Kỹ thuật cơ khí - Đáy của mọi nghề

Tôi đã làm việc ở 3 công ty chuyên về CNC có quy mô rất lớn ở miền Bắc (Quy mô hơn 1000 máy CNC). Thì tôi thấy thế này.
1. Với tập đoàn lớn như Samsung: đội thao tác chỉ đóng mở cửa máy CNC hoặc in/output hàng vào máy thì chỉ là công nhân --> Ăn lương công nhân.
Cái đội kỹ thuật viên vận hành máy như setting jig, tool, căn chỉnh,.... làm theo lệnh của Leader bên trên. thì 100% tốt nghiệp cao đẳng. Lương cao hơn công nhân chút, hàng năm có đánh giá năng lực và thăng tiến, nhưng thăng cỡ nào lương cũng không cao bằng đội leader (trình độ ĐH)
Cái đội tốt nghiệp đại học, nọ sẽ làm leader, biết hết từ A--> Z về CNC, họ quản lý cái đội Kỹ thuật viên và công nhân. Lương cao, ai mà giỏi thì lương rất cao, thăng tiến ầm ầm.
2. Với các công ty FDI mảng CNC tầm trung khác: Đội vận hành, chỉnh sửa, setting... đa phần là trình độ cấp 3, một số ít cao đẳng, chuyên môn kỹ thuật không cao, do làm lâu thì biết hơn công nhân bt thôi. Công việc không thể làm độc lập, gần như 100% nghe theo đội quản lý cấp cao bên trên, chỉ đâu đánh đó. Nên ở các cty FDI tầm trung, đi làm ăn chửi quanh năm ngày tháng là vậy. Vì dốt.
Còn CNC mà giỏi chuyên môn, giỏi cả quản lý thì các công ty họ còn mời về làm Keyperson cơ.
đứng máy CNC là việc cho mấy đứa học nghề thôi, đi làm ca kíp 12 tiếng xoay ca mệt bome, bọn CD- ĐH mới vào nó học đứng máy vài tháng xong chuyển dần lên lập trình, thiết kế hết
 
Mình ở HCM, thấy đội CNC mà spkt đào tạo là khá tốt rồi, code được 3-4-5 trục các loại máy, tư duy tốt, biết dùng dao nào, tốc nào, bước tiến nào. Một số bạn kinh nghiệm thì có khả năng chạy hàng khó bằng máy 3 trục thay vì 4-5 trục. Nhưng hỏi tới lương thì cao lắm tầm 2x thôi, còn đội chạy khuôn thì mới cao hơn tí. Đúng như bạn nói là vẫn sẽ có người lương cao, nhưng nó là số ít, tỷ lệ thấp khi so với những ngành khác như IT. So giữa những người luôn cố gắng trau dồi kỹ năng thì IT dễ kiếm việc lương cao hơn do tính chất công việc có thể kiếm job ở khắp nơi, còn cơ khí thì khó hơn, vậy chẳng phải cơ khí thua kém rồi còn gì. Còn nói câu "chỉ có người kém, không có nghề kém" thì nghe như mấy thằng chủ nô bóc lột sinh viên mới ra trường bằng mấy câu đạo lý sáo rỗng vậy
thím so sánh cảm quan quá, dù sao cũng là ý kiến cá nhân của thím. Và thím cũng may mắn chuyển qua IT và cảm thấy IT thành công hơn cũng là tốt cho thím rồi.
Còn ai bám trụ CK và giỏi mình thấy đều sống khỏe, có thể ko quá giàu sụ nhưng đi làm ăn lương là đủ sống rồi, chưa kể sau này ra kinh doanh riêng. Còn muốn 1 mức lương trên trời có khi cũng phải cân nhắc nhảy việc khác nhưng cũng rủi ro lắm thím à, chưa chắc nghề mới sẽ ổn định như nghề cũ về lương, áp lực, yêu cầu công việc, ... có nhiều cái để xem xét và cân nhắc.
Mình vẫn ủng hộ câu "chỉ có người kém, không có nghề kém", lý do đơn giản người kém thì chả làm gì được thì làm sao có thể đòi hỏi lương cao, và người chủ thuê họ cũng không muốn bỏ nhiều tiền để thuê người kém.
Thím đang nghĩ theo hướng người chủ bóc lột sinh viên nhưng nếu sinh viên nó giỏi thì nó có chịu ở lại để người chủ bóc lột không ? Hay nó bay nhảy qua cty khác phúc lợi tốt hơn ? Chỉ có kém mới không dám bay nhảy thôi thím !!!
Ai giỏi cũng hướng đến các ty phúc lợi tốt và lương bổng tuy ko giàu nhưng sống ổn :D
 
