Lối đi nào cho sinh viên Tự động hóa - nhờ các tiền bối, anh em trong giải đáp giúp.

v là khác định hướng của em nhưng không biết bác có lời khuyên nào cho sinh viên như tụi em ( bên cạnh việc học tiếng anh ) để ra trường đỡ đần đụt không ạ :D
và đừng nghe những người nói ngành này dở, ngành kia tốt. Quan trọng là bạn theo đuổi cái gì và ý chí phấn đấu của bạn tới đâu thôi.
 
em từ mảng khác mới chuyển qua nên chưa hiểu lắm về phần này, xin vào lab thì đang đợi thầy phản hồi, 2 bác có thể cho em xin 1 số cách tự nghiên cứu trước về "Hệ thống điều khiển chuyển động cho xe tự hành" và review 1 số phần đáng lưu tâm hơn khi nghiên cứu / tìm hiểu được không ạ ?
Em đang tính học 1 trong số các khóa này, nhờ bác review giúp em xem có nên học không hay có nguồn nào khác tốt hơn không ? Em cảm ơn.

https://www.udemy.com/course/ros2-ultimate-mobile-robotics-course-for-beginners-opencv/
https://www.udemy.com/course/mobile-robot-complete-rosification/
https://www.udemy.com/course/the-ultimate-guide-to-ros-simulate-your-robots/
Hnay mình đang dọn dẹp chuẩn bị nghỉ tết, nào về mình gửi bạn một số tài liệu robotics tiếng Anh nhé. ROS thì phổ biến rồi, nhưng nó chỉ là cái công cụ để làm việc thôi (như Matlab vậy), cái cốt lõi là những công thức toán học, lý thuyết điều khiển, động học robot và giải thuật ấy, thề, mấy cái này nghiên cứu lòi mồm ra nhưng chính những cái ấy mới viết báo được. Mình không rõ ở chỗ bạn làm những gì, còn ở lab mình thì chủ yếu giải các vấn đề liên quan đến định vị robot, dung hợp cảm biến, xịn sò hơn thì tích hợp AI mà lab mình chưa đủ lực để chơi. Robotics Việt Nam mình thấy có lab của Phenika là xịn sò chắc vào hàng bậc nhất.
 
Hnay mình đang dọn dẹp chuẩn bị nghỉ tết, nào về mình gửi bạn một số tài liệu robotics tiếng Anh nhé. ROS thì phổ biến rồi, nhưng nó chỉ là cái công cụ để làm việc thôi (như Matlab vậy), cái cốt lõi là những công thức toán học, lý thuyết điều khiển, động học robot và giải thuật ấy, thề, mấy cái này nghiên cứu lòi mồm ra nhưng chính những cái ấy mới viết báo được. Mình không rõ ở chỗ bạn làm những gì, còn ở lab mình thì chủ yếu giải các vấn đề liên quan đến định vị robot, dung hợp cảm biến, xịn sò hơn thì tích hợp AI mà lab mình chưa đủ lực để chơi. Robotics Việt Nam mình thấy có lab của Phenika là xịn sò chắc vào hàng bậc nhất.
cảm ơn bác, mong sớm nhận được tài liệu từ bác
 
em từ mảng khác mới chuyển qua nên chưa hiểu lắm về phần này, xin vào lab thì đang đợi thầy phản hồi, 2 bác có thể cho em xin 1 số cách tự nghiên cứu trước về "Hệ thống điều khiển chuyển động cho xe tự hành" và review 1 số phần đáng lưu tâm hơn khi nghiên cứu / tìm hiểu được không ạ ?
Em đang tính học 1 trong số các khóa này, nhờ bác review giúp em xem có nên học không hay có nguồn nào khác tốt hơn không ? Em cảm ơn.

