Một phụ nữ nguy kịch sau vết thương đơn giản: Ngạnh cá trê đâm vào tay

jer

Senior Member

Vết thương tưởng đơn giản là ngạnh cá trê đâm vào tay đã dẫn đến tình trạng nguy kịch ở một phụ nữ 57 tuổi. Hiện bệnh nhân đang được cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.​


Bác sĩ khuyến cáo tiếp xúc với cá, chăm sóc động vật... nên đeo găng tay để tránh xây xước - Ảnh minh họa
Bác sĩ khuyến cáo tiếp xúc với cá, chăm sóc động vật... nên đeo găng tay để tránh xây xước - Ảnh minh họa
Khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ (57 tuổi, ở Hưng Yên) làm nghề bán cá, có tiền sử viêm khớp dạng thấp nhiều năm và thường xuyên sử dụng thuốc nam.
Bệnh nhân được cơ sở y tế khác chuyển đến với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, viêm mô bào tay phải.
Bảy ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân bị ngạnh cá trê đâm vào mu bàn tay. Sau một ngày, bệnh nhân bị sốt, phỏng nước vàng tại vùng tổn thương, đau nhiều, lan nhanh chóng lên vùng cánh, cẳng tay phải.
Gia đình đã đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế và được chẩn đoán: Viêm mô bào tay phải. Tuy nhiên, sau 5 ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhân không cải thiện và được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.


Tại khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết đường vào da và mô mềm theo dõi vibrio - theo dõi tiền sốc nhiễm khuẩn, tình trạng bệnh nặng, nguy cơ phải can thiệp xâm lấn.

Bác sĩ Trần Văn Bắc - phó trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - cho biết bệnh nhân có bệnh cảnh lâm sàng phù hợp nhiễm vi khuẩn vibrio vulnificus. Hiện khoa cấp cứu đã cùng hội chẩn với khoa ngoại chấn thương chỉnh hình và thần kinh cột sống để can thiệp phù hợp cho bệnh nhân.

Để tránh trường hợp đáng tiếc, bác sĩ Trần Văn Bắc khuyến cáo: Với bệnh nhân có cơ địa suy giảm miễn dịch do xơ gan, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, đặc biệt các bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch; thuốc nam không rõ nguồn gốc thì thường có nguy cơ suy giảm miễn dịch nặng hơn.

Những bệnh nhân này rất dễ bị nhiễm trùng các chủng vi khuẩn, trùng trực khuẩn sẽ có thể gây hoại tử tổ chức rất nghiêm trọng. Đáng nói, bệnh tiến triển dẫn đến sốc rất nhanh, đe dọa đến tính mạng.

 
Từng bị ngạnh con mắc dịch này đâm vào tay khi bày đặt loi nhoi nhảy xuống tát hố bom. Đau và chảy máu khá nhiều do cái ngạnh nó phá thịt, đã vậy mau chóng sưng tấy nhiễm trùng do nó rúc dưới sình, rất dơ. Bị 1 lần tởn luôn
 
Từng bị ngạnh con mắc dịch này đâm vào tay khi bày đặt loi nhoi nhảy xuống tát hố bom. Đau và chảy máu khá nhiều do cái ngạnh nó phá thịt, đã vậy mau chóng sưng tấy nhiễm trùng do nó rúc dưới sình, rất dơ. Bị 1 lần tởn luôn
Nghe tả thấy thốn quá, quả đấy chắc phải đau 2 tuần là ít
 
Nghe tả thấy thốn quá, quả đấy chắc phải đau 2 tuần là ít

2 ngày đầu thì sưng và đau phải uống paracetamol giảm đau kèm kháng sinh chống nhiễm trùng. Vết đau nó cứ buốt buốt, khó chịu lắm

Nếu chỉ đơn giản bị nó chém bên ngoài thì mau lành thôi, còn bị đâm thì lâu lành hơn và nguy cơ nhiễm trùng rất lớn
 
Ngạnh cá trê, cá chốt thì đâm đâu có số má gì với ngạnh con này
1712275618142.png
 
