tin tức Lý do Kpop không bị nhãn hàng chi phối như ca sĩ Việt

Ca sĩ Hàn kiếm tiền bằng nhiều cách khác nhau thay vì quá lệ thuộc vào một nhóm nhãn hàng. Nhờ đó, nhiều ngôi sao có thu nhập khủng.
220902_youtube_twitter_update_blackpink_documents_1_1695616399543452248078.jpeg

Cách thức thị trường âm nhạc Việt với Kpop hay US-UK vận hành có rất nhiều khác biệt, dẫn đến nguồn thu của giới ca sĩ cũng không hề giống nhau. Trong khi ca sĩ Việt khá phụ thuộc vào các đêm nhạc của nhãn hàng hay quảng cáo, giới nghệ sĩ Kpop lại có nhiều cách thức kiếm tiền hiệu quả, chẳng hạn bán album, tổ chức concert, nhạc số… Đồng nghĩa, sự lệ thuộc của họ vào nhãn hàng không lớn như Vpop.

Ca sĩ Hàn giàu có nhờ đâu?​

Theo Hankyung, người nổi tiếng nói chung và ca sĩ Hàn Quốc nói riêng ở giai đoạn đỉnh cao có thể kiếm được số tiền gấp ít nhất hàng chục đến hàng trăm lần so với người bình thường.

Trong đó, nguồn thu nhập của ca sĩ bao gồm tiền bán nhạc, bản quyền nhạc số, biểu diễn trong các lễ hội âm nhạc, chương trình truyền hình, làm đại sứ thương hiệu, hợp đồng quảng cáo, tham gia sự kiện và đặc biệt phát hành album, tổ chức tour diễn. Nếu phát triển thêm hoạt động cá nhân, như phát hành album solo hay đóng phim, thu nhập của nghệ sĩ càng tăng lên.

Trao đổi với Hankyung, Chris Kwon, Giám đốc điều hành của BMC cho biết một trong những nguồn thu nhập lớn nhất của ca sĩ Hàn Quốc là các sự kiện, lễ hội ở trường đại học và chuyến lưu diễn nước ngoài.

Nếu các sự kiện âm nhạc ở Việt Nam thường do nhãn hàng tổ chức thì ê-kíp đứng sau các lễ hội tại Hàn Quốc đa dạng hơn, chẳng hạn trang nghe nhạc, đơn vị truyền thông (với các sự kiện âm nhạc cuối năm) hay trường đại học… Đặc biệt, tour diễn nước ngoài giúp thần tượng Kpop giàu lên nhanh chóng.

Theo phóng viên Kang Sung Hoon, BlackPink đã thu về 350 tỷ won (khoảng 265 triệu USD) nhờ chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới Born Pink năm 2023.

Đương nhiên, cũng có những tình huống bất ngờ xảy ra, chẳng hạn Covid-19 ập tới khiến các nghệ sĩ không thể tổ chức concert. Vấn đề này từng ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến thị trường Kpop lao đao. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, các công ty lập tức có phương án để giải quyết bài toán doanh thu. Đó là tổ chức concert online.

Kpop anh 1
BTS thu về số tiền khủng ngay cả khi tổ chức concert online. Ảnh: Big Hit Music.


Tháng 1, Big Hit Entertainment - công ty quản lý của BTS - công bố số liệu của concert trực tuyến Map Of The Soul. 933.000 khán giả đến từ 191 quốc gia trên thế giới tham dự buổi hòa nhạc trực tuyến giúp BTS đạt doanh thu dao động từ 43 triệu USD tới 62,1 triệu USD.

JoongAng nhận định bằng việc xây dựng văn hóa thần tượng, Kpop đang hưởng thành quả. Là một trong những thị trường tiên phong với hướng đi này, ca sĩ Kpop có thể sống tốt nếu có lượng fan lớn mà không cần thành tích ấn tượng ở mảng nhạc số trong nước.

