Làm gì để 80% học sinh THPT thông thạo tiếng Anh?

Resius

Senior Member
TP HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, 80% học sinh THPT thông thạo giao tiếp, tiếp cận học tập bằng ngoại ngữ; 50% học sinh có trình độ tin học đạt chuẩn quốc tế

Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 của TP HCM đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng của giáo dục thành phố trong giai đoạn mới, trong đó đặt mục tiêu đặc biệt về năng lực ngoại ngữ và tin học cho học sinh (HS).

Đầu tư cho giáo dục ngoại ngữ, tin học
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, một trong mục tiêu, chiến lược xây dựng giáo dục trong giai đoạn tới là phát triển toàn diện HS thành phố. Phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GD-ĐT, chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo thế hệ trẻ có lý tưởng, đạo đức… Ngoài ra, với đặc thù riêng của một đô thị phát triển, ngành GD-ĐT TP HCM chủ trương triển khai các công tác có hiệu quả, tạo ra sự khác biệt, tiệm cận với giáo dục tiên tiến hiện đại của khu vực và thế giới. Đặc biệt là đầu tư cho giáo dục ngoại ngữ, tin học đạt chuẩn quốc tế.

TP HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, 80% HS THPT có thể thông thạo giao tiếp, tiếp cận học tập bằng ngoại ngữ, tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ. 100% HS tốt nghiệp THPT có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản, 50% HS có trình độ tin học đạt chuẩn quốc tế.

Để thực hiện các mục tiêu trên, ngành GD-ĐT TP đề ra nhiều giải pháp, trong đó thực hiện nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo; các chương trình đào tạo ĐH triển khai dạy học ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; khuyến khích dạy học một số môn khoa học bằng ngoại ngữ trong giáo dục phổ thông và đào tạo bằng ngoại ngữ một số ngành học ĐH; bảo đảm đội ngũ giáo viên (GV) ngoại ngữ đủ về số lượng và chất lượng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ. Phấn đấu đến năm 2030, 80% GV đạt chuẩn mức độ 2 khung năng lực số đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số toàn ngành giáo dục và 60% GV thành thạo giao tiếp và tiếp cận học liệu bằng ngoại ngữ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ.

Làm gì để 80% học sinh THPT thông thạo tiếng Anh? - Ảnh 1.

Học sinh TP HCM xem đề thi tốt nghiệp môn tiếng Anh năm 2022. Ảnh: TẤN THẠNH

Cần các giải pháp thực tế

Ông Hoàng Sơn Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (quận Tân Bình), cho biết mục tiêu trang bị năng lực ngoại ngữ, tin học cho HS của thành phố là cần thiết, mặc dù vậy cần những giải pháp thực tế hơn. Ông Hải nêu dẫn chứng từ thực tiễn nhiều năm cho thấy nhiều GV đều tâm tư rằng chương trình SGK tiếng Anh dù có thay đổi nhưng chưa cập nhật theo chuẩn quốc tế. HS của chúng ta rất giỏi ngữ pháp nhưng kỹ năng nghe, nói lại kém, trong khi mục tiêu của môn ngoại ngữ là để các em giao tiếp được. "Rõ ràng có thực trạng các em HS phải đi học thêm ngoài trung tâm ngoại ngữ, học thêm thầy, cô bên ngoài rất nhiều nhưng trong đó lại cũng nhiều GV dạy về ngữ pháp, khiến HS thiệt thòi" - ông Hải nói.

Từ thực tế quản lý trường phổ thông, ông Hải đề xuất cần từng bước thay đổi chương trình dạy tiếng Anh, tăng phần thực hành giao tiếp ngay từ giai đoạn tiểu học. Muốn HS thông thạo giao tiếp ngoại ngữ thì trước hết tiếng Anh phải chuẩn hóa ngay từ các cấp học nhỏ hơn.

Hiện nay đến lớp 12, HS vẫn phải học và thi theo chuẩn của Bộ GD-ĐT thì rất khó để mục tiêu đặt ra đạt tính khả thi. "Để có thể tăng phần thực hành giao tiếp ngoại ngữ trong trường phổ thông, phải chấp nhận để thực hiện các chương trình liên kết từ bậc học THPT. Muốn liên kết phải có kinh phí, vì vậy cần cho các trường cơ chế tự chủ nhiều hơn. Học phí chương trình liên kết có thể cao hơn nhưng tạo cơ chế để các trường mạnh dạn thực hiện" - ông Hải đề xuất.
https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-ho...pt-thong-thao-tieng-anh-20230103205545003.htm
 
Đù mé, cái bộ dục này hiểu nghĩa của từ thông thạo giao tiếp là cái lồng bàn gì ko ?
Việc "nói được" khác với "giao tiếp", "giao tiếp cơ bản" khác với "giao tiếp xã giao" và cực kỳ khác với "giao tiếp thông thạo"
Giáo viên THPT phần lớn nằm trên mức "xã giao"; tụi nhỏ dc cha mẹ đầu tư từ bé thì cũng loanh quanh mức này.
Còn "thông thạo" thì đê mờ, không quăng nó ở nước ngoài 1 năm thì có cứt mà thông thạo :LOL: dân bản xứ nó quẳng 2,3 câu slang là im thin thít
 
