[Làm sao phân biệt người bảo thủ và người không muốn đẽo cày giữa đường?]

Người không muốn đẽo cày giữa đường, tức không muốn nghe lời người khác, mà khác mịe gì người bảo thủ cơ chứ? Nhật bảo thủ nhưng sáng tạo cũng vkl ra :go:
tôi thấy hành văn sai sai
8JgyqcC.gif


đẽo cày giữa đường chỉ sự ngang bướng, làm gì cũng ko lay chuyển được, lấy từ tích Phạm Ngũ Lão giả vờ đẽo cày giữa đường, không muốn tức là không ngang bướng à ?

ông thớt dùng từ thế đéo nào nhỉ
 
tôi thấy hành văn sai sai
8JgyqcC.gif


đẽo cày giữa đường chỉ sự ngang bướng, làm gì cũng ko lay chuyển được, lấy từ tích Phạm Ngũ Lão giả vờ đẽo cày giữa đường, không muốn tức là không ngang bướng à ?

ông thớt dùng từ thế đéo nào nhỉ
Bạn chắc Gen Z phải không?
 
tôi thấy hành văn sai sai
8JgyqcC.gif


đẽo cày giữa đường chỉ sự ngang bướng, làm gì cũng ko lay chuyển được, lấy từ tích Phạm Ngũ Lão giả vờ đẽo cày giữa đường, không muốn tức là không ngang bướng à ?

ông thớt dùng từ thế đéo nào nhỉ
Phạm Ngũ Lão là đan sọt, mải nghĩ việc quân nên lính chọt giáo vô đùi không mảy may để ý; sau này nó thành giai thoại cho hành động "dân cũng vì việc nước"

Còn đẽo cày giữa đường là truyện ngụ ngôn nói về việc "chuyện của bản thân để người ngoài quyết, sau này thiệt thân". Bình dân hay gọi là "ba phải"
 
Phạm Ngũ Lão là đan sọt, mải nghĩ việc quân nên lính chọt giáo vô đùi không mảy may để ý; sau này nó thành giai thoại cho hành động "dân cũng vì việc nước"

Còn đẽo cày giữa đường là truyện ngụ ngôn nói về việc "chuyện của bản thân để người ngoài quyết, sau này thiệt thân". Bình dân hay gọi là "ba phải"
Vậy t nhớ nhầm cmnr. Hehe
 
Bác nhìn vào kết quả công việc của họ, và cách họ đối xử với mọi người khi có mâu thuẫn về lợi ích. Người làm tốt công việc của mình, có kết quả rõ ràng, biết đấu tranh nhưng ko gây thù oán, thì là người ko thích đẽo cày giữa đường. Ngược lại, nói lắm, ngang, lúc nào cũng cho mình là đúng, ko có kết quả rõ ràng, thì là người bảo thủ.

Ngoài ra thì có thể quan sát cách sinh hoạt để nhận biết người bảo thủ. Tính bảo thủ sinh ra từ “ẩn ức quyền lực”, nôm na là kiểu người ko lấy được quyền lực việc phấn đấu trong dài hạn, nên phải tìm mọi cách trèo lên đầu người khác bằng việc nâng cao quan điểm của mình. Nhất là hay mượn các vấn đề như lễ nghi, vệ sinh (cái này phải làm thế này, cái kia phải để ở kia). Họ hay làm quá những khái niệm/tính chất/quy luật rất lỗi thời nhưng là cái duy nhất họ biết, và rất sợ thứ đó bị thay đổi, nên thường hay chui vào những cộng đồng có mức độ update hệ điều hành tương đương với họ, kết nối và xây dựng mối quan hệ từ việc đabhs giá người khác, mà thường là đánh giá tiêu cực (buôn dưa lê, lan truyền tin đồn, nói xấu). Vì thế người bảo thủ gần như ko có bạn chân thành, nhưng lại rất nhiều bè phái, hội nhóm, quan hệ họ hàng và làng xóm của họ cũng cực tốt. Họ chỉ lộ ra cái mặt ko tốt khi có mâu thuẫn về lợi ích (danh, tiền, tình, sự chú ý).

