thảo luận Nên bắt đầu từ đâu?

Giao tiếp thì chỉ có luyện trực tiếp với người mỗi ngày thôi, ko có con đường tắt và tuyệt chiêu gì cả

Chỉ có duy nhất luyện giao tiếp với người biết tiếng đến khi đạt level thôi :D
 
Giao tiếp thì chỉ có luyện trực tiếp với người mỗi ngày thôi, ko có con đường tắt và tuyệt chiêu gì cả

Chỉ có duy nhất luyện giao tiếp với người biết tiếng đến khi đạt level thôi :D
Dạ em học dc 8 buổi với người nước ngoài mà thấy chả có tiến bộ gì hết, cứ vô ngồi nghe rồi gật gật, lâu lâu trả lời dc vài câu ngắn gọn :(
 
Dạ em học dc 8 buổi với người nước ngoài mà thấy chả có tiến bộ gì hết, cứ vô ngồi nghe rồi gật gật, lâu lâu trả lời dc vài câu ngắn gọn :(
Đừng vào lớp học, vì lớp học là môi trường ảo, bác phải tuân theo quy tắc là luyện speaking ở môi trường tự nhiên, như đi làm, giao tiếp, trò chuyện này kia

Còn lớp học môi trường ảo làm gì có chuyện gì để nói và ko thực tế lắm

Cứ ra ngoài làm việc, làm bạn bè đi chơi này kia, lúc đó mới là thế chủ động hơn so với môi trường ảo bị động trong lớp học
 
Đừng vào lớp học, vì lớp học là môi trường ảo, bác phải tuân theo quy tắc là luyện speaking ở môi trường tự nhiên, như đi làm, giao tiếp, trò chuyện này kia

Còn lớp học môi trường ảo làm gì có chuyện gì để nói và ko thực tế lắm

Cứ ra ngoài làm việc, làm bạn bè đi chơi này kia, lúc đó mới là thế chủ động hơn so với môi trường ảo bị động trong lớp học
Khổ cái môi trường thực tế thì không có bác à :(
 
Nơi bạn sống có nơi nào có nhiều khách du lịch nước ngoài không? Bạn có thể làm hướng dẫn viên du lịch miễn phí cho họ (giới thiệu về lịch sử địa điểm đó).
Không có bác à, em đang sống ở quê, làm IT remote. job của em có BA làm hết nên cứ code thôi chứ chả có giao tiếp gì với khách
 
Dạ em cảm ơn bác, đó giờ e học qua app thôi, chứ k có mua sách học như là elsa, doulingo và bây giờ là the coach. mà học 1 thời gian lại lan man

via theNEXTvoz for iPhone

Em có boôk 1-1 với giáo viên nước ngoài r bác, mà cảm giác như nước đổ đầu vịt. vô ngồi nghe họ nói k hiểu gì cả, còn có câu hiểu thì cũng không trả lời dc hay chỉ trả lời ngắn gọn như ok, yes hày nọ :(

via theNEXTvoz for iPhone

Dạ em học dc 8 buổi với người nước ngoài mà thấy chả có tiến bộ gì hết, cứ vô ngồi nghe rồi gật gật, lâu lâu trả lời dc vài câu ngắn gọn :(
Gửi bác link tải E.E:

Còn về cách học hiện giờ của bác thì có bác đã phân tích rồi:
Học là quá trình cần sử dụng TƯ DUY, nên người học chỉ cần nghiêm túc với việc học, chịu suy nghĩ, và chăm chỉ là có thể học được ngôn ngữ. (Học chăm chỉ, chưa đủ đâu:D)
Nếu nội dung người dạy hay phần mềm trình bày nội dung bài học mà bác ko thích thì làm thế nào bác học?
Khi có nội dung bài học mà bác thích (ko nằm trong app, ko nằm trong nội dung giáo viên dạy), bác muốn học nó gần giống như cách giáo viên đang dạy, như cách phần mềm đang làm thì làm sao thực hiện?
Bác thích cách học của X nhưng ko thích nội dung X'. Bác thích nội dung Y nhưng nó lại ko có cách học của X:), chắc hẳn trong quá trình học bác cũng đã gặp rồi.

