[Ký sự] Những nẻo đường màu

adamantan

Senior Member
Mình dự định sẽ làm 1 thớt tổng hợp những ký sự ngắn, ghi chép lại từ những chuyến lang thang các vùng như Đông Âu, Trung Đông, Trung Á, Nga, Tầu, Nhật, Hàn, 1 số nước Đông Nam Á. Một số series như Crimea, Baikal có thể có đoạn xuất hiện lại, tuy nhiên sẽ chi tiết hơn. Vài series đầu mình đã viết ở page cá nhân nên có lẽ cũng có bạn đã đọc, tuy nhiên phần để trên voz này sẽ có nhiều ảnh hơn một chút do không bị hạn chế như bên facebook.
Thớt này sẽ kéo khá dài, mà cũng không post nhanh được nên các bạn không cần giục.

List các phần:
1.1 Siberia đen - Phần 1 (chính là bài này)
1.2 Siberia đen - Phần 2
... - Bổ sung dần.

Văn vở đầu vậy, các bạn enjoy ^^

Siberia đen, phần 1.
Đầu hè, thời tiết dễ chịu, lịch cũng rảnh rỗi, mình cùng cậu em nổi hứng tính đạp xe đến thành phố lân cận chơi. Gọi là lân cận nhưng thành phố này cách chỗ mình khoảng 235 km.
2 anh em dự định sẽ đi xe đạp từ tầm 8h tối (tầm này tháng 6 ở Siberia vẫn sáng trưng, mặt trời độ 10h mới lặn) và tới thành phố vào tầm trưa tiện ăn trưa luôn. Tính toán lúc đầu xe tốt, đường bằng thì cũng đơn giản thôi, không lăn tăn gì.
Và để tăng thêm độ khó, 2 thằng quyết định xem ảnh vệ tinh, đạp đường mòn xuyên rừng và cóc thèm đi theo đường chính nối 2 thành phố. Chuyện gì tồi tệ có thể xảy ra chứ.
Hành trang chuẩn bị là 2 chiếc xe đạp cũng khá ổn, tuy nhiên không có giá chằng đồ. Ba lô đeo theo bánh mì, salami và khoảng 3 lít nước/ thằng. Tà tà đầu tối mát mẻ 2 anh em xuất phát.
20 km đầu không có vấn đề gì, vì tuyến đường vẫn chưa đến đoạn xuyên rừng, mà 2 anh em cũng đi chơi qua nhiều rồi, vừa đạp thong dong, nói chuyện, thi thoảng dừng lại chụp ảnh.
30 km, hết đường trải nhựa, trời đã tối, nhưng mát, đạp xe sướng, nước mới uống 1 chút. Chọn một ngôi làng bìa rừng đoạn hết đường nhựa, 2 anh em xuống xe giở bánh mì, salami, nước quả ra ngồi bến xe buýt nhẩn nha ăn, tận hưởng không khí trong lành. Ăn xong, nghỉ ngơi 1 chút rồi đạp xe tiếp.
45 km - đạp xe 2 tiếng kể từ lúc nghỉ mới tới chỗ này. Đường dốc ngược dốc xuôi, đá dăm lỏn nhỏ. 2 bên đường mòn đã hiếm thấy làng mạc, thi thoảng mới có 1 bãi các lồng ong của bà con nuôi ong. Cũng hay, ở Nga người ta cắm thẳng chuồng ong ở bìa rừng cho ong vào rừng lấy mật, và cũng đem ra vệ đường bán luôn, không sợ mất trộm.
55 km - đã 2h30 sáng, đường càng ngày càng hẹp và khó đi, đã có nhiều đoạn phải dắt bộ. Bắp đùi bắt đầu nhoi nhói chuột rút. Nhưng dắt bộ cũng có cái khổ của dắt bộ. Lúc đạp xe thì không sao, nhưng xuống đi bộ là từng đàn muỗi bắt đầu đu bám trên đầu như đám mây, điên cuồng tấn công, lại phải cố nhảy lên xe còng lưng đạp, rồi lại chuột rút, lại dắt bộ.
(À, hồi mình ở Nga giai đoạn này điện thoại không đăng ký 3G nhé các bạn, tại vì không có nhu cầu, chỗ ở mọi nơi có wifi. Bản đồ mình chụp lại rồi để ở máy tính bảng)
Đường xuyên rừng, đất dẻo quẹo và dốc lên dốc xuống chẳng khác gì vùng núi :(
20211d7f9e76-dec8-410d-a796-a3b6d81d6b17.jpg