https://www.udemy.com/course/ros2-ultimate-mobile-robotics-course-for-beginners-opencv/
https://www.udemy.com/course/mobile-robot-complete-rosification/
https://www.udemy.com/course/the-ultimate-guide-to-ros-simulate-your-robots/
Những khoá học này nó quá đi vào tiểu tiết rồi bạn.
ROS là Realtime Operating System. Mấy khoá này nó nhấn mạnh vào cái phần embedded electronics của mobile robot rồi.
Cái bạn cần nắm bây giờ chính là phần cơ bản về động học của mobile robot platform. Bạn nên tìm sách đọc về cái đó.
Còn những thứ khác, là tiểu tiết. Tất nhiên nó không đơn giản nhưng mà khi bạn hiểu cái tổng quan thì bạn dễ nghiên cứu tìm hiểu cái tiểu tiết hơn.
Ví dụ với mobile robot, nó có nhiều bài toán đặt ra: động lực học, dò đường (navigation, dead reckoning). Về cảm biến thì cũng cần biết một số thứ như chồng chập cảm biến (tổng hợp thông tin từ nhiều cảm biến để biết trạng thái của hệ thống, smart sensor), hoặc dự đoán trạng thái hệ thống (Kalman filter).
Sau khi nắm được cơ bản vậy, thì mới tới chi tiết. Giống như biết cần điều khiển robot tới đâu, thì giờ mới là làm thế nào để đi tới đó. Thì mới bắt đầu với điều khiển actuator, ở đây là motors. Motors thì có rất nhiều loại. Bạn lại phải tìm hiểu cách điều khiển nó. Và điều khiển không chỉ là bật tắt on off mà là control system, thì lại phải học control system theory (feedback control system như PID hay fuzzy hay neural...)

Bộ não sẽ chạy trên một board embedded hoặc một máy tính. Thì lại bắt đầu nghiên cứu hệ điều hành, realtime hay không...
Nói chung là cứ bắt đầu với nghiên cứu tổng quan về mobile robot platform. Làm một vài đồ án là nắm được cơ bản.
 
nói chung thì năng lực của bạn thế nào
bạn giỏi gì thì sau phát triển theo hướng đó

qua mấy chỗ tôi làm thì
- giỏi lập trình PLC và thiết kế điện thì 2x củ trở lên 96 có
nhưng mà giỏi lập trình tư duy logic cho máy to, hiểu thiết bị mình thiết kế, làm việc liên kết plc với các hệ thống vison , đo kiểm khác #....
PLC giở nhúng dk code như bình thường nhé , có thể viết dạng code , hoặc phối hợp giữa code và ladder => Nói chung nên biết tý lập trình code như vdk thì áp dụng vô sẽ dễ
- Kiểu dở ương điện tử và điện công nghiệp . thì ngoài VDK , điện cơ bản , còn học thêm C# , Open CV
=> làm máy hệ thống máy đo kiểm ( tính năng cơ bản, ECU , Controller, linh kiện điện tử ) , xử lý ảnh , phần mềm cho máy , quản lý PLC dây truyền , xử lý dữ liệu máy công nghiêp ...... Lương 3x trở lên
  • Còn mấy ông thuần điện tử hơn thì làm nhúng
  • Mấy ông khác thì vô khu công nghiệp làm như samsung, canon , họ đầu vào cao nhưng nếu làm cho khu nghiên cứu thì khá ổn
 
cho e ké thớt với , Ngành cơ điện tử thì cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào vậy các thím
 
Những khoá học này nó quá đi vào tiểu tiết rồi bạn.
ROS là Realtime Operating System. Mấy khoá này nó nhấn mạnh vào cái phần embedded electronics của mobile robot rồi.
Cái bạn cần nắm bây giờ chính là phần cơ bản về động học của mobile robot platform. Bạn nên tìm sách đọc về cái đó.
Còn những thứ khác, là tiểu tiết. Tất nhiên nó không đơn giản nhưng mà khi bạn hiểu cái tổng quan thì bạn dễ nghiên cứu tìm hiểu cái tiểu tiết hơn.
Ví dụ với mobile robot, nó có nhiều bài toán đặt ra: động lực học, dò đường (navigation, dead reckoning). Về cảm biến thì cũng cần biết một số thứ như chồng chập cảm biến (tổng hợp thông tin từ nhiều cảm biến để biết trạng thái của hệ thống, smart sensor), hoặc dự đoán trạng thái hệ thống (Kalman filter).
Sau khi nắm được cơ bản vậy, thì mới tới chi tiết. Giống như biết cần điều khiển robot tới đâu, thì giờ mới là làm thế nào để đi tới đó. Thì mới bắt đầu với điều khiển actuator, ở đây là motors. Motors thì có rất nhiều loại. Bạn lại phải tìm hiểu cách điều khiển nó. Và điều khiển không chỉ là bật tắt on off mà là control system, thì lại phải học control system theory (feedback control system như PID hay fuzzy hay neural...)