Các chuyên gia đồng ý thần tượng, đặc biệt nhóm nhạc nam đang phát triển dựa trên lực lượng fan hùng mạnh của họ. Ở thị trường trong nước, họ khó có thể tồn tại nếu không có những ca khúc nổi tiếng. Nhưng ở thị trường toàn cầu, chỉ cần có những người hâm mộ trung thành, thần tượng có thể thực hiện được nhiều hoạt động đa dạng và kiếm tiền từ đó, điển hình việc bán album.

116 triệu bản là doanh số bán album cộng dồn từ tháng 1/2023 đến tháng 11/2023 (dựa trên thống kê của Circle Chart Top 400), theo JoongAng. Trong đó, nhóm nhạc Stray Kids có album 5-Star bán được 4,794 triệu bản và Rock-Star đạt 3,872 triệu bản.

Nguồn thu từ quảng cáo​

Cũng bởi có lượng fan đông đảo trên toàn thế giới nên việc các nhóm nhạc, thần tượng Hàn Quốc được nhãn hàng tìm đến là điều dễ hiểu. Từ thời những thần tượng thế hệ thứ 1 (những năm cuối thập niên 1990) hay thế hệ 2 (những năm đầu 2000), Kpop đã được vô vàn nhãn hàng tìm đến, từ trung tâm thương mại, hàng điện tử, ngân hàng, đồ uống, thực phẩm, thời trang, mỹ phẩm, tập đoàn tài chính tới dược phẩm, hàng tiêu dùng, ôtô…

Theo The Current, tập đoàn đa quốc gia Samsung là nhà quảng cáo lớn thứ tư trên  thế giới với số tiền lên tới 9,7 tỷ USD vào năm 2020. Từ những ngày đầu Kpop phát triển, Samsung đã chi rất nhiều tiền để mời về các nhóm nhạc nổi tiếng nhất ở mỗi giai đoạn, chẳng hạn hợp tác sản xuất MV với Lee Hyori, miss A, 2PM, SNSD, f(x), Infinite… Những nhóm nhạc nổi tiếng nhất Kpop hiện tại như BTS, BlackPink, Stray Kids cũng đã hoặc đang hợp tác quảng cáo cho Samsung ở những dòng sản phẩm khác nhau.

Cuối năm 2023, Money Today đưa tin chi phí quảng cáo hàng năm của Lee Hyori là 700 triệu won (khoảng 526.000 USD). Với Jennie, phí quảng cáo của nữ ca sĩ ước tính khoảng 1 tỷ won mỗi năm, theo Salgoo News. Bằng việc luôn ký kết hợp đồng với những ngôi sao hàng đầu, Samsung rõ ràng có sức ảnh hưởng rất lớn về lĩnh vực quảng cáo với giới thần tượng.


Kpop anh 2
Jennie có phí quảng cáo lên tới hàng tỷ won. Ảnh: Jennierubyjane.


Tuy nhiên, không chỉ Samsung, hàng loạt tập đoàn hàng đầu hay những công ty nhỏ hơn trong mọi lĩnh vực cũng nhắm tới ca sĩ thần tượng. Đằng sau đó là mục tiêu tiếp cận khán giả trẻ. Đặc biệt, theo Daily, các công ty tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đang cạnh tranh trong việc tìm người mẫu quảng cáo. Bằng cách sử dụng những người nổi tiếng từ nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn thần tượng, diễn viên và vận động viên, các thương hiệu tham vọng nâng cao hình ảnh và sức ảnh hưởng tới nhiều nhóm tuổi khác nhau.

Một trong những xu hướng quảng cáo phổ biến nhất ở giới thần tượng là lồng ghép nhãn hàng trong MV. Ngoài hình thức MV thuần quảng cáo như trường hợp Samsung kể trên, việc đưa hình ảnh, thông điệp liên quan đến nhãn hàng vào sản phẩm cũng giúp thần tượng có doanh thu lớn.

Chẳng hạn, ngay từ MV ra mắt là Dalla Dalla, các thành viên ITZY đã hợp tác với Kia, một trong những nhà sản xuất ôtô lớn nhất Hàn Quốc. Ở một cảnh quay, 5 thành viên đứng nhảy nhót trên 5 chiếc xe thuộc dòng Kia Soul.