65 km - tầm 4h sáng, mặt trời đã bắt đầu ló rạng, sương giăng đầy đất, cũng là lúc 2 anh em chạm điểm cuối của con đường mòn. Bên cạnh là 1 khu nghỉ dưỡng như trại hè, nhưng bỏ hoang, nát trông không khác gì cảnh trong Metro Exodus hay Stalker. Chột dạ nhìn nhau, rõ ràng nhìn trên google map ở nhà là có đường cơ mà.
Đạp tới đạp lui tìm đường khác quanh cái trại hè bỏ hoang, chỉ thấy 1 con đường nhỏ gần đó, nhưng đó gần như không phải là đường, chỉ là 1 lối mòn do người đi rừng vạt bớt cây lộ ra. Nhìn nhau không dám tiến, chẳng lẽ lại quay về, quay về thì chán lắm.
May mắn lần 1: Gặp 1 ông chú cũng đang dắt xe đạp gần đó, chắc dân trong làng tập thể dục. Liền giữ ông chú lại hỏi:
  • Anh zai có biết cách nào đi xuyên rừng này không (vì trên map đi xuyên rừng xuống hướng Nam tiếp là có đường tỉnh lộ, có thể tiếp tục lộ trình, tuy nhiên vòng hơn nhiều).
  • À, xuyên thẳng thì không có đâu - ông chú trả lời - ở trước mặt đi vài cây nữa là cái thao trường xe tăng, rào rồi.
Thôi toi, có khi phải quay về thật. Nhưng ông chú lại tiếp:
  • Nhưng chúng mày đi độ 1 cây, rẽ trái theo đường mòn, sẽ có đường đi xuyên cánh đồng tới làng Ust-Sosnovka, làng Ust-Konstantinovo và nông trường Leninsky là sẽ ra đường.
  • Xa không anh zai?
  • Không xa đâu, vòng mất khoảng 15 km thôi, nhưng tụi mày sẽ phải vượt qua 2 con suối, dạo này không mưa nên chắc lội qua ok thôi.
Rối rít cám ơn anh zai rồi đi theo hướng chỉ, đường vẫn khó đi, lúc dắt, lúc đạp, nhưng lạ thay không thấy chuột rút thêm lần nào nữa.
70 km - đoạn này ước chừng thôi, vì không đi theo lộ trình cũ nữa. Gặp con suối đầu tiên, rộng khoảng 5 mét, nước lấp xấp đến mắt cá chân, 2 anh em dắt xe vèo qua 1 cái, sướng. Úi zời, suối kiểu này thì chục con cũng được, chứ 2 con đã là gì.
Con suối đầu tiên
202168398297-5334-4975-9ae9-644bf7f1f3c7.jpg

75 km, đã khá mệt, cũng may lúc này đang đi qua cánh đồng bằng phẳng. Chạy theo vệt lốp máy kéo. Tuy nhiên cánh đồng này bị bỏ hoang nên toàn là cỏ, hút tầm mắt vẫn chỉ là đồng cỏ, lâu lâu điểm thêm 1 vài cái cây. Chuột không rút nhưng đã ngấm mệt, nước uống liên tục cũng đã cạn.
(Hết phần 1)
 
Last edited:
Siberia đen, phần 2.

