Làm việc tốt hay không?

Vui vẻ đêm muộn

Đêm rồi đột nhiên em suy nghĩ một vài thứ linh tinh, rằng nếu làm việc tốt mà có toan tính, thì là người tốt hay không phải người tốt?

"Để mở đầu tôi xin phép nêu ra một ví dụ, trên một chuyến xe buýt, trong xe có một số người mà bạn quen. Có một cụ già không có chỗ ngồi, thì bạn nên nhường chỗ hay không?

Trước mắt thì việc đó hẳn không mang lại lợi ích gì cả, mà còn gây hại cho bạn, vì bạn phải đứng. Nhưng mà liệu việc này có tăng thiện cảm giữa bạn và người quen, cụ già hay không?"

Theo các bác thấy, trong trường hợp này có nên nhường chỗ cho cụ già kia hay không?
Câu trả lời của tôi hay hầu hết mọi người sẽ là có, được bao nhiêu là điểm cộng trong mắt những người xung quanh. Nhưng nếu giả sử trên xe không có người quen thì sao? không một ai biết bạn là ai cả, bạn có giúp không?
Đây là chỗ hay này mấy bác. Lấy hai người với hai cách suy nghĩ trên xe, một anh A là người tốt, một anh B là người không quan tâm nếu không có lợi cho mình.
Chắc chắn anh A người tốt sẽ nhường ghế cho bà cụ.
Vậy anh B thì sao, anh ta sẽ nhường ghế hay không nhường ghế? Nếu nói không có lợi cho anh ta thì không đúng, bởi vì chắc chắn dù không có người quen nhưng độ thiện cảm giữa người trong xe với anh ta sẽ tăng lên, giả sử trên đường gặp trục trặc, hoặc sau này ra đời lại thấy nhau thì phần trăm cao anh B sẽ được người ta giúp lại. Vậy thì giúp bà cụ vẫn là trường hợp mang cho B nhiều lợi ích hơn là ngồi không, vậy, anh B có được coi là người tốt không?

"Tôi xin phép nêu thêm một ví dụ nữa.
Trong công viên có một nhóm người (1) bị một nhóm người khác(2) vây quanh, đe dọa tống tiền. Anh B xuất hiện trong công viên đấy và tình cờ thấy được cảnh này, vậy thì B có giúp nhóm người kia hay là không? (Giả sử chỉ cần B nói một câu là vấn đề được giải quyết)"

Khác với trường hợp thứ nhất, trường hợp này đặt B giữa ranh giới có lợi và có hại, liệu B sẽ được nhóm (1) trả ơn, hay nhóm (2) trả thù? Tất nhiên là trong lúc đó, B không có thông tin gì cả, vì vậy không thể cân nhắc % bên nào sẽ cao hơn. Chỉ có duy nhất 1 yếu tố, đó là số lượng người, có bao nhiêu người trong nhóm (1), và bao nhiêu người trong nhóm (2). Nếu số lượng người nhóm (1) cao hơn thì liệu B có % được trả ơn cao hơn? và ngược lại thì sao?

Phấn khích quá mấy bác.
 
Làm việc tốt mà có toan tính thì có thể xem là người xấu, bởi vì đến lúc nào đó bọn họ cũng làm điều xấu để được lợi.

Nhưng mà thường thì không thể nào chia con người ra thành tốt hay không tốt một cách trắng đen được. Tâm lý con người phức tạp hơn nhiều :rolleyes:
 
Cái này cũng gần tương tự như câu chuyện Ngũ Xa và Ngũ Tử Tư thôi. Search Ngũ Tử Tư liệt truyện có liền. Đại loại là mỗi người một lí tưởng một mục tiêu và có cách thể hiện, có con đường khác nhau. Có thể lúc này đúng nhưng lúc khác lại thành sai và ngược lại.
 
Đêm nằm k ngủ được.

TH1: Dù có hay k có người quen, tại sao phải để ý tới thái độ hay thiện cảm hay k đến từ người khác? Tự hỏi lại bản thân, thấy vui thì làm, lúc đang mệt thì cân nhắc.
TH2: (Giả sử chỉ cần B nói một câu là vấn đề được giải quyết)". Giải quyết đc vấn đề mà k nảy sinh vấn đề khác thì ok.
Còn nếu gọi là giải quyết nhưng chỉ là vấn đề ban đầu giữa 2 thằng 1,2 thì nó còn ti tỷ tham số liên quan, cần và đủ, để đưa ra được quyết định.
 
