'Mượn' tiền phúng điếu của bố đi học

Cryolite.1឴

Senior Member

'Con xin mượn tiền phúng điếu của bố. Con hứa sẽ không để lãng phí bất cứ một đồng nào. Mai này con sẽ kiếm thật nhiều tiền, thay bố lo cho mẹ'.

Khó khăn, cô con gái Ngô Thị Hiền xin "mượn" tiền phúng điếu của bố đi học và quyết tâm sẽ trả bằng chính nỗ lực học tập, làm việc của mình - Ảnh: HÀ THANH

Khó khăn, cô con gái Ngô Thị Hiền xin "mượn" tiền phúng điếu của bố đi học và quyết tâm sẽ trả bằng chính nỗ lực học tập, làm việc của mình - Ảnh: HÀ THANH

Không chỉ là lời hứa mà còn là quyết tâm của bạn Ngô Thị Hiền (Hà Nam), tân sinh viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân, trước bàn thờ bố ngày lên Hà Nội nhập học. Bố Hiền mất hồi tháng 4 năm nay sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư gan.

Tự dặn mình phải mạnh mẽ nhưng nhiều lúc nhớ bố quá, không kềm lòng được, cô gái lại khóc một mình. Nhưng khóc để rồi Hiền biết mình phải học và học tốt để bố dù đang ở đâu đó cũng sẽ tự hào về cô con gái nhỏ của mình.

...

Học để trả "món nợ"​

Thời điểm Hiền tập trung ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi quốc gia của tỉnh Hà Nam năm 2022 cũng là lúc bệnh tình của bố trở nặng. Con gái vừa ôn thi, vừa phụ chăm sóc bố ở bệnh viện trong sự động viên của thầy cô, gắng đạt kết quả tốt cho bố vui. Cô tân sinh viên nhớ lại lúc nhận tin mình đoạt giải nhất quốc gia môn địa lý, bạn đã ôm chầm lấy bố giữa bệnh viện, vỡ òa vui sướng.

Thế rồi bố cũng không thể chiến thắng nổi căn bệnh ung thư gan quái ác. Bố ra đi tháng 4 năm nay, ngay trước thời điểm con gái dồn sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, lần vượt vũ môn quan trọng của 12 năm đèn sách.

Con gái nén nỗi nhớ bố trong lòng để tập trung ôn luyện vì chỉ có lúc học mới khiến bạn thôi nghĩ về nỗi đau vừa ập đến trong đời.

"Lúc ấy mình tự nghĩ không phải đang học cho mình nữa mà học vì bố, học để bố ở trên trời tự hào về mình", Hiền trải lòng.

Với kết quả học sinh giỏi cả ba năm phổ thông cùng giải nhất học sinh giỏi quốc gia môn địa lý, Ngô Thị Hiền giành một suất tuyển thẳng vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Niềm vui vào trường tốp đầu cũng vơi nhanh theo gánh nặng học phí.

Bố mất, lương công nhân của mẹ vỏn vẹn hơn 3 triệu đồng, nếu có tăng ca mới được 5 triệu đồng/tháng cũng chỉ đủ trang trải chi phí trong nhà, còn tiền cho con gái đi học ở Hà Nội chưa biết xoay thế nào.

Bà Lê Thị Sang - mẹ Hiền - phải hỏi vay mượn tạm khắp nơi cũng chỉ đủ một nửa số tiền cho con gái nhập học. Hết cách, bà giấu con gái lấy khoản tiền phúng điếu của bố âm thầm góp vào để Hiền kịp đến đăng ký nhập học ở trường.

"Mình tình cờ nghe được câu chuyện này giữa mẹ và anh trai. Khoảnh khắc đó chỉ nghĩ làm sao phải phấn đấu hết sức để không lãng phí một đồng nào. Gắng học để sau này kiếm nhiều tiền hơn trả "món nợ" với bố, sống thật tốt, thay bố lo cho mẹ và gia đình", Hiền kể.

Ăn mì gói vẫn thấy may mắn​


Ngô Thị Hiền đặt mục tiêu ôn luyện tiếng Anh, dành sức cho việc học đạt điểm cao để ứng tuyển hồ sơ du học trong thời gian tới - Ảnh: HÀ THANH

Ngô Thị Hiền đặt mục tiêu ôn luyện tiếng Anh, dành sức cho việc học đạt điểm cao để ứng tuyển hồ sơ du học trong thời gian tới - Ảnh: HÀ THANH

Hơn một tháng ở ký túc xá là chừng ấy ngày Hiền ăn mì gói. Cô tân sinh viên dí dỏm bảo kế hoạch chi tiêu cá nhân khá dư dả: "Mỗi bữa ăn dư dả hết 7.000 đồng. Thức ăn "sang chảnh" với mình là gói phở ăn liền. Mỗi ngày ăn hai bữa trưa và tối, nhịn bữa sáng, hôm nào đói quá thì ăn chiếc bánh mì ruốc 5.000 đồng".