Tầm 79-80 km gì đó, lúc này đã khoảng loanh quanh 5 giờ sáng, kém tí, anh em đang hứng khởi nhẩm tính sắp ra khỏi được quả "cánh đồng bất tận", đồng nghĩa thoát được hàng quân đoàn muỗi truy kích trên đầu thì con suối thứ 2 hiện ra. Thực ra là nghe thấy tiếng nó trước, đúng kiểu "đêm thấy ta là thác đổ". Ngờ ngợ, đến lúc nhìn thấy nó thì hốt cả hền.
Cái này mà gọi là suối á, hung dữ như dòng Serepok cuộn bọt trắng xóa, cũng là trêu ngươi 2 anh em đang thấm mệt. Quả này không ổn rồi, 2 anh em bèn ngồi lại hội ý. Lội hay không lội qua đây, mà không biết có lội được không hay phải bơi? Xe cộ tính sao?
Một hy vọng nho nhỏ là bền kia bờ suối đã nhìn thấy 1 hàng rào gỗ, có làng rồi. Có làng đồng nghĩa với có người, có người có nghĩa là hỏi đường được. Phúc đức trời không nóng lắm nên cũng tịnh chưa lo nghĩ gì về chuyện nước nôi ăn uống.
Sau nhiều phương án như men theo "suối" ra sông rồi từ sông có tên men theo bờ đi tiếp, hay là men lên thượng nguồn kiếm chỗ nông hơn? 2 anh em tha thẩn chút về hướng thượng nguồn thì thấy có vệt lốp máy kéo. Thôi thì máy kéo đi được, người đi được. Mình tháo giầy treo lên ghi đông xe, bỏ quần dài và phi xuống. Tâm lý nếu nước xiết quá hoặc sâu quá sẽ vứt xe mà quay đầu, vì dù sao vẫn có thể lết bộ quay ngược lại 20 km về khu dân cư có bến xe buýt. Ơn giời đúng chỗ máy kéo đi lòng suối gồ lên thành một đoạn như yên ngựa, lội quá đầu gối 1 tí, vẫn qua được. An toàn! Xi nhan cho ông em sang luôn. Kể cũng hơi liều.
Qua suối
20212d05d66b-24eb-470e-b5ee-56c340a71662.jpg

80 km.
Vào đến làng, đúng đặc điểm của 1 ngôi làng hẻo lánh ở Nga, không có đường nhựa, cả làng chỉ có đường đất, đoạn nào khá lắm thì rải tí đá dăm. Món này chính là cơn ác mộng về sau đây. Mới sáng sớm nhà nào cũng đóng cửa im ỉm. Chạy vài vòng thì gặp 1 babushka, hỏi luôn. Hóa ra là làng Ust-Sosnovka (Chữ Ust là thổ ngữ tiếng Tư-va, có nghĩa là "Thượng", tên làng này có thể dịch là làng CÂY THÔNG NHỎ THƯỢNG
:v
). Quá vui, hỏi luôn.
  • Babushka, chỉ đường cho bọn con đến thành phố Z với.
  • Ồ, bọn mày phải lội qua con suối (con suối chết bầm), quay lại thành phố X, rồi từ đó có cầu sang sông rồi ra đường tỉnh lộ.
Ơ đm, 2 anh em ngớ người, thế là "đường tắt" của google không đi được à, hu hu. Bọn con vừa từ thành phố X đi mà, đi tỉnh lộ thì nói làm cm gì nữa. Giờ quay về thì chỉ ngủ thôi.
  • Thế thím cho tụi con hỏi gần đây có thành phố nào khác có cầu sang sông không?
  • À, có thành phố Y, cũng gần, khoảng 7-80 km, nhưng đường khó đi lắm đấy.
Mừng như bắt được vàng, khó thì khó chứ bọn cháu méo quay lại điểm xuất phát hay lội qua con suối chết bầm kia nữa đâu. Vậy là sau khi lấy tablet ra vẽ sơ sơ cái lịch trình, chụp ảnh với babushka, loanh quanh làng 1 vòng 2 anh em xuất phát.
202165b9f1ca-c467-4a26-a2d5-e0b185238c25.jpg

