thảo luận Nghĩ về tình hình dev Việt buồn quá

Status
Not open for further replies.
Em 97, đi làm 1,5 năm rồi, đúng như các anh nói, outsource cái gì cũng làm, cái gì cũng (tưởng) biết, nhưng biết không sâu. Đang muốn nhảy việc mà tiếng Anh chưa đủ. Kiến thức thì em thấy em ok nhất là .NET C#(chắc 1 năm kn thôi), còn lại thì từng làm qua php, react native,ts, js, java... nhưng mỗi cái làm vài tháng ko chắc kiến thức được. Giờ em cũng ko biết deal bao nhiêu là hợp lý(hiện tại 13m), kiếm công ty product cũng khó kiếm. Tư vấn cho em với ạ. :(
Cái này do bạn thôi, không phải do outsource hay product đâu. Tầm 1,5 r thì chắc à junior nhỉ, muốn biết sâu thì phải học và tìm hiểu, chứ làm thì không sâu đến mức đó đâu. Từ comment thì có thể đoán cũng không tìm hiểu thêm ngoài công việc, chỉ là làm cái gì mới tìm hiểu cái đó đúng không?
Còn về xin việc thì nếu nhảy việc vì lương thì mình hay theo công thức 30-50% lương cũ, mỗi câu hỏi mà bạn trả lời sai trừ đi 5%. Ví dụ: 13 + 50%(13) = 19 đi, mỗi câu trả lời sai, trả lời không được thì trừ đi 5% tầm 4-500k. Sau buổi phỏng vấn thì deal theo số đã trừ. Trả lời sai đến câu thứ 3-4 thì xác định là về ôn lại đi phỏng vấn chỗ khác đi thì hơn.
Còn xin việc để đổi môi trường thì tùy, tìm hiểu trước đi thích môi trường nào thì sang, lương lúc đó do bạn chọn, muốn thế nào thì muốn :D, Cty product giờ cũng nhiều mà có thiếu đâu :D
 
Khi làm việc tất nhiên là mình không chọn cách giải quyết đó rồi. Trong giai đoạn phỏng vấn, những câu hỏi này chỉ đang kiểm tra kiến thức hay kinh nghiệm của mình tới đâu, có biết tới nó không, hay có kinh nghiệm về nó chưa.

Đa số công ty chẳng quan tâm tới ứng viên nghĩ gì về công ty đâu. Những công ty thường sẽ xoay tua người phỏng vấn, và cách phỏng vấn nhiều khi cũng khác nhau, nhất là những những công ty startup hay còn nhỏ. Tuỳ vào giai đoạn của công ty mà phỏng vấn khó hay dễ. Nếu công ty đang giai đoạn cần người để làm dự án, thì họ sẽ tuyển dễ hơn. Người phỏng vấn chuyên môn nhiều khi cũng không có kinh nghiệm vì công việc bình thường của họ là làm việc, chứ không phải là chuyên đi tuyển dụng, đánh giá 1 người chỉ sau vài giời tiếp xúc. Đánh giá 1 nhân viên còn dựa vào những tiêu chí khác như thái độ làm việc, thái độ học hỏi, cách làm việc nhóm.... Điều đó cần thời gian dài.
Câu hỏi dạng này xem thử ứng viên có nghĩ ra nhiều cách giải quyết thì nên hỏi ứng viên xem là: "Ngoài cách đó ra còn cách nào khác không?" Chứ thực ra chả làm phức tạp hóa lên làm gì đâu mà. Đi làm thì mình vẫn ưng việc làm đơn giản hơn, có cả cái nguyên lý KISS mà.
 