đứng máy CNC là việc cho mấy đứa học nghề thôi, đi làm ca kíp 12 tiếng xoay ca mệt bome, bọn CD- ĐH mới vào nó học đứng máy vài tháng xong chuyển dần lên lập trình, thiết kế hết
chuẩn rồi thím. Kỹ sư mảng chế tạo thì thật ra mà nói ko cần phải đứng máy đâu, chỉ cần làm ra quy trình ghi rõ từng bước cần làm gì, dụng cụ gì, máy gì, chế độ cắt ra sao, đồ gá gì, chạy ra kích thước, dung sai ra sao, ... về CNC thì biết thêm lập trình đường chạy dao, khả năng công nghệ của từng máy để công nhân thao tác theo là ok rồi. Việc đứng máy là của công nhân, nếu kỹ sư biết đứng máy thì là điểm cộng, ko biết cũng ko sao. Bên cty mình trước đây phân chia rất rõ ràng công việc giữa kỹ sư và công nhân, kỹ sư làm gì, công nhân làm gì, có thể cty khác sẽ có 1 chút khác biệt.
 
thím so sánh cảm quan quá, dù sao cũng là ý kiến cá nhân của thím. Và thím cũng may mắn chuyển qua IT và cảm thấy IT thành công hơn cũng là tốt cho thím rồi.
Còn ai bám trụ CK và giỏi mình thấy đều sống khỏe, có thể ko quá giàu sụ nhưng đi làm ăn lương là đủ sống rồi, chưa kể sau này ra kinh doanh riêng. Còn muốn 1 mức lương trên trời có khi cũng phải cân nhắc nhảy việc khác nhưng cũng rủi ro lắm thím à, chưa chắc nghề mới sẽ ổn định như nghề cũ về lương, áp lực, yêu cầu công việc, ... có nhiều cái để xem xét và cân nhắc.
Mình vẫn ủng hộ câu "chỉ có người kém, không có nghề kém", lý do đơn giản người kém thì chả làm gì được thì làm sao có thể đòi hỏi lương cao, và người chủ thuê họ cũng không muốn bỏ nhiều tiền để thuê người kém.
Thím đang nghĩ theo hướng người chủ bóc lột sinh viên nhưng nếu sinh viên nó giỏi thì nó có chịu ở lại để người chủ bóc lột không ? Hay nó bay nhảy qua cty khác phúc lợi tốt hơn ? Chỉ có kém mới không dám bay nhảy thôi thím !!!
Ai giỏi cũng hướng đến các ty phúc lợi tốt và lương bổng tuy ko giàu nhưng sống ổn :D
Bạn suy nghĩ câu đó dành cho sinh viên kém thì tội quá, mình xét đơn giản từ chung 1 trường, 1 sinh viên cơ khí tốt nghiệp loại giỏi và 1 sinh viên IT tốt nghiệp loại giỏi thì lương bạn nào ở cty đầu tiên sẽ cao hơn, rồi bạn tự có câu trả lời ngành nào kém hơn. Mình thì không theo IT, vẫn liên quan cơ khí thôi, mà 1 mảng khác. Mình chắc rằng ngoài kia có rất nhiều bạn cố gắng học hỏi, kinh nghiệm, chuyên môn tốt, nhưng rất tiếc là số vị trí lương cao dành cho các bạn ấy rất ít không đủ cho tất cả còn lại toàn chủ VN như cc hay nói đạo lý, không như IT, nếu chịu cố gắng học hỏi thì job lương cao nhiều, thế có bất công không. Còn mở xưởng thì đâu phải ai cũng có lực mà mở, 1 con máy 3 trục còn xài được, chính xác cao đời sâu cũng vài trăm triệu, mới thì 1 tỷ, 1 xưởng bé bé cũng phải 2 máy phay 1 máy tiện thì tiền máy khoảng 1 tỷ. Còn mấy con không chính xác chạy đồ chơi thì 1 đống xưởng rồi.
 
