Nếu con bạn không đủ điểm vào (CNTT) Bách Khoa

cuuduongthancong.com

Senior Member
Lang thang trên mạng thấy cái này muốn chia sẻ cho các bạn học sinh quan tâm ngành CNTT tham khảo
--------------
Nếu con bạn không đủ điểm vào (CNTT) Bách Khoa
Gần đây mình nhận được quá nhiều cuộc gọi của các phụ huynh, chủ yếu là bạn bè, đồng nghiệp cũ về việc chọn trường cho con, đa số đều mong con vào được ngành CNTT của Bách Khoa nhưng điểm thì chấp chới 26-27, trong khi vào BK, vùng an toàn nói chung phải cỡ 28. Vậy stt này là để giành lời khuyên cá nhân cho họ, không giành cho những phụ huynh có con đã đủ điểm vào Bách Khoa! Và cũng không bàn về đào tạo CNTT tại Bách Khoa
Một số hiểu lầm, tin đồn, ồn ào báo chí cần đính chính
Thường mình hay hỏi lại tại sao lại cho con chọn Bk?
Những câu trả lời thường là:
- Vì bách khoa có truyền thống đào tạo tốt con vào sẽ học thành nghề.
Correction: Đúng nhưng chưa đủ. Các trường khác cũng có những trường chất lượng đào tạo CNTT không kém bách khoa, CNTT là ngành mới nên BK cũng không truyền thống nhiều hơn các trường khác là bao. Vin Univ là trường mới chưa có truyền thống nhưng nhìn vào đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của họ ai giám nói họ kém?
- Học bách khoa ra xin được việc ngay, thậm chí đang học cũng đã có việc, lương khủng 3k-4k/ tháng.
Correction: Không hoàn toàn đúng và không đủ. Ngành CNTT hiện nay đang thiếu nhân lực trầm trọng, nghề CNTT có hàng chục vị trí công việc khác nhau chứ không phải chỉ mỗi lập trình viên hay kỹ sư cntt chung chung. Cho nên sinh viên CNTT trừ phi từ chối làm việc chứ còn luôn có vị trí công việc phù hợp với năng lực. Thứ hai, chuyện thu nhập 3k-4k là có nhưng rất ít ngay cả với sinh viên BK mới ra trường. Làm ở đâu không biết, nhưng với kinh nghiệm của người làm trong ngành cntt lâu năm và cũng đang là chủ sử dụng lao động, mình khẳng định không có chuyện trả lương cao chỉ vì tốt nghiệp bk. Việc trả lương là theo vị trí, và sinh viên nào ra trường cũng bắt đầu từ vị trí thấp, việc từ dễ. Nên nhớ việc dễ thì nhiều, việc khó lương cao không nhiều! Việc truyền thông cứ BK là lương phải thế này thế nọ vô hình chung có hại cho BK. Trước đây điều tương tự đã xảy ra với đại học Ngoại Thương và dẫn tới có một giai đoạn các doanh nghiệp tẩy chay sinh viên ngoại thương (thậm chí đến độ ghi ngay cả trong thông báo tuyển dụng là "Không tuyển sinh viên ngoại thương").
- Vì chỉ có BK mới đào tạo những ngành hot AI, DS ...
Correction: Sai, hiện đã có không dưới 20 trường trên cả nước (ít nhất 8 trường ở Hà nội) có chương trình đào tạo AI/ DS. Mới cho tất cả, ngay cả BK
Vậy phải chọn trường nào?
Cái này rất phụ thuộc vào năng lực, thiên hướng, quyết tâm và nỗ lực của cháu. Học cntt, học thật, nỗ lực thật không lo thất nghiệp. Học ở đại học mới là một giai đoạn ban đầu, học và trưởng thành trong công việc với là giai đoạn học dài hạn!