Ở đây chắc ông CTO coi ứng viên có linh hoạt đưa ra các cách giải quyết khác nhau cho 1 vấn đề không? Mỗi cách giải quyết sẽ có pros/cons khác nhau, tuỳ vào trường hợp cụ thể lựa chọn hướng giải quyết. 1 ứng viên đưa ra nhiều cách giải quyết cho 1 bài toàn thì ứng viên có kiến thức tốt.
Có giai thoại kể ông Ivy của Apple lúc đi phỏng vấn, công ty chỉ yêu cầu đưa 1 bản thiết kế, ổng về làm hẳn 10 bản.
1 cách mà tui nghĩ ra là dùng đệ quy để in ra theo hướng ngược lại.
Cách khác là push vào stack rồi in ra.
1 cách là cho con trỏ index chạy ngược lại.
tôi ko đánh giá cao cách interview như này, lên gúc mấy câu đánh đố của bọn tây về để bắt nạt mấy chú mới ra trường. Nó mới tốt nghiệp 1-2 năm thì cái quan trọng là get the job done chứ vẽ hươu vượn ra làm gì. Tuyển người làm design với làm dev nó phải khác nhau chứ.
 
tôi ko đánh giá cao cách interview như này, lên gúc mấy câu đánh đố của bọn tây về để bắt nạt mấy chú mới ra trường. Nó mới tốt nghiệp 1-2 năm thì cái quan trọng là get the job done chứ vẽ hươu vượn ra làm gì. Tuyển người làm design với làm dev nó phải khác nhau chứ.
Tôi không nghĩ là mấy câu này là mấy câu đánh đố của tây, mà chỉ là kiến thức trong lập trình. Tất nhiên là người interview cũng không vì 1 câu hỏi mà đánh failed. Câu hỏi chỉ để xem ứng viên biết được gì.
Tuỳ thuộc vào mỗi công ty, mỗi người nó sẽ có cách interview khác nhau. Có công ty hỏi về công nghệ A, B C gì đó, có công ty sẽ hỏi về kiến thức nền tảng.
Tuỳ mỗi trường cũng sẽ chú trọng vào công nghệ hay kiến thức hàn lâm nhiều hơn. Trung tâm thì chắc sẽ chạy theo công nghệ, dạy trọng tâm vào vài framework đang hot để học xong có thể ra làm liền.
Tôi có biết vài công ty lớn họ sẽ đồng ý train lại nhân viên 1,2 năm để họ tiếp cận với công nghệ của họ. Nên tôi nghĩ họ sẽ test kiến thức nền tảng là chủ yếu.
 
Ở đây chắc ông CTO coi ứng viên có linh hoạt đưa ra các cách giải quyết khác nhau cho 1 vấn đề không? Mỗi cách giải quyết sẽ có pros/cons khác nhau, tuỳ vào trường hợp cụ thể lựa chọn hướng giải quyết. 1 ứng viên đưa ra nhiều cách giải quyết cho 1 bài toàn thì ứng viên có kiến thức tốt.
Có giai thoại kể ông Ivy của Apple lúc đi phỏng vấn, công ty chỉ yêu cầu đưa 1 bản thiết kế, ổng về làm hẳn 10 bản.
1 cách mà tui nghĩ ra là dùng đệ quy để in ra theo hướng ngược lại.
Cách khác là push vào stack rồi in ra.
1 cách là cho con trỏ index chạy ngược lại.
thấy ông kia cũng k trả lời cách củ thể nào, chắc là kiểu trịnh thượng thể hiện để giảm lương ứng viên thôi. Về cơ bản thì 1 buổi pv cũng như 1 buổi trao đổi vậy, đưa ra câu hỏi, ứng viên k trả lời đc hay trả lời sai thì mình nên đưa ra đáp án cho họ, chứ im lặng thể hiện ta đây (trong khi có khả năng là thằng phỏng vấn kiến thức sai nữa)
 
thấy ông kia cũng k trả lời cách củ thể nào, chắc là kiểu trịnh thượng thể hiện để giảm lương ứng viên thôi. Về cơ bản thì 1 buổi pv cũng như 1 buổi trao đổi vậy, đưa ra câu hỏi, ứng viên k trả lời đc hay trả lời sai thì mình nên đưa ra đáp án cho họ, chứ im lặng thể hiện ta đây (trong khi có khả năng là thằng phỏng vấn kiến thức sai nữa)
Thật ra thì nguyên tắc là ko đưa ra đáp án cụ thể cho ứng viên, vì như thế có thể dẫn đến những tranh cãi không hay, giả sử trong trường hợp người phỏng vấn chưa chuẩn bị tốt có thể ảnh hưởng đến hình ảnh công ty, ko còn là vấn đề cá nhân nữa.
Nhưng cái có thể làm là giúp đỡ hướng dẫn interviewee, suy nghĩ theo cách là tìm mọi cách để họ có thể vào được công ty, cái này là thái độ phỏng vấn chứ không có nghĩa ai cũng tuyển vào.
 