Giám đốc bộ phận quảng cáo Lee Young Sil cho biết với Yonhap News: “Bằng cách kết hợp quảng cáo sản phẩm trong các nội dung âm nhạc, thứ không thể tách rời với lối sống của giới trẻ, các công ty đang cố gắng tạo ra sự gắn kết với khách hàng và tăng sự chú ý”.

Không dừng ở các nhãn hàng trong nước, thần tượng Kpop giờ đây còn được nhiều thương hiệu xa xỉ toàn cầu để mắt. Cả 4 thành viên BlackPink gồm Jisoo (Dior), Rosé (Saint Laurent), Jennie (Chanel) và Lisa (Celine) đều đang hoạt động tích cực với tư cách đại sứ toàn cầu.

Kpop anh 3
Nhóm nhạc ITZY nhận được hợp đồng quảng cáo ngay khi ra mắt. Ảnh: JYP Entertainment.


Một thương hiệu thậm chí chọn nhiều nghệ sĩ Hàn khác nhau làm đại sứ. Chẳng hạn, Louis Vuitton hợp tác với nhóm nhạc Riize, J-Hope của BTS, Le Sserafim, Felix (Stray Kids). Versace có Hyunjin (Stray Kids) hay Ningning (aespa) làm đại sứ toàn cầu. Sana (TWICE), Jeon Somi và nhóm Enhypen đại diện cho Prada.

Cũng nhờ có nhiều nguồn thu khác nhau, đặc biệt sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các thương hiệu nước ngoài, ca sĩ Hàn Quốc vẫn có thể duy trì sự nghiệp ngay cả khi thiếu đi các nhãn hàng quảng cáo trong nước. Các hợp đồng quảng cáo làm cho ca sĩ Hàn giàu lên nhanh chóng nhưng không đến mức khiến họ kiệt quệ nếu dừng hợp tác.

Đương nhiên, tương tự bất cứ thị trường âm nhạc nào khác, hợp đồng quảng cáo, lời mời dự sự kiện hay lượng album bán ra khủng vẫn tập trung vào một nhóm nhỏ những thần tượng nổi tiếng nhất. Sự cạnh tranh ở ngành công nghiệp này ngày càng khốc liệt.

Đã có nhiều nhóm nhạc phải tan rã ngay khi chưa được khán giả biết tới, thậm chí ca sĩ đi làm nhân viên bán hàng sau khi giải nghệ. Hình ảnh đó đối lập với những ngôi sao hàng đầu, di chuyển bằng máy bay riêng, sống trong căn hộ sang trọng như BTS, BlackPink.

Dẫu vậy, việc có nhiều nguồn thu vẫn là lợi thế để các nghệ sĩ Kpop có cát-xê cao và từ đó tái đầu tư vào những sản phẩm chất lượng, thay vì bị chi phối quá nhiều bởi nhãn hàng như Vpop hiện tại.

 
Đẳng cấp khác rồi, thế giới chứ còn gì trong nước nữa, hoặc mang tiền quảng cáo đến xin được quảng cáo hoặc nghỉ đi, thiếu gì bên muốn quảng cáo. Còn đằng này thì ở trong nước còn olaha thì lấy đâu ra, không có tiền quảng cáo là dặt dẹo ngay.
 
Kpop ăn tiền cả thế giới mà đâu chỉ ăn tiền trong nước đâu. Kpop giờ giàu chỉ thua Mẽo thôi
nói quá. độ phủ sóng thì có thể số 2, chứ tiền thì còn xa, mới tầm top 10 hay 7 gì đó

mà mấy t báo vn chỉ biết nhìn vô cái ngọn, là lũ idol trình diễn thành phẩm, mà tưởng bở là đập tiền đánh bóng ngoại hình, truyền thông cho ca sĩ trong nước là bắt chước được 😂 có cái nịt.

