Làm việc từ xa, nên hay không?

skyhorse76

Member
Tại Mỹ, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp muốn nhân viên trở lại văn phòng càng sớm càng tốt, với niềm tin rằng môi trường làm việc chung sẽ giúp họ sáng tạo và làm việc hiệu quả hơn. Nhưng liệu niềm tin như vậy có dựa trên bằng chứng rõ ràng hay chỉ đơn thuần là “ngần ngại áp dụng cách làm mới?”

Share
this:​

Các giám đốc điều hành (CEO) rất thích số liệu. Số liệu giúp họ quyết định giá cả, vạch ra chiến lược hoạt động và đầu tư vào thị trường mới. Tuy nhiên, khi nói đến làm việc từ xa, những nhân sự cấp cao này thường thiên về quan điểm cá nhân hơn là sự thật khách quan. Nhiều người trong số đó muốn nhân viên có mặt tại văn phòng.
Ví dụ, trong buổi phỏng vấn về việc giảm lạm phát vào tháng 9.2023, CEO Larry Fink của BlackRock cho rằng: “Năng suất làm việc sẽ tăng lên nếu nhiều người quay lại làm việc ở văn phòng hơn nữa.” Bob Iger, CEO của Disney, viết trong email thông báo về việc nhân viên tới văn phòng bốn ngày trong tuần: “Không gì có thể mang lại sự gắn kết, khả năng quan sát và sáng tạo giữa những nhân viên như khi làm việc cùng nhau tại văn phòng.”
Còn CEO Jamie Dimon của JPMorgan Chase từng thể hiện quan điểm phản đối làm việc từ xa. Năm 2021, ông từng chia sẻ rằng hình thức này “không mang lại hiệu quả cho nhân sự trẻ cũng như những người muốn thăng tiến nhanh chóng, không giúp nhân viên khơi dậy sự sáng tạo và cũng ảnh hưởng không tốt đến văn hóa doanh nghiệp.”
Những nhận định này có đúng hay không? Rất khó để có câu trả lời cho điều đó khi chuẩn mực về môi trường làm việc không ngừng thay đổi, các phần mềm hợp tác làm việc chung liên tục cập nhật và cải tiến.
Có thể làm việc từ xa là giải pháp phù hợp cho một số vị trí, nghề nghiệp nhất định, nhưng lại là thách thức cho những vai trò, công việc khác. Không dễ để đo lường chính xác năng suất lao động đối với những người làm công việc văn phòng. Phần nhiều dữ liệu chúng ta có được hiện giờ là từ các khảo sát do nhân viên tự đánh giá hoặc từ các nghiên cứu xoáy vào nhóm công việc nhất định.
Brian Elliott, cựu giám đốc Future Forum – tổ chức nghiên cứu thuộc Slack, hiện giữ vai trò cố vấn cho những nhà điều hành về các hình thức làm việc linh hoạt, cho biết nhiều CEO vẫn ưa chuộng mô hình văn phòng truyền thống từng mang lại hiệu quả trong quá khứ. Theo Elliott, “các CEO vẫn tin tưởng vào mô hình làm việc tại văn phòng.”
Những người ủng hộ và phản đối mô hình làm việc từ xa đều thể hiện niềm tin gần như độc đoán. Jonathan Levav, giáo sư tại trường kinh doanh Stanford (Stanford GSB), đồng tác giả nghiên cứu được trích dẫn nhiều, trong đó ghi nhận kết quả là họp trực tuyến kìm hãm sự sáng tạo, đã bày tỏ sự ngạc nhiên khi nhận phản ứng giận dữ từ những người ủng hộ hình thức làm việc từ xa. “Điều này dần trở thành kiểu bảo vệ đức tin của cá nhân hơn là trao đổi ý tưởng mang tính xây dựng,” Levav cho biết.
Nhằm có thêm thông tin, Forbes đã trò chuyện với các nhà nghiên cứu học thuật, cố vấn doanh nghiệp và giám đốc điều hành để xác thực các dữ liệu hiện có, hoặc tìm hiểu các dẫn chứng của họ về làm việc từ xa. Một vài dữ liệu dường như củng cố những lời phàn nàn của các giám đốc rằng làm việc từ xa gây giảm hiệu quả công việc, ảnh hưởng đến người lao động trẻ, kìm hãm khả năng sáng tạo hoặc làm xói mòn văn hóa doanh nghiệp.
Trong khi đó, một số nghiên cứu khác lại cho thấy làm việc từ xa giúp mọi người làm được thêm việc khi tiết kiệm thời gian đi lại, giữ chân các nhân viên muốn có thời gian linh hoạt để chăm sóc con cái hoặc người thân lớn tuổi, đồng thời dễ dàng đa dạng hóa lực lượng lao động hơn do không gặp rào cản địa lý. “Các nghiên cứu cho ra những kết quả trái ngược nhau,” Elliott cho biết.
Các doanh nghiệp muốn nhân viên trở lại văn phòng với niềm tin rằng môi trường làm việc chung sẽ giúp họ sáng tạo và làm việc hiệu quả hơn.
Điều chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng là mô hình làm việc hybrid – kết hợp giữa làm việc tại văn phòng với làm việc từ xa sẽ trở thành hình thức vẹn toàn nhất, cho cả những nhân sự chưa có kinh nghiệm dễ gặp khó khăn khi việc làm tại nhà lẫn các nhân viên không muốn làm việc toàn thời gian tại văn phòng.
“Hiện thực thường phức tạp và phụ thuộc vào tình huống hoặc bối cảnh nhất định. Tôi thấy thật khó khăn và thất vọng khi những nhà lãnh đạo đưa ra tuyên bố mà không suy xét đến tình hình đã thay đổi. Tôi cho rằng các nhân viên cũng cảm thấy tương tự,” Ethan Bernstein, giáo sư tại trường kinh doanh Harvard, cho biết.