Tôi đã làm việc ở 3 công ty chuyên về CNC có quy mô rất lớn ở miền Bắc (Quy mô hơn 1000 máy CNC). Thì tôi thấy thế này.
1. Với tập đoàn lớn như Samsung: đội thao tác chỉ đóng mở cửa máy CNC hoặc in/output hàng vào máy thì chỉ là công nhân --> Ăn lương công nhân.
Cái đội kỹ thuật viên vận hành máy như setting jig, tool, căn chỉnh,.... làm theo lệnh của Leader bên trên. thì 100% tốt nghiệp cao đẳng. Lương cao hơn công nhân chút, hàng năm có đánh giá năng lực và thăng tiến, nhưng thăng cỡ nào lương cũng không cao bằng đội leader (trình độ ĐH)
Cái đội tốt nghiệp đại học, nọ sẽ làm leader, biết hết từ A--> Z về CNC, họ quản lý cái đội Kỹ thuật viên và công nhân. Lương cao, ai mà giỏi thì lương rất cao, thăng tiến ầm ầm.
2. Với các công ty FDI mảng CNC tầm trung khác: Đội vận hành, chỉnh sửa, setting... đa phần là trình độ cấp 3, một số ít cao đẳng, chuyên môn kỹ thuật không cao, do làm lâu thì biết hơn công nhân bt thôi. Công việc không thể làm độc lập, gần như 100% nghe theo đội quản lý cấp cao bên trên, chỉ đâu đánh đó. Nên ở các cty FDI tầm trung, đi làm ăn chửi quanh năm ngày tháng là vậy. Vì dốt.
Còn CNC mà giỏi chuyên môn, giỏi cả quản lý thì các công ty họ còn mời về làm Keyperson cơ.
kỹ sư chế tạo giỏi CNC mà chịu khó đầu tư bản thân thêm về mảng thiết kế (bản vẽ, dung sai GD&T, chi tiết máy, thủy lực, khí nén, vật liệu, sức bền mô phỏng ứng suất, ...) thì đỉnh chóp luôn đó thím :D
 
kỹ sư chế tạo giỏi CNC mà chịu khó đầu tư bản thân thêm về mảng thiết kế (bản vẽ, dung sai GD&T, chi tiết máy, thủy lực, khí nén, vật liệu, sức bền mô phỏng ứng suất, ...) thì đỉnh chóp luôn đó thím :D
Vãi lìn bạn, bạn biết bạn đang nói gì không, biết hết thủy lực, khí nén, mô phỏng thì là tiến sĩ chứ không phải là công nhân nữa, à, định nghĩa biết là phải giải thích, áp dụng định lý gì, tính toán thế nào nhé, chứ không phải như mô phỏng bỏ phần mềm ra kết quả thì bảo là vậy, dễ vậy thì không có cty chuyên làm CAE đâu :big_smile:
 
nhưng so với mức lương bên ngành khác thì đúng thấp thật, chỉ là không bao giờ thiếu việc, không chết được thôi. Tôi làm bên thiết kế khuôn hơn 3 năm, mà tầm lương nghành này chỉ tầm 13-16tr là hết cỡ với những người 3-5 năm kinh nghiệm, mấy đứa bạn tôi giỏi hơn thì 17tr nhưng phải tăng ca sml, kiêm đủ việc. Giờ thì tôi bỏ rồi, sang nghành khác lương cao hơn
 
