Lừa đảo dám giả mạo làm công an để lừa tiền trên mạng

Cryolite C

Senior Member

Bị lừa 120 triệu đồng trên mạng, có người khuyên báo c឴ô឴n឴g឴ ឴a឴n để lấy lại tiền, thế rồi cô lại gặp kẻ giả c឴ô឴n឴g឴ ឴a឴n vét hết tiền trong tài khoản. Thậm chí có kẻ táo tợn lừa lần hai không thành, lại hỏi… vay!

Một trong nhiều trang giả cơ quan c឴ô឴n឴g឴ ឴a឴n lừa đảo tiền những người đã bị lừa đảo trên mạng

Một trong nhiều trang giả cơ quan c឴ô឴n឴g឴ ឴a឴n lừa đảo tiền những người đã bị lừa đảo trên mạng

Đặng Thanh Hiền (đã đổi tên) ở Văn Giang, Hưng Yên, lập cập uống cốc nước lạnh. Cô mất hơn 120 triệu đồng trong tháng trước, giờ lại mất nốt 5 triệu còn lại trong tài khoản.

Báo c឴ô឴n឴g឴ ឴a឴n lại gặp c឴ô឴n឴g឴ ឴a឴n "dỏm"​

Sau vài lần "thực hiện nhiệm vụ" của một app bán hàng online trên mạng, Hiền "bay" mất 120 triệu đồng. Cô lên mạng cầu cứu giúp đỡ. Một người tên Hồng nhảy vào chat tỏ ra đồng cảm với Hiền và nói cũng từng bị lừa nên không tin được ai trên mạng.

Rồi người này khuyên Hiền trình báo c឴ô឴n឴g឴ ឴a឴n mới hy vọng lấy lại tiền. Cô ta còn cao tay dặn kỹ rằng tất cả những nick xưng luật sư, nhân viên ngân hàng… hứa giúp lấy lại tiền trên mạng là lừa hết.

Chính cô ta cũng bị lừa lần thứ hai nên kinh nghiệm và khẳng định 100% dịch vụ lấy lại tiền mà mất phí cũng là lừa đảo.

Sau đó, người này nhiệt tình gửi cho Hiền một đường link trang Facebook tên Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao C-50. Nội dung trang như thật dẫn link nhiều tin tức báo chí đăng về đấu tranh phòng chống tội phạm lừa đảo trên mạng, triệt phá các ổ nhóm tội phạm…

Người tên Hồng còn giới thiệu một cán bộ làm ở "cục" này và dặn trước: "Trình báo sự việc thì không mất phí nhưng quan trọng là họ có làm cho em ngay không thôi.

Còn nếu muốn nhờ anh kia thì chắc mất ít tiền vì họ cũng phải bỏ tiền để check số tài khoản hay địa chỉ bọn lừa đảo".

Hiền như chết đuối vớ được cọc, nhắn tin luôn cho "cán bộ c឴ô឴n឴g឴ ឴a឴n". Gần một tiếng trôi qua, bên kia trả lời tin nhắn. Sau vài câu chào hỏi, cung cấp thông tin cơ bản, "cán bộ" này nhắn cho Hiền: Hiện tại có rất nhiều vụ việc tương tự như của cô.

Mỗi ngày bộ phận của "cán bộ" tiếp nhận rất nhiều hồ sơ, vì vậy hồ sơ của Hiền sẽ tạm lưu lại, khi nào có đầu mối họ tiếp tục giải quyết.

Rồi hơn một tuần sau, Hiền nhận được phản hồi: "Qua xác minh ban đầu, đối tượng hoạt động theo nhóm. Có thể chúng đang ở trong nước". Hiền mừng quýnh, đọc như nuốt từng lời "cán bộ" chỉ đường đi nước bước.

"Trường hợp này chúng tôi phải sử dụng biện pháp nghiệp vụ truy vết đối tượng. App và các tài khoản Telegram bọn chúng không để lộ vị trí nên chúng tôi cần chị phối hợp", người "cán bộ" này còn yêu cầu Hiền cung cấp tài khoản Zalo mà một đối tượng trong nhóm đã dùng để dụ dỗ cô.

Tài khoản ấy đã bị khóa, "cán bộ" nói như đinh đóng cột rằng khôi phục được nhưng Hiền phải cung cấp mật khẩu của mình và dặn dò: "Trong quá trình kiểm tra, chị không đăng nhập vào Zalo để tránh lỗi dữ liệu".

Lát sau, "cán bộ" nhắn lại: cơ quan c឴ô឴n឴g឴ ឴a឴n đã xác minh, phía ngân hàng sẽ tạo một lệnh chuyển tiền vào tài khoản của cô. Nếu nhận được, Hiền phải chuyển lại số tiền đã nhận đó để phía ngân hàng xác minh tài khoản đúng là của Hiền.

Cô nhận được 290.000 đồng thật! Rồi cô phải chuyển tiền lại cho "cán bộ". Chưa xong, "cán bộ" còn nói ngân hàng yêu cầu xác minh lần thứ hai. Lần này ngân hàng không gửi tiền trước mà cô phải chuyển tiền bằng cách quét mã QR để "xác minh hai chiều". Thế là cô mắt nhắm mắt mở quét mã, chuyển 5 triệu đồng cho ngân hàng.