Cái này cũng gần tương tự như câu chuyện Ngũ Xa và Ngũ Tử Tư thôi. Search Ngũ Tử Tư liệt truyện có liền. Đại loại là mỗi người một lí tưởng một mục tiêu và có cách thể hiện, có con đường khác nhau. Có thể lúc này đúng nhưng lúc khác lại thành sai và ngược lại.
Ngũ Xa là cha Ngũ Viên mà, lý tưởng thì là với thằng bạn Thân Bao Tư : "Anh vì đạo hiếu mà nuôi chí diệt Sở, nhưng tôi cũng vì đạo trung mà nuôi chí hưng Sở vậy"
Còn chuyện ranh giới quyết định thì phải là 2 anh em Ngũ Thượng, Ngũ Viên.
R48eVW3.gif

Vua Sở Bình Vương bắt Ngũ Xa vào ngục, gửi thư dụ : các ngươi đến thì ta tha cho cha ngươi được sống, không thì ta sẽ giết Xa.
Viên nói: Nhà vua gọi hai anh em ta không phải là để cha sống đâu, chi bằng trốn sang nước khác mượn sức mạnh họ mà rửa cái nhục của cha.
Thượng nói: Ta biết có đến thì cuối cùng cũng không còn mạng, chỉ tiếc có điều cha đã gọi ta để mong được sống mà ta không đến, sau này thiên hạ cười, cái nhục không thể rửa.

Thượng để sứ giả bắt. Ngũ Tử Tư chạy chốn cùng công tử Kiến sang Tống, Trịnh, lại cùng con của Kiến là Thắng sang Ngô. Sau Ngô Vương Hạp Lư đem quân đánh Sở, Ngũ Tử Tư sai người quật mồ Sở Bình Vương để trả thù.
 
Muốn thì làm không thì thôi, giúp đc thì giúp không tốn thời gian vs công sức mình nhiều thì ok giúp, đưa ra tình hướng giả thuyết abc, xyz chi cho rối z fen:oops:
 
Bạn đang nhầm lẫn giữa "cảm xúc" và" lý trí"
Tâm lý hành vi con người dựa vào "cảm xúc" và "lý trí", nôm na cho dễ hiểu là như não trái, não phải.
Câu hỏi của bạn về thì đang hỏi 1 người có là người tốt hay ko, tức là n đang ở mặt cảm xúc, còn những dữ kiện, giả thuyết bạn đưa ra n là về mặt lý trí. Thế nên ko thể trả lời được nếu cứ lấy cái lý trí áp vào cảm xúc. Bạn phải thêm từ vào thành cụm từ có cả "cảm xúc + lý trí"
  • Giúp người = cảm xúc (thích) + ko tư lợi (ở đây họ sẽ ko dùng tư duy) thì tạm gọi "tốt hoàn toàn" (1)
  • Giúp người = cảm xúc (họ mong muốn) + tư lợi bằng tư duy (họ cân nhắc) thì tạm gọi "tốt thông minh" (2)
  • Giúp người /ko giúp người= (họ ko dùng cảm xúc) + tư lợi bằng tư duy thì tạm gọi là " thông minh" (3)
  • Ko giúp người = cảm xúc (họ ko thích ) + tư lợi bằng tư duy thì tạm gọi là "xấu thông minh" (4)
  • Ko giúp người = "cảm xúc" (ko thích) + ko tư lợi bằng "tư duy" (ko dùng tư duy) thì tạm gọi là "xấu hoàn toàn" (5)

Ngay khi xảy ra 1 sự việc ko cần đến "lý trí " ngay lập tức ( ví dụ 69 x69 =?), hầu hết chúng ta sẽ nảy ra "cảm xúc " trước : tin - ko tin, thích - ko thích, làm - ko làm,... Sau đó sẽ đến phần "lý trí" sẽ nảy ra những logic để phản bác/biện luận cho "cảm xúc"=> dẫn đến hành vi phù hợp .
  • Những người ở (1) và (5) là những người sinh ra đã "tốt/xấu" hoặc đã làm nhiều việc "tốt/xấu" quá nhiều, thành ra đó là bản năng của họ (họ sẽ bị khuyết tật về mặt lý trí nếu cứ bị đặt trong 1 hoàn cảnh giống nhau)
  • Những người (2) và (4) là những người bình thường như chúng ta
  • Những người (3) là những người bị khiếm khuyết về chức năng cảm xúc, họ có rất ít hoặc ko có, chỉ dùng lý trí (từ này trong tiếng việt ko phù hợp ở đây, tiếng anh n là rational), thường gặp ở thiên tài, tự kỷ, hoặc giết người hàng loạt,..

Tất cả những từ ngữ tôi để trong ngoặc ko mang tính đánh giá đạo đức, tôi đặt trong ngoặc vì n mang sắc thái cảm xúc, chứ ko trung tính, vì ở Tiếng Việt rất khó tìm được từ trung tính. N chỉ đang thể hiện nôm na về 2 cái cảm xúc và lý trí phải kết hợp với nhau.
 