Nhưng khi thèm cơm quá, Hiền tự thưởng bằng cách dồn tiền lại đi ăn một phần cơm gà giá 35.000 đồng. Cô gái nói một bữa như thế bằng năm bữa ăn hằng ngày cộng lại nên nhiều khi ăn cũng thấy tiêng tiếc nhưng thi thoảng xem như tự thưởng để động viên mình học hành rồi lại quay về với mì gói.

Mà Hiền bảo như thế đã là vui rồi. Bởi trường ở gần Bệnh viện Bạch Mai, mỗi lần đi học ngang qua gầm cầu vượt bệnh viện, thấy nhiều người vô gia cư nằm đấy, cô bé nói thương lắm và nhận ra đời mình còn may mắn vô cùng. Bạn nói có thể mình không dư dả nhưng vẫn còn có bữa ăn, còn được đi học đã là may mắn hơn nhiều cảnh đời ngoài kia.

Lên Hà Nội học, Hiền chọn đi xe buýt. Bạn cũng hỏi thăm vài chỗ gần trường tìm việc làm thêm để phụ mẹ tự trang trải tiền sinh hoạt phí. Cô con gái tự biết gánh nặng của mẹ sẽ càng nặng thêm khi con đi học xa nhà.

Nên Hiền đã quyết tâm phải học tốt để ứng tuyển các quỹ học bổng, nếu được cũng san sẻ bớt gánh nặng với mẹ. Trước mắt là xin vào câu lạc bộ marketing đi theo các anh chị khóa trước để học hỏi thêm kiến thức chuyên ngành, cũng là tìm hiểu sớm về môi trường làm việc.

Gương mặt dễ mến, nụ cười tươi, người xung quanh dễ nhận ra ở cô bé ấy như luôn tỏa ra nguồn năng lượng tích cực. Vì thấy Hiền cười nhiều hơn nên có người từng hỏi sao bạn hay cười như thế.

Đáp lại, cô gái nhỏ nhắn nhẹ nhàng: "Gặp chuyện buồn, mình nên giấu riêng mình vì không muốn truyền năng lượng xấu đến người khác. Cuộc đời ngắn ngủi lắm, sao phải buồn nhiều, cứ tươi vui, lạc quan mà sống để vượt qua khó khăn".

...
 
Trên đời nhiều cảnh cơ cực tội nghiệp quá.

Sent from Xiaomi M2012K11AG using vozFApp
 
Học phí trường này mỗi kỳ phải hơn chục củ, năm học 2 3 kỳ thì cũng lo sấp mặt đấy

Thôi thì chúc em đạt được nhiều học bổng
 
Em gái ăn uống sinh hoạt thế chẳng mấy chốc mà chạy thận.
Thôi thì đành chịu chứ sao. Mẹ đi làm lương có 3-5tr/ tháng. Mà bố thì bệnh tật nhiều năm thì bào tiền thôi rồi. Tiền ĐH thì mắc, tiền thuê trọ cũng chả rẻ. Giờ muốn chi hơn cho 1 bữa chắc cũng chả có. 7k/bữa thì khả năng cao mang gạo từ nhà đi, rồi mua tí rau tí đậu cũng tạm.
Giờ chịu khó vừa đi học vừa đi làm thêm, thấy cũng nằm trong đội tuyển học sinh giỏi thì chịu khó tìm mối đi gia sư cũng được.
 
Em gái ăn uống sinh hoạt thế chẳng mấy chốc mà chạy thận.
âu cũng là không còn lựa chọn nào khác.

Tiện hỏi a e những trường hợp khó khăn như này có trick nào giảm chi tiêu, nhận cơm từ thiện hoặc tương tự không nhỉ?
 
Chúc em thành công. Những em như này, sau này khá thành công đó

Kiểu có nghị lực sẳn rồi, sau này ra xã hội dễ thành đạt hơn. Chịu được áp lực tốt,cầu tiến
 
1698219823074.png

Hơn một tháng ở ký túc xá là chừng ấy ngày Hiền ăn mì gói. Cô tân sinh viên dí dỏm bảo kế hoạch chi tiêu cá nhân khá dư dả: "Mỗi bữa ăn dư dả hết 7.000 đồng. Thức ăn "sang chảnh" với mình là gói phở ăn liền. Mỗi ngày ăn hai bữa trưa và tối, nhịn bữa sáng, hôm nào đói quá thì ăn chiếc bánh mì ruốc 5.000 đồng".
Quá khổ cho các tương lai của đất nước
Ôi đất nước tôi
 

Attachments

  • 1698219852071.png
    1698219852071.png
    18.4 KB · Views: 13
Con bé đi học là tầng lớp tri thức chứ phải lao động hay công nhân đ đâu?

tuỳ thôi a, mỗi năm biết bao nhiêu sinh viên ra trường, nhà nghèo + cố gắng = thành công, kịch bản ấy đẹp tiếc là nó không xảy ra
 
Back
Top