Nhiều lần bị mất việc, một nữ công nhân đã rút BHXH đến 4 lần

manoao

Senior Member
Kể từ sau khi bị tai nạn lao động, suy giảm sức lao động, công việc của chị Vĩnh Vy Phượng gặp nhiều trắc trở, chị phải nhiều lần rút BHXH để chi trả tiền nhà trọ, điện, nước

Năm 2012, trên đường đi làm về, chị Vĩnh Vy Phượng (48 tuổi, vốn là công nhân của Công ty Yuki, KCX Tân Thuận, TP HCM) không may bị tai nạn giao thông. Biến cố ấy không chỉ khiến chị bị suy giảm sức khỏe 45%, phải cắt bỏ một phần chân. Để có thể đi lại được, chị phải lắp chân giả.

Sau gần nửa năm điều trị và phục hồi, chị trở lại công ty làm việc nhưng chỉ được 3 tháng, công ty giải thể do khó khăn khiến toàn bộ công nhân mất việc làm.
Là mẹ đơn thân, nhà ở không ổn định, phải ở trọ, gánh nặng rất lớn nên sau khi mất việc, dù sức khỏe yếu nhưng chị vẫn phải chạy khắp nơi để tìm việc làm nhưng thấy chị đi lại khó khăn do lắp chân giả, công ty nào cũng lắc đầu.
Nhiều lần bị mất việc, một nữ công nhân đã rút BHXH đến 4 lần- Ảnh 1.
Đi lại khó khăn, chị Vĩnh Vy Phượng rất khó tìm việc

Khi ấy, nguồn thu duy nhất của gia đình chị là khoản trợ cấp tai nạn lao động (khoảng 700.000 đồng/tháng, nay đã tăng lên 1 triệu đồng/tháng) nên khó khăn vô cùng . Do vậy, để có tiền trang trải, chị quyết định rút BHXH một lần sau một năm mất việc. "Khoản tiền tôi nhận được chỉ khoảng 5 triệu đồng nhưng đã giúp chúng tôi chi trả chi phí sinh hoạt trong 2 tháng"-chị Phượng bày tỏ.

Mãi đến hơn một năm sau, chị mới tìm được việc làm mới tại một công ty gia công giày da tại quận 8 nhưng công việc này cũng chỉ kéo dài chưa tới một năm, chị lại mất việc lần nữa. Chị kể từ khi bị tai nạn lao động, công việc của chị không hề suôn sẻ, nơi nào chị cũng chỉ làm được một thời gian ngắn do công ty khó khăn cắt giảm lao động hoặc luân chuyển chị sang các vị trí phải đứng làm việc cả ngày, quá sức với tình trạng sức khỏe khiến chị phải nghỉ việc. Đó là lý do chị Phượng có tới 4-5 lần rút BHXH một lần. "Thân thể khiếm khuyết, tôi cũng rất muốn có lương hưu để sau này đỡ cực nhưng mỗi lần mất việc, cơ hội tìm việc mới với tôi lại càng trở nên khó khăn hơn phần vì di chuyển khó, phần vì tuổi tác lớn. Những lúc như thế, không rút BHXH một lần, tôi không biết lấy tiền đâu trang trải"-chị thở dài.

Mới đây nhất, tháng 9-2023, chị Phượng được một công ty chuyên về thực phẩm tại quận 8 nhận vào làm nhưng cũng chỉ làm được 3 tháng, chị lại bị công ty cho nghỉ vì ít đơn hàng. Cho đến nay, chị vẫn đang thất nghiệp, sống bám víu vào trợ cấp tai nạn lao động.
 
lỗi tại chị Vy chưa chịu thương chịu khó thôi nhé, mất việc mà chịu thương chịu khó tảo tần thì vẫn sống tốt
zFNuZTA.png
 
Do chị lười làm thất nghiệp thôi, chứ tảo tần thì đã đủ sống rồi:mad::beat_plaster::beat_plaster::beat_plaster:
Trong này nhiều hoàn cảnh khó khăn , nhiều em phải bán râm để có tiền trọ , sống qua ngày. Tôi giúp các em mà lòng trực trào thương xót. Còn chị Vy này chắc chịu rồi, đường vào cty khó , khuyên chị vào xưởng sản xuất nhỏ lẻ nào đó làm kiếm đồng ra đồng vào, cắt chỉ hay đóng gói sản phẩm.
 
Trong này nhiều hoàn cảnh khó khăn , nhiều em phải bán râm để có tiền trọ , sống qua ngày. Tôi giúp các em mà lòng trực trào thương xót. Còn chị Vy này chắc chịu rồi, đường vào cty khó , khuyên chị vào xưởng sản xuất nhỏ lẻ nào đó làm kiếm đồng ra đồng vào, cắt chỉ hay đóng gói sản phẩm.
Thương vầy mua râm xong có bo thêm không?
 
Lao động phổ thông 48 tuổi, lại bị khiếm khuyết cơ thể thì con đường làm việc coi như không còn nữa rồi. Tầm này chỉ có nhờ nhà hảo tâm nào tài trợ cho ít vốn để tự mình kinh doanh kiếm đồng ra đồng vào. Quá tội cho chị.
 
Back
Top