Lý do nhiều người trẻ thường xuyên hết tiền vào cuối tháng

Một nghiên cứu gần đây của Nesta, quỹ đổi mới ở Vương quốc Anh, cho thấy 50% số người trong khoảng từ 18 đến 34 tuổi, khi được hỏi, đều nói rằng họ thường xuyên hết tiền.

Nghiên cứu hàng năm của Quỹ đầu tư F&C xem xét thói quen chi tiêu của thế hệ Millennials một cách tổng quát hơn. Năm nay, nghiên cứu cho thấy 68% số người được hỏi muốn bắt đầu tiết kiệm, trong khi 66% cho biết họ quá lo lắng về tiền bạc và nợ nần, đến mức họ mất ngủ vào ban đêm.

Dù vậy, thói quen tài chính và cách mà người trẻ cảm nhận về tiền dường như mâu thuẫn với nhau.

Với mức lương trì trệ, chi phí sinh hoạt tăng cao và khủng hoảng nhà ở, nhiều người trẻ không có nhiều tiền. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chi tiêu vô độ. Vì thế, dù được tăng lương đáng kể nhưng họ vẫn có thể rơi vào cảnh túng thiếu.

Billie, 29 tuổi, người Anh, là một ví dụ điển hình. Gần đây, cô đã được tăng lương từ 40.000 bảng Anh lên 80.000 bảng/năm sau khi bỏ công việc tự do để làm việc tại một công ty luật ở London. Tuy nhiên, dù được tăng lương nhưng cuối mỗi tháng, cô vẫn chẳng tiết kiệm được là bao.

Billie nói: "Tôi chủ yếu tiêu tiền vào việc đi chơi hoặc ăn uống trong ngày. Tôi sống một mình nên ghét nấu nướng. Tôi luôn mua đồ ăn ngoài đường về nhà hoặc đi ăn tối ở ngoài. Tôi di chuyển bằng Uber đi khắp mọi nơi.

Tôi không mua quần áo thường xuyên nhưng tôi thích đi nghỉ và trải nghiệm. Tôi thực sự không có gì để thể hiện về mặt vật chất.

Tôi đang muốn có thể tiết kiệm. Tháng tới tôi sẽ bước sang tuổi 30. Tôi thực sự muốn có một khoản tiết kiệm, mua nhà riêng và cuối cùng là có một gia đình. Hiện tại, tôi đang chi tiêu khoảng 3.000 bảng Anh một tháng cho các mặt hàng không thiết yếu".

Lý do nhiều người trẻ thường xuyên hết tiền vào cuối tháng - 1




Nhiều người trẻ thường xuyên hết tiền vào cuối tháng (Ảnh minh họa: AUG Student Services).

Kate, 31 tuổi, sống ở Oxford, Anh, với bạn trai của mình. Sau khi thanh toán các hóa đơn mỗi tháng, cô thường không còn nhiều tiền trong tài khoản.

Kate thừa nhận rằng, cô không phải người tính toán cho tương lai xa

Cô gái trẻ nói: "Bởi vì tôi không nghĩ về lâu dài nên tôi có một thói quen khủng khiếp là cho rằng mọi chuyện đều sẽ ổn. Tôi chưa bao giờ hoàn toàn hết tiền trong túi nhưng bây giờ tôi ý thức hơn một chút về việc chi tiêu của mình.

Tôi sống với bạn trai và nếu trong nhà xảy ra sự cố gì, tôi không có tiền tiết kiệm để góp vào việc sửa chữa. Nếu ngày mai mái nhà xuất hiện một lỗ thủng, tôi thực sự không đủ khả năng để sửa nó.

Thực ra phần lớn chi tiêu của tôi dành cho người khác. Tôi trả tiền bữa tối hoặc vé xem phim và tôi rất hào phóng với những món quà cho ngày sinh nhật và Giáng sinh.

Tôi tiêu bao nhiêu cho bản thân không quan trọng. Nếu tôi thấy thứ gì tôi thực sự thích, tôi sẽ mua nó. Tôi không lên kế hoạch phải chi bao nhiêu tiền mỗi tháng.

Khi ra ngoài ăn tối với các em của mình, tôi sẽ trả tiền vì tôi là chị cả. Tôi cảm thấy mình nên làm như vậy dù không ai yêu cầu".

Suy nghĩ "sống cho hiện tại" - là một trong những lý do chính khiến rất nhiều người trong số chúng ta cảm thấy khó còn dư tiền vào cuối tháng.

Tiến sĩ Peter Brooks, người đứng đầu bộ phận tài chính tại Barclays, công ty của Anh chuyên điều hành dịch vụ tài chính trên toàn thế giới, cho biết: "Tất cả chúng ta đều có một thứ gọi là "sự thiên vị hiện tại" - cảm giác khiến ta hạnh phúc hôm nay sẽ tốt hơn nhiều so với hạnh phúc trong tương lai".

1/3 các cô gái trẻ, trong cuộc khảo sát với Barclays, nói rằng họ tiết kiệm thường xuyên. 2/3 nói rằng họ không tiết kiệm tiền. Việc chủ động tiết kiệm rất khó khăn hoặc họ nghĩ rằng "tháng sau sẽ làm" nhưng rồi không thực hiện được.

Catherine Morgan, người sáng lập trang tư vấn kiểm soát tài chính The Money Panel, nói: "Cảm nhận của chúng ta về tiền bạc bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài như phương tiện truyền thông, gia đình, đồng nghiệp nhưng cũng từ những thứ bên trong như tính cách, niềm tin và kinh nghiệm của chúng ta.