Nghe thấy cái mục tiêu là không làm được rồi, triển khai phí tiền, 10% còn khả thi, nên biết mình ở đâu
 
Giáo viên còn ko thông thạo thì có cl mà đòi hỏi học sinh phải thông thạo. Toàn dạy theo kinh nghiệm sách vở. Đợt nào đó lôi toàn bộ giáo viên đi kiểm tra thì chỉ có 15% đạt chuẩn đủ trình độ dạy tiếng anh mà đỏi hỏi cái gì.
Bọn giỏi có trình độ nó ra trung tâm dạy kiếm tiền nhìu gấp x lần dạy ở trường thpt
 
Giáo viên còn ko thông thạo thì có cl mà đòi hỏi học sinh phải thông thạo. Toàn dạy theo kinh nghiệm sách vở. Đợt nào đó lôi toàn bộ giáo viên đi kiểm tra thì chỉ có 15% đạt chuẩn đủ trình độ dạy tiếng anh mà đỏi hỏi cái gì.
Bọn giỏi có trình độ nó ra trung tâm dạy kiếm tiền nhìu gấp x lần dạy ở trường thpt
Tôi mắc cười nhất là đợt áp GV tiếng Anh phải có chứng chỉ CEFR quốc tế (B1, B2, C1) -> gv thi rớt hàng loạt. sau đẻ ra cái chứng chỉ năng lực tiếng Anh 7 bậc (do VN xào nấu lại từ CEFR) -> tỷ lệ đậu tăng lên nhưng phải thi 2-3 lần, có người thi 4-5 lần.
Nhưng mất dạy nhất là việc áp TẤT CẢ GV phải có chứng chỉ tiếng Anh, kể cả GV thể dục. Đù mé :LOL:
Ta nói bộ Dục ko biết có ăn tiền bên tổ chức thi hay ko mà đề ra vụ lol này nữa
 
Sao ko là tiếng Trung? Tôi ghét lũ cẩu thật nhưng dân mình nên làm kinh tế dựa trên tiếng Trung và Anh.
Thì ghi chung là "ngoại ngữ" mà, tuy nhiên ở VN thì hơn 90% mặc định là tiếng Anh rồi.tiếng Trung thì trừ phi ở khu người Hoa mới học ở phổ thông thôi
 
Đù mé, cái bộ dục này hiểu nghĩa của từ thông thạo giao tiếp là cái lồng bàn gì ko ?
Việc "nói được" khác với "giao tiếp", "giao tiếp cơ bản" khác với "giao tiếp xã giao" và cực kỳ khác với "giao tiếp thông thạo"
Giáo viên THPT phần lớn nằm trên mức "xã giao"; tụi nhỏ dc cha mẹ đầu tư từ bé thì cũng loanh quanh mức này.
Còn "thông thạo" thì đê mờ, không quăng nó ở nước ngoài 1 năm thì có cứt mà thông thạo :LOL: dân bản xứ nó quẳng 2,3 câu slang là im thin thít
nói quá, cần gì qua nước ngoài, luyện chăm chỉ là dc hết.
Như tụi hà lan singapore cần éo gì qua mỹ, học từ trường+ ở nhà luyện thêm giờ nói như mỹ hết
 
Sao ko là tiếng Trung? Tôi ghét lũ cẩu thật nhưng dân mình nên làm kinh tế dựa trên tiếng Trung và Anh.
Dân ”mình” là dân nào? Toàn mấy thằng cổ nâu vào tuyên truyền vớ vẩn chứ nhu cầu học tiếng Trung so ra còn thấp hơn Hàn xẻng với Nhật lùn. Cứ đếm trung tâm dạy thêm là rõ
 
nói quá, cần gì qua nước ngoài, luyện chăm chỉ là dc hết.
Như tụi hà lan singapore cần éo gì qua mỹ, học từ trường+ ở nhà luyện thêm giờ nói như mỹ hết
so thì so ở VN chứ, ông lôi Sing ra làm gì, SIng nó coi tiếng Anh như ngôn ngữ chính thì khác mẹ gì.Ở VN luyện cỡ nào mà thả ra môi trường bản xứ cũng phải mất 6 tháng - 1 năm để thích ứng.
Khối đứa IELTS 8.0 đi du học còn shock khi giao tiếp kìa.
 
nói quá, cần gì qua nước ngoài, luyện chăm chỉ là dc hết.
Như tụi hà lan singapore cần éo gì qua mỹ, học từ trường+ ở nhà luyện thêm giờ nói như mỹ hết
Singapore học bằng tiếng Anh, còn tiếng Hà Lan là tiếng gần gũi nhất nhì với tiếng Anh.
 
mỗi tiếng Việt còn chưa xong thì còn khướt.
Thực ra ép dùng TA chắc được. Nhưng đấy là câu chuyện của 10 năm nữa. Đào tạo được tất cả giáo viên dùng TA để giảng dạy rồi mới cho ra lứa tiếp theo dùng TA được.

Nhưng mà để làm gì mới được? Làm công nhân nhà máy thì biết TA để đấu khẩu với quản lý người nước ngoài à?
 
Back
Top