Vãi lìn bạn, bạn biết bạn đang nói gì không, biết hết thủy lực, khí nén, mô phỏng thì là tiến sĩ chứ không phải là công nhân nữa, à, định nghĩa biết là phải giải thích, áp dụng định lý gì, tính toán thế nào nhé, chứ không phải như mô phỏng bỏ phần mềm ra kết quả thì bảo là vậy, dễ vậy thì không có cty chuyên làm CAE đâu :big_smile:
ý mình là kỹ sư nếu giỏi 1 mảng chế tạo muốn phát triển thêm thì có 1 số hướng về mảng thiết kế như vậy đó thím. Tất nhiên sẽ có những cái khó khăn khác chờ đợi ở mảng thiết kế này.
Nó cũng giúp cho kỹ sư CK phong phú hơn về kiến thức, cũng như dễ dàng giải quyết công việc hơn. Từ đó cũng dễ dàng dẫn đến lương ngon hơn.
Mảng CAE cũng là 1 mảng hot, yêu cầu khá chuyên biệt. Còn về mô phỏng ứng suất mình nói thật ra chỉ là yêu cầu kỹ sư biết dùng ở mức cơ bản để tính toán bền, thiết kế chi tiết máy phù hợp, nó dễ hơn là đi sâu phân tích như kỹ sư CAE như điều kiện biên, tích phân, vi phân, hệ số tùm lum ...
Phần mô phỏng này cho kỹ sư CK tích hợp sẵn trong các phần mềm CAD 3D như Inventor, SolidWorks nên nếu muốn phát triển bản thân cũng nên trau dồi phần này cho kiến thức thêm phong phú, cũng dễ dàng tiếp cận hơn là CAE (yêu cầu nhiều kiến thức chuyên biệt, hàn lâm hơn).
 
Em mới tốt nghiệp Chế tạo máy - Kỹ thuật cơ khí. Em tính theo hướng sản xuất:kỹ sư sản xuất, quản lý sản xuất...Có vài người khuyên em làm đúng chuyên ngành trước vài năm cho vững kiến thức rồi hãy chuyển qua. Các bác cho em lời khuyên quá.
Mỗi ngành đều có ưu nhược điểm cả thôi. Ngành nào hot hơn thì lương sẽ nhỉnh hơn, ngành cơ khí ở Việt Nam mức lương có phần thiệt hơn do Việt Nam không phát triển mạnh cơ khí chế tạo và sản xuất máy móc, vẫn còn loanh quanh ở lắp ráp và sản xuất nhỏ. Chứ các nước khác, nhất là các nước mạnh về chế tạo thì kỹ sư cơ khí có mức lương khá cao so với mặt bằng chung.
So sánh ngành IT với ngành xây dựng hay cơ khí. Ngành IT có mức lương cao nhưng cạnh tranh cao, công việc cũng chưa hẳn đã gọi là ổn định tuyệt đối, nhiều công ty chạy theo job hay dự án, hết dự án dư người có khi lại bị đẩy đi, nhất là khi AI đang phát triển mạnh hơn từng năm, nên việc làm ngành IT sẽ cạnh trạnh ngày càng cao hơn, nhân sự cần đổi mới, học hỏi liên tục, như hiện tại nhiều nơi tuyển dụng đang ưu tiên người biết về AI hoặc sử dụng thành thạo các công cụ AI . Ngược lại ngành xây dựng và cơ khí thì tỉ lệ cạnh tranh thấp hơn, do nhu cầu trong sản xuất, bảo trì, xây dựng luôn luôn có. Ngành cơ khí, xây dựng cũng ít bị biến động bởi thị trường kinh tế hơn. Vì vậy nên mỗi ngành đều có ưu nhược cả.
Nếu bạn đi theo ngành cơ khí thì sẽ từ nhân viên -> leader -> trưởng nhóm -> chuyên viên (chuyên gia) -> trưởng phòng.....
Bạn có thể đi theo các hướng.
  • Bảo trì (làm trong nhà máy)
  • Thiết kế, chế tạo...CNC
  • Đi dự án
Ngành nào cũng có màu hồng và màu đen cả, quan trọng là năng lực của bạn đến đâu. Tôi có quen một đứa làm IT, nó than bị dí deadline, hôm nào cũng phải làm đến 7-9h tối mới về, lương thì hơn 20M. Nó bảo lương tùy vào dự án nhưng dạo này cũng bị cắt giảm nhiều do có nhiều nhân lực, nó không làm là đứa khác thế nó ngay. Còn ông bạn tôi đang làm leader bảo trì (4 năm kn), lương tháng hơn 15M, sáng đi chiều về. Nhiều hôm lên công ty chẳng phải làm gì do máy móc sx ổn định và không có lịch bảo trì. Đợt này đang kiếm thêm job làm ngoài.
À còn có một dạng nữa như kỹ sư hay kỹ thuật của các đối tác cung ứng (thường là các tập đoàn nước ngoài), ví dụ như Tetra Pak ở Việt Nam ấy. Mấy kỹ sư đi dự án cho nhà máy đối tác lương khá là cao đấy.
 