Hôm nay mình xin phép ăn rau muốn bàn chuyện vĩ mô một chút, cụ thể là yếu tố thượng tầng trong việc dạy và học tiếng Anh: PHƯƠNG PHÁP.

Bài viết này là đánh giá và quan điểm cá nhân của mình, người học khoa Ngôn ngữ Anh, biết một chút tiếng Anh, và đi dạy được vài năm, về các phương pháp đang được áp dụng tại Việt Nam, hoặc ít nhất là nơi mình sống - Hà Nội, mà các trung tâm thường dùng để quảng bá và để chiêu mộ học viên.

1. Các phương pháp được đặt tên tuổi, trở thành unique selling point

Chắc mọi người đều biết đến các phương pháp nổi tiếng như Effortless English, Eng Breaking, hay Lazy English. Ở đây mình không chỉ nói về các phương pháp có độ nổi tiếng nhất nhì trong “giới” tiếng Anh này, mà mình nói chung tất cả mọi phương pháp. Trong thực tế, nhiều trung tâm cũng phát triển các phương pháp của riêng mình rồi tự đặt tên, và lấy đó làm lợi thế cạnh tranh để tuyển sinh và quảng bá.

Cá nhân mình nhận thấy, việc học ngôn ngữ nào cũng là một quá trình copy có tư duy, nên nó cần phải có tư duy đúng, sự chăm chỉ, và một chút năng khiếu. Nếu bạn có tư duy đúng và chăm chỉ, bạn có thể học được ngôn ngữ hiệu quả. Nếu bạn có thêm một chút năng khiếu kèm theo hai điều kia, bạn có thể học nhanh. Nói như vậy để thấy, học ngôn ngữ không phải cứ phí sức vào học là được, mà cần phải áp dụng tư duy, và chăm chỉ, thậm chí khi bạn không có năng khiếu, bạn vẫn sẽ học được.

Các phương pháp học được mang ra quảng cáo thường làm được hai điều: (1) Họ tư duy hộ bạn một cách học hiệu quả; (2) Họ đặt ra cho bạn một lộ trình để các bạn cảm thấy việc học không hề vất vả, bạn chỉ cần tuân theo là có thể đạt được kết quả.

Các phương pháp này được hưởng ứng mạnh mẽ từ phía người học bởi nhiều người trong số đó coi ngôn ngữ như một nỗi sợ, họ không chịu tư duy, và không muốn chăm chỉ. Đương nhiên không phải tất cả đều có 3 đặc điểm này, nhưng chỉ cần có 1 trong 3 thì đã đủ để ngại ngần học rồi.

Thế nhưng, việc tuân theo một lộ trình luyện tập của phương pháp học nào đó, chẳng phải là bạn đang chăm chỉ học hay sao? Và thực ra các phương pháp này đều đang dựa trên hai thứ là tư duy và chăm chỉ, vậy có cần thiết phải theo phương pháp của người khác không? [1]

Ngoài ra, nếu tư duy của người sinh ra phương pháp đấy không hợp với người học thì sao? Thực tế không phương pháp nào hiệu quả với tất cả mọi người. Nói đúng hơn, mỗi người học đều có xuất phát điểm riêng, có khả năng riêng, và có câu chuyện riêng, nên ai cũng cần có một phương pháp riêng, điều này họ sẽ tự điều chỉnh hoặc người dạy có thể điều chỉnh để tìm ra phương pháp hợp với họ nhất dựa trên các phương pháp truyền thống sẵn có. [2]

Các phương pháp dựa trên tư duy và nghiên cứu khoa học, khảo thí thì có vẻ có hiệu quả với nhiều người và có thể có hiệu quả thật. Nhưng, có nhiều trung tâm nghĩ ra được một số mẹo vặt để cắt phần ngọn rồi tự cho đấy là phương pháp. Khi họ biểu diễn mẹo đó ra, đối tượng khách hàng (là người chưa có kiến thức ngôn ngữ) sẽ trầm trồ vì điều mình chưa làm được nay chỉ cần học “phương pháp” này là sẽ làm được một cái na ná như thế. Học mẹo kiểu này giống như việc khi bạn bị thương, người ta tiêm thuốc tê cắt cơn để bạn thấy hết đau, nhưng không có nghĩa là vết thương ấy lành lại. [3]

Từ [1], [2], và [3], cá nhân mình thấy các phương pháp này chủ yếu đánh vào tâm lý người học. Thực tế, không cần phải theo một phương pháp nào cụ thể cả. Học là quá trình cần sử dụng tư duy, nên người học chỉ cần nghiêm túc với việc học, chịu suy nghĩ, và chăm chỉ là có thể học được ngôn ngữ.