105 km.
Hóa ra vẫn chưa thoát khỏi bàn tay phật tổ, cái thao trường tăng đã nói ở phần 1 đó rộng vãi. Bọn mình thực sự chỉ là đang đi men theo nó. Lộ trình dự kiến đi về hướng Nam xuyên qua nó nhưng trên thực tế là đi về hướng Đông, sau đó bẻ quặt dần sang Nam, mua thêm 1 đống đường.
Hơn tiếng đạp xe trên con đường Ust-Sosnovka đến Ust-Konstantinovka rồi đến Nông trường Leninsky, đó là cơn ác mộng thực sự. Dốc cao dựng ngược, dài như vạn lý trường thành, hết lên lại xuống như đồ thị hình sin. Giờ đã hiểu được vì sao mấy cái làng chết tiệt làng nào cũng có chữ Ust (thượng) vì nó ở trên 1 vùng đồi thấp. Hóa ra chỗ đồng bằng bằng phẳng rộng nhất để băng qua giữa 2 thành phố quân đội Nga đã chiếm làm thao trường, và khi xuyên qua tuyến này, bọn mình phải leo đồi. Thầm chửi ông Nga chết tiệt nào ghi trong sách địa vùng Siberia chủ yếu là đồng bằng làm anh em ăn quả lừa đắng.
Rã cả chân và cơn ác mộng chưa kết thúc. Xe đạp của ông em không biết từ lúc nào đã rơi mất con ốc siết bàn đạp, tức là cứ đạp 1 đoạn bàn đạp nó lại trôi dần ra, phải ấn vào. Kết hợp với đường đá dăm không đi nhanh được, 2 anh em gần như trải qua 1 cực hình khủng khiếp.
Đường lên nông trường Lenin
202144c97108-ad5a-4e01-9208-cce60d394bd8.jpg

120 km
Cuối cùng đoạn đường đá dăm đã kết thúc, thay vào đó là 1 con đường đất nện, nhưng vẫn là dốc ngược thượng lên đỉnh đồi. Chỉ 40 km nhưng ngốn của 2 anh em gần 6 tiếng. Đến 11h 2 thằng mới đến được nông trường Leninsky.
Đây là 1 nông trường nuôi bò lấy sữa từ thời Liên Xô, nhưng giờ đã bỏ. Thay vào đó cơ sở vật chất được tận dụng để làm trại hè và nghỉ dưỡng. Còn sót lại chút nước, bánh ngọt, 2 anh em đành ngồi tạm vào bến xe buýt cổng nông trường ăn lấy sức. Cái nắng Siberia không quá nóng, nhưng rát khủng khiếp vì nhiều tử ngoại. Cộng với bụi bặm khiến 2 thằng gần như biến thành cái xác khô. Nhưng không sao, đường cái đây rồi, từ đây là khỏi sợ lạc nữa vì liên tục có bảng chỉ đường. Chỉ còn khoảng hơn 40 km nữa là tới thành phố Y thôi, đến đó có thể coi là sống rồi. Mà mình cũng nghĩ ngay đến Y sẽ kiếm cửa hàng nào của nhà mạng mình đang dùng đăng ký ngay 1 gói cước 3G để còn cơ sống sót.
Cơ thể kiệt quệ, nhưng tinh thần đã phấn chấn lên nhiều, vì ít nhất là không còn nỗi lo đi lạc hay bị suối cuốn trôi nữa.
Hết P2.
 
Siberia đen, phần 3
Những con đường màu xám
150 km.
Từ khi mình biết đạp xe đến giờ, chưa bao giờ thấy thứ đường xá nào kinh dị như con đường từ Nông trang Leninsky đến thành phố Y. Vốn X - Y - Z là một tuyến giao thông khá phát triển, nhưng vì có đường cao tốc bên kia sông rồi nên vùng đồi gò bên này sông chính quyền bỏ mặc không đầu tư mấy. Chính quyền hay người dân những thị trấn nhỏ nằm rải rác ở đây mạnh ai nấy làm, vì thế đường rải đá dăm lổn nhổn viên to, viên bé và bụi kinh hoàng.