ý mình là kỹ sư nếu giỏi 1 mảng chế tạo muốn phát triển thêm thì có 1 số hướng về mảng thiết kế như vậy đó thím. Tất nhiên sẽ có những cái khó khăn khác chờ đợi ở mảng thiết kế này.
Nó cũng giúp cho kỹ sư CK phong phú hơn về kiến thức, cũng như dễ dàng giải quyết công việc hơn. Từ đó cũng dễ dàng dẫn đến lương ngon hơn.
Mảng CAE cũng là 1 mảng hot, yêu cầu khá chuyên biệt. Còn về mô phỏng ứng suất mình nói thật ra chỉ là yêu cầu kỹ sư biết dùng ở mức cơ bản để tính toán bền, thiết kế chi tiết máy phù hợp, nó dễ hơn là đi sâu phân tích như kỹ sư CAE như điều kiện biên, tích phân, vi phân, hệ số tùm lum ...
Phần mô phỏng này cho kỹ sư CK tích hợp sẵn trong các phần mềm CAD 3D như Inventor, SolidWorks nên nếu muốn phát triển bản thân cũng nên trau dồi phần này cho kiến thức thêm phong phú, cũng dễ dàng tiếp cận hơn là CAE (yêu cầu nhiều kiến thức chuyên biệt, hàn lâm hơn).
Nhưng mà đi hơi lan man, ở đây thì mình đang bảo dù 1 bạn cơ khí nỗ lực học như bạn IT thì lương cũng không cao hơn, như bạn nói, kỹ sư cơ khí phải biết bản vẽ, dung sai, gd&t, chi tiết máy, thủy lực, khí nén, mình quen người biết hết, thậm chí còn đi chỉ xưởng cách gia công để đạt độ chính xác mong muốn, nhưng lương vẫn không thể bằng 1 bạn IT fullstack.
 
