỉ cần đóng 15%-20% tương đương 300-400 triệu mà trong 2 năm không cần phải đóng lãi. Tức là chỉ cần bán được giá 2,1 tỷ tương đương với lời 100 triệu thì tỷ suất ROI = 100/300 = 33,3%. Cái tỷ lệ mua đầu cơ này trong 1 dự án bán ra nó chiếm hơn 60%.
Khi mà tiền đầu cơ này bị triệt tiêu thì cầu bị triệt tiêu,cung vẫn giữ nguyên. Thực tế thu nhập của dân VN vẫn còn quá thấp để có thể mua 1 căn chung cư giá >50 triệu/m2 trở lên. Lúc đó thì cầu bds sẽ yếu y hệt bên TQ bây giờ, chung cư mọc lên như nấm nhưng toàn bỏ hoang vì người dân không đủ tiền mua.
Bài toán của doanh nghiệp bds sẽ là bán và tồn tại với con số lợi nhuận xấp xỉ 10-20% ,mấy thằng ngu ngáo đòi bán giá 80-90tr/m2 để lấy tỉ suất lợi nhuận >70% sẽ chết đầu tiên.
Trước 2021 thì đầu cơ chung cư kiểu này ở HN chỉ có lỗ.
 
với những anh ko theo từ đầu hoặc hỏi ngu quá thì thôi ko rep nhé.
Tôi ko thể đi giải thích vì sao "1+1=2" hoặc vì sao "1+2 không phải = 5" được
Hay anh ngu quá ko thể giải thích nổi vì sao rủi to mà vẫn lao đầu vào mua?
Lựa chọn là ở bản thân lại đi trách người khacs
Mua sớm được giảm giá đi kèm vớii rủi to, tôi nghĩ ai cũng đủ thông minh để hiểu điều này
Viết dài trông dark deep kinh vl nhưng suy nghĩ thì nông cạn ễnh ương
 
Hay anh ngu quá ko thể giải thích nổi vì sao rủi to mà vẫn lao đầu vào mua?
Lựa chọn là ở bản thân lại đi trách người khacs
Mua sớm được giảm giá đi kèm vớii rủi to, tôi nghĩ ai cũng đủ thông minh để hiểu điều này
Viết dài trông dark deep kinh vl nhưng suy nghĩ thì nông cạn ễnh ương
Anh này thánh lý thuyết mà

Kiến thức thì có đúng có sai nhưng rõ ràng ko tiếp xúc thực tế nên ko hề biết đến cái gọi là quản lý rủi ro hiện tại mà người ta áp dụng😅
 
Vãi cả vay tiền mua nhà hình thành trong tương lai, thế chấp bằng chính căn nhà đó. Thằng nào duyệt chính sách này từ đầu vậy:waaaht:
Bthg fen , đòn bẩy là binh thường , cao tới mức nào thôi .
 
Về mặt lý thuyết nhé, ý kiến của anh không khác gì ý kiến của tôi, đều là chửi và chả có ai bênh thằng CĐT.
Chỉ khác là ý tôi cho rằng cái TT 22 này không phù hợp tại thời điểm hiện tại, không xử lý được vấn đề gốc của thị trường BĐS hiện tại đó là xếp loại lại tính thanh khoản của các dự án và có các sản phẩm phù hợp với người dân, thậm chí còn làm xấu thêm vì nó cản trở khả năng mua nhà của một số lớn người trẻ thời điểm hiện tại.

Đồng ý cái TT 22 sẽ giảm rủi ro các dự án làm sai về mặt tài chính (vì ông cấm hết rồi) nhưng đồng thời ai chỉ được cho tôi nó có tác động tích cực nào tới giá nhà hiện tại không đã?
Thông tư này loại bỏ thành phần đầu cơ ra khỏi hạng mục người mua nhà, tức là anh đang có nhu cầu mua nhà phải để ở hoặc kinh doanh hoặc giàu có hơn là đầu tư chứ phường đầu cơ ăn chênh thổi giá chỉ có khóc thét do Giá cao, vốn nặng.
Và xin thưa luôn đi kèm với luật BĐS mới, giá thổ cư tính theo giá thị trường , 1 dự án mới xây chỉ có giá leo nóc mới chặn đc thành phần đầu cơ mà thôi.

