Không hiểu tại sao vũ trụ rộng lớn thế mà không có sự sống ngoài trái đất ?

chắc chắn là có, nó mà tới thì con người nô lệ chắc luôn do nền văn minh nó cao hơn, cũng như xưa tư bản đi xâm chiếm thuộc địa thôi
tại sao đéo phải là con người đi xâm chiếm nó :V
 
Có khi chế tạo ra tàu với vận tốc 1 triệu năm ánh sáng/h thì cũng chưa chắc đã đi hết vũ trụ

Sent from iPhone 12.5 via nextVOZ
 
Con người mới đặt vệ tinh lên được bề mặt sao hoả thôi . Mà khoảng cách đó chả là gì so với 1 năm ánh sáng . Mà vũ trụ này thì rộng bao cmn la luôn , đi nhiêu đó thì thấm thía gì
Voyager 1 đi từ năm 7 mấy mà hôm nọ mới bắt đầu tiến vào môi trường liên sao. rồi đéo biết bao giờ mới đến được liên thiên hà :LOL:
 
Có cả tỉ cái trái đất ngoài kia, chẳng qua mình chưa đi đủ xa, vẫn loanh quanh trong cái ao làng thì sao biết được. :mad:
 
Nền văn minh nhân loại mới được có vài nghìn năm, để so với ~13 tỷ năm của vũ trụ thì chúng ta như hạt cát nằm giữa 1 siêu sa mạc vậy.

Chắc chắn sẽ có nhiều nền văn minh khác, nhưng chúng ở quá xa chúng ta mà thôi :big_smile:
 
đôi khi cũng có sự sống đấy nhưng vì cách xa nhau hàng tỉ năm ánh sáng nên mãi mãi ko biết sự tồn tại của nhau thôi cũng như có 1 thế giới song song với chúng ta vậy
 
Biết đâu là vì luật vũ trụ bảo vệ các hành tinh có trình độ kỹ thuật thấp, làm lớp chắn tránh tiếp xúc với người hành tinh khác cho đến khi tự lực phát triển trước mới bỏ thì sao :doubt:.
Thế nên giờ ko phát hiện được, nhưng biết đâu đang có người ngoài hành tinh đang quan sát thì sao :stick:.
 
Nghe chừng khó:
Bài toán tính xác suất
Để cho dễ hiểu, ta hãy hình dung các axit amin trong tự nhiên như những hạt đậu trong đống đậu trong hình vẽ dưới đây, trong đó hạt đậu đỏ là axit amin thuận tay trái, hạt đậu trắng là axit amin thuận tay phải.



Chú ý rằng trong đống đậu lẫn lộn trắng/đỏ ấy có 100 loại hạt đậu khác nhau, và có 20 loại cần cho sự sống. Khi đó xác suất để 20 loại axit amin cần thiết cho sự sống ngẫu nhiên tập hợp lại với nhau sẽ tương đương với xác suất để xúc ngẫu nhiên một mẻ đậu trong đống đậu sao cho mẻ xúc nhận được toàn những hạt đậu mầu đỏ, và tất cả các hạt đậu mầu đỏ này đều là loại cần cho sự sống. Vậy xác suất để xúc được một mẻ đậu như thế là bao nhiêu? Chỉ cần lẫn một loại hạt không đúng với mong muốn đều sẽ dẫn tới thất bại trong việc hình thành protein, tức là sự sống không thể xuất hiện. Sự sống cần nhiều loại protein khác nhau, nên thực tế bài toán vô cùng phức tạp. Nhưng dù giả sử chỉ cần 1 loại protein xuất hiện thì xác suất cũng đã vô cùng nhỏ, nhỏ đến mức có thể kết luận rằng sự kiện đó không thể xẩy ra. Thật vậy, các nhà toán học đã tính xác suất ấy, và cho biết nó bằng khoảng:(1 trên 10 mũ 113 ).

Trong lý thuyết xác suất, các nhà toán học cho rằng một sự kiện có xác suất nhỏ hơnlà đã có thể coi như không bao giờ xảy ra. Vậy sự kiện có xác suấtcàng không thể xẩy ra. Để hình dung xác suất này nhỏ như thế nào, chỉ cần hình dung con số 10 mũ 113 lớn đến thế nào – nó lớn hơn số nguyên tử trong toàn vũ trụ.

Kết luận: 20 loại axit amin cần cho sự sống không thể ngẫu nhiên kết hợp lại với nhau để tạo ra protein.

Đấy mới chỉ là xác suất để hình thành một loại protein. Thực tế có rất nhiều loại protein, trong đó có những loại protein đóng vai trò sinh tử, thiếu nó thì sự sống sẽ ngừng hoạt động, đó là các enzyme – những protein đóng vai trò thúc đẩy các phản ứng hóa học bên trong tế bào. Không có những enzyme này, tế bào sẽ chết. Vậy mà có tới 2000 loại enzymes khác nhau! Cơ hội để cùng một lúc ngẫu nhiên có tất cả các enzymes này là bao nhiêu?