Cơ khí nhảy sang dầu khí thử
Lương cao có khi hơn cả IT trẻ chịu khó cày mua nhà, mua oto rồi cưới vợ lương 1x tr cũng đc
 
Ra nước ngoài thì nói làm gì, đang nói ở VN ngành cơ khí đang bị xem nhẹ
xem nhẹ @@ thật sự là nó đéo xem cái ngành này ra cc gì luôn, giờ t quay lại trường hỏi đám sinh viên khoa khác nó còn đéo biết trường có đào tạo ngành cơ khí luôn
 
Sao lại không so sánh với ngành khác, so với ngành khác mới thấy được cơ khí bạc chứ, giống như xây dựng vậy. Còn nói về lương cao trong ngành thì cơ khí vẫn thua IT một khúc, IT lương hơn trăm triệu tháng xung quanh mình hơi bị nhiều, còn đi bao nhiêu cái xưởng, bao nhiêu công ty chế tạo máy lương 4-50tr/tháng chắc đếm trên đầu ngón tay, câu "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh" là mấy thằng chủ khuyên nhân viên để bào thôi. Có con thì mình cũng khuyên nó bỏ nghề, làm ở VN thì mãi chỉ là họa nô thôi, biết ngành nó nát vẫn đâm đầu theo thì là do mình ngu rồi. Mình cũng bỏ chuyển qua mảng khác rồi, vẽ vời còn 30% thôi
Bạn sai về câu nhất nghệ rồi. Muốn tinh thì ngta phải tâm huyết, hời hợt không tinh đc đâu. Khi đã giỏi thì không thiếu cửa.
 
Vãi lìn bạn, bạn biết bạn đang nói gì không, biết hết thủy lực, khí nén, mô phỏng thì là tiến sĩ chứ không phải là công nhân nữa, à, định nghĩa biết là phải giải thích, áp dụng định lý gì, tính toán thế nào nhé, chứ không phải như mô phỏng bỏ phần mềm ra kết quả thì bảo là vậy, dễ vậy thì không có cty chuyên làm CAE đâu :big_smile:
chỗ tôi có mấy ông kĩ sư chế tạo máy bách khoa ra, mỗi tội biết về khí nén thuỷ lực hơi ít, vẽ rồi cho phần mềm xuất ra còn sai lên sai xuống. Nhiều khi vẽ ra còn không đi được
 
Bạn sai về câu nhất nghệ rồi. Muốn tinh thì ngta phải tâm huyết, hời hợt không tinh đc đâu. Khi đã giỏi thì không thiếu cửa.
Thiếu chứ bạn, mình thấy quanh mình trình độ giỏi rất nhiều, nhưng số cty sẵn sàng trả lương cao cho họ rất ít, nên là chỉ có 1 số ít đạt được lương cao thôi, số còn lại phải làm chỗ khác chờ slot, những chỗ lương cao rất ít khi tuyển vì người ở vị trí đó có nghỉ đâu, họ biết họ nghỉ là không tìm được chỗ khác cao hơn, trừ mấy cty fdi mới vào VN cần người thì mới tạo thêm cơ hội thôi, còn không thì vòng vòng chỉ có nhiêu đó.
 
chỗ tôi có mấy ông kĩ sư chế tạo máy bách khoa ra, mỗi tội biết về khí nén thuỷ lực hơi ít, vẽ rồi cho phần mềm xuất ra còn sai lên sai xuống. Nhiều khi vẽ ra còn không đi được
Mấy ông này là phải đè ra cho đi dây hệ thống khí nén, thủy lực, điện, lắp ráp 1 thời gian cho thấm rồi hãy cho ngồi vào thiết kế, chứ mới ra trường vẽ kinh lắm, chỉ tội cái người đi dây, lắp ráp cứ đòi quan hệ mẫu thân đội thiết kế, à còn bắt học gia công nữa.
 
Em tốt nghiệp BK cơ khí chế tạo đây. May mắn đã chuyển qua ngành khác. So sánh với các bạn cùng lớp vẫn theo nghề thì thu nhập của em khá hơn nhiều, mặc dù mấy đứa nó chăm chỉ hơn (em bằng TB, dốt nhất lớp). Nên các bác nói nghề nào cũng như nhau thì chưa đúng lắm nhé, nó chỉ áp dụng cho những người đỉnh top đầu của nghề thôi, nhưng mà có mấy người được như vậy??
 
Back
Top