Bản thân mình cũng chẳng theo phương pháp nào, thuần tuý được đào tạo từ gốc lên và tự luyện tập nhưng vẫn thấy có hiệu quả (ít nhất là đối với mình). Thực sự trong mấy năm làm nghề tiếng Anh, mình cũng chưa thấy trung tâm lớn như BC, IDP, IIG, Ames hay tầm cỡ như vậy sử dụng các phương pháp giảng dạy trên. Đa số họ có bộ phận khảo thí và học liệu, rồi biên soạn giáo trình dựa trên những giáo trình từ các nhà xuất bản hàng đầu như Oxford, Cambridge, hay Pearson mà thôi.

2. Phương pháp “săn tây” để luyện nói

Các trung tâm hoặc các câu lạc bộ thường tổ chức, vào cuối tuần, cho các thành viên/học viên của mình đi đến những khu phố có nhiều người nước ngoài ở các thành phố lớn để “săn/bắt tây” (tìm người nước ngoài rồi nói chuyện để luyện kĩ năng nói).

Đầu tiên là mình thấy việc này khá phiền phức cho các bạn người nước ngoài. Họ có lẽ không tiện từ chối, hoặc vì quá lịch sự mà tiếp chuyện. Đương nhiên sẽ có những bạn nhiệt tình, nhưng việc gặp gỡ người nước ngoài với mục đích thuần tuý là “lợi dụng” họ như vậy thì không phải là điều tốt.

Có thể có những cuộc nói chuyện cả hai bên cùng có lợi. Mình được luyện nói, còn họ được biết thêm về đất nước, thành phố của mình. Thế nhưng có bao nhiêu người trong số những người đi săn tây đó có đủ ngôn ngữ để diễn đạt như vậy? Và những người có thể diễn đạt được thì họ có cần săn hay không?

Mình nhiều lần thấy các nhóm từ 5-8 bạn đi cùng nhau, có 1 lead - thường là giáo viên, vây quanh 1 hay vài người nước ngoài để nói chuyện theo kiểu “săn tây”. Nói thật, mình là người Việt Nam mà bị một nhóm lạ mặt tiến đến như vậy mình cũng cảm thấy sợ hãi chứ đừng nói người ta là người nước ngoài.

Trong nhóm ấy chỉ thường có 1 hay 2 người là nói, và thường người giao tiếp chính là bạn lead, còn lại thì đứng nghe, gật gù, thỉnh thoảng “ohh”, “ahh”, “yes”, và cười. Ngoài ra còn có bạn chỉ cầm điện thoại quay phim, chụp ảnh, hay livestream, có lẽ để làm tư liệu làm marketing cho trang web và fanpage của trung tâm. Như vậy thì hiệu quả là bao nhiêu?

Bản thân mình thấy việc luyện nói có thể tự làm một mình, và mình thực sự chủ yếu là tự làm một mình bằng cách độc thoại, tự nghe, tự chữa cho mình.

3. Phương pháp học theo mẫu (template)

Phương pháp này thường được áp dụng cho các kĩ năng chủ động (nói - viết) trong các khoá ôn thi chứng chỉ. Việc học này có thể có hiệu quả trong việc tăng điểm số tức thời cho học viên, nhưng về tính ứng dụng thì mình thấy không cao lắm. Nó giống như các bạn học viên đang đi mượn một công cụ chứ không học để sở hữu và tuỳ ý sử dụng công cụ ấy.

Ngoài ra việc học theo template còn tạo ra một loạt những người viết giống nhau, nói giống nhau, chẳng có bản sắc riêng cho mình. Mình đã từng nghe có chuyện trong một kì thi chứng chỉ, hai thí sinh không quen nhau, nhưng cùng học template, rồi lại cùng một topic nói, và nói giống nhau. Kết quả là hai bạn bị huỷ bài và sau đó thì mình cũng không rõ nữa.