Nên anh bỏ cái suy nghĩ thông tư này sẽ mang lại sự tích cực cho giá nhà đi, bây giờ sẽ ko phải là bong bóng nữa mà là giá cố định luôn rồi đấy , Cung số lượng có hạn, Cầu ko đủ tiền thì tiễn đi ra chỗ xa hơn thôi.
À bonus thêm cú này: Giờ là lãi suất thấp nhất trong vòng 15 năm đổ lại đây rồi đấy, ví dụ anh ko mua đc nhà trong thời điểm này thì khi lãi suất bình ổn mức 10% trở lại thì giá nó chạm 1 mốc mới nữa đấy
 
Ấy, chỗ này anh nhầm đấy nhé
Quy định là Bank PHẢI KIỂM SOÁT tiền mua nhà trả trước của dự án đấy.
Quy trình thẳng căng ra đây, trường hợp làm đúng 100%:
1. Yêu cầu CĐT ký HĐMB với người mua nhà thể hiện TK nhận tiền tại NH tài trợ cho dự án
2. Khi tiền mua nhà về:
2.1. Khấu trừ thẳng giá trị tiền mua nhà vào phần được vay của CĐT, ví dụ cam kết tài trợ tối đa 70% giá trị đầu tư là khoảng 700 tỷ chẳng hạn, mà bán được 10 tỷ về TK là số tiền vay giảm xuống 690 tỷ.
2.2. Phong toả và kiểm soát chi 10 tỷ tiền mua nhà đó trên tài khoản. Kiểm soát chi là gì? Là CĐT phải xuất trình hồ sơ chứng minh dùng tiền đấy để đưa vào dự án, không khác gì một món giải ngân tiền vay
Đấy, quy trình chuẩn chỉ 100% của Bank trong quản lý dự án đấy :shame:
Nhưng vấn đề luôn là: nước trong quá thì không có cá, làm đúng quá thì không ai vay :shame:
Chưa tính đến chuyện quản lý của NH rất khó khăn (nguyên nhân do tự bản thân NH không quản lý được) thì mối quan hệ dây mơ rễ má sân trước sân sau giữa các DN BĐS và NH cũng đủ để NH "chủ động" không quản lý được :shame:
Nếu bank kiểm soát được thì sao hàng trăm dự án dân phải đi treo băng rôn thế? Quy trình anh nêu ra chỉ là cái lý thuyết suông. Còn thực tế phải nhìn mặt thằng CĐT thôi. Anh không bao giờ quản lý chi tiêu của người ta được. Còn chưa kể ở VN làm gì cũng phải quà cáp bất kể đúng hay sai. Đó là những khoản không bao giờ xuất hiện trên phiếu thu chi.
 
Nếu bank kiểm soát được thì sao hàng trăm dự án dân phải đi treo băng rôn thế? Quy trình anh nêu ra chỉ là cái lý thuyết suông. Còn thực tế phải nhìn mặt thằng CĐT thôi. Anh không bao giờ quản lý chi tiêu của người ta được. Còn chưa kể ở VN làm gì cũng phải quà cáp bất kể đúng hay sai. Đó là những khoản không bao giờ xuất hiện trên phiếu thu chi.
Chăng băng rôn là vì cái gì? Vì muốn lấy sổ, giai đoạn lấy sổ là giai đoạn thanh toán 5% còn lại, nhà thì vẫn ở bình thường, bank nó kiểm soát dòng vốn nó phải chảy vào công trình dự án, thế thì nó đã sai đâu, cđt nó ko làm sổ là chuyện của nó với chính quyền

Có sổ thì bán được giá cao hơn, dễ bán hơn, được vay thoải mái ở các bank khác với lãi suất tốt hơn, đơn giản vậy thôi
 
Chăng băng rôn là vì cái gì? Vì muốn lấy sổ, giai đoạn lấy sổ là giai đoạn thanh toán 5% còn lại, nhà thì vẫn ở bình thường, bank nó kiểm soát dòng vốn nó phải chảy vào công trình dự án, thế thì nó đã sai đâu, cđt nó ko làm sổ là chuyện của nó với chính quyền

Có sổ thì bán được giá cao hơn, dễ bán hơn, được vay thoải mái ở các bank khác với lãi suất tốt hơn, đơn giản vậy thôi
Vì 5 năm chưa có nhà để ở. Anh cố tình không hiểu hả?
 