Các nhà toán học đã trả lời: xác suất đó vào khoảng. Con số này nhỏ đến nỗi Fred Hoyle, một nhà thiên văn học nổi tiếng người Anh, phải kêu lên: “Một xác suất nhỏ khủng khiếp… nhỏ đến nỗi sự kiện đó không thể xẩy ra ngay cả trong trường hợp toàn bộ vũ trụ chứa nồi soup hữu cơ”, rồi ông kết luận: “Kết quả tính toán này đã quét sạch tư tưởng về sự sống hình thành tự phát ra khỏi cuộc tranh cãi (về nguồn gốc sự sống), nếu người ta không bị định kiến bởi niềm tin xã hội hoặc do giáo dục khoa học tạo ra (làm cho trở thành bảo thủ ngoan cố)”.

Chừng ấy lý lẽ tưởng đã quá đủ để bác bỏ câu chuyện thần tiên về “nồi soup nguyên thủy” của Darwin, nhưng sự bác bỏ học thuyết Darwin sẽ còn mạnh mẽ và dứt khoát hơn nữa, nếu ta biết rằng cơ hội thực tế để sự sống hình thành tự phát còn nhỏ hơn cái “xác suất nhỏ khủng khiếp” mà Fred Hoyle đã nói ở trên. Tại sao vậy?

Vì ngay cả trong trường hợp 20 loại axit amin tập hợp lại với nhau, sự sống vẫn chưa hình thành. Muốn có sự sống, phải có tế bào – các axit amin phải được bao bọc trong tế bào, tức là phải xuất hiện màng tế bào.

Nhưng màng tế bào lại là một thành phần quá phức tạp, vượt xa trí tưởng tượng và hiểu biết của Darwin. Nó được tạo nên bởi protein, đường và các phân tử béo. Nhà tiến hóa Leslie Orgel cảm thấy băn khoăn vì càng biết rõ sự thật bên trong sự sống, càng thấy nhiều trở ngại cho việc giải thích sự hình thành sự sống đầu tiên. Ông nói: “Màng tế bào hiện nay bao gồm những ống dẫn và những máy bơm chịu trách nhiệm kiểm soát việc hấp thụ chất dinh dưỡng và đào thải các chất cặn bã, các ions kim loại… Những ống dẫn này liên quan đến những loại proteins chuyên biệt cao cấp – những loại phân tử không thể có mặt ngay từ lúc khởi đầu cuộc tiến hóa của sự sống”.

Tất nhiên Darwin không hay biết gì về thế giới vô cùng phức tạp bên trong tế bào như ngày nay ta biết. Ông tưởng tế bào đơn giản chỉ là một giọt nguyên sinh chất với vài hợp chất hữu cơ nào đó, và vì thế ông mới táo gan tưởng tượng ra “cái ao nhỏ ấm áp” với những điều kiện môi trường đặc biệt để sự sống có thể nảy sinh ngẫu nhiên từ vật chất không sống.

Phải chăng Darwin là một nhân vật tiêu biểu cho tư tưởng và tính cách Anh, vì ông được triều đình Anh tôn sùng như vĩ nhân? Tôi nghĩ việc tôn sùng này thực ra mang tính chính trị nhiều hơn là khoa học. Những đại diện tiêu biểu nhất về khoa học của nước Anh phải kể đến là Isaac Newton, Lord Kelvin, Paul Dirac,… Tất cả những người này đều tin tưởng tuyệt đối vào Đấng Sáng tạo – tác giả của các định luật tự nhiên.

Gần chúng ta hơn, Fred Hoyle cũng là một người Anh, một nhà toán học và thiên văn học có ảnh hưởng lớn trong nửa sau thế kỷ 20, có tư tưởng đối lập với Darwin 100% khi ông tuyên bố:

“Khả năng để sự sống hình thành tự phát từ vật chất không sống là 1 trên 10 mũ 40.000. Mẫu số này đủ lớn để chôn vùi Darwin cùng với toàn bộ thuyết tiến hóa của ông. Không có nồi soup nguyên thủy, dù trên hành tinh này hoặc trên hành tinh khác, và nếu sự khởi đầu của sự sống không phải do ngẫu nhiên, nó ắt phải là kết quả của một thiết kế thông minh có mục đích”.

Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.
 
Mà đâu phải người ngoài hành tinh cũng có cấu tạo gần giống con người nhỉ?
Có khi nó đi bằng 2 tay, cầm bằng 2 chân, cái đầu nằm phía dưới...

Gửi bằng vozFApp
 
mấy hành tinh trong hệ mặt trời còn ko nghiên cứu nổi, robot đến sao hỏa cũng chỉ mang dc dăm viên đá về, thì sao nghiên cứu nổi dc hết vũ trụ mà chắc vũ trụ ko sự sống?
 
Ngoài vũ trụ này còn có vũ trụ khác nữa thì sao :beat_brick: biết đâu ở 1 nơi nào đó người ta còn đang tu tiên ấy chứ :extreme_sexy_girl:
 
Đến các nhà khoa học còn chưa dám nói thế mà anh mạnh mồm thế, biết đâu trên Voz này lại ối người là ngoài hành tinh, Trái Đất mới chập chững vươn gia không gian để tìm hiểu vũ trụ mà anh nói như cái gì cũng biết
 
Back
Top