Nếu các bạn biết The Story of a Murderer (phim và truyện). Trong cốt truyện đó, nhân vật chính là người có chiếc “siêu mũi”, có thể ngửi và phân biệt được nhiều mùi. Anh là người chế tác nước hoa, và cả đời đi tìm cách làm được một loại nước hoa độc nhất vô nhị, người ngửi vào sẽ quỳ dưới chân anh và tuân phục.

Mất rất nhiều công sức và giết nhiều cô gái để lấy mùi cơ thể của họ, anh đã chế tạo được loại nước hoa trên với 13 tone mùi khác nhau. Khi anh dùng loại nước hoa ấy, ai cũng cúi đầu, và ai cũng vâng lời.

Tuy nhiên, anh nhận ra sự thật cay đắng rằng họ cúi đầu và vâng lời trước mùi nước hoa đó, chứ không phải trước anh, và bản thân anh là một người không hề có mùi cơ thể. Kết phim là anh ta tìm cách tự tử vì chán nản.

Vậy, cứ học và bắt chước người ta, rồi mình không có bản sắc gì thì có ổn không?

4. Tóm lại

Như mình nói, trên đây chỉ là quan điểm cá nhân của mình. Bản thân mình chẳng áp dụng phương pháp nào cụ thể trong các phương pháp đang tồn tại cả.

Mình không khuyên các bạn tẩy chay các phương pháp, vì chẳng có cái gì tốt hoàn toàn hay xấu hoàn toàn. Mình chỉ mong các bạn hãy nghiêm túc khi học, tìm hiểu kĩ chính bản thân mình, chăm chỉ, dùng tư duy, và quyết tâm khi học. Khi có những điều đó, thêm một phương pháp ban đầu tốt, các bạn sẽ giỏi.

Mình đón nhận mọi quan điểm, mọi người hãy trình bày quan điểm, nếu có, một cách lịch sự dưới phần comment.
 
Last edited:
Gửi bác link tải E.E:

Còn về cách học hiện giờ của bác thì có bác đã phân tích rồi:
Học là quá trình cần sử dụng TƯ DUY, nên người học chỉ cần nghiêm túc với việc học, chịu suy nghĩ, và chăm chỉ là có thể học được ngôn ngữ. (Học chăm chỉ, chưa đủ đâu:D)
Nếu nội dung người dạy hay phần mềm trình bày nội dung bài học mà bác ko thích thì làm thế nào bác học?
Khi có nội dung bài học mà bác thích (ko nằm trong app, ko nằm trong nội dung giáo viên dạy), bác muốn học nó gần giống như cách giáo viên đang dạy, như cách phần mềm đang làm thì làm sao thực hiện?
Bác thích cách học của X nhưng ko thích nội dung X'. Bác thích nội dung Y nhưng nó lại ko có cách học của X:), chắc hẳn trong quá trình học bác cũng đã gặp rồi.
Dạ em cảm ơn bác, em cũng lội nhiều thớt nên có khá nhìu thông tin bị conflict làm em lan man theo
Ví dụ
1. Có thread thì bảo phải học từ vựng, không học từ vựng là không nói dc
2. Có thread thì bảo cày mấy cuốn sách grammar gì đấy
3. Bây giờ bác chỉ em học cái Effortless English này, mà em đọc sơ qua phương pháp của nó là học cụm từ, không học ngữ pháp gì đấy....
 
Nói thì cứ đúng các bước Effortless English của AJ hướng dẫn mà làm. Nó vừa luyện nói vừa vừa phản xạ. Học 1 tháng đi rồi quay lại đây bàn tiếp.

Nghi ngờ thì chả có phương pháp nào cả, đã chỉ rồi thì trải nghiệm đi.
 
Dạ em cảm ơn bác, em cũng lội nhiều thớt nên có khá nhìu thông tin bị conflict làm em lan man theo
Ví dụ
1. Có thread thì bảo phải học từ vựng, không học từ vựng là không nói dc
2. Có thread thì bảo cày mấy cuốn sách grammar gì đấy
3. Bây giờ bác chỉ em học cái Effortless English này, mà em đọc sơ qua phương pháp của nó là học cụm từ, không học ngữ pháp gì đấy....
Bác đọc nhầm, tôi chỉ ghi bắt đầu từ NGHE :D
Link tải E.E tôi gửi là để bác tải về, thích thì thử, lý do:
Thực tế không phương pháp nào hiệu quả với tất cả mọi người. Nói đúng hơn, mỗi người học đều có xuất phát điểm riêng, có khả năng riêng, và có câu chuyện riêng, nên ai cũng cần có một phương pháp riêng, điều này họ sẽ tự điều chỉnh hoặc người dạy có thể điều chỉnh để tìm ra phương pháp hợp với họ nhất dựa trên các phương pháp truyền thống sẵn có.