Những trải nghiệm ta từng trải qua từ nhỏ có tác động rất lớn đến cách chúng ta cảm nhận về tiền bạc. Chúng nằm trong tiềm thức của chúng ta và định hình hệ thống niềm tin bên trong chúng ta, sau đó điều khiển cách chúng ta cư xử với tiền bạc".

Mối quan hệ của Billie và Kate với tiền bạc đều bắt nguồn từ quá trình giáo dục và tâm lý tình cảm của họ.

Kate nói: "Tôi đã trải qua rất nhiều phiền muộn và lo lắng nên trong một số thời điểm, tôi quyết định làm những điều tốt đẹp cho mọi người để cảm thấy vui hơn. Tôi rất giỏi trong việc mua cho mọi người những thứ họ thực sự thích".

Billie thì lớn lên trong gia đình có mẹ cô, trụ cột chính của gia đình, thường xuyên đối xử rất tốt với bản thân.

"Mẹ tôi thường nói: "Mẹ đã kiếm được tiền nên mẹ xứng đáng được tiêu xài" và bà ấy sẽ mua cho mình một chiếc túi xách mới hoặc đi chăm sóc sắc đẹp. Tôi đã học được cách tiêu tiền từ mẹ, đặc biệt là khi công việc của tôi ngày càng căng thẳng".

Tiến sĩ Eliza Filby, chuyên gia về thế hệ, cho biết, trong khi cha mẹ của chúng ta, những người sinh từ năm 1946 đến 1964, được khuyến khích đầu tư vào nhà ở, thì người trẻ lại được khuyến khích hành xử "liều lĩnh" hơn.

"Thế hệ Millennials vẫn lo lắng về tương lai tài chính của họ, nhưng họ có những ưu tiên rất khác - cả ngắn hạn và dài hạn - so với thế hệ cha mẹ.

Họ thà tiêu tiền đi du lịch khi còn trẻ hơn là tiết kiệm cho chuyến du ngoạn trong mơ ở độ tuổi 70. Millennials vẫn muốn mua nhà nhưng là mua để ở chứ không phải là một khoản đầu tư", Eliza Filby nói.

Tiến sĩ Brooks khuyến khích người trẻ học cách sử dụng những thứ như ứng dụng ngân hàng và tiết kiệm đúng cách. Dần dần mọi người có thể từ bỏ thói quen chi tiêu kém hữu ích của mình và bắt đầu tiết kiệm thường xuyên hơn.

Catherine Morgan, người sáng lập trang tư vấn kiểm soát tài chính The Money Panel, nói rằng, chìa khóa để kiểm soát tài chính là tập trung vào việc kiểm soát sự bốc đồng của chúng ta.

Catherine Morgan nói: "Khi bạn chuẩn bị lấy thẻ tín dụng để mua hàng, hãy tạm dừng một chút và tự hỏi bản thân: Bạn đang cảm thấy cảm xúc gì trong thời điểm đó?

Hãy thực hiện quy tắc 24 giờ, nghĩa là khi muốn mua một món đồ gì đó, hãy cân nhắc trong một ngày, cho phép bộ não của bạn có thời gian suy nghĩ hợp lý hơn. Có thể sau 24 giờ, bạn sẽ thấy không cần mua món đồ đó nữa".

Catherine Morgan cũng khuyến khích phụ nữ xem xét cẩn thận các khoản chi tiêu của mình.
https://dantri.com.vn/nhip-song-tre...het-tien-vao-cuoi-thang-20230316173655057.htm
 
47AC6515-A480-4AC5-AE6C-D87FD3C9D94F.jpeg

Dạo này tui có lên cái gọi là wishlist, thêm thông tin vào đấy. Có nhiều cái sau vài hôm xem lại thì cảm thấy không thích/không cần nữa. Tóm lại là ko nên bốc đồng quá, và nên nhìn vào giá trị lâu dài nữa
 
View attachment 1723405
Dạo này tui có lên cái gọi là wishlist, thêm thông tin vào đấy. Có nhiều cái sau vài hôm xem lại thì cảm thấy không thích/không cần nữa. Tóm lại là ko nên bốc đồng quá, và nên nhìn vào giá trị lâu dài nữa
1. Đặt mục tiêu : ví dụ 1 tháng để dành xxx, 2 tháng nữa mua xxx.....
2. kiểm soát chi tiêu để đạt dc 1
Coi vậy chứ cũng khó phết
 
2008 ra trường, ở trọ Q7 phòng lầu đúc khoảng 15m2 nhà 3 tầng, có WC riêng, có bếp ,máy giặt tủ lạnh dùng chung, bao điện nước net giá 1.2 triệu. Lương ra trg 5.5 triệu.
Giờ phòng như hiện tại giá bao nhiêu? Và sv mới ra trường có thể dùng lương để ở riêng 1 phòng như vậy không?
 
Xong lên mạng kêu xx triệu không đủ sống 1m ở HN/SG
lSZbzhV.png

Bar sàn lẩu nướng đú đởn suốt ngày thì tiền zời mới đủ cho các cô cậu, nhiều đứa nhà nghèo, làm lương tàng tàng nhưng ăn chơi sĩ diện phông bạt ác lắm, đợt covid vừa rồi chắc cũng nhiều đứa có được bài học cho mình
 
Vật giá ngày càng cao mà lương hẻo chứ sao. Thêm cái sống ảo nữa.

Gửi từ Samsung SM-A507FN bằng vozFApp
 
cuối tháng mới hết là tốt rồi, có khi mới chuyển vào TK xong chưa kịp nhìn nó đã vỗ cánh bay mới là bình thường
 
thay vì ngồi rên rỉ tiền k đủ xài thì sao k cố gắng nâng cao trình độ bản thân để tăng thu nhập nhỉ ?
 
Back
Top