Louis Vuitton bị cáo buộc vi phạm bản quyền

Build Back Better

Senior Member
Quỹ từ thiện của Joan Mitchell cho rằng Louis Vuitton đã vi phạm bản quyền khi sử dụng trái phép tranh của nữ họa sĩ người Mỹ.

Thương hiệu thời trang xa xỉ Louis Vuitton bị cáo buộc hành vi vi phạm bản quyền tác phẩm hội họa thuộc quyền sở hữu của Quỹ từ thiện Joan Mitchell, trang The Art Newspaper cho biết. Theo đó, tổ chức này khẳng định đã từ chối nhà mốt Pháp về yêu cầu sử dụng những bức tranh của cố họa sĩ người mỹ Joan Mitchell cho chiến dịch quảng bá mang tên Le Capucines.
Song, việc Louis Vuitton sử dụng trái phép không chỉ mang lại hiệu ứng tiêu cực cho thương hiệu mà còn nói lên tình trạng các "ông lớn" ngành công nghiệp thời trang sử dụng trái phép tác phẩm nghệ thuật.

Louis Vuitton giữ im lặng​

Theo trang Artnet News, ngay sau khi chiến dịch quảng bá sản phẩm túi xách Capucines của Louis Vuitton vừa đăng tải trên mạng xã hội, Quỹ từ thiện mang tên cố họa sĩ Joan Mitchell đã gửi thư cáo buộc và yêu cầu thương hiệu này ngừng hoạt động thương mại hóa các bức tranh.

Chiến dịch quảng bá của Louis Vuitton (trái) bị cáo buộc sử dụng trái phép tác phẩm của cố họa sĩ Joan Mitchell (phải). Ảnh: Artnet News, The Art Newspaper.
Scandal Thoi trang,  Luxury Brands anh 2

Chiến dịch quảng bá của Louis Vuitton (trái) bị cáo buộc sử dụng trái phép tác phẩm của cố họa sĩ Joan Mitchell (phải). Ảnh: Artnet News, The Art Newspaper.
Scandal Thoi trang,  Luxury Brands anh 1

Chiến dịch quảng bá của Louis Vuitton (trái) bị cáo buộc sử dụng trái phép tác phẩm của cố họa sĩ Joan Mitchell (phải). Ảnh: Artnet News, The Art Newspaper.


Trên tờ The New York Times, nội dung thư cáo buộc yêu cầu Louis Vuitton rút lại chiến dịch trong vòng ba ngày hoặc tổ chức này sẽ có động thái pháp lý. Ngoài ra, Quỹ từ thiện Joan Mitchell cho biết đã kiên quyết từ chối hành vi thương mại hóa các tác phẩm của nữ họa sĩ ngay khi nhận được lời mời từ Louis Vuitton.
Tuy nhiên, thương hiệu xa xỉ từ Pháp đã thực hiện chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng truyền thông với sự xuất hiện của nữ diễn viên Léa Seydoux tạo dáng cùng sản phẩm trước ba bức tranh của Joan Mitchell.
Trong chiến dịch quảng bá mang tên Le Capucines, Louis Vuitton đã sử dụng các tác phẩm mang tên La Grande Vallée XIV (For a Little While) (1983), Quatuor II for Betsy Jolas (1976) và Edrita Fried (1981) - hiện được trưng bày trong triển lãm Monet-Mitchell tại Quỹ từ thiện Louis Vuitton, Paris.
Phản hồi trên tờ Times, Giám đốc Quỹ Joan Mitchell - Christa Blatchford bày tỏ sự thất vọng về mục đích thực sự của mối quan hệ giữa tổ chức và Louis Vuitton. Hiện tại, Louis Vuitton từ chối phản hồi những vấn đề xung quanh sự việc, theo trang Artnet News The Art Newspaper.

Hãy mềm dẻo như Gucci, đừng giống Balenciaga​

Việc sử dụng trái phép các tác phẩm nghệ thuật, thậm chí là đạo nhái, của các thương hiệu thời trang lớn như Gucci, Balenciaga, Zara hay bây giờ là Louis Vuitton, là điều không hiếm. Song, hướng giải quyết và phản hồi với những cáo buộc trên mang đến những hiệu ứng nhất định đối với các "ông lớn" ngành thời trang.
Khoảng giữa năm 2020, giới mộ điệu thời trang thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đặc biệt chú ý đến sự việc thương hiệu Balenciaga đạo nhái ý tưởng của Trà My Nguyễn - nữ nghệ sĩ trẻ gốc Việt. Sau bài đăng cáo buộc của người tạo ra tác phẩm lấy cảm hứng từ đường phố Việt Nam, Balenciaga đã có động thái phản hồi với thái độ "phớt lờ" - theo tạp chí NSS miêu tả.

Chiến dịch quảng bá của Balenciaga (trái) bị cáo buộc sao chép tác phẩm của nghệ sĩ gốc Việt (phải). Ảnh: NSS Magazine.
Scandal Thoi trang,  Luxury Brands anh 3

Chiến dịch quảng bá của Balenciaga (trái) bị cáo buộc sao chép tác phẩm của nghệ sĩ gốc Việt (phải). Ảnh: NSS Magazine.