Tuy nhiên để chọn trường nên cân nhắc một số yếu tố. Thứ nhất là đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất. Nên tìm hiểu xem các thày là ai, học ở đâu về, kinh nghiệm thế nào, cơ sở vật chất cho đào tạo ra sao. Nếu như vậy các trường mới nổi và được xây dựng bài bản, tuyển dụng chất, cơ sở vật chất mới có thể là chỗ rất tốt ví dụ Vin Univ (nếu con bạn có học bổng hay một phần học bổng), Phenikaa (giảng viên và cơ sở vật chất rất xịn mà học phí khá bình dân do có tập đoàn Phenikaa chống lưng), USTH (có các thày Tây xịn nhưng học phí không bình dân lắm) ... Tiêu chuẩn thứ 2 là nên tìm hiểu môi trường đào tạo tại đại học đó như thế nào? Nên nhớ do đặc điểm văn hóa Việt Nam con cái chúng ta hay trưởng thành muộn, nhiều khi lên đại học mới có cơ hội tách khỏi bố, mẹ, gia đình. Đây là thời gian hoàn thiện tư cách công dân. Do đó nên xem chọn những ngôi trường có môi trường cởi mở, khai phóng, ít chính trị hóa (như trường đại học gì ở Đà Nẵng khuyến khích sinh viên tố giảng viên ra công an thì nên tránh xa) nhiều các clb, tổ chức hoạt động ngoại khóa thiết thực, rèn luyện sức khỏe, các kỹ năng mềm, nâng cao hiểu biết thực tế xã hội, nâng cao tư cách công dân. Ví dụ cháu mình vốn là một học sinh chuyên, điểm thừa vào Ngoại Thương, Kinh Tế, nhưng sau khi cháu và mẹ cháu đến Đại Học Hà nội (Hanu) thì cháu chọn Hanu vì môi trường ở đây có tính "tây", khai phóng hơn rất nhiều so với mấy đại học kia (do truyền thống hanu là trường ngoại ngữ, các thày đều learn English, be English), ngành học của cháu là ngành quản trị du lịch nên cháu rất cần 1 môi trường đào tạo công dân toàn cầu. Đến nay đã 3 năm cháu học xuất sắc, luôn đứng top của khóa, vì quan trọng cháu rất happy khi chọn đúng môi trường cho mình, cho ngành học của mình. Hay như khi mình thăm đại học fpt tại Hòa Lạc, mình rất thích môi trường học tập trung, rèn kỷ luật, rèn thể lực như học võ Vovinam (nhưng không quá khắc nghiệt như môi trường quân ngũ của các học viện nhà trường quân đội). Con trai của mình mà hơi ham chơi, tính kỷ luật, sức khỏe kém mình cũng muốn gửi vào đại học FPT (nên nhớ sinh viên Vn rất lười vận động thể thao. Mình nhớ có lần đưa đoàn các GS CSE@SNU của Hàn Quốc đi thăm các đại học ở Hà nội, mấy GS bạn mình cứ luôn mồm "Sao sinh viên Vn thấp bé thế? Cậu không nói mình cứ tưởng học sinh cấp 2!", mà hội Hàn Quốc cách đó 30 năm có cao, to gì hơn Vn cơ chứ?
🙁
). Cuối cùng là yếu tố học phí. Cái nãy ít quan trọng nhất vì ngành cntt dễ kiếm việc ngay cả khi đang học. Các phụ huynh nên coi đây là đầu tư, cứ liệu cơm gắp mắm thôi.
Tóm lại để học thành nghề sau này đi ra làm việc và thành tài thì chuyên môn cũng chỉ là một yếu tố thôi. Còn rất nhiều thứ khác nữa. Khi chọn học đại học cho/ cùng con mình là chọn tương lai cho nó. Hãy chọn trường phù hợp với năng lực, mục tiêu của con mình, chọn trường có môi trường mở, khai phóng, giúp con mình không chỉ học chuyên môn (cntt) mà còn giúp con mình hoàn thiện tư cách và kỹ năng một người đi làm, và trên hết là một công dân tự do và trách nhiệm. Tất nhiên cũng cần phù hợp với túi tiền của phụ huynh!
Nếu con bạn không vào được (CNTT) Bách Khoa thì còn rất nhiều lựa chọn tốt khác nữa!
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10220719703442259&id=1226882130
https://www.facebook.com/profile.ph...TMMxARO8QVN-Qh6w0WYregmG7g&[B]tn[/B]=<<,P-y-R

