"Lâu đài trên bầu trời” - máy bay lớn nhất thế giới sắp ra mắt

4 More Years

Senior Member

(NLĐO) – Chiếc máy bay lớn nhất thế giới với chiều dài 108,51 m, cao 24,08 m, sải cánh 79,55 m dự kiến được đưa vào vận hành sau 4 năm nữa.​




Chiếc máy bay khổng lồ này có tên gọi WindRunner, được thiết kế bởi công ty năng lượng Radia có trụ sở tại bang Colorado – Mỹ.
Với chiều dài 108,51 m, WindRunner dài hơn 32,31 m so với chiếc máy bay chở khách dài nhất thế giới Boeing 747-8.
Với khả năng chuyên chở tiềm năng khoảng 80 tấn, khoang của nó cũng có thể chứa được gấp 12 lần so với máy bay trước đây.
img
Được thiết kế bởi công ty năng lượng Radia có trụ sở tại bang Colorado – Mỹ, máy bay khổng lồ WindRunner với chiều dài 108,51 m, cao 24,08 m, sải cánh 79,55 m. Ảnh: Radia
img
WindRunner được thiết kế để chở những tua-bin gió khổng lồ không thể vận chuyển được bằng các phương tiện trên mặt đất. Ảnh: Radia
Để máy bay khổng lồ này hạ cánh được, cần xây dựng một đường băng dài 1.829 m.
WindRunner được thiết kế với mục đích chuyên chở các cánh tua-bin gió có chiều dài từ 45,72-91,44 m và có thể nặng 35 tấn.
"WindRunner có thể cách mạng hóa năng lượng tái tạo bằng cách vận chuyển các tua-bin gió khổng lồ đến các trang trại gió khác nhau" – đại diện công ty năng lượng Radia nói với tờ Wall Street Journal.

Thực tế, các cánh tua-bin gió khổng lồ từ trước tới nay chỉ có thể được vận chuyển ra nước ngoài bằng các loại tàu biển chuyên dụng, điều này hạn chế việc sử dụng chúng trên đất liền.

"Các tua-bin gió lớn nhất hiện nay và những tua-bin lớn hơn nữa trong tương lai không thể được vận chuyển đến các trang trại gió chính trên đất liền thông qua cơ sở hạ tầng mặt đất" – Công ty Radia cho biết thêm – "Điều này tạo động lực và cảm hứng cho chúng tôi tạo ra chiếc máy bay lớn nhất thế giới".

img
WindRunner dài hơn 32,31 m so với chiếc máy bay chở khách dài nhất thế giới Boeing 747-8. Ảnh: Radia

img
WindRunner có thể trở thành hiện thực sau 4 năm nữa. Ảnh: Radia

Nhà khoa học tên lửa Mark Lundstrom và các cộng sự tại Radia đã dành 7 năm qua để hoàn thiện thiết kế máy bay WindRunner. Sau khi giữ bí mật về WindRunner trong nhiều năm, Radia tuyên bố "lâu đài trên bầu trời" sẽ thành hiện thực chỉ sau 4 năm nữa.
 
Sao ko sản xuất cánh tuabin dạng modul tháp lắp mà phải sản xuất dạng nguyên chiếc vậy nhỉ? Mình nghĩ là sx dạng nguyên chiếc nó còn khó hơn ấy chứ?
Làm dạng module, khi cần vận chuyển thì tháo ra thành nhiều khúc nhỏ, vận chuyển tới nơi rồi ráp lại với nhau.
 
Sao ko sản xuất cánh tuabin dạng modul tháp lắp mà phải sản xuất dạng nguyên chiếc vậy nhỉ? Mình nghĩ là sx dạng nguyên chiếc nó còn khó hơn ấy chứ?
Làm dạng module, khi cần vận chuyển thì tháo ra thành nhiều khúc nhỏ, vận chuyển tới nơi rồi ráp lại với nhau.
Nặng.
 
Sao ko sản xuất cánh tuabin dạng modul tháp lắp mà phải sản xuất dạng nguyên chiếc vậy nhỉ? Mình nghĩ là sx dạng nguyên chiếc nó còn khó hơn ấy chứ?
Làm dạng module, khi cần vận chuyển thì tháo ra thành nhiều khúc nhỏ, vận chuyển tới nơi rồi ráp lại với nhau.
Chắc là cánh quạt phải chịu lực lớn của gió, mà hàng module thì sẽ kém chắc chắn hơn hàng nguyên khối/nguyên chiếc.
 
Con này so với con của u cà với 1 con của airbus thì ntn nhỉ
Chiều rộng cánh thì AN-225 rộng nhất, A380 và con này bằng nhau do bị giới hạn bởi quy định của sân bay, chứ không phải về mặt kỹ thuật.
Chiều dài thì con này dài nhất, AN-225 đứng thứ nhì, A380 ngắn nhất.
Kích thước thân máy bay thì con này to nhất, thể tích chở hàng cũng khủng bố nhất luôn.
 
Chiều rộng cánh thì AN-225 rộng nhất, A380 và con này bằng nhau do bị giới hạn bởi quy định của sân bay, chứ không phải về mặt kỹ thuật.
Chiều dài thì con này dài nhất, AN-225 đứng thứ nhì, A380 ngắn nhất.
Kích thước thân máy bay thì con này to nhất, thể tích chở hàng cũng khủng bố nhất luôn.
nhưng payload thì yếu sinh lí a ạ :sweat:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Do mục đích sử dụng là tải hàng đặc thù, chỉ siêu trường mà không siêu trọng. Giống con cá heo của Airbus.
Chứ thích thì làm phút mốt, đâu có khó đâu.

nói chung mình chả tin, phi thực tế :)). làm phải có tính thương mại mới cover đc. chứ chi phí tạo ra một con máy bay mới thốn phết đấy

via theNEXTvoz for iPhone
 
nói chung mình chả tin, phi thực tế :)). làm phải có tính thương mại mới cover đc. chứ chi phí tạo ra một con máy bay mới thốn phết đấy

via theNEXTvoz for iPhone
Trước đây có con AN-225 làm ngựa thồ rồi nên mới không làm con khác.
Giờ con AN-225 đã bị phá hủy thì sẽ sớm có con thay thế thôi.
 
Hóng vozer comment chiếc máy bay dài 500 mét

via theNEXTvoz for iPhone
500 hay 600? Tôi nhớ là 600 cơ mà
0C1ECBC0-4FEB-49E3-88EB-80051A86B5A7.png
 
Trước đây có con AN-225 làm ngựa thồ rồi nên mới không làm con khác.
Giờ con AN-225 đã bị phá hủy thì sẽ sớm có con thay thế thôi.
con này liên quan gì an225 đâu. báo cứ khen con an225. nó đc cái chở được tàu vũ trụ trên lưng, hơn con an124 điểm đấy . còn đâu mấy con an124, c5 galaxy cũng có ngán đâu.
con này giống với con Stratolaunch chứ ko xếp chung mâm với an-225 đc


via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top