Vấn đề làm người học ngôn ngữ hay bỏ cuộc là vì CHÁN, ko phải vì bản thân người học học ko được:sweat:
Muốn giải quyết vụ chán thì chỉ có người học mới biết cách.

Tiếp theo là ko nhìn thấy kết quả của quá trình học. Đâm ra nghi ngờ, nhọ cái là người học trình ko đủ nên ko biết cách học đang tiến hành có hiệu quả ko.

Nếu ko biết tin vào cách học nào, thì tự bác tìm cách nghĩ ra cách học mà bác thấy tin tưởng nhất, hiệu quả nhất. Mỗi lần thiếu tin tưởng vào cách học mà bản thân đang áp dụng thì đọc kiến thức liên quan tới cách học, xong tự thôi miên, củng cố niềm tin:rolleyes:
 
Bác đọc nhầm, tôi chỉ ghi bắt đầu từ NGHE :D
Link tải E.E tôi gửi là để bác tải về, thích thì thử, lý do:
Thực tế không phương pháp nào hiệu quả với tất cả mọi người. Nói đúng hơn, mỗi người học đều có xuất phát điểm riêng, có khả năng riêng, và có câu chuyện riêng, nên ai cũng cần có một phương pháp riêng, điều này họ sẽ tự điều chỉnh hoặc người dạy có thể điều chỉnh để tìm ra phương pháp hợp với họ nhất dựa trên các phương pháp truyền thống sẵn có.

Vấn đề làm người học ngôn ngữ hay bỏ cuộc là vì CHÁN, ko phải vì bản thân người học học ko được:sweat:
Muốn giải quyết vụ chán thì chỉ có người học mới biết cách.

Tiếp theo là ko nhìn thấy kết quả của quá trình học. Đâm ra nghi ngờ, nhọ cái là người học trình ko đủ nên ko biết cách học đang tiến hành có hiệu quả ko.

Nếu ko biết tin vào cách học nào, thì tự bác tìm cách nghĩ ra cách học mà bác thấy tin tưởng nhất, hiệu quả nhất. Mỗi lần thiếu tin tưởng vào cách học mà bản thân đang áp dụng thì đọc kiến thức liên quan tới cách học, xong tự thôi miên, củng cố niềm tin:rolleyes:
Cảm ơn bác đã khai sáng ^^!
 
Tôi cũng không có một lời khuyên cụ thể nào vì như mấy bác ở trên nói, không có phương pháp nào phù hợp với tất cả mọi người. Nên tôi chỉ chia sẻ trải nghiệm của bản thân tôi (tôi cũng làm IT như bác), hi vọng bác tìm được thứ gì tương tự.

Học ngoại ngữ cũng như học văn hóa của nước đó, bạn phải thấy thích, thấy tò mò, ham muốn tìm hiểu thì mới bền được (Ngoại trừ những bác có khả năng ép mình học 1 thứ mà mình không thích). "Bền" là yếu tố quyết định trong việc học ngoại ngữ.

Hồi học ở trường họ day tiếng Nhật (cũng gần 5 năm luôn, cường độ học cũng cao). Nhưng thực sự là học rồi tôi mới thấy tôi không hợp được văn hóa Nhật Bản. Thành ra chỉ sau khi ra trường 1 thời gian là não tôi đào thải hết. Ngược lại, với tiếng Anh, tôi chưa thực sự đi học 1 trường lớp nào (cho đến cách đây khoảng mấy tháng công ty đòi mọi nhân viên phải có IELTS > 6.5). Nhưng tôi có những sự đam mê nhất định dành cho văn hóa UK&US.