"Anh đang đòi Bank phải kiểm soát dc hoạt động của CĐT, a đang nằm mơ à? Tiền vào tài khoản CĐT rồi thì CĐT muốn làm gì thì là do CĐT, bank có quy định nào để làm à? Và cũng chẳng 9Q nào trên cái thế giới này cho phép điều đó xảy ra cả vì tài khoản của DN, ai cho Bank kiểm soát. Anh có thể cho tôi biết a nhận lương hàng tháng, a xác định dc tờ 50k nào để đi mua nước mắm; và tờ 50k nào để đi mua nước tương ko???"

Chỗ này ko đúng nhé. HD vay có mục đích rõ ràng. VAy dùng sai mục đích là ăn án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đấy.

T đi làm kiểm toán nó bắt phải soi dòng tiền xem tiêu vào đâu. Cái này thì bùa phép được, chỉ cần chút giấy tờ nội bộ, nhưng nếu dùng tiền láo nháo là mệt với ngân hàng đấy.

Tờ 50k mua nước tương có thể linh hoạt bỏ túi trái túi phải, đừa vợ cầm, mua chịu... nhưng mà đem tiêu việc khác là không ổn đâu.

Việc CDT làm sai, làm thua lỗ dẫn đến tồn đọng dự án là có, nhưng mà khai khống để vay thì ít người có gan đấy lắm. Các dự án hay có kiểu luân chuyển lẫn nhau thôi, thằng trước thằng sau, chứ ko ai dám tiêu linh tinh đâu
 
Chỗ này ko đúng nhé. HD vay có mục đích rõ ràng. VAy dùng sai mục đích là ăn án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đấy.

T đi làm kiểm toán nó bắt phải soi dòng tiền xem tiêu vào đâu. Cái này thì bùa phép được, chỉ cần chút giấy tờ nội bộ, nhưng nếu dùng tiền láo nháo là mệt với ngân hàng đấy.

Tờ 50k mua nước tương có thể linh hoạt bỏ túi trái túi phải, đừa vợ cầm, mua chịu... nhưng mà đem tiêu việc khác là không ổn đâu.

Việc CDT làm sai, làm thua lỗ dẫn đến tồn đọng dự án là có, nhưng mà khai khống để vay thì ít người có gan đấy lắm. Các dự án hay có kiểu luân chuyển lẫn nhau thôi, thằng trước thằng sau, chứ ko ai dám tiêu linh tinh đâu
Sao thằng mc lũ đế nó lấy tiền từ thiện mục đích này mà làm mục đích khác mãi chẳng có ai bế nó đi nhỉ
snSBfqN.png

À do ko có hợp đồng
Hn9n0Ge.png


via theNEXTvoz for iPhone
 
Vì 5 năm chưa có nhà để ở. Anh cố tình không hiểu hả?
Thường chăng băng rôn đòi lấy sổ là cdt xây xong rồi cho người vào ở rồi nhưng còn vướng gì đó nên không ra được sổ (thường là pccc hoặc xây sai phép gì đó nên vướng). Chứ còn đang xây dở dang thì dân nó đòi xây cho xong, đòi có nhà để nhận đã chứ ai đã đòi sổ ngay.
 
Tóm lại là đừng mua suất sớm phải ko các fence ?
Cứ lên nhà hẳng, có sổ hồng rồi mua. Chấp nhận cao hơn nhưng còn đỡ bị úp bô, đóng tiền ngân hàng đều đều nhưng vẫn ở trọ :shame:
 
Hay anh ngu quá ko thể giải thích nổi vì sao rủi to mà vẫn lao đầu vào mua?
Lựa chọn là ở bản thân lại đi trách người khacs
Mua sớm được giảm giá đi kèm vớii rủi to, tôi nghĩ ai cũng đủ thông minh để hiểu điều này
Viết dài trông dark deep kinh vl nhưng suy nghĩ thì nông cạn ễnh ương
Lại ca bài "ai kêu mày đeo vàng chi cho nó chặt tay". Hạng này thì không tiếp nhé. Cò đất cam phận cò đất đi fency.

Anh này thánh lý thuyết mà

Kiến thức thì có đúng có sai nhưng rõ ràng ko tiếp xúc thực tế nên ko hề biết đến cái gọi là quản lý rủi ro hiện tại mà người ta áp dụng😅
"Chuyên gia tài chính 10 năm" + "thẩm định giá chục năm" học xong các dạng chi phí doanh nghiệp chưa mà vào đây. Về học bài đi cưng :feel_good:. Mỗi lần nói chuyện là cosplay 1 profile mới không thấy nhụcà
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top