Nguyen Xuan Hoai

6 tháng 7, 2017 ·
Dr Hoai's review on BSc-in-IT/CS/CE Programs in Hanoi
Mình nhận được khá nhiều cuộc gọi của các phụ huynh quen về việc chọn trường cho con, em đăng ký để học IT. Mình bận nên không có thời gian nhiều để trả lời điện thoại do đó sẽ post lên đây 1 stt về đánh giá sơ bộ các chương trình đào tạo kỹ sư, cử nhân IT của một số trường đại học chính ở Hà nội. Tất nhiên đánh giá này mang tính chất cá nhân (của một người đã có kinh nghiệm 20 giảng dậy về CNTT ở Việt Nam, Úc, và Hàn Quốc) và những thông tin và kinh nghiệm cá nhân khi làm việc với các trường (sinh viên, giảng viên) có được tại thời điểm hiện tại (hoặc cận hiện tại). Ai thích tin/nghe thì tin/nghe không thì thôi, chấp nhận góp ý, không chấp nhận ném đá
🙂

P/S: Stt này sẽ được update mỗi khi có thông tin bổ xung và khi khổ chủ có thời gian. Ai có thông tin thêm inbox cho mình mình sẽ bổ xung. Ai muốn tìm hiểu sâu hơn thì tìm đến trang web tương ứng của chương trình và cũng có thể đặt câu hỏi xin tư vấn sâu hơn, cụ thể hơn về chương trình nào mà mình quan tâm, và hy vọng sẽ có chuyên gia ở chương trình đó vào đây trả lời (do trang facebook này kết nối khá tốt với các chuyên gia, giảng viên về CNTT ở Hà nội).
Để đánh giá về các chương trình đào tạo kỹ sư/cử nhân IT ở Hà nội mình sẽ đánh giá ở các khía cạnh Chương trình đào tạo, Đội ngũ giảng viên, Cơ sở vật chất, Độ cạnh tranh đầu vào, Chi phí, Triển vọng việc làm sau khi ra trường.
Phần I - Nhóm CNTT đào tạo bằng tiếng Anh:
- Đại học CN, Đại học Quốc Gia Hà nội: (VNU)
Chương trình đào tạo: - Ở mức A (tốt). Note: phù hợp với việc học hàn lâm (academic).
Đội ngũ giảng viên: - Ở mức A (tốt). Note: Đội ngũ các GS, TS trẻ tài năng và kinh nghiệm, đa phần được đào tạo ở nước ngoài (đông nhất là từ Nhật về?).
Cơ sở vật chất: Ở mức B+ (khá tốt).
Độ cạnh tranh đầu vào:Ở mức B+ (khá) . Note: chương trình mới được triển khai do đó mức cạnh tranh đầu vào còn chưa cao.
Học phí: khoảng 30tr/năm
Triển vọng việc làm: Ở mức A (tốt). Note: Thương hiệu của đại học Quốc gia HN và chất lương đào tạo là thế mạnh cho sinh viên ra trường.
- Đại học Bách Khoa Hà nội (HUST)
Chương trình đào tạo: - Ở mức A (tốt). Note: Chương trình học khá nặng với nhiều môn học (trong đó có nhiều môn không quá liên quan đến CNTT), tính thực hành cao. Chế độ flexible 4 năm lấy bằng cử nhân, 5 năm lấy bằng kỹ sư.
Đội ngũ giảng viên: -Ở mức A+ (rất tốt). Note: Đội ngũ các GS, TS trẻ tài năng và kinh nghiệm, đa phần được đào tạo ở nước ngoài (từ Châu Âu và Bắc Mỹ).