Năng suất làm việc​


Vào năm 2020, thời điểm dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, các CEO dường như hoàn toàn ngạc nhiên về hiệu quả mà nhân viên đạt được khi làm việc tại nhà. Tuy vậy, sau ba năm, một vài CEO bắt đầu đưa ra cảnh báo, cho rằng năng suất làm việc giảm xuống.
Ví dụ, Mark Zuckerberg trong năm 2020 từng nhận xét làm việc từ xa giúp anh “có thêm không gian để tư duy, cảm thấy hạnh phúc hơn và làm việc hiệu quả hơn.” Đến năm 2023, dựa trên những phân tích nội bộ trên dữ liệu về hiệu quả công việc, CEO của Meta lại cho rằng các kỹ sư phần mềm hoàn thành công việc tốt hơn khi làm việc trực tiếp tại văn phòng.
Vậy câu trả lời ở đây là gì? Các cuộc nghiên cứu dường như không khách quan, vì có thể chúng được cố ý điều chỉnh để hướng đến một trong hai kết quả. Gần đây, dữ liệu báo cáo của Nicholas Bloom, nhà kinh tế học tại đại học Stanford, đánh giá các nghiên cứu về chủ đề này, đã gây xôn xao khi chỉ ra năng suất của nhân viên làm việc từ xa hoàn toàn sẽ giảm khoảng 10%.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Bloom cũng cho thấy làm việc hybrid – là trường hợp làm việc hybrid được sắp xếp tốt và hiện bị phớt lờ trong các nghiên cứu này – tạo ra tác động tích cực, nhưng tương đối nhỏ.
Nhưng trước khi các CEO vội vàng viện dẫn nghiên cứu của Nicholas Bloom để yêu cầu nhân viên trở lại văn phòng, chúng ta phải hiểu những số liệu này có rất nhiều điều cần cân nhắc. Những nghiên cứu này thường tập trung vào nhóm lao động có thu nhập thấp hơn với những công việc lặp đi lặp lại có thể thống kê được, như nhân viên chăm sóc khách hàng qua điện thoại hay nhân viên nhập liệu tại Ấn Độ.
Theo Nicholas Bloom, các dữ liệu này có thể không khái quát lực lượng lao động nói chung. Ông lưu ý thêm, các nghiên cứu này cũng bao hàm nhiều loại phong cách quản lý khác nhau. Một vài nghiên cứu về nhân viên được thực hiện trong năm 2020, khi trẻ em học trực tuyến hay vaccine chưa phổ biến rộng rãi, Elliott cho biết.
Bloom chỉ ra rằng các công ty làm việc từ xa hoàn toàn có thể tiết kiệm chi phí về bất động sản, bên cạnh những lợi thế khác như tỉ lệ biến động nhân sự thấp và tiếp cận nguồn nhân lực trên toàn thế giới. Điều này sẽ bù lại sự sụt giảm về hiệu quả công việc.
“Giống như tôi nói sẽ không bao giờ mua một chiếc Toyota vì Ferrari chạy nhanh hơn. Đúng là như vậy, nhưng giá của chiếc Toyota chỉ bằng 1/3 Ferrari. Ngay cả khi năng suất thấp hơn 10% so với tại văn phòng, làm việc từ xa vẫn có thể là mô hình rất hiệu quả về chi phí,” Bloom cho biết.
Nhưng dành một chút thời gian tới văn phòng làm việc có thể mang lại kết quả khác biệt. Ví dụ, nghiên cứu ban đầu của Bloom cho thấy nhóm nhân viên chăm sóc khách hàng qua điện thoại chỉ có mặt tại văn phòng một ngày trong tuần ghi nhận năng suất làm việc tăng 13%.