Ngay lập tức, Balenciaga nhận nhiều chỉ trích từ giới chuyên môn và báo giới nước ngoài, đặc biệt là CNN - đơn vị đã trực tiếp kết nối với nữ nghệ sĩ. Tạp chí NSS cho rằng hành động của Balenciaga không chỉ liên quan đến lừa dối và đạo đức mà còn là hành vi chiếm đoạt văn hóa.
Tương tự Balenciaga, thương hiệu mỹ phẩm của Gucci từng dính vào lùm xùm sử dụng trái phép ý tưởng của nhiếp ảnh gia người Việt - Hứa Xuân Như vào cuối năm 2020. Theo đó, trong bộ ảnh giới thiệu mỹ phẩm kem nền của Gucci Beauty, thương hiệu này bị nữ nhiếp ảnh gia đã tố cáo sao chép ý tưởng cô từng thực hiện vào năm 2016.
https://zingnews.vn/louis-vuitton-bi-cao-buoc-vi-pham-ban-quyen-post1406481.html
 
Thời trang nói riêng và hàng xa xỉ nói chung của Tây lông toàn thứ rác rưởi, chỉ giỏi làm màu móc túi đám me tây. Ko có giá trị cốt lõi nên bọn này sẽ lụi bại sớm thôi:doubt:
 
Thời trang nói riêng và hàng xa xỉ nói chung của Tây lông toàn thứ rác rưởi, chỉ giỏi làm màu móc túi đám me tây. Ko có giá trị cốt lõi nên bọn này sẽ lụi bại sớm thôi:doubt:

Chủ của luôn vui tươi đang là người giàu nhất tg thì phải, mà đám này toàn tiền tươi thóc thật
 
Nó vẽ cái gì vậy nhỉ
Danh hoạ là mấy thằng lờ được bao nuôi shark bơm thổi giá xong rùi ra mẹ cái tranh vớ vẩn cũng thành tiền. Như thời picaso tranh vẽ chả ra mợ gì có ai mua, rùi qua cận đại có thằng sưu tâm giỏi bơm thổi thì thành mẹ danh hoạ. Tranh như cái lờ trừu với chả tượng. Mẹ có thằng nó vẩy có mỗi mấy cái chấm mực rùi quẹt ngang tờ giấy cáo bán mấy trăm ngàn đô. T nói nó còn hơn phân lô bán nền

via theNEXTvoz for iPhone
 
Thời trang nói riêng và hàng xa xỉ nói chung của Tây lông toàn thứ rác rưởi, chỉ giỏi làm màu móc túi đám me tây. Ko có giá trị cốt lõi nên bọn này sẽ lụi bại sớm thôi:doubt:
Sai lầm nhá =.= anh cứ mặc chất vải hàng hiệu lên anh sẽ hiểu. Quần áo là công nghệ dệt công nghệ bảo quản, công nghệ phuộc da, đóng giày rùi tái chế. Cốt lõi cả đấy. Xong mẫu thiết kế sáng tạo không thì anh sẽ mặc như thằng tiền sử hay đồ hiện đại như giờ, “la mode”. Ếu có chuyện lui vì giàu thế giới toàn chủ xịn như lvmh, zara, … có lụi là do ếu bắt được xu thế thiết kế. Nhìn như adidas giờ mẫu lẫn công nghệ đều thua nike nhưng lại nâng giá gấp đôi so với trước dòng stan smith, t giờ tiền ếu đâu mua cái giá ảo tưởng đó.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Danh hoạ là mấy thằng lờ được bao nuôi shark bơm thổi giá xong rùi ra mẹ cái tranh vớ vẩn cũng thành tiền. Như thời picaso tranh vẽ chả ra mợ gì có ai mua, rùi qua cận đại có thằng sưu tâm giỏi bơm thổi thì thành mẹ danh hoạ. Tranh như cái lờ trừu với chả tượng. Mẹ có thằng nó vẩy có mỗi mấy cái chấm mực rùi quẹt ngang tờ giấy cáo bán mấy trăm ngàn đô. T nói nó còn hơn phân lô bán nền

via theNEXTvoz for iPhone
Như công gay phán, thì do anh ko có kiến thức, kinh nghiệm và cái mie gì đấy … nên méo đủ trình phân biệt dc..
 
Bọn này giỏi thật, bán sp giá cao ngất ngưởng mà người mua vẫn tranh nhau mua. Không ai dám chê đắt. Đánh trúng vào tâm lý thích thể hiện của con người. Ko có đám fan lắm tiền thì mấy cty này sập mẹ lâu rồi
 
Sai lầm nhá =.= anh cứ mặc chất vải hàng hiệu lên anh sẽ hiểu. Quần áo là công nghệ dệt công nghệ bảo quản, công nghệ phuộc da, đóng giày rùi tái chế. Cốt lõi cả đấy. Xong mẫu thiết kế sáng tạo không thì anh sẽ mặc như thằng tiền sử hay đồ hiện đại như giờ, “la mode”. Ếu có chuyện lui vì giàu thế giới toàn chủ xịn như lvmh, zara, … có lụi là do ếu bắt được xu thế thiết kế. Nhìn như adidas giờ mẫu lẫn công nghệ đều thua nike nhưng lại nâng giá gấp đôi so với trước dòng stan smith, t giờ tiền ếu đâu mua cái giá ảo tưởng đó.

via theNEXTvoz for iPhone
me tây:doubt:
 
Bọn này giỏi thật, bán sp giá cao ngất ngưởng mà người mua vẫn tranh nhau mua. Không ai dám chê đắt. Đánh trúng vào tâm lý thích thể hiện của con người. Ko có đám fan lắm tiền thì mấy cty này sập mẹ lâu rồi
Sai, Ko ai chê đắt thì bọn này sập tiệm lâu rồi, chính vì nhiều người chê đắt nên đám me tây mới ráng mua về phông bạt, bán rẻ chúng thể hiện thế d' nào dc? :boss:
 
người ta mua bức tranh không phải vì nó đẹp mà vì những câu chuyện dc người đời nói về bức tranh đó. Dù biết là thế nhưng tôi phải công nhận là bức tranh như loz
 
Back
Top