Cơ sở vật chất: A (tốt)
Độ cạnh tranh đầu vào: Ở mức B+ (khá cao) . Note: chương trình mới được triển khai do đó cạnh tranh đầu vào không cao như chương trình đào tạo tiếng Việt (điều này không nhiều phụ huynh, học sinh biết), hơn nữa truyền thống sinh viên BK là tiếng Anh không được tốt, do đó chưa nhiều học sinh giỏi đầu vào của BK chọn chương trình này (?) . Điểm chuẩn đầu vào tham khảo khoảng 22-23 điểm.
Học phí: Khoảng 20tr/năm
Triển vọng việc làm: A (tốt). Note: Thương hiệu của đại học Bách khoa Hà nội và chất lương đào tạo, cũng như kỹ năng thực hành là thế mạnh cho sinh viên ra trường.
- Đại học Hà Nội (HANU)
Chương trình đào tạo: - Ở mức B (khá). Note: chương trình theo chuẩn của các đại học nước ngoài (như Úc), do đó thời lượng học CNTT thực sự khá ngắn (khoảng 3 năm, do có 1 năm học tiếng Anh) với số lượng môn ít hơn nhiều so với BKHN (khoảng 60-70%). Tổ chức giảng dậy có phân tách lý thuyết + tutorial. Chương trình đạo tạo CNTT bậc đại học bằng tiếng Anh 100% đầu tiên ở Hà nội đã tiến hành được 10 năm.
Đội ngũ giảng viên: B- (Trung bình). Note: Chất lượng đội ngũ giảng viên được xem là yếu hơn so với các trường dậy CNTT bằng tiếng Anh ở Hà nội.
Cơ sở vật chất: B (Trung bình).
Độ cạnh tranh đầu vào: C (thấp). Note: Điểm đầu vào cho 3 môn (nếu không nhân hệ số) mấy năm gần đây thường khoảng từ 18-20 điểm. Quy mô đào tạo (khoảng 100-150 sinh viên mỗi khóa) lớn nhất trong các chương trình đào tạo CN/KS về CNTT bằng tiếng Anh ở Hà nội.
Học phí: 18tr/năm (năm đầu 27tr)
Triển vọng việc làm: A (tốt). Note: Với truyền thống của 1 đại học Ngoại ngữ, sinh viên của FIT HANU được đào tạo có tiếng Anh rất tốt (Tiếng Anh tốt nhất trong các sinh viên học CNTT ở Hà nội), với kiến thức CNTT vừa đủ và nhắm tới những vị trí hỗ trợ, cầu nối (không đòi hỏi giỏi và sâu về CNTT) thì sinh viên của HANU có lợi thế lớn trong việc tìm việc làm ở những nơi có yếu tố nước ngoài.
- Đại học Việt-Pháp (USTH)
Chương trình đào tạo: - Ở mức A (tốt). Note: Chương trình đào tạo hiện đại và cơ bản.
Đội ngũ giảng viên: - Ở mức A+ (rất tốt). Note: Đội ngũ giảng viên là các TS trẻ được đào tạo bài bản ở nước ngoài (chủ yếu từ Pháp), và đội ngũ giảng viên là các GS ở các nước nói tiếng Pháp (như Pháp, Bỉ, etc) sang giảng dậy.
Cơ sở vật chất: Ở mức A+ (rất tốt). Note: cơ sở vật chất mới, với số lượng sinh viên tuyển sinh ít với hệ thống phòng Lab, phòng học, thực hành bài bản và mới.