Người có chính kiến thì ngược lại. Quan hệ xã hội của họ rời rạc. Bởi vì họ ít nghe ai, và ít khuyên người khác làm theo mình, nên thường ko có chuyện gì để nói với nhau. Ko có chuyện để nói thì khó gắn kết thành đội nhóm, chỉ có thể chơi 1-1, hoặc chơi từ nhỏ. Phong cách sống cũng linh hoạt, tính tình xởi lởi. Đôi khi gây mất lòng người khác vì cứng đầu. Nhưng cái lòng mà dễ mất thì là cái lòng đáng để mất.

bác tưởng tượng, một cơ thể dẻo dai thì ít đau lưng, ít bệnh. Ngược lại, một cơ thể kém linh hoạt thì hay đau mỏi, hay mệt, hay cáu, hay gây sự với những người xung quanh. Bác ở bên cạnh ai mà bác yên tâm rằng họ ko đánh giá mình, thì người đó là người ko bảo thủ.
 
Cái này khó lắm nha nhất là lúc khởi nghiệp hoặc xây nhà. Bạn sẽ có cực nhiều lời khuyên và "ý tưởng" của mọi người xung quanh. Nói bạn sẽ có thể dính cả 2 thứ cùng 1 lúc. Đúng hay sai chỉ khi có kết quả mới biết được.
 
Như tít nhé các vozers. Cho mình xin ý kiến với. Kiểu như người ta đưa ra ý kiến trong cuộc họp hay làm việc nhóm thì cả 2 kiểu đều là không đồng ý. Nhưng người bảo thủ thì là không giải thích được còn người không muốn đẽo cày giữa đường là giải thích được sao họ từ chối ý kiến chẳng hạn. Rồi làm sao phân biệt được người bản lĩnh quyết đoán và bảo thủ hả các bác?
1. bảo thủ thì thường đuối lý, cãi cùn
2. Người lý trí thì thường có lập luận riêng cùng tư duy phản biện,khi nghe 1 vấn đề trái chiều, tự họ sẽ đưa ra các câu hỏi ngược lại, làm cho đối phương gật gù nghe theo. Và thường thì sẽ ko áp đặt "cái này phải thế này, cái này phải thế kia" mà họ sẽ nói là "làm theo phương án này sẽ tốt hơn, đúng không?"
 
3x năm nay t ko thấy ai dùng từ thế cả anh bạn ạ

anh bạn chắc gen Z rồi
Phạm Ngũ Lão là đan sọt, mải nghĩ việc quân nên lính chọt giáo vô đùi không mảy may để ý; sau này nó thành giai thoại cho hành động "dân cũng vì việc nước"

Còn đẽo cày giữa đường là truyện ngụ ngôn nói về việc "chuyện của bản thân để người ngoài quyết, sau này thiệt thân". Bình dân hay gọi là "ba phải"
Nhắc thêm lần nữa cho nhớ
 
Người đẽo cày ai nói gì cũng nghe đó là vì họ không biết mình đang làm gì, người bảo thủ ai nói gì cũng không nghe đó là vì họ không biết gì ngoài cái họ đã biết. Vậy phân biệt ở chuyện biết hay không: người biết cả 2 mặt vấn đề rồi chọn 1 mặt để làm nó khác với người chỉ biết 1 mặt không hiểu không quan tâm mặt còn lại vì sợ sai.
 
tôi thấy hành văn sai sai
8JgyqcC.gif


đẽo cày giữa đường chỉ sự ngang bướng, làm gì cũng ko lay chuyển được, lấy từ tích Phạm Ngũ Lão giả vờ đẽo cày giữa đường, không muốn tức là không ngang bướng à ?

ông thớt dùng từ thế đéo nào nhỉ
Bạn này chắc không học văn.
Chuyện đẽo cày giữa đường để nói về việc người ba phải, ai nói gì cũng nghe.
Tóm tắt là có một chú mang khúc gỗ ra đường để đẽo cái cày, người qua đường hỏi anh làm gì đó chú nó nói tôi đẽo cái cày. Người qua đường bảo chú nên đẽo kiểu này, người khác đến xem và khuyên đẽo kiểu kia, cuối ngày chú đó chả đẽo được cái gì cả vì mỗi người một ý cuối cùng đẽo được chiếc chìa vôi (cái thìa ăn trầu). Một khúc gỗ để đẽo cái cày nghe người này người kia đẽo được cài thìa.
Câu chuyện đẽo cày giữa đường để nói về việc người ba phải, không có chứng kiến của mình và nó trái ngược với người bảo thủ, không nghe ai hết.
Chủ thớt đã nói đúng ý sự đối nghịch tương phản giữa bảo thủ và đẽo cày giữa đường.
 
Back
Top