đám nhạc sĩ, hòa âm, biên đạo trong hậu trường ng ta tầm sư học đạo các sư phụ mỹ mấy chục năm, mới gây dựng lên được cái xương sống của toàn ngành bên đấy. marketing lắm mà nghe mãi không lọt tai số đông thì cũng chỉ trầy trật như đám idol nhật thôi
 
nói quá. độ phủ sóng thì có thể số 2, chứ tiền thì còn xa, mới tầm top 10 hay 7 gì đó

mà mấy t báo vn chỉ biết nhìn vô cái ngọn, là lũ idol trình diễn thành phẩm, mà tưởng bở là đập tiền đánh bóng ngoại hình, truyền thông cho ca sĩ trong nước là bắt chước được 😂 có cái nịt.

đám nhạc sĩ, hòa âm, biên đạo trong hậu trường ng ta tầm sư học đạo các sư phụ mỹ mấy chục năm, mới gây dựng lên được cái xương sống của toàn ngành bên đấy. marketing lắm mà nghe mãi không lọt tai số đông thì cũng chỉ trầy trật như đám idol nhật thôi
Top 7 top 10 là thị trường trong nước. Kpop nó gặm nhiều thị trường lắm
 
Top 7 top 10 là thị trường trong nước. Kpop nó gặm nhiều thị trường lắm
niche thôi. trừ 2-3 nhóm đi tour đúng nghĩa để hốt tiền cỡ Bruno Mars, Charlie Puth... còn lại vẫn là show nhỏ lẻ, hay diễn chung sự kiện, festival như nghệ sĩ indie mỹ, không đáng bao nhiêu

còn nói tiền tầm A-list như Taylor với Beyonce, hay rock band gạo cội thì chưa tới tuổi
 
nói quá. độ phủ sóng thì có thể số 2, chứ tiền thì còn xa, mới tầm top 10 hay 7 gì đó

mà mấy t báo vn chỉ biết nhìn vô cái ngọn, là lũ idol trình diễn thành phẩm, mà tưởng bở là đập tiền đánh bóng ngoại hình, truyền thông cho ca sĩ trong nước là bắt chước được 😂 có cái nịt.

đám nhạc sĩ, hòa âm, biên đạo trong hậu trường ng ta tầm sư học đạo các sư phụ mỹ mấy chục năm, mới gây dựng lên được cái xương sống của toàn ngành bên đấy. marketing lắm mà nghe mãi không lọt tai số đông thì cũng chỉ trầy trật như đám idol nhật thôi
Chính ra sức mạnh của Kpop là đám nhạc sĩ, vũ đạo, đạo diễn hình ảnh và PR. Đám Idol chỉ là mấy con rối leo lên sân khấu biểu diễn theo hướng dẫn. Các công ty nó muốn sút phát một.
 
Chính ra sức mạnh của Kpop là đám nhạc sĩ, vũ đạo, đạo diễn hình ảnh và PR. Đám Idol chỉ là mấy con rối leo lên sân khấu biểu diễn theo hướng dẫn. Các công ty nó muốn sút phát một.
Nói nghe dễ ăn quá. Hàn có vài công ty cạnh tranh nhau lận chứ ko phải 1 công ty. Sút con này nó vào công ty khác kéo fan thì bỏ mẹ. Đừng tưởng làm idol dễ ăn, đừng tưởng idol xịn nhiều như lá mùa thu
 
Nói nghe dễ ăn quá. Hàn có vài công ty cạnh tranh nhau lận chứ ko phải 1 công ty. Sút con này nó vào công ty khác kéo fan thì bỏ mẹ. Đừng tưởng làm idol dễ ăn, đừng tưởng idol xịn nhiều như lá mùa thu
bọn big3 nó còn blacklist cấm sóng top idol ở đỉnh cao suốt 10 năm không ai dám hó hé, kéo bằng niềm tin. mấy thằng già chóp bu hàn xẻng có thể chấp nhận đốt tiền nhưng không bao giờ chịu mất mặt. độ sĩ diện ngút trời
 
Back
Top