Độ cạnh tranh đầu vào: Ở mức A (cao). Dù USTH chủ yếu tuyển sinh bằng phỏng vấn (bằng tiếng Anh), nhưng các tiêu chí cứng ban đầu cũng đã khá cao, hơn nữa yêu cầu học sinh ngay từ đầu vào đã phải có trình độ tiếng Anh tương đối, cộng với quy mô đào tạo nhỏ khiến cho độ cạnh tranh đầu vào mấy năm gần đây của USTH khá cao.
Học phí: khoảng 1700USD/năm.
Triển vọng việc làm: Chưa có nhiều khóa sinh viên của USTH ra trường do đó đánh giá chưa thể đầy đủ, nhưng việc học ở USTH với cơ sở vật chất tốt, chất lượng chương trình và giảng viên cao sẽ giúp sinh viên dễ tìm việc làm, hơn nữa có nhiều cơ hội để đi thực tập hay học tiếp ở các đại học ở các nước nói tiếng Pháp.
- Khoa CNTT, Đại học Sư Phạm Hà nội,
Chương trình đào tạo: B+ (khá tốt). Note: chương trình đào tạo cử nhân sư phạm CNTT bằng tiếng Anh, có tính chất đặc thù của một trường đào tạo giáo viên phổ thông.
Đội ngũ giảng viên: B+ (khá tốt). Note: Đội ngũ được đào tạo khá bài bản từ nước ngoài và trong nước.
Cơ sở vật chất: B (khá).
Độ cạnh tranh đầu vào: C (thấp). Note: quy mô đào tạo nhỏ (khoảng 25-30 sinh viên mỗi khóa), mới tiến hành đào tạo lại mang đặc thù nghề nghiệp (sư phạm) nên còn chưa được nhiều người biết đến, điểm chuẩn đầu vào khoảng 18-20.
Học phí: Miễn phí.
Triển vọng việc làm: Chương trình mới được tiến hành khoảng 3 năm, chưa có nhiều sinh viên ra trường để đánh giá. Thường tâm lý "môn phụ, giáo nghèo" có thể là trở lực cho lựa chọn của phụ huynh và học sinh, tuy nhiên với sự thay đổi về vị trí của môn CNTT trong trường phổ thông (sẽ thành môn chính trong nhưng năm tới đây), việc nhập khẩu các chương trình CNTT cho giáo dục phổ thông mới (như trong STEM) mà đa phần đến từ các nước tiên tiến nói tiếng Anh, và việc mở ra ngày càng nhiều các trường phổ thông quốc tế (học và dậy bằng tiếng Anh) ở Hà nội có thể tạo ra triển vọng cơ hội việc làm cho các cử nhân tốt nghiệp từ chương trình này (nhất là khi việc có học các môn chứng chỉ về sư phạm, giáo dục và bằng cử nhân sư phạm cho sinh viên có lợi thế lớn trong việc ứng thí vào các vị trí công việc giảng dậy CNTT phổ thông bằng tiếng Anh). Hơn nữa, chương trình miễn học phí lại không bị ràng buộc về đầu ra (khi ra trường không bị bắt buộc hay cam kết làm trong ngành giáo dục), và cuối cùng có thể phù hợp với các học sinh nữ yêu CNTT nhưng không muốn đời khổ cực như coders/tester ... ở các công ty!
Phần Ib - Chương trình CNTT tiếng Nhật