Nghiên cứu khác từ giáo sư Raj Choudhury tại trường kinh doanh Harvard cũng ghi nhận năng suất tăng lên khi nhân viên cơ quan chính phủ thực hiện công việc từ xa và chỉ gặp trực tiếp một vài lần trong năm. Thử nghiệm tại một công ty, với nhân viên được chọn ngẫu nhiên để so sánh giữa làm việc trực tiếp tại văn phòng và từ xa, cho thấy mô hình hybrid không gây ảnh hưởng gì hoặc chỉ mang lại hiệu quả nhiều hơn đôi chút đối với những mảng như năng suất, đánh giá hiệu quả công việc hoặc thăng tiến.
“Chắc chắn là hình thức làm việc linh hoạt sẽ được áp dụng, nhưng mô hình này sẽ đòi hỏi cách quản lý mới như tổ chức các buổi gặp mặt thường xuyên ở địa điểm bên ngoài, hoặc tìm cách sắp xếp lịch trình để mọi người không phải ở một mình trong văn phòng. Làm việc hybrid không phải giải pháp dành cho tất cả,” Choudhury cho biết.
 
Làm từ xa khó tạo dựng mối quan hệ trong tổ chức nên khó thăng tiến hơn.
Ngoài ra những công việc cần phối hợp với đồng nghiệp, làm từ xa khiến người khác thiếu đồng cảm hơn, nên dễ sinh thù hằn nếu có bất đồng.
 
Tôi là người làm việc từ xa, tôi thích làm việc từ xa. Nhưng đó là vì tôi có kỉ luật: mỗi ngày làm tối thiểu 8-10 tiếng thật (nghĩa là trừ các khoản thời gian linh tinh).

Nhưng từ lúc tôi thuê người, tôi ko muốn họ làm việc từ xa. Nhân viên luôn tìm cách trốn tránh công việc với đủ mọi lý do. Căn bản là vì con người ai cũng xao nhãng nếu ko bị giám sát. Và quan trọng hơn hết: người bỏ tiền ra thuê người khác làm luôn muốn được lợi nhiều nhất có thể.

Cho nên sau này mọi thứ mà tôi kinh doanh, tôi cũng sẽ ko bao giờ tuyển nhân viên remote, hoặc hạn chế tới mức tối đa.
 
tùy một số nghành đặc thù thôi

Chứ làm văn phòng, backoffice thì hỏng. Trong nghành đang làm có mấy công ty đang lôi thiết kế văn phòng, phong cách mở của Tây, kéo văn hóa tập đoàn về VN. Văn phòng thiết kế mở, siêu đẹp, vị trí đẹp, ko cố định vị trí hầu hết các bộ phận. Sáng ai đến sớm lấy bàn thì có chỗ ngồi, còn đâu toàn làm online.

Ở đâu ko biết chứ VN thì hỏng, làm nhân viên vật vờ, gần như ko phát triển, nhất là staff trẻ. Thằng ku e làm đó suốt ngày cafe trà đá, rồi up ảnh văn phòng sống ảo... chính nó công nhận điều đó
 
Last edited:
Tôi là người làm việc từ xa, tôi thích làm việc từ xa. Nhưng đó là vì tôi có kỉ luật: mỗi ngày làm tối thiểu 8-10 tiếng thật (nghĩa là trừ các khoản thời gian linh tinh).

Nhưng từ lúc tôi thuê người, tôi ko muốn họ làm việc từ xa. Nhân viên luôn tìm cách trốn tránh công việc với đủ mọi lý do. Căn bản là vì con người ai cũng xao nhãng nếu ko bị giám sát. Và quan trọng hơn hết: người bỏ tiền ra thuê người khác làm luôn muốn được lợi nhiều nhất có thể.

Cho nên sau này mọi thứ mà tôi kinh doanh, tôi cũng sẽ ko bao giờ tuyển nhân viên remote, hoặc hạn chế tới mức tối đa.
Nói chung là tùy nghề
Như bác sĩ, kĩ sư hiện trường thì ko thể remote
Còn cái nào remote đc thì nên remote.
 
tùy một số nghành đặc thù thôi

Chứ làm văn phòng, backoffice thì hỏng. Trong nghành có mấy công ty đang lôi thiết kế văn phòng, phong cách mở của Tây, kéo tập đoàn về VN. Văn phòng thiết kế mở, siêu đẹp, ko cố định vị trí hầu hết các bộ phận. Sáng ai đến sớm lấy bàn thì có chỗ ngồi, còn đâu toàn làm online.

