tin tức Leica - Đỉnh cao máy ảnh của người Đức

Lukass2402

Senior Member
DSC0571.jpg


Leica-thương hiệu đắt giá này đã trở thành 1 cái tên huyền thoại. Những hình ảnh mang tính biểu tượng của thế giới như Nụ hôn V-J Day ở quảng trường Times Square, Cô gái Napalm ở Việt Nam hay bức chân dung của Che Guevara - tất cả đều được chụp bởi máy ảnh Leica.

Máy ảnh Leica ra đời trong vầng hào quang lấp lánh bao thế hệ người đam mê nhiếp ảnh. Dẫu cho giờ đây, hàng loạt những tên tuổi khác như Canon, Nikon, Fujifilm… đang làm mưa làm gió trên thị trường thì máy ảnh Leica vẫn được xem là kinh điển cho tác phẩm công nghệ vượt mặt thời đại.


Các nhiếp ảnh gia nổi tiếng trên thế giới như René Burri, Alberto Korda, Jim Marshall... đều mô tả Leica như là thiết bị chụp ảnh tuyệt vời nhất. Mặc dù thời hạn giao hàng lên đến 12 tháng đối với một trong những thiết bị mang tính biểu tượng "Made in Germany" thì trong danh sách chờ đợi luôn có những tên tuổi đáng tự hào như Elizabeth II, Brad Pitt hay Bryan Adam...
Leica không theo chân các nhà sản xuất phổ thông khác trong việc tự động hóa để giảm thiểu thời gian sản xuất. Leica nuôi niềm tự hào huyền thoại của mình bằng sự "bảo thủ" cứng nhắc trong hàng trăm năm qua. Leica chứa đựng tất cả sự tinh tế, chính xác và tính bảo thủ của người Đức.

Huyền thoại Steve Jobs cũng từng bị ảnh hưởng nhiều bởi các nhà thiết kế Đức trong các mẫu máy của Apple, từ Mac đến iPhone sau này. Khi cho ra mắt dòng iPhone đầu tiên, Steve Jobs từng mô tả sản phẩm của mình một cách đầy ẩn ý: "Đây là sản phẩm đẹp nhất của chúng tôi từng có. Nó đẹp như một chiếc máy ảnh Leica cổ".
Leica ra đời năm 1920,khi ấy máy chụp ảnh thường rất nặng, cồng kềnh và rất đắt. Nó không được thông dụng còn vì tính năng chuyên dụng của nó.Không phải ai cũng có được và còn ít người hơn thế thạo cách sử dụng. Bước ngoặt lớn nhất mà Leica tạo ra là khi thương hiệu này quyết định thương mại hóa sản phẩm sáng tạo của kỹ sư trưởng Oscar Barnack và cho ra thị trường loại máy chụp ảnh ống kính nhỏ và phim nhỏ đầu tiên trên thế giới, đặt tên là Leica năm 1926.

a2cda0593e69bf91500159c0018f6cd2.jpg


Đơn giản chỉ có thế, nhưng thực chất lại là một cuộc cách mạng. Leica đã làm cho việc chụp ảnh không còn là chuyện gì ghê gớm nữa mà trở thành bình thường. Phi đẳng cấp hóa chụp ảnh là bí quyết thành công quyết định nhất của thương hiệu Leica ở thời kỳ này.
Gọn nhẹ và dễ sử dụng, lại không đắt đến mức chỉ những kẻ nhiều tiền lắm của trong xã hội mới sắm nổi – Leica không chỉ đáp ứng mong muốn của số đông mà còn khơi dậy thú chơi chụp ảnh, khai sinh ra cái gọi là thế giới nhiếp ảnh nghiệp dư. Cả về ý tưởng lẫn kỹ thuật, Leica khi ấy đã làm nên cuộc cách mạng thực sự trong thế giới nhiếp ảnh.

HODINKEE-Leica-M10-P-Ghost-Edition-Specs.jpg


Với những tín đồ máy ảnh, có thể các máy cùng thông số nhưng dường như Leica ví như những cái tên ở đẳng cấp như Rolls-Royce, Bentley trong các thương hiệu xe hơi. Khi gặp khủng hoảng năm 2004, Leica đã đưa ra định hướng khiến gần như tất cả phải ngỡ ngàng: quay trở lại chế tạo máy chụp ảnh đen trắng. Thiên hạ không ngạc nhiên sao được khi thời của máy ảnh đen trắng bị coi là chấm dứt đã từ lâu.
Điều đặc biệt nhất trong quyết định này là đi ngược với bí quyết thành công thủa ban đầu của thương hiệu. Máy ảnh đen trắng mới của Leica đắt, thậm chí rất đắt chứ không hề rẻ (giá gần 7.000 Euro chưa kể ống kính).