Thực tế chưa có chương trình đào tạo CNTT nào ở VN hoàn toàn bằng tiếng Nhật (do việc có đủ giảng viên dậy CNTT bằng tiếng Nhật là chưa khả thi), do đó thực chất các chương trình dậy CNTT tiếng Nhật là dậy CNTT bằng tiếng Việt và song song với đó là học tiếng Nhật (intensive).
Chương trình CNTT, Việt-Nhật, đại học BK HN (HUST)
Chương trình đào tạo: A (tốt). Note: Thực tế chương trình đào tạo là kết hợp của chương trình của HUST và có sự tham gia hỗ trợ của JICA. Đây là chương trình đào tạo KS CNTT + tiếng Nhật sớm nhất ở Hà nội.
Đội ngũ giảng viên: A+ (rất tốt). Note: xem thông tin ở trên.
Cơ sở vật chất: A(tốt). Note: cơ sở vật chất tốt hơn so với chương trình CNTT tiếng Việt và học riêng ở 1 tầng của tòa nhà Tạ Quang Bửu (được coi là một tòa nhà đẹp nhất của BKHN).
Độ cạnh tranh đầu vào: B+ (khá cao). Note: tương tự như chương trình CNTT đào tạo bằng tiếng Anh, chương trình CNTT Việt-Nhật có mức đầu vào ít cạnh tranh hơn so với CNTT tiếng Việt. Điểm chuẩn tham khảo khoảng 22-23.
Học phí: Đóng theo tín chỉ (khoảng 20tr/năm)
Triển vọng việc làm: A+ (rất tốt). Nhật bản đang là đất nước thiếu hụt lực lượng CNTT, cộng với việc căng thẳng chính trị giữa Nhật bản và TQ dẫn đến làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp (kể cả vừa và nhỏ) sẽ chuyển hướng sang các nước Đông Nam Á trong đó có VN. Thực tế người Nhật cũng không giỏi tiếng Anh (và dĩ nhiên kém tiếng Việt), do đó việc có kiến thức, kỹ năng CNTT và giỏi tiếng Nhật là lợi thế lớn trong việc sang Nhật làm kỹ sư CNTT, hoặc làm cho các công ty CNTT của Nhật tại VN (ngay cả vậy cơ hội được cử sang Nhật đào tạo 1 số năm là cao). Với mức lương kỹ sư CNTT khởi điểm bên Nhật có thể 2-3K USD/tháng, hệ đào tạo CNTT Việt-Nhật của Bách khoa HN là câu trả lời cho câu hỏi "học gì để khi ra trường có lương 2K USD/tháng?" (lẽ dĩ nhiên 3K USD bên Nhật khác với 3K USD ở VN). Thực tế đào tạo CNTT Việt-Nhật ở BKHN vẫn là cung chưa đủ cầu của thị trường (thậm chí sinh viên chưa ra trường đã kiếm được việc ở các công ty của Nhật). Gần đây một số trường đại học bắt đầu khởi động chương trình CNTT Việt Nhật tương tự khi nhìn thấy nhu cầu của thị trường, tuy nhiên họ đang đi sau BKHN và vì là người đi sau nên sẽ dễ bị so sánh với chất lượng đào tạo của BKHN.
(to be continued)
Phần II - Chương trình CNTT tiếng Việt
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10209927072433229&id=1226882130&notif_t=like&notif_id=1499827558605540&ref=m_notif