Last edited:
Đến người tốt nhất thế giới làm việc tốt thì cũng thoả mãn cái tâm của họ, nên ai cũng có mục đích cả. Nên việc tốt cứ xem nó là việc tốt chứ phân tích sau xa làm gì
 
Bạn đang nhầm lẫn giữa "cảm xúc" và" lý trí"
Tâm lý hành vi con người dựa vào "cảm xúc" và "lý trí", nôm na cho dễ hiểu là như não trái, não phải.
Câu hỏi của bạn về thì đang hỏi 1 người có là người tốt hay ko, tức là n đang ở mặt cảm xúc, còn những dữ kiện, giả thuyết bạn đưa ra n là về mặt lý trí. Thế nên ko thể trả lời được nếu cứ lấy cái lý trí áp vào cảm xúc. Bạn phải thêm từ vào thành cụm từ có cả "cảm xúc + lý trí"
  • Giúp người = cảm xúc (thích) + ko tư lợi (ở đây họ sẽ ko dùng tư duy) thì tạm gọi "tốt hoàn toàn" (1)
  • Giúp người = cảm xúc (họ mong muốn) + tư lợi bằng tư duy (họ cân nhắc) thì tạm gọi "tốt thông minh" (2)
  • Giúp người /ko giúp người= (họ ko dùng cảm xúc) + tư lợi bằng tư duy thì tạm gọi là " thông minh" (3)
  • Ko giúp người = cảm xúc (họ ko thích ) + tư lợi bằng tư duy thì tạm gọi là "xấu thông minh" (4)
  • Ko giúp người = "cảm xúc" (ko thích) + ko tư lợi bằng "tư duy" (ko dùng tư duy) thì tạm gọi là "xấu hoàn toàn" (5)

Ngay khi xảy ra 1 sự việc ko cần đến "lý trí " ngay lập tức ( ví dụ 69 x69 =?), hầu hết chúng ta sẽ nảy ra "cảm xúc " trước : tin - ko tin, thích - ko thích, làm - ko làm,... Sau đó sẽ đến phần "lý trí" sẽ nảy ra những logic để phản bác/biện luận cho "cảm xúc"=> dẫn đến hành vi phù hợp .
  • Những người ở (1) và (5) là những người sinh ra đã "tốt/xấu" hoặc đã làm nhiều việc "tốt/xấu" quá nhiều, thành ra đó là bản năng của họ (họ sẽ bị khuyết tật về mặt lý trí nếu cứ bị đặt trong 1 hoàn cảnh giống nhau)
  • Những người (2) và (4) là những người bình thường như chúng ta
  • Những người (3) là những người bị khiếm khuyết về chức năng cảm xúc, họ có rất ít hoặc ko có, chỉ dùng lý trí (từ này trong tiếng việt ko phù hợp ở đây, tiếng anh n là rational), thường gặp ở thiên tài, tự kỷ, hoặc giết người hàng loạt,..

Tất cả những từ ngữ tôi để trong ngoặc ko mang tính đánh giá đạo đức, tôi đặt trong ngoặc vì n mang sắc thái cảm xúc, chứ ko trung tính, vì ở Tiếng Việt rất khó tìm được từ trung tính. N chỉ đang thể hiện nôm na về 2 cái cảm xúc và lý trí phải kết hợp với nhau.
À, thật ra ở đây em đang hướng đến sâu hơn suy nghĩ của thằng B. Liệu nó sẽ giúp hay là không giúp, nếu B là người tư lợi thì nó sẽ rơi vào cái vòng luẩn quẩn như em đã nêu, chứ không có gì đến vấn đề người tốt hay người xấu cả.
 
Đêm nằm k ngủ được.

TH1: Dù có hay k có người quen, tại sao phải để ý tới thái độ hay thiện cảm hay k đến từ người khác? Tự hỏi lại bản thân, thấy vui thì làm, lúc đang mệt thì cân nhắc.
TH2: (Giả sử chỉ cần B nói một câu là vấn đề được giải quyết)". Giải quyết đc vấn đề mà k nảy sinh vấn đề khác thì ok.
Còn nếu gọi là giải quyết nhưng chỉ là vấn đề ban đầu giữa 2 thằng 1,2 thì nó còn ti tỷ tham số liên quan, cần và đủ, để đưa ra được quyết định.
tất nhiên là cả đống biến số. Thế nên em mới rào trước bằng cách nói là B không có thông tin, chỉ biết về số lượng người mỗi nhóm đấy bác.
 
Back
Top