Từng bị ngạnh con mắc dịch này đâm vào tay khi bày đặt loi nhoi nhảy xuống tát hố bom. Đau và chảy máu khá nhiều do cái ngạnh nó phá thịt, đã vậy mau chóng sưng tấy nhiễm trùng do nó rúc dưới sình, rất dơ. Bị 1 lần tởn luôn
Con này ai mà dính ngạnh ko nhiễm trùng thì cũng nhức thấu xương mấy ngày trời :sweat: mua cá toàn kêu mấy người hàng cá làm rồi mới mang về làm, chứ sống nó giẫy kiểu gì cũng dính ngạnh

via theNEXTvoz for iPhone
 
Con này ai mà dính ngạnh ko nhiễm trùng thì cũng nhức thấu xương mấy ngày trời :sweat: mua cá toàn kêu mấy người hàng cá làm rồi mới mang về làm, chứ sống nó giẫy kiểu gì cũng dính ngạnh

via theNEXTvoz for iPhone
con này dùng chày đập đầu cho nó chết rồi mới làm mai fen, bôi tro bếp vào khử nhớt với đỡ trơn
 
ngày bé hay đi tát ao với mẹ, đc nhắc nhiều nên chưa bao giờ dính đòn này. thấy bảo đau nhức kinh lắm :ops:
 
Con này ai mà dính ngạnh ko nhiễm trùng thì cũng nhức thấu xương mấy ngày trời :sweat: mua cá toàn kêu mấy người hàng cá làm rồi mới mang về làm, chứ sống nó giẫy kiểu gì cũng dính ngạnh

via theNEXTvoz for iPhone

Ngay cả mấy bà bán cá ngoài chợ cũng phải đeo găng tay cao su khi hốt nó. Còn mấy bà mà dùng tay trần thì level khác bọt dữ lắm rồi
 
cá trê, rô đồng ,rô phi, làm thịt cũng ớn, sơ sẩy 1 tí gai nó đâm cho tê cả tay :waaaht:
 
con này dùng chày đập đầu cho nó chết rồi mới làm mai fen, bôi tro bếp vào khử nhớt với đỡ trơn
Ngay cả mấy bà bán cá ngoài chợ cũng phải đeo găng tay cao su khi hốt nó. Còn mấy bà mà dùng tay trần thì level khác bọt dữ lắm rồi
Trc nhà tôi có ao, thấy bọn này là vớt lên đập chết r làm. Nhiều khi nhảy xuống ao bọn này quẫy phát vào giò là nhức lòi lol :too_sad:

via theNEXTvoz for iPhone
 
trc bị ngạch con cá bò n đâm vào tay mà nhức mất mấy ngày, lúc bị đâm vào buốt tay luôn mà
 
Thuốc nam không rõ nguồn gốc chắc có chứa corticoid gây suy giảm miễn dịch nên mới nhiễm trùng nặng như vậy.
 
Từ ngày biết con này hay chui rúc mộ với sống tầng đáy là tôi hãi bỏ ăn luôn. Kể cả tự nuôi t cũng không ăn
 
Để tránh trường hợp đáng tiếc, bác sĩ Trần Văn Bắc khuyến cáo: Với bệnh nhân có cơ địa suy giảm miễn dịch do xơ gan, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, đặc biệt các bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch; thuốc nam không rõ nguồn gốc thì thường có nguy cơ suy giảm miễn dịch nặng hơn.
Chủ yếu do bà kia dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc, gây suy giảm miễn dịch nên không kháng được con virus kia

Nhưng mà công nhận cái ngạnh của con cá trê đâm vào buốt thật, mình bị mấy lần phải mất tầm nửa ngày mới hết hẳn
 
Từ ngày biết con này hay chui rúc mộ với sống tầng đáy là tôi hãi bỏ ăn luôn. Kể cả tự nuôi t cũng không ăn
ở chỗ tui từ trước đến nay chẳng thấy ai ăn cá trê này.
chỉ ăn cá diếc, rô đồng, rô phi thôi.
 
Back
Top