Vậy những việc tôi đã làm là gì? Tôi nghe nhạc, rất nhiều nhạc, mỗi ngày vài tiếng trong lúc làm việc. Tôi còn hát theo luôn (tuy hát hơi dở :beat_brick: ). Tôi cũng xem kha khá phim (cố gắng xem không phụ đề hoặc phụ đề tiếng Anh), bắt chước một số đoạn thoại hay. Những cái này làm vốn từ vựng của tôi được cải thiện đáng kể. Về chuyên ngành tôi cũng chỉ đọc sách IT bằng tiếng Anh. Đọc sách giúp tôi cải thiện kỹ năng viết vì mỗi cuốn sách đều có sự đầu tư lớn hơn nên văn phong, bố cục sẽ hoàn thiện hơn là chỉ đọc stackoverflow :doubt: . Tuy nhiên tất cả những điều này đều chỉ là bước chuẩn bị. Bác vẫn cần 1 chỗ để "xả" đám từ vựng đó ra. Đấy chính là môi trường giao tiếp.

Về điểm yếu của bác là giao tiếp (cụ thể là nói) thì hoàn cảnh của bác (ở quê, làm remote) thực sự là hơi khó để cải thiện. Vì quan trọng nhất của việc nói là phải có môi trường giao tiếp. Nếu thực sự quyết tâm tôi khuyên bác nên thay đổi môi trường sống, lên thành phố lớn, nơi có nhiều du khách, sẽ có nhiều cơ hội giao tiếp hơn. Tôi cũng từng làm remote với người nước ngoài, nhưng thực sự giao tiếp không nhiều, đa phần là call không nhìn thấy mặt nhau nên tôi cũng thấy rất hạn chế giao tiếp, khó truyền đạt ý mình nói luôn. Khi tôi trực tiếp gặp gỡ, nói chuyện với người nước ngoài, tôi thấy rõ sự khác biệt, cảm giác giao tiếp thoải mái hơn nhiều.

Bài viết hơi lan man, bác chịu khó sàng lọc ý nhé :shame:
 
Tôi cũng không có một lời khuyên cụ thể nào vì như mấy bác ở trên nói, không có phương pháp nào phù hợp với tất cả mọi người. Nên tôi chỉ chia sẻ trải nghiệm của bản thân tôi (tôi cũng làm IT như bác), hi vọng bác tìm được thứ gì tương tự.

Học ngoại ngữ cũng như học văn hóa của nước đó, bạn phải thấy thích, thấy tò mò, ham muốn tìm hiểu thì mới bền được (Ngoại trừ những bác có khả năng ép mình học 1 thứ mà mình không thích). "Bền" là yếu tố quyết định trong việc học ngoại ngữ.

Hồi học ở trường họ day tiếng Nhật (cũng gần 5 năm luôn, cường độ học cũng cao). Nhưng thực sự là học rồi tôi mới thấy tôi không hợp được văn hóa Nhật Bản. Thành ra chỉ sau khi ra trường 1 thời gian là não tôi đào thải hết. Ngược lại, với tiếng Anh, tôi chưa thực sự đi học 1 trường lớp nào (cho đến cách đây khoảng mấy tháng công ty đòi mọi nhân viên phải có IELTS > 6.5). Nhưng tôi có những sự đam mê nhất định dành cho văn hóa UK&US.

Vậy những việc tôi đã làm là gì? Tôi nghe nhạc, rất nhiều nhạc, mỗi ngày vài tiếng trong lúc làm việc. Tôi còn hát theo luôn (tuy hát hơi dở :beat_brick: ). Tôi cũng xem kha khá phim (cố gắng xem không phụ đề hoặc phụ đề tiếng Anh), bắt chước một số đoạn thoại hay. Những cái này làm vốn từ vựng của tôi được cải thiện đáng kể. Về chuyên ngành tôi cũng chỉ đọc sách IT bằng tiếng Anh. Đọc sách giúp tôi cải thiện kỹ năng viết vì mỗi cuốn sách đều có sự đầu tư lớn hơn nên văn phong, bố cục sẽ hoàn thiện hơn là chỉ đọc stackoverflow :doubt: . Tuy nhiên tất cả những điều này đều chỉ là bước chuẩn bị. Bác vẫn cần 1 chỗ để "xả" đám từ vựng đó ra. Đấy chính là môi trường giao tiếp.