Nguồn https://www.facebook.com/profile.php?id=1226882130
 
học trường nào chuyên về kt có cntt là dc, dhqc, vnpt, thậm chí cả dh thủy lợi cũng có, học chăm chỉ kết hợp đi học ở ngoài trung tâm auto tiến bộ cực nhanh, 0 nhất thiết phải bk, quen rất nhìu người pro về cntt rồi
 
Nói thật nhé. Lương 3 4k/ 1 tháng thì 100 thằng mới có một thằng.
Lương 2-3k/ tháng thì 20 30 thằng mới có 1 thằng thôi nhé.
Ra trường phát mà bằng giỏi lương kịch khung tầm 20 củ là căng lắm rồi, họa may ra mới có 1 2 thằng dc hơn thôi :burn_joss_stick:
CNTT học trong trường ko đủ, và chắc chắn là ko đủ, nó chỉ là rèn luyện tư duy và có khoa học để sau này bạn có thể học những thứ khác một cách dẽ dàng hơn thôi.
:baffle:
Ngành này chỉ có ra nước ngoài làm thì mới mong lương ngon 3 4k/ tháng nhé. :feel_good:
Lắm thằng ảo tưởng vl, éo ở trong ngành mà phán như thật. :nosebleed:
Còn chuyện học cntt ở BK thì nên nghĩ lại, ko học bk thì học ở trường khác, ngành này chủ yếu là năng lực chứ éo phải ở cái bằng.
T nhớ lúc t mới vào cty, có thằng đồng nghiệp bằng giỏi BK hẳn hoi, nhưng éo biết code, ngay cả khái niệm contructor trong java cũng éo biết là gì :surrender:
Nó bảo đồ án thì có người làm hộ, bài tập thì làm nhóm, thuyết trình thì đọc :ops:
Cuối cùng bị cty cho nghỉ :look_down:
 
Tầm 10 năm trước thì thi nhau vào các ngành kinh tế, QTKD, kế toán đến nỗi bây giờ nhìn xung quanh toàn dân sale, bán bảo hiểm, kế toán, bán hàng online...
một vài năm gần đây thì người ta lại đổ xô vào ngành CNTT, dm 10 năm sau xã hội lại toàn Developer, chạy ads, cài win dạo, đổ mực...
Mà Developer đéo phải ai học cũng làm nổi việc đâu, nó đòi hỏi tố chất nữa, có tố chất thì mới lên lương được, còn không thì cứ làng nhàng vài năm rồi lại thành cài thằng IT helpdesk cả thôi.
Ngày xưa mấy ngành kinh tế, xuất nhập khẩu, sale sủng lương nó cao nên người ta ham
Bây giờ IT lương cao thì người ta cũng ham.
Nhưng 10 năm sau, hoặc đơn giản là 4 năm sau học xong ra trường thì lại éo biết ra sao đâu.
Lúc ý có khi nông lâm thủy sản lên ngôi không chừng.
 
tên chủ theard nhìn uy tín đấy, toàn vào đấy tìm tài liệu mà học
FfsqRRV.png
mà anh viết dài quá ai thèm đọc, túm cái quần lại là ngành này dựa vào năng lực, các cháu 2k3,2k4 đổ lên mà định đú theo ngành này thì nên nghĩ lại, vào khéo bị môn chuyên ngành đấm cho đ ra được trường đâu
v1fmMDd.gif
nhất là các cháu yếu về mảng toán, thi khối B,C gì đó mà cũng đòi đú IT.
3p4UF0J.gif
 
Tầm 10 năm trước thì thi nhau vào các ngành kinh tế, QTKD, kế toán đến nỗi bây giờ nhìn xung quanh toàn dân sale, bán bảo hiểm, kế toán, bán hàng online...
một vài năm gần đây thì người ta lại đổ xô vào ngành CNTT, dm 10 năm sau xã hội lại toàn Developer, chạy ads, cài win dạo, đổ mực...
Mà Developer đéo phải ai học cũng làm nổi việc đâu, nó đòi hỏi tố chất nữa, có tố chất thì mới lên lương được, còn không thì cứ làng nhàng vài năm rồi lại thành cài thằng IT helpdesk cả thôi.
Ngày xưa mấy ngành kinh tế, xuất nhập khẩu, sale sủng lương nó cao nên người ta ham
Bây giờ IT lương cao thì người ta cũng ham.
Nhưng 10 năm sau, hoặc đơn giản là 4 năm sau học xong ra trường thì lại éo biết ra sao đâu.
Lúc ý có khi nông lâm thủy sản lên ngôi không chừng.
Trend là về quê trồng rau nuôi gà đó. :ah:
 
Thời đại 4.0 rồi, kiến thức trên trường không là gì so với anh google, ông nào chịu khó thì có cái ăn, còn ông nào có cái suy nghĩ vào đại học top r ăn chơi nhảy múa ra trường lương ngàn đô thì cứ cho tay vào quần nhé :censored:
 
Back
Top