Lúc này vài người bạn nhắn tin thông báo có người dùng Zalo của cô hỏi vay tiền. Khi đó cô gái mới tá hỏa vì "cán bộ" dùng tài khoản Zalo của cô hỏi vay tiền tứ tung. Vài người đã chuyển tiền, người thì 3 triệu đồng, người 8 triệu đồng…

Hiền đành lên mạng thông báo Zalo bị hack, cảnh báo bạn bè không chuyển tiền. Hiền quay lại nhắn cho "cán bộ" thì nick đã bị chặn!

Cùng một hình ảnh lập nhiều nick khác nhau để lừa đảo

Cùng một hình ảnh lập nhiều nick khác nhau để lừa đảo


Không lừa được thì… vay​

Nguyễn Phương Thảo (đã đổi tên) làm quản lý nhân sự cho một nhà máy ở Bình Dương bị mất hơn 300 triệu đồng. Cô cũng lên mạng "bóc phốt", đăng bài cảnh báo.

Chiêu trò vẫn y chang như các nạn nhân khác. Nào là từ tin nhắn SMS hay Facebook, rồi có người tiếp cận, nhắn tin dụ sang Zalo hoặc Telegram, rồi tải app, làm nhiệm vụ, xác minh tài khoản, đầu tư…

Đặc biệt là những bước cuối phải chuyển thêm tiền mới… rút được tiền trước đó.

Thảo mất hơn 300 triệu, toàn bộ vốn liếng cô tích cóp được trong 5 năm. Cô lên mạng chia sẻ chuyện mình bị lừa. Người vào động viên, người góp thêm chuyện của họ. Thế rồi có người nhắn tin cho Thảo có thể tìm được địa chỉ kẻ lừa đảo. Thảo bán tín bán nghi, cứ thử hỏi chuyện xem sao.

Gã kia xưng tên Thành, gửi ảnh căn cước công dân cho Thảo để tạo niềm tin. Gã có trang cá nhân "hoành tráng", nhiều ảnh hút xì gà, lái xe và khoe quen biết nhiều người "trong ngành" (c឴ô឴n឴g឴ ឴a឴n - PV).

Gã chỉ cần có số tài khoản, người "trong ngành" check "phút mốt" là ra địa chỉ. Còn nếu có số điện thoại, chỉ cần gọi điện còn đổ chuông là 30 phút sau "anh em" gã tới tóm sống kẻ lừa đảo.

Nghe gã "nổ", Thảo thử gửi số tài khoản tên lừa đảo cho gã. Hôm sau, gã gửi cho Thảo bức hình đúng tên đã dụ cô nạp tiền vào app.

"Nó đang ở Hà Nội, em muốn xử nó sao?", Thành làm như sắp bắt được thủ phạm.

Cô nghi ngờ vì những bức ảnh Thành gửi đều là ảnh đã đăng trên Facebook của kẻ lừa cô trước đó. Cô cẩn thận nói không cần "xử" mà cần gặp mặt.

Thành ra giá 5 triệu đồng chuyển khoản. Thảo không nghe, gã giảm xuống 2 triệu để "anh em" lấy tiền xăng đi lại, khi nào đòi được lại tiền thì trả hết cho gã. Thảo nhất quyết không nghe, đòi phải có ảnh thật và thông tin, địa chỉ, tên tuổi mới chuyển khoản.

Tên kia vẫn ỉ ôi cò kè ngã giá. Thảo không nghe máy, gã lại gửi bức ảnh một người đang cấp cứu trong bệnh viện. "Anh nói thật là thằng em anh đang cấp cứu, cần tiền quá. Em cho anh mượn tạm 2 triệu, chiều nay anh trả"…

Thảo cắt liên lạc! "Nó nghĩ lừa em được lần hai. Nhưng em hết ngu rồi! Mất 300 triệu phải khôn ra chứ", cô bức xúc nói.

Bị lừa hơn 200 triệu đồng, Hiền lại bị người mạo danh c឴ô឴n឴g឴ ឴a឴n lừa tiếp 5 triệu đồng và dùng tài khoản Zalo của cô để vay tiền nhiều người khác - Ảnh: VŨ TUẤN

Bị lừa hơn 200 triệu đồng, Hiền lại bị người mạo danh c឴ô឴n឴g឴ ឴a឴n lừa tiếp 5 triệu đồng và dùng tài khoản Zalo của cô để vay tiền nhiều người khác - Ảnh: VŨ TUẤN

...
 
Đm, mấy cái kịch bản y xì nhau. V mà cũng nhiều người ngu nghe theo. Đéo hiểu kiểu gì luôn. Thằng em ruột của t cũng bị lừa hơn cả tỷ.
Ps: kèo ăn 290k có vẻ ngon. Ae vozer kiếm kèo đó húp của tụi lừa đảo đi kìa.
 
