Mỹ phản đối đề nghị về chương trình vũ khí hạt nhân riêng của nghị sĩ Hàn Quốc

Build Back Better

Senior Member

Sau khi Mỹ rút vũ khí hạt nhân khỏi Hàn Quốc năm 1991, Washington đã cam kết duy trì “chiếc ô hạt nhân” từ xa. Năm sau đó, Hàn Quốc và Triều Tiên đạt được thỏa thuận nhằm tránh chạy đua vũ trang hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, mặc dù nó chưa bao giờ có hiệu lực.​


Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Philip Goldberg vừa lên tiếng phản đối ý định của Seoul về việc phát triển vũ khí hạt nhân của riêng họ. Nhà ngoại giao này đã gọi đề xuất trên là "vô trách nhiệm và nguy hiểm" do không giúp giải quyết tình hình căng thẳng trong khu vực.

"Tôi tin rằng chúng ta nên tập trung vào vấn đề không gia tăng mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân, cho dù chúng mang tính chiến thuật hay không", Đại sứ Mỹ Philip Goldberg phát biểu tại một diễn đàn do câu lạc bộ truyền thông Kwanhun tổ chức ngày 18/10.

“Cam kết răn đe mở rộng đồng nghĩa với việc Mỹ cung cấp biện pháp bảo vệ cho Hàn Quốc trong tất cả các lĩnh vực, kể cả hạt nhân. Chúng tôi đã cam kết chắc chắn. Không ai nên nghi ngờ về điều đó", ông nói thêm.

Bình luận của Đại sứ Goldberg được đưa ra sau khi ông Chung Jin-suk - người đứng đầu Đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) cầm quyền của Hàn Quốc - kêu gọi Hàn Quốc hủy bỏ cam kết không phát triển vũ khí hạt nhân vào tuần trước.

Ông Chung Jin-suk cho rằng sau hàng loạt vụ phóng tên lửa khiêu khích của Triều Tiên gần đây, Seoul cần triển khai mọi biện pháp cần thiết về quốc phòng và an ninh.

Sau khi Tổng thống Yoon Suk-yeol từ chối rời khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), ông Chung Jin-suk đã thay đổi lập trường khi nói rằng Mỹ nên triển khai lại vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Hàn Quốc.

Chiếc ô hạt nhân

Trong Chiến tranh Lạnh, khi Hàn Quốc là một quốc gia độc tài quân sự trên thực tế, Mỹ đã lưu trữ hàng trăm vũ khí hạt nhân ở đó. CHDCND Triều Tiên là đồng minh với Liên Xô, song cũng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc và sở hữu chương trình vũ khí hạt nhân. Hai miền Triều Tiên từng xảy ra chiến tranh từ năm 1950 đến năm 1953, nhưng cuộc chiến chỉ kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn, chứ không có hiệp ước đình chiến chính thức nào.

Sau khi Mỹ rút vũ khí hạt nhân vào cuối Chiến tranh Lạnh, họ đã cho 28.500 binh sĩ lưu lại Hàn Quốc, đồng thời cam kết tiếp tục bảo vệ Seoul khỏi các cuộc tấn công bằng “chiếc ô hạt nhân”. Năm 1992, Seoul và Bình Nhưỡng đã cố gắng đạt được một thỏa thuận để ngăn chặn vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, nhưng những rắc rối trong tiến trình đàm phán đã khiến thỏa thuận này không bao giờ có hiệu lực.

Mặc dù Hàn Quốc đã phê chuẩn NPT vào năm 1975, nhưng nước này chưa bao giờ ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW).

https://baotintuc.vn/vu-khi-khi-tai...ng-cua-nghi-si-han-quoc-20221020111045833.htm
 
Hàn Quốc có tự phát triển được không nhỉ
HQ đủ số lượng máy ly tâm làm VKHN nhưng bố Mẽo không cho
OJHKTgy.png
 
Nhật, Đức mà Mẽo nó còn bóp, nói chi Hàn level 3, GDP chưa bằng giá trị Microsoft :sexy_girl:

Gửi từ Samsung SM-N986U1 bằng vozFApp
 
Dành cho ai không biết. Đài Loan đã từng tự phát triển vũ khí hạt nhân bí mật, dự án sắp thành công thì bị gián điệp Mẽo vô khui ra làm dự án đổ bể, mất cả đống tiền
 
Cam kết bảo vệ đồng minh bằng cái Ô hạt nhân. H thằng nào cũng có thì ô vứt cmn đi ah Mẽo said
janDexM.jpg
 
Phản đối cái dell gì. Bh chia cho mỗi nước dăm 3 quả hột le thì thế giới bình yên, đỡ phải đi làm cảnh sát công lý, ko sướng hơn a?
qZV215Z.png


via theNEXTvoz for iPhone
 
Phản đối cái dell gì. Bh chia cho mỗi nước dăm 3 quả hột le thì thế giới bình yên, đỡ phải đi làm cảnh sát công lý, ko sướng hơn a?
qZV215Z.png


via theNEXTvoz for iPhone
khùng à anh, đang slave-boss phê tới nóc,sai gì làm đó, tự nhiên cho nó ngang bằng với mình, sai nó thích nó làm không thì nó chửi ngược nhục để đâu hết anh
 
Back
Top