Làm thế nào để hạn chế tác dụng phụ của mì ăn liền?

manoao

Senior Member
Bà Saloni Arora - huấn luyện viên về dinh dưỡng người Ấn Độ cho biết, mì ăn liền rất được ưa chuộng. Dù thực phẩm này không phù hợp với chế độ ăn uống lành mạnh nhưng vẫn có một số cách thức để hạn chế các tác dụng phụ của nó.
Mi-An-Lien.jpg

Mì ăn liền có hàm lượng dinh dưỡng kém. Ảnh: AI - Ngọc Thùy

Tác dụng phụ của mì ăn liền
1. Thành phần dinh dưỡng thấp
Bà Saloni Arora nói: “Mì ăn liền nổi tiếng vì hàm lượng dinh dưỡng kém. Chúng hầu như không cung cấp bất kỳ chất dinh dưỡng thiết yếu nào như vitamin, khoáng chất, protein và chất xơ”.

Thay vào đó, chúng cung cấp một lượng lớn calo, chủ yếu từ carbohydrate tinh chế và chất béo không lành mạnh, có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát cân nặng.

2. Chứa bột ngọt (MSG)
Bột ngọt (MSG) là chất phụ gia phổ biến trong các loại mì này, được sử dụng để tăng hương vị. Mặc dù Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận bột ngọt nói chung là an toàn nhưng vẫn có một cuộc tranh luận đang diễn ra về tác dụng phụ tiềm ẩn của nó.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy, tiêu thụ nhiều bột ngọt có liên quan đến tăng cân, đau đầu, buồn nôn và thậm chí là huyết áp cao.

3. Chứa nhiều natri
Theo nhà dinh dưỡng Saloni Arora, một trong những tác dụng phụ đáng báo động trong mì ăn liền là hàm lượng natri cao.

Lượng natri quá mức có liên quan đến tổn thương nội tạng và có thể gây ra một loạt vấn đề sức khỏe, bao gồm tăng huyết áp (huyết áp cao), bệnh tim và đột quỵ.

4. Rủi ro sức khỏe
Việc tiêu thụ mì ăn liền thường xuyên có thể liên quan đến hội chứng chuyển hóa, một tình trạng làm tăng nguy cơ huyết áp cao, lượng đường trong máu cao (tiểu đường), mỡ thừa quanh eo và các bất thường về cơ thể.

5. Chứa chất béo không tốt
Mì ăn liền thường được chiên trong dầu cọ hoặc các loại dầu không tốt cho sức khỏe khác trong quá trình sản xuất. Điều này dẫn đến sản phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, cả hai đều được biết là làm tăng mức cholesterol LDL (có hại) đồng thời làm giảm cholesterol HDL (có lợi).

6. Chứa chất bảo quản có hại
Để kéo dài thời hạn sử dụng và duy trì hương vị, mì ăn liền được thêm nhiều chất bảo quản như Tertiary butylhydroquinone (TBHQ) và butylat hydroxyanisole (BHA). Mặc dù những hóa chất này an toàn với số lượng nhỏ nhưng việc tiêu thụ lâu dài có thể gây hại.

Làm thế nào để làm mì ăn liền tốt cho sức khỏe?

1. Thêm rau
Nhà dinh dưỡng Saloni Arora hướng dẫn, thêm rau tươi như bông cải xanh, cà rốt hoặc ớt để cung cấp thêm chất xơ, vitamin và khoáng chất, có thể giúp mì ăn liền của bạn tốt cho sức khỏe hơn.

2. Bổ sung nhiều protein hơn
Ngoài rau, bạn cũng có thể thêm trứng luộc, thịt gà xé hoặc đậu phụ để tăng hàm lượng protein.

3. Chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh, chẳng hạn như axit béo omega-3, giúp cơ thể hấp thụ một số chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin A, D và E. Thêm chất béo lành mạnh, chẳng hạn như lát bơ hoặc một chút dầu mè, để tăng lượng chất dinh dưỡng và thúc đẩy cảm giác no.
 
Đừng ăn nữa , có thế cũng hỏi . Ăn mì thì trần 1 nước cho đỡ dầu đi , cho ít gia vị lại . Ăn hơi nhạ mồm với nhạt nên không quen nhưng ăn nhiều thấy ngon , hoặc là ăn mì lạnh , mì trộn lạnh , ...
 
Chúng hầu như không cung cấp bất kỳ chất dinh dưỡng thiết yếu nào như vitamin, khoáng chất, protein và chất xơ”.
trên bao bì vẫn để 9gr protein mà
hN9ELYX.png
 
Vì nó làm nhanh, có món gì làm nhanh như nó mà tốt cho sức khỏe ko nhể
Tôi hay mua hủ tíu bỏ tủ lạnh, cần lấy ra trụng rồi nấu nước nêm gia vị với thịt xay, cho thêm vài lát thịt bò vắt chanh ăn cũng ngon mà ko mất bao nhiêu thời gian :still_dreaming:
 
Thực ra giờ nhiều loại mì khô, bún gạo.... có thể thay thế mì ăn liền. Chỉ cần nấu tầm mấy phút là ăn được. Cũng ko nhất thiết phải ăn mì ăn liền.
 
Nếu bác kỹ giống nhà mình thì thường hay trụng mỳ vào nước sôi trước khuấy đảo một lúc rồi đổ nước bỏ. Sau đó mới cho gia vị vào, đổ nước sôi lần 2 để ăn.
unnamed-12.png

Do trước đó ăn có 1 lớp ván dầu ở trên, ăn xong cổ họng cảm giác hay khè cổ họng. Về sau thì mình để ý kỹ cái nước đó lúc hơi nguội bác sẽ nhìn thấy được 1 lớp cặn của dầu đọng lại trên mặt nước rất nhiều. Nên lúc trụng nước sôi rồi ăn cảm giác mỳ nó bớt được lượng dầu ngay.
Còn kỹ hơn nữa thì ăn xong nhớ uống nước trà ấm cho đánh tan dầu mỡ, cổ họng cũng sạch hơn.

Còn tốt hơn hết là hạn chế ăn mì gói / mì ăn liền là đc =]]
 
Back
Top