Về điểm yếu của bác là giao tiếp (cụ thể là nói) thì hoàn cảnh của bác (ở quê, làm remote) thực sự là hơi khó để cải thiện. Vì quan trọng nhất của việc nói là phải có môi trường giao tiếp. Nếu thực sự quyết tâm tôi khuyên bác nên thay đổi môi trường sống, lên thành phố lớn, nơi có nhiều du khách, sẽ có nhiều cơ hội giao tiếp hơn. Tôi cũng từng làm remote với người nước ngoài, nhưng thực sự giao tiếp không nhiều, đa phần là call không nhìn thấy mặt nhau nên tôi cũng thấy rất hạn chế giao tiếp, khó truyền đạt ý mình nói luôn. Khi tôi trực tiếp gặp gỡ, nói chuyện với người nước ngoài, tôi thấy rõ sự khác biệt, cảm giác giao tiếp thoải mái hơn nhiều.

Bài viết hơi lan man, bác chịu khó sàng lọc ý nhé :shame:
Dạ em cảm ơn bác, cái khó của em là vợ con đang ở quê rồi nên việc thay đổi môi trường hầu như là không thể, giờ e chỉ có thể lan thang trên cái diễn đàn để tìm kiếm cơ hội nói như free4talk, mà cảm giác vô giới thiệu bản thân xong cũng chả biết nói gì với người đối diện nên cảm thấy chán. có boôk người nước ngoài để free talk mà cũng chỉ vô ngồi nghe là chính chứ k biết nói gì nhiều :(

via theNEXTvoz for iPhone
 
Dạ em cảm ơn bác, cái khó của em là vợ con đang ở quê rồi nên việc thay đổi môi trường hầu như là không thể, giờ e chỉ có thể lan thang trên cái diễn đàn để tìm kiếm cơ hội nói như free4talk, mà cảm giác vô giới thiệu bản thân xong cũng chả biết nói gì với người đối diện nên cảm thấy chán. có boôk người nước ngoài để free talk mà cũng chỉ vô ngồi nghe là chính chứ k biết nói gì nhiều :(

via theNEXTvoz for iPhone
Bác kiếm lớp học tiếng anh 1 - 1 qua online hoặc 1 nhóm nhỏ cũng được, thuê giáo viên philip cho rẻ. Vì học với giáo viên họ biết cách giúp bác bày tỏ quan điểm qua tiếng Anh, kiên nhẫn với bác hơn so với bạn bè nói chuyện với nhau.
 
Bác kiếm lớp học tiếng anh 1 - 1 qua online hoặc 1 nhóm nhỏ cũng được, thuê giáo viên philip cho rẻ. Vì học với giáo viên họ biết cách giúp bác bày tỏ quan điểm qua tiếng Anh, kiên nhẫn với bác hơn so với bạn bè nói chuyện với nhau.
Em đang học online với giáo viên Phi nè bác, học dc 8 buổi rồi

via theNEXTvoz for iPhone
 
Dạ em cảm ơn bác, cái khó của em là vợ con đang ở quê rồi nên việc thay đổi môi trường hầu như là không thể, giờ e chỉ có thể lan thang trên cái diễn đàn để tìm kiếm cơ hội nói như free4talk, mà cảm giác vô giới thiệu bản thân xong cũng chả biết nói gì với người đối diện nên cảm thấy chán. có boôk người nước ngoài để free talk mà cũng chỉ vô ngồi nghe là chính chứ k biết nói gì nhiều :(

via theNEXTvoz for iPhone
Tôi chưa thử mấy dịch vụ đó nhưng tôi nghĩ free talk chỉ hiệu quả khi mình đã có khả năng giao tiếp tương đối ổn + giỏi bắt chuyện. Vì nói chuyện kiểu đó không có một context cụ thể nào. Bác mà không tự tin về khả năng ngôn ngữ của mình cộng với không hoạt ngôn cho lắm thì đa phần chỉ ngồi nghe người ta nói như bác kể. Tôi cũng không giỏi bắt chuyện với người lạ. Nhưng nếu ngồi với sếp tôi (người Anh) trong context của dự án đang làm thì chúng tôi vẫn nói chuyện bình thường.
Có lẽ lời khuyên thuê giáo viên online là tốt nhất cho bác lúc này. Nhưng bác nên đổi giáo viên sau một thời gian nhất định để đa dạng cách giao tiếp của mình.
 
Back
Top