wp4767123.jpg


Leica đã đẳng cấp hóa sản phẩm, lấy giá trị nghệ thuật trong những gì mà sản phẩm mang tên thương hiệu này tạo nên làm tiêu chí xác định và đánh giá đẳng cấp. Chính vì thế mà một chiếc máy ảnh đời đầu hiệu Leica đã trở thành chiếc máy ảnh đắt nhất khi được trả tới 56 tỷ đồng trong một cuộc đấu giá tại Áo gần đây.
Cụ thể, sự khác biệt của Leica được tạo ra từ độ bền, chuẩn xác, kỹ thuật và sự tinh tế. Mỗi chiếc máy ảnh luôn được chế tạo thủ công, máy móc chỉ đóng vai trò phụ trợ trong các tác vụ như kiểm tra chất lượng ống kính hay thân máy ảnh. Có lẽ vì vậy mà dù cùng thông số nhưng ống kính Leica thường có giá từ 5.000 USD trở lên. Tất nhiên, tiền nào của nấy, để sản xuất một ống kính Leica, trung bình thời gian hạ nhiệt (giai đoạn quyết định đến độ bền và độ trong của ống kính) chiếm khoảng từ 2 năm trở lên, thậm chí là cả 10 năm.

cron.jpg


Để so sánh, ống kính của các hãng khác chỉ có thời gian hạ nhiệt lâu nhất là khoảng 1 năm. Hình ảnh khi ngắm qua ống quang học của Leica không sai khác lớn hơn 1/10.000mm so với ảnh chụp qua ống kính và có độ bền lên tới hàng trăm năm. Vì thế, hình ảnh được chụp bằng ống kính Leica luôn nổi bật với chất lượng tái tạo hình ảnh như độ tương phản, độ phân giải cao để đảm bảo nó luôn là công cụ hoàn hảo cho những nhà nhiếp ảnh theo đuổi triết lý sáng tác "cái nhìn của chính mình".
Thân máy Leica gồm những linh kiện được chế tạo từ vật liệu có chất lượng tốt nhất thế giới, kết hợp với nền cơ khí chính xác và chu trình sản xuất nghiêm ngặt, đảm bảo hiệu suất vượt trội ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt như khi chụp ở Bắc cực hoặc ở sa mạc Sahara...

Dù hòa mình vào xu hướng của thời đại, Leica vẫn giữ nguyên giá trị của mình là một thương hiệu "xa xỉ" trong ngành công nghiệp ảnh. Chẳng hạn Leica M3 Louis Vuitton và Leica M7 Hermès đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng. Hay mới đây là mẫu Leica M9 Titanium - tuyệt tác được thiết kế bởi Walter de’Silva, trưởng bộ phận thiết kế ô tô nổi tiếng với các mẫu xe thể thao Audi của tập đoàn Volkswagen, với số lượng giới hạn 500 chiếc trên toàn thế giới.

Thậm chí, Phó chủ tịch và cũng được xem là "huyền thoại thiết kế" của Apple, Jonathan Ive cũng từng thiết kế một phiên bản đặc biệt của chiếc máy ảnh Leica M, với số lượng hạn chế một chiếc duy nhất được sản xuất.

leica_camera_technology_163634_1440x2560.jpg
 
học làm màu theo tụi Nhật
hay là Nhật học theo tụi này nhỉ

Đeos bjeets thì ngậm mẹ mồm vào, chõ mõm vào ngứa cả đít. Ai có hứng thú về mấy con máy ảnh cổ thì vào xem kênh của thằng người Áo kaiw nhé, tiếng anh hơi khó nghe nhưng mà thằng lol đấy nó chơi máy ảnh kiểu dị vãi lol:sweat::sweat:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Đeos bjeets thì ngậm mẹ mồm vào, chõ mõm vào ngứa cả đít. Ai có hứng thú về mấy con máy ảnh cổ thì vào xem kênh của thằng người Áo kaiw nhé, tiếng anh hơi khó nghe nhưng mà thằng lol đấy nó chơi máy ảnh kiểu dị vãi lol:sweat::sweat:

via theNEXTvoz for iPhone
Máy nào nó chẳng chơi? riêng gì máy cổ? Nói chung thằng đấy review tao chẳng thích lắm, kiểu nó hơi khinh thường cái máy, quăng quật
Ước con Leica M6 vcl mà đéo dám mua :sad:
 
Chả cần gì nhiều, nhắm mắt cầm con máy cơ Leica lên cò bấm chụp thôi đã nghe tiếng kim khí vận hành nghe hay tê tái :lol:
 
Hóng review xem chất lượng vs mấy hãng Nhật, chứ về lịch sử, biểu tượng thì trên mấy anh Nhật rồi
 
học làm màu theo tụi Nhật
hay là Nhật học theo tụi này nhỉ
khôg quân nhật hồi ww2 ko có đc công nghệ radar của phương tây nên nó dùng cách quan sát viễn trình như cảmera để thay thế, do vậy công nghệ camera của nhật kể từ đó đã vượt trội hơn phần còn lại
 
Nó có store ở tòa nhà Deutsches haus lê duẩn, kế bên lãnh sự quán Đức. Đi ngang chỉ nhìn vào rồi thầm ước ao...
 
Back
Top