Ở đâu ko biết chứ VN thì hỏng, làm nhân viên vật vờ, gần như ko phát triển. Thằng ku e làm đó suốt ngày cafe trà đá, rồi up ảnh văn phòng sống ảo...
Làm kiểu này mà ko có khối lượng rõ rãng, dead line các thứ thì hỏng hết.
 
Làm từ xa chỉ nên áp dụng cho 1 số ngành, và vào 1 số thời điểm nhất định, ví dụ kiểu 1 tháng có vài ngày làm remote để nhân viên có thể xử lý việc cá nhân một cách thuận tiện nhất, ai cũng có nhiều lúc bận việc này việc kia mà. Còn nếu mà bảo làm remote 100% thì rõ là ko ổn.
 
ko có thì chắc chắc hẳn, mà kể cả có thì cũng ko chất lượng và hiệu quả.
Thì nó tùy vào lúc giao nhận việc nữa, yêu cầu rõ ràng khối lượng, chất lượng, thời gian, trách nhiệm. Rồi cách quản lý check đầu mục khối lượng, chất lượng từng giai đoạn. Tôi làm kỹ thuật nên ko làm từ xa cũng ko rõ họ có cách quản lý ra sao.
À cũng còn phụ thuộc vào người làm nữa, siêng năng chịu khó thì tốt, lười cái thì thôi nát.
 
Làm phần mềm thì chắc chắn được, nhiều cty lớn đã cho full time remote rồi (Allasian, GitLab,...)

Tôi thấy một là remote hẳn luôn, hai là full time onsite, chứ vụ hybrid không hiệu quả hơn onsite một chút nào, thậm chí còn hại luôn lợi ích của onsite là ae nhìn mặt nhau. Nếu cả cty remote thì cty tập trung được nguồn lực để hỗ trợ remote hiệu quả: (mọi giao tiếp lên chat app, search được; chăm chút documentation để nhân viên không cần cầm tay chỉ việc, số hóa onboarding, support máy móc bàn ghế,... ).

Nếu làm đúng, thì remote cực kì tiện lợi:
  • Nhân viên không phải di chuyển mỗi sáng (nhất là ở SG)
  • Nhân viên vừa làm việc vừa làm việc riêng được (lau nhà, giặt đồ, rửa bát, ...) -> tăng work life balance mà vẫn giữ hiệu suất công việc. Có lên công ty thì thỉnh thoảng cũng làm việc riêng thôi mà (chém gió, lướt fb, cafe,... )


Đặc thù làm remote với onsite khác nhau nhiều, công ty nhảy theo remote mà không hỗ trợ nhân viên đầy đủ thì chết.
 
Last edited:
Ở mấy thành phố đông đúc thì nên tạo điều kiện để làm remote hoặc hybrid chứ bây giờ đường xá chán lắm rồi, ngày kẹt 3 4 lần. Ra đường để hít khói xe với phơi nắng chứ làm gì.

Sent from Samsung SM-N975F using vozFApp
 
Tôi là người làm việc từ xa, tôi thích làm việc từ xa. Nhưng đó là vì tôi có kỉ luật: mỗi ngày làm tối thiểu 8-10 tiếng thật (nghĩa là trừ các khoản thời gian linh tinh).

Nhưng từ lúc tôi thuê người, tôi ko muốn họ làm việc từ xa. Nhân viên luôn tìm cách trốn tránh công việc với đủ mọi lý do. Căn bản là vì con người ai cũng xao nhãng nếu ko bị giám sát. Và quan trọng hơn hết: người bỏ tiền ra thuê người khác làm luôn muốn được lợi nhiều nhất có thể.

Cho nên sau này mọi thứ mà tôi kinh doanh, tôi cũng sẽ ko bao giờ tuyển nhân viên remote, hoặc hạn chế tới mức tối đa.
Y như thím. Mình làm remote và có tính sau này mở cty. Mình mở cty thì chắc chắn k cho nhân viên làm remote.
 
năm nay công ty có chính sách tối đa wfh 1 ngày mỗi tuần mà hồi quảng cáo trên fb thì ghi flexible này nọ, riêng tôi làm việc ở nhà thấy năng suất vẫn như thế, task hôm nay ko làm xong thì tối làm bù quan trọng là anh quản lý thời gian thế nào chứ cứ ép buộc đến văn phòng mỗi ngày để hít bụi mịn trên đường
1hRttnD.png
thì thôi
 
Back
Top