Bộ não sẽ chạy trên một board embedded hoặc một máy tính. Thì lại bắt đầu nghiên cứu hệ điều hành, realtime hay không...
Nói chung là cứ bắt đầu với nghiên cứu tổng quan về mobile robot platform. Làm một vài đồ án là nắm được cơ bản.
cảm ơn bác
 
em không hộp được cho bác ạ.
Nick của thím không có nút hộp là sao nhề :angry:
1643340494252.png
 
cho e ké thớt với , Ngành cơ điện tử thì cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào vậy các thím
Cơ điện tử nó rộng quá.
Cơ hội việc làm phải nói là bao la. Nhất là trong thời đại hiện nay.

Năm 2007 mình ra trường. Đi làm cho công ty Fujikura FOV, thì họ còn éo biết Cơ điện tử là cái gì kia. Lúc đó lớp mình có 3 thằng vô làm.
Mấy tháng sau mình nghĩ, bọn bạn cũ cũng dần dần nghỉ. Sau nhìn lại Fujikura FOV tuyển dụng ghi hẳn Cơ điện tử luôn.
Nhưng mà vào Fujikura làm thì giống Process Engineer hơn, chứ éo có RnD gì ở đó. Và họ nên tuyển kỹ sư hệ thống công nghiệp thì hơn.

Cơ điện tử thì bạn nào học chắc mấy ông thầy lại vẽ 4 vòng tròn giao nhau rồi phải không? Cơ khí giao với Điện tử giao với Computer Science giao với Control System ra cái thằng Cơ Điện tử ở giữa.
Tóm lại kỹ sư Cơ Điện tử là thằng mà cái gì cũng biết nhưng thực sự không biết cái gì. Nhưng nó lại rất cần thiết trong các ngành công nghệ bây giờ.
Giờ nhìn đâu chẳng thấy Cơ Điện tử? Xe hơi là một ví dụ rõ ràng. Giờ sắp tới xe điện lên ngôi thì càng ác hơn nữa. Cái máy giặt. Cái lò viba, máy lạnh, nồi cơm điện (loại xịn)...
Nên mấy anh không phải lo thiếu việc. Học Cơ Điện tử thời của mình nó là cái khó vì tài liệu thì ít, thầy cô thì thực sự họ cũng không phải rành rọt gì mấy. Internet hạn chế, đến tải cái datasheet còn phải ráng lưu giữ như vàng. Có cả mấy cuốn tra chân IC như bảo bối. Thời nay thì siêu dễ rồi.
Tóm lại là cứ học đi để lấy một cái kiến thức tổng quan. Sau đó thì bản thân mỗi người (và dòng đời) sẽ đưa đẩy để mình làm một ngách nhỏ nào đó. Như tôi thì giờ lại làm về embedded system. Chả thấy cơ điện tử gì mấy. Trong khi đam mê vẫn là robot. Luận văn của tôi còn làm về mobile robot cơ với cái tên rất kêu: Robot hàn di động bám theo tường cong dùng giải thuật điều khiển mờ.
 
Tôi K57 đây. Quen cũng kha khá thằng.
Làm nhà máy thì được 10tr, nhưng cả đời chỉ phấn đấu trong cái nhà máy thôi.
TĐH bình thường, ra ngoài làm mấy cái PLC vớ vẩn thì khởi điểm 7tr là đúng giá.
Còn tầm 92-96 tại thời điểm này, nếu không lấn sang sale thì vẫn chỉ loanh quanh hơn 10tr thôi.
vớ vẩn, bảo sao bằng trung bình. qua Samsung Bắc ninh, hỏi các vender samsung xem có chỗ nào trả lương cho lập trình PLC 10tr ko???
 
Back
Top