20213a651fe7-a1da-4850-82b1-fdae866849ab.jpg


Cộng với cái nắng vùng ôn đới chiếu rát đầu rát cổ, 2 anh em phải lấy thêm 1 cái áo phông, trùm lên đầu, buộc qua mặt như khăn Arafatka, vừa để đỡ bụi và vừa chống rát.
Thêm nữa, quả bàn đạp thỉnh thoảng lại rơi ở xe ông em, nhất là những cú nghiến răng đạp lên dốc thì gần như không thể giữ nó lại, đành phải dắt bộ. Hành trình từ 12 giờ trưa đến 3 giờ mới đi thêm được khoảng 30 km.
Đành ngồi nghỉ, hội ý và đưa ra quyết định quan trọng nhất: Bỏ mục tiêu thành phố Z. Sẽ ở lại Y ăn tối, hồi sức rồi tính toán sau. Tính toán trên bản đồ chụp sẵn thì chỉ còn khoảng hơn 10 km nữa là tới Y, 2 anh em bảo nhau: Cố được.
160 km
Đã tới nơi đáng lẽ là cửa ngõ của Y. Theo lý thuyết đi hết khu ngoại ô thì sẽ có 1 cái cầu qua sông vào trung tâm thành phố. Từ đó muốn về có thể đi thẳng ra đường cao tốc và quay về T.
Khu ngoại ô của Y nhà cửa mới xây trông cũng tinh tươm lịch sự, nhưng dân quá thưa thớt. Thành phố này thời Liên Xô xây ra để khai thác gỗ, đóng nội thất, 1 mình nó cung cấp nội thất và gỗ cho cả góc nước Nga, còn bán cả sang Trung Quốc nên khắp nơi là cửa hàng nội thất và kho gỗ.
Đến tọa độ cái cầu, 2 anh em ngớ người: Cầu đâu, trước mặt chỉ là 1 dòng sông mênh mông.
Chắc là mình nhầm tọa độ chút thôi, 2 anh em trấn tĩnh và thử men theo bờ sông khoảng vài km, cuối cùng cũng thấy 1 cái cầu tầu hỏa. Tuy nhiên, là cầu tàu hỏa nên có độc 2 đường ray bắc qua, không có làn cho người đi bộ, lại càng không có chỗ để dắt xe hay đi xe. Sông thì rộng đến 5-600 mét, bơi thì cũng được, nhưng còn đồ và xe thì sao.
Cuối cùng lại gặp 1 anh dân địa phương, hỏi liền:
  • Anh zai, có cầu nào bắc qua sông vào trung tâm thành phố không?
  • Mắt mày sao vậy? - Anh zai chỉ cái cầu tàu hỏa - cầu đây còn gì.
  • Ý bọn tui nói là cầu để đi bộ sang đó.
  • À, bọn tao cần sang trung tâm thì qua ga bắt tàu Elektriku sang mà ^^
  • Thế mấy ông không lái ô tô sang à?
  • Ô tô hả, thì bọn tao vòng xuống Z có mấy chục km rồi đi cầu ở đó sang cao tốc rồi đi lên.
Thầm nghĩ, bỏ mợ rồi. Phần ngoại ô này chả thấy cửa hàng cửa hiệu gì ráo, không hy vọng mở được mạng 3G hay ăn uống nghỉ ngơi 1 bữa. Giờ chỉ còn hy vọng vào 1 thị trấn nhỏ về phía đồi, ngược lại, cách khoảng 20 km thôi.
Đang tính quay đầu thì 1 bác trung niên đi qua, ổng thấy thế xen vào:
  • Bọn mày đi xe đạp thì qua cầu phao tạm được mà.
  • Ớ, thế có cầu phao à bác?
  • Ừ, nhưng không phải lúc nào cũng mở, tùy lúc. Lúc nào có đợt xà lan chuyển gỗ đi qua thì họ lại cắt cầu vài ngày hoặc chuyển cầu sang chỗ khác.
À, hóa ra là vậy. Mình xem ảnh vệ tinh đâu có sai. Hóa ra đó là cái cầu phao, và nó không nằm cố định một chỗ, hỏi đường cẩn thận bác già rồi 2 anh em đi theo hướng bác chỉ, cuối cùng thì cũng thấy. Phúc đức, phi lên cầu phao và lao thẳng vào thành phố.