Buồn cười là một developer lại đi chê mặt bằng lương lạm phát?
Developer thì phải mừng khi anh em lương cao chứ.

Hãy để thị trường quyết định thôi, bạn đó đòi 18 củ đi pv 5 chỗ, éo ai offer bạn đó tự biết hạ xuống hoặc làm tiếp thêm kinh nghiệm.

Công ty bạn đòi người 1 năm kinh nghiệm nhưng chỉ trả dc 12(ví dụ, không biết range bên bạn dc nhiêu) thì nếu không tuyển dc ai, hoặc tuyển dc người mà vào làm thấy không hài lòng thì phải tăng lên.

Không biết lương bạn dc nhiêu, nhưng thấy cách bạn phản ứng thì có vẻ lương bạn không dc cao cho lắm.
Bạn thử nói xem, bạn làm dc gì? Hàng ngày bạn làm gì ở công ty? (Daily task) Ngôn ngữ gì, lương nhiêu, nói dc tiếng anh không? Thử xem có hợp lý không?

Sent from Samsung Note 20 Ultra via nextVOZ
chs, hỏi cũng bị chửi. :beat_brick:
 
Thấy lão đó nói hợp tình hợp lý mà. Vị trí làm công ăn lương thì tại sao phải thắc mắc lương IT lạm phát? Lương càng lạm phát càng có lợi cho mình mà? Hay bạn đi làm vì đam mê?
Có thể không phải đi làm công ăn lương mà đang đi tuyển người. Tui cũng có thấy 1 vài người đi tuyển người rồi chửi công ty nước ngoài làm lạm phát lương. Anyway, không hợp thì không làm chung với nhau thôi.
 
Mình cũng hay viết blog, từ lúc noob cho tới bây giờ tương đối có fame trong community của ngành mình, mình vẫn viết blog. Nhưng chủ yếu viết để chải vuốt lại suy nghĩ của bản thân là chính chứ không quan tâm chia sẻ hay người đọc lắm. Vì nhiều lúc làm xong rồi nhưng ngồi viết ra blog lại tòi ra cái mới...

Trước thấy có mấy tay CTO lúc chưa có fame viết blog cũng hay lắm, mà từ hồi có fame thì hoặc bỏ nghiệp viết lách, hoặc chất lượng đi xuống, bài viết kèm theo nhiều yếu tố ngoài kĩ thuật.
 
Mình cũng hay viết blog, từ lúc noob cho tới bây giờ tương đối có fame trong community của ngành mình, mình vẫn viết blog. Nhưng chủ yếu viết để chải vuốt lại suy nghĩ của bản thân là chính chứ không quan tâm chia sẻ hay người đọc lắm. Vì nhiều lúc làm xong rồi nhưng ngồi viết ra blog lại tòi ra cái mới...

Trước thấy có mấy tay CTO lúc chưa có fame viết blog cũng hay lắm, mà từ hồi có fame thì hoặc bỏ nghiệp viết lách, hoặc chất lượng đi xuống, bài viết kèm theo nhiều yếu tố ngoài kĩ thuật.
Bác cho link tham khảo với
 
arr muốn in ngược thì for index từ cuối tới đầu chứ còn cách nào hay hơn thế mấy thím
 
Có khi anh cto này thích xài đệ quy để in ngược mảng chứ không thích câu trả lời dùng loop của ứng viên
lol.gif
 
trình độ thấp hạn chế sức tưởng tượng của các bạn:

Code:
for (int i = 0; i < n; i++) 
{
   Console.WriteLine("Sleep for 2 seconds.");
   Thread.Sleep(n - i);
}
nhét đoