Liên tục mất việc, công nhân gồng mình phụ hồ, bốc vác xoay xở cuối năm

high and low

Senior Member

Liên tục bị công ty cho tạm nghỉ, thất nghiệp kéo dài khiến nhiều công nhân phải gồng mình đi phụ hồ, bốc vác, rửa chén thuê... để xoay xở trong những ngày cuối năm.​


1704620430793.png


Những ngày cuối năm, bà Nga cố tìm việc làm để có tiền tiêu Tết

Thất nghiệp kéo dài

Năm vừa qua, do tình hình kinh tế khó khăn, nhiều công ty liên tục cắt giảm lao động khiến số người thất nghiệp tăng cao. Ngoài những lao động trở về quê, nhiều công nhân quyết định bám trụ TP.HCM mưu sinh.

Thế nhưng, việc thất nghiệp vào thời điểm cuối năm càng khiến cuộc sống của những người chọn ở lại vốn đã khó khăn càng thêm chật vật. Để đối phó với tình hình chung, các công nhân tất tả tìm việc làm mới.

Cuối ngày, con hẻm dẫn vào dãy trọ ở 155/14b đường Lê Đình Cẩn (phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP.HCM) tối om. Bà Lê Thị Nga (50 tuổi) bế đứa cháu nội ra đầu hẻm chờ nghe kết quả từ người hàng xóm vừa đi xin việc trở về.

Bà Nga làm công nhân trong một công ty tư nhân gần dãy trọ. Năm vừa qua, công ty nơi bà làm việc liên tục gặp khó khăn. Bà thường xuyên không có việc.

Những lúc công ty không có đơn hàng, bà Nga xin đi phụ hồ để trang trải cuộc sống. Tết này, có lẽ bà sẽ không thể về quê sum họp gia đình.
Để cải thiện tình tình, bà Nga chạy vạy tìm việc và may mắn xin được vào làm trong một công ty thực phẩm. Tuy nhiên, công việc này cũng chỉ mang tính cầm chừng.

1704620450273.png


Ở dãy trọ cách đó không xa, đồng nghiệp của bà cũng phải thắt lưng buộc bụng trong lúc tìm công việc mới

Hiện tại, mỗi ngày bà chỉ được làm nửa buổi với thu nhập mấy chục nghìn đồng. Để có thêm thu nhập, những lúc công ty không có hàng, bà và các con nhận đồ trang trí Tết về gia công.

Tuy nhiên, mức thù lao quá rẻ lại tốn nhiều thời gian nên công việc này không đem lại cho gia đình bà nguồn thu nhập như mong đợi. Bà nói: “Gia công đồ trang trí Tết mất nhiều thời gian nhưng thu nhập không bao nhiêu.

Tôi và các con đang tìm công việc khác có thu nhập tốt hơn. Con dâu tôi phải chăm con nhỏ nên chắc sẽ ở nhà, tiếp tục làm đồ gia công. Còn tôi và con trai xin đi phụ hồ để nhanh có tiền trang trải chứ sắp hết năm rồi”.

Bà Nga dứt lời cũng là lúc chị Đoàn Hồng Anh (32 tuổi, quê Bình Thuận) trở về phòng trọ sau một ngày trải nghiệm công việc mới. Sau thời gian liên tục thất nghiệp, làm đủ thứ việc để trang trải cuộc sống, chị vừa xin được việc làm tại quán ăn cách nơi ở của mình khá xa.

Mỗi sáng, chị thức dậy, đạp xe đến nơi làm việc từ 5h sáng. Cuối ngày, hơn 17h chị mới về đến phòng trọ trong tình trạng mệt rã rời. Chị nói: “Bây giờ xin việc khó lắm nên dù công việc này không thật sự ổn định và khá vất vả tôi cũng không dám nghỉ.

Trước mắt, công việc này ít nhiều cho tôi nguồn thu nhập để lo cho cái Tết sắp tới dù chắc chắn sẽ không tươm tất, đầy đủ như mọi năm. Do đó, tôi sẽ cố gắng làm việc cho tốt, đợi qua Tết rồi mới tính đến chuyện tìm việc khác”.

1704620473705.png


Nhiều công nhân chưa mất việc cũng cố gắng tìm kiếm việc làm thời vụ thông qua kênh tuyển dụng trên mạng xã hội để có thêm thu nhập

Cố gắng xoay xở

Cũng như chị Hồng Anh, nhiều công nhân cho biết khi quyết định bám trụ thành phố lúc thất nghiệp, họ đã xác định phải sống trong khó khăn. Thế nên ai cũng sẵn sàng tâm lý thích nghi với nhiều nỗi chật vật và nỗ lực xoay xở để cải thiện tình hình.

Những công nhân may mắn không thất nghiệp khẳng định bản thân cố gắng bám việc, bớt thời gian nghỉ ngơi để tìm việc làm thêm. Số công nhân này phần lớn là người trẻ tuổi. Họ không ngần ngại đi chạy bàn, rửa bát thuê vào ban đêm...

Một số khác lại cố gắng nhận những công việc gia công tại nhà để có thêm chi phí sinh hoạt, đón Tết. Dù còn trẻ và đang làm việc tại một trung tâm chăm sóc ô tô, Lê Hữu Tài (24 tuổi, quê An Giang) vẫn liên hệ tìm việc làm thêm dịp cuối năm.

Cuối cùng, Tài nhận công việc bốc xếp rau quả trong chợ đầu mối vào mỗi đêm. Tài cho biết: "Năm nay khó khăn quá nên tôi tranh thủ làm thêm dịp cuối năm.

Tôi chỉ rảnh vào buổi tối và cảm thấy mình đủ sức khỏe nên nhận làm bốc xếp rau củ ở chợ đầu mối. Làm việc này, tôi gần như không có thời gian ngủ nhưng đổi lại có thêm thu nhập”.

Trong khi đó, những lao động ngoài 40 tuổi thất nghiệp càng thêm khó khăn. Bởi, ở tuổi này cơ hội tìm được việc làm mới có thu nhập ổn định rất thấp. Hầu hết đều cố xoay xở trong những tháng cuối năm bằng cách chọn việc thời vụ, tạm thời.

Bà Trần Thị Hằng (49 tuổi, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân) là một ví dụ. Sau khi thất nghiệp, nhiều tháng nay bà Hằng không chỉ nhận gia công bao lì xì Tết với thu nhập ít ỏi, mà còn đi rửa bát thuê và phụ dọn dẹp tại các quán ăn vào buổi tối.

1704620489158.png


Bà Bưởi chọn cách dồn tiền để chồng xuất khẩu lao động với hy vọng những cái Tết sau sẽ đầy đủ và ít vất vả hơn

Chồng của bà Hằng vốn là công nhân của một công ty chuyên sản xuất giày dép nay cũng thất nghiệp. Đi đến đâu xin việc, ông cũng nhận về những cái lắc đầu. Bí quá, ông đành chạy xe máy ra ngã tư làm xe ôm.

Dẫu vậy, chưa có kinh nghiệm, không có khách mối, không thể cạnh tranh với xe ôm công nghệ, sau 2 tuần thử nghiệm, ông đành từ bỏ công việc trên. Mới đây, ông nhờ người quen xin cho mình đi phụ hồ hoặc bốc vác trong chợ đầu mối.

“Với tôi bây giờ, tìm được việc làm đã là tốt lắm rồi. Tôi không nghĩ nhiều đến chuyện công việc có nặng nhọc hay phù hợp với tuổi tác, sức khỏe của mình hay không. Tạm thời cứ cố gắng xoay xở đã, sang năm sẽ tính tiếp”, ông chia sẻ.

Bão thất nghiệp cũng khiến gia đình bà Lê Thị Bưởi (48 tuổi, đường số 5, phường Tân Tạo A) đối mặt nhiều khó khăn. Không muốn tiếp tục chịu cảnh chạy tìm việc làm, tạo thêm thu nhập dịp cận Tết, chồng bà quyết định sẽ đi xuất khẩu lao động vào năm sau.

Hiện tại, vợ chồng bà Bưởi cố gắng làm việc để có đủ tiền lo thủ tục xuất ngoại sau Tết. Bà nói: "Năm vừa qua, công ty gặp khó khăn, chúng tôi bị cho nghỉ thứ Sáu, thứ Bảy. Những tháng cuối năm, công ty có lại nhiều đơn hàng nên đủ khả năng chi trả lương, thưởng cho công nhân.
 
22 tuổi - ra trường đi làm - chọn lên xuống, công ty nào đẹp, có nhiều cơ hội mới chịu làm, công ty đểu vào làm 2-3 tháng nhảy.
25 tuổi - nhảy việc sau khi có 1 số kinh nghiệm, có mức lương ngon lành đủ sống.
30 tuổi - nhảy việc vì tăng lương không theo kịp chi tiêu khi có gia đình con nhỏ, sau nhiều ngày tìm kiếm thì cũng chỉ kiếm được công việc khá khẩm hơn 1 chút.
35 tuổi - hết cơ hội thăng tiến, đi làm như zombie văn phòng nhận lương, cũng không dám nghỉ hoặc đi tìm việc mới.
40 tuổi - công ty layoff, giảm biên chế, bỗng nhiên mất việc cho những người trẻ hơn, nhiệt tình hơn, chấp nhận lương thấp thôi.
40 tuổi - tìm việc khó khăn, chỉ ước mong có việc tương đương việc cũ mà không tìm được, chấp nhận lương thấp hơn rất nhiều cũng khó có người tuyển
 
Ai nấy khổ không cần biết, phải có đứa con cho nó khổ cùng. Cho nó làm culi như mình, như thế mới hả dạ. Phải hành hạ nó như con dog thì mới chịu được :love:
Tý lại có đội vào chửi anh loser dẩm đú không sinh con bây giờ. Thêm đội trời sinh voi sinh cỏ đẻ cho vui nhà vui cửa, đẻ để nó hầu hạ mình về già nửa :shame:
 
22 tuổi - ra trường đi làm - chọn lên xuống, công ty nào đẹp, có nhiều cơ hội mới chịu làm, công ty đểu vào làm 2-3 tháng nhảy.
25 tuổi - nhảy việc sau khi có 1 số kinh nghiệm, có mức lương ngon lành đủ sống.
30 tuổi - nhảy việc vì tăng lương không theo kịp chi tiêu khi có gia đình con nhỏ, sau nhiều ngày tìm kiếm thì cũng chỉ kiếm được công việc khá khẩm hơn 1 chút.
35 tuổi - hết cơ hội thăng tiến, đi làm như zombie văn phòng nhận lương, cũng không dám nghỉ hoặc đi tìm việc mới.
40 tuổi - công ty layoff, giảm biên chế, bỗng nhiên mất việc cho những người trẻ hơn, nhiệt tình hơn, chấp nhận lương thấp thôi.
40 tuổi - tìm việc khó khăn, chỉ ước mong có việc tương đương việc cũ mà không tìm được, chấp nhận lương thấp hơn rất nhiều cũng khó có người tuyển
Đời sống của giai cấp vô sản ở xứ culi khổ quá, đây đúng là quá trình của 1 culi chân chính, ko khá hơn và cũng ko tệ hơn
ObY906B.png

Culi sứ vất sục bán mạng cho tư bản chỉ là 1 dạng lấy công làm lời thôi, cho dù nvvp cũng cần ít chất xám, làm tới 30-35 tuổi lương cao là bị tụi tư bán đá đít như 1 con chó và tuyển mấy đứa mới ra trường chịu lương thấp vào đào tạo thay thế
MoRtPaK.png
 
22 tuổi - ra trường đi làm - chọn lên xuống, công ty nào đẹp, có nhiều cơ hội mới chịu làm, công ty đểu vào làm 2-3 tháng nhảy.
25 tuổi - nhảy việc sau khi có 1 số kinh nghiệm, có mức lương ngon lành đủ sống.
30 tuổi - nhảy việc vì tăng lương không theo kịp chi tiêu khi có gia đình con nhỏ, sau nhiều ngày tìm kiếm thì cũng chỉ kiếm được công việc khá khẩm hơn 1 chút.
35 tuổi - hết cơ hội thăng tiến, đi làm như zombie văn phòng nhận lương, cũng không dám nghỉ hoặc đi tìm việc mới.
40 tuổi - công ty layoff, giảm biên chế, bỗng nhiên mất việc cho những người trẻ hơn, nhiệt tình hơn, chấp nhận lương thấp thôi.
40 tuổi - tìm việc khó khăn, chỉ ước mong có việc tương đương việc cũ mà không tìm được, chấp nhận lương thấp hơn rất nhiều cũng khó có người tuyển
Công nhân thì làm gì có bằng cấp mà nhảy việc fen, thông thường họ vào khu công nghiệp là làm tới khi bị layoff luôn.
 
Ai nấy khổ không cần biết, phải có đứa con cho nó khổ cùng. Cho nó làm culi như mình, như thế mới hả dạ. Phải hành hạ nó như con dog thì mới chịu được :love:
Đúng rồi, mình phụ hồ gần 20 năm đang dự định lấy vợ và sinh con đây.
Đi làm về mệt có thứ để đánh giải trí cũng vui.
 
Công nhân thì làm gì có bằng cấp mà nhảy việc fen, thông thường họ vào khu công nghiệp là làm tới khi bị layoff luôn.
Trư nói tầng lớp làm văn phòng tàng tàng ở các thành phố lớn thôi.
Chứ công nhân thì hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế phát triển hay không rồi, nhiều đơn hàng thì 40-50 vẫn đi làm, ít đơn hàng 20 tuổi vẫn ngồi nhà
 
Đời sống của giai cấp vô sản ở xứ culi khổ quá, đây đúng là quá trình của 1 culi chân chính, ko khá hơn và cũng ko tệ hơn
ObY906B.png

Culi sứ vất sục bán mạng cho tư bản chỉ là 1 dạng lấy công làm lời thôi, cho dù nvvp cũng cần ít chất xám, làm tới 30-35 tuổi lương cao là bị tụi tư bán đá đít như 1 con chó và tuyển mấy đứa mới ra trường chịu lương thấp vào đào tạo thay thế
MoRtPaK.png
Zombie văn phòng khá hơn culi lao động chân tay rất nhiều rồi fen. Đời công nhân còn khốn nạn hơn nữa không bằng cấp, vào khu công nghiệp nếu may mắn thì vô được doanh nghiệp tài chính làm cho tới khi về hưu, còn rủi thì làm cho tới khi bị layoff trong bài, công nhân 4x trở lên mà bị layoff cực kỳ khốn khổ luôn. Zombie văn phòng ít ra còn có trải nghiệm, kinh nghiệm trong nghề. Chịu khó trau dồi chuyên môn, các kỹ năng bổ trợ thì có khi lại thoát kiếp zombie vươn lên làm sếp hoặc chủ.
 
Trư nói tầng lớp làm văn phòng tàng tàng ở các thành phố lớn thôi.
Chứ công nhân thì hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế phát triển hay không rồi, nhiều đơn hàng thì 40-50 vẫn đi làm, ít đơn hàng 20 tuổi vẫn ngồi nhà
Tại fen comment hơi lạc chủ đề từ công nhân lái sang văn phòng.
 
Ai nấy khổ không cần biết, phải có đứa con cho nó khổ cùng. Cho nó làm culi như mình, như thế mới hả dạ. Phải hành hạ nó như con dog thì mới chịu được :love:
Cái đấy người ta hay gọi là đồng cam cộng khổ rồi anh ạ :(

via theNEXTvoz for iPhone
 
Zombie văn phòng khá hơn culi lao động chân tay rất nhiều rồi fen. Đời công nhân còn khốn nạn hơn nữa không bằng cấp, vào khu công nghiệp nếu may mắn thì vô được doanh nghiệp tài chính làm cho tới khi về hưu, còn rủi thì làm cho tới khi bị layoff trong bài, công nhân 4x trở lên mà bị layoff cực kỳ khốn khổ luôn. Zombie văn phòng ít ra còn có trải nghiệm, kinh nghiệm trong nghề. Chịu khó trau dồi chuyên môn, các kỹ năng bổ trợ thì có khi lại thoát kiếp zombie vươn lên làm sếp hoặc chủ.
HR ở công ty tư bản có luật ngầm là ko tuyển nhân viên 35 tuổi và công nhân 30 tuổi nha, sau 35 nếu lên được 5% quản lý thì có thể sống thêm vài năm nữa nhưng cũng ko chắn chắn
ObY906B.png

Làm nvvp có thể đỡ hơn công nhân nhưng chỉ là 1 dạng culi khác thôi, khi nào nvvp ở công ty mẹ ở tư bản mới có hi vọng làm tới 60 tuổi, tụi nó khai thác hết dân số vàng rồi cút sang nước khác trả lương thấp hơn để lại 1 đám công nhân già than khóc
ObY906B.png
 
HR ở công ty tư bản có luật ngầm là ko tuyển nhân viên 35 tuổi và công nhân 30 tuổi nha, sau 35 nếu lên được 5% quản lý thì có thể sống thêm vài năm nữa nhưng cũng ko chắn chắn
ObY906B.png

Làm nvvp có thể đỡ hơn công nhân nhưng chỉ là 1 dạng culi khác thôi, khi nào nvvp ở công ty mẹ ở tư bản mới có hi vọng làm tới 60 tuổi, tụi nó khai thác hết dân số vàng rồi cút sang nước khác trả lương thấp hơn để lại 1 đám công nhân già than khóc
ObY906B.png
Thì ít ra zombie văn phòng còn có cơ hội lọt vào top 5% còn công nhân thì no hope.
 
thành công đéo dành cho số đông, xã hội nào cũng thế, kể cả nước mẽo thần thánh của bọn mày

bên đó giá nhà, chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi con càng ngày càng tăng, nhưng cho bọn mày chạy qua đó bọn mày chạy = 4 chân luôn phải k?
ai làm gì mà cay vậy
 
Back
Top