Cây cầu phao vượt sông:
20217453c0e9-fe1e-4e43-85fc-9e682074136f.jpg

170 km
Mặc dù xe ông em đi cùng cứ 1 đoạn lại phải nhặt bàn đạp lên, nhưng cuối cùng cũng lết được vào thành phố, khoảng 5 giờ chiều.
5 giờ thì còn nắng to lắm. 2 anh em thấy 1 cái công viên và đài tưởng niệm liệt sĩ liền vào nghỉ.
Y thực ra gọi là 1 thị trấn thì đúng hơn là thành phố, nhưng trong tiếng Nga chỉ có 1 từ chung cho cả 2 khái niệm này là gorod nên dịch sang tiếng Việt người ta thường để tất là thành phố. Nơi đây có khoảng 70.000 dân, tức là cỡ 1/10 dân số quận Bình Tân trong TpHCM Việt Nam ấy. Nhà cửa đa phần là cũ, không thấy chung cư mới xây, chỉ có các tòa nhà 5 tầng gạch đỏ xây từ thời Brezhnev, mà cũng chả có nhiều, còn lại toàn cây cối. Đúng là thành phố khai thác gỗ.
Vứt xe trong công viên, ông em kiệt sức ngồi đó trông, mình đi bộ lang thang xung quanh, mua đỡ mấy chai nước quả về uống cho hồi sức rồi tìm quán ăn sau.
Đi rạc cả cẳng mới thấy 1 quán ăn, mới 6h, 2 anh em tò tò đi vào. Bác chủ to béo lạch bạch chạy ra, 2 tay bắt chéo:
  • Té đi, té đi, tao đóng cửa rồi.
  • Ơ, mới 6h thôi mà.
  • Ở đây bán ăn trưa thôi, không bán ăn tối.
  • Ớ ớ ớ.
Đành lủi thủi đi ra, đạp loanh quanh tìm quán ăn.
Nghĩ mình vẫn đang ở rìa thành phố, lại gặp 1 bà chị, 2 thằng lại hỏi:
  • Này chị, trung tâm thành phố Y thì đi hướng nào đấy?
  • Mày hỏi lại đi.
Ơ, mình có nói hay làm gì thất lễ à. Ngẫm nghĩ mất 20 giây mới nhớ ra, ô mọe, mình chia sai cách tên thành phố. Thực ra con mụ này hiểu, nhưng vẫn cố bắt bẻ >"< (Cho bạn nào không biết, ở Nga tên riêng cũng phải chia theo cách, ví dụ bạn nào tên là Minh, chia cách 2, 4 sẽ thành Mi-nha, cách 3 thành Mi-nhu, cách 5 thành Mi-nhom và cách 6 thành Mi-nhe
:v
)
  • Ok, đi đến trung tâm thành phố Y hướng nào đấy chị?
  • Mày đang đứng giữa trung tâm thành phố đó.

20219d30f4dc-5f15-4f75-a5eb-f855348ce258.jpg

Lại ớ ớ tiếp, nhà cửa lèo tèo, hàng họ không có, cây cối xanh rì và trời xầm xì chuyển mưa. Móa.
Thôi ở trung tâm thành phố rồi, 2 anh em bèn dùng chiến thuật đi kiểu xoáy trôn ốc, mở rộng ra.
Niềm vui thứ nhất là thấy cửa hàng tiện lợi, ngay lập tức bay vào lấp đầy ba lô bằng bánh mì, thịt muối và nước quả. Tiếp sau là cửa hàng đại diện bọn nhà mạng điện thoại mình là Tele2. (Ở Nga Tele2 không phải là mạng tốt, nhưng khi mình ở đó, trong khu vực mình thì Tele2 khá nhất trong hội).
  • Gái ơi, cho mình đăng ký gói cước 3G.
  • Ok, rất vui lòng. Bạn đưa điện thoại đây.
10 giây sau.
- Ô không được rồi, bạn ở tỉnh khác. Không đăng ký ở tỉnh này được. Bạn mua sim mới đê, hộ chiếu đâu?
Đệt, không mang hộ chiếu luôn, cũng nghĩ là mình đi rừng rú không mang hộ chiếu làm gì, nhỡ mưa gió ướt át ra lại khổ. Có dính công an thì 1 cuộc điện thoại về UFMS chỗ mình là giải quyết được ngay. Còn vụ quản lý theo oblast (tỉnh) thì ở Nga là chuyện bt. VD ra bến xe mua vé xe nội tỉnh thì cứ thế mà mua, nhưng sang tỉnh khác thì mời xuất trình hộ chiếu hoặc ID (nếu là dân Nga).
Tiu nghỉu, thôi đành nhờ wifi em ấy cẩn thận xem xét bản đồ chiều về theo đường cao tốc, chụp ảnh màn hình down về tablet và đánh dấu những làng mạc dọc đường có thể tạt vào tiếp tế. 2 anh em quyết định nghỉ ngơi đến khi tắt nắng và quay đầu về. (Hết P3)
 
Back
Top