Bọn lừa lần 1 đã khốn nạn, bọn kêu lấy lại tiền bị lừa mới tận cùng của sự khốn nạn
 
Thảo cắt liên lạc! "Nó nghĩ lừa em được lần hai. Nhưng em hết ngu rồi! Mất 300 triệu phải khôn ra chứ", cô bức xúc nói
Đọc nó cứ hài hài
uq1dgnk.png
 
1704427369033.png

Viết cái nơi làm việc còn sai chính tả, thế mà lắm người bị lừa.
Hôm trước bên conan còn lên đài thông báo là cơ quan conan không bao giờ làm việc qua mạng xã hội và điện thoại. giờ bị lừa chỉ vì kém hiểu biết thôi.
 
Quá táo tợn rồi. Vì lòng danh dự của người đông xưởng, kiến nghị ngài dát vàng thân chinh cùng trăm vạn cẩm y vệ tiến về cam bốt tiêu diệt hang ổ bọn lừa đảo.
 
Thằng nào nghĩ ra trò lấy lại tiền cho người bị lừa cũng hay thật.
Lọc hết những người khôn, chỉ tập trung lừa những người ngơ ngơ, bất bình thường.
 
Vụ trên fb con vợ nt với người tình ảo, được hướng dẫn đầu tư lãi 3.8 tỉ. Về nằng nặc đòi tiền chồng nộp 30tr để rút hài vl.
Ông chồng đúng là double đau
 
tham thì thâm thôi, thời buổi thất nghiệp đầy ra, đơn hàng may mặc thì ko có, công nhân tay nghề lâu năm còn ko có việc mà lắm chị em vẫn tin mấy cái job online may mặc trên fb, tele, zalo được thì chịu hẳn. cứ cái suy nghĩ ko làm mà đòi có ăn thì sớm hay muộn gì cũng bị lừa thôi, ngoài kia đi làm vật mặt ra tháng chưa được 10 củ mà đây đòi chỉ ngồi nhà bấm bấm lương 15-20 củ

hahaha-ngu.gif
 
Các thím cảnh giác cả chiêu nó giả danh làm công an Quận/Huyện hoặc Phường/Xã (thường là Quận/huyện thôi) các thím ở rồi báo các thím chưa định danh hay định danh cccd có vấn đề xong bảo sẽ có cán bộ khác liên hệ sau. Sau đấy sẽ có 1 thằng/con gọi đến yêu cầu kb zalo xong hướng dẫn cài 1 app lậu hoặc lấy thông tin cá nhân hoặc mã otp các kiểu.
Các thím lưu ý công an họ k làm việc qua điện thoại, nếu có thì cũng chỉ gọi đến trụ sở CAP hay CAQ để làm việc trực tiếp, nên nếu có vấn để về CCCD thì ra thẳng công an Phường/Xã mình để hỏi nhé
 
Sợ thật, 1 XH toàn đi lừa đảo, dối trá lừa lọc nhau thế này ? Riết rồi mất sạch niềm tin luôn. người Việt chuyên đi tìm cách hãm hại chính đồng bào mình. :surrender:
Thế đéo nào mà Thế giới có 200 nước và vùng lãnh thổ, năm rồi số tiền người Việt bị lừa đảo chiếm mẹ nó 1/3 số tiền bị lừa đảo luôn. Sợ vãi linh hồn.:waaaht:
Cả thế giới bị lừa đảo qua mạng mất 53 tỉ đô, người Việt mất gần 1/3
Có gần 16 tỉ USD do người Việt Nam bị lừa đảo qua mạng trong tổng số 53 tỉ USD toàn cầu. Đó là con số rất lớn để thấy rằng Việt Nam là vùng trũng nhận thức thông tin và sử dụng mạng.

Nhìn gương mấy thằng Trung, Hàn Nhật nó giàu lên nhờ kiếm ngoại tệ từ việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, móc túi ngoại bang hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Đây người Việt mình lại chăm chăm lừa lọc dối hại lẫn nhau, tiền từ túi người này chảy sang túi người khác chứ chả kiếm dc đồng ngoại tệ nào.:cry: Chưa kể cò đất thi nhau đẩy giá đất lên cao chót vót để úp bô con gà đến sau, hòng kiếm dc nhiều tiền nhất cho mình. Giá nhà quá cao càng khiến giới trẻ ngao ngán, ko muốn kết hôn, ko muốn sinh con. :too_sad:

Trên TV có mấy phóng sự mà chúng nó về tận thôn quê nghèo đói lừa mấy cụ già nghèo khó vào đa cấp/ lừa trúng thưởng,... xong cướp của họ hàng trăm triệu. Thiệt ko biết còn chút tính người nào ko nữa ? Người ta đã khổ sở rồi mà còn nỡ đi lừa lọc họ như vậy.
 
Last edited:
đm bất hạnh vkđ, từ lớn đến bé chưa bị sđt lừa đảo gọi cho mình lần nào luôn :(
 
Như trong bài này cũng vậy, bà cụ già 73t, làm cả đời mới tích dc 426 tr mà bọn súc vật nó cũng đi lừa đảo để chiếm đoạt tiền vì nó biết người già kiến thức kém nên dễ bị lừa hơn. Bọn này nó còn tàn ác hơn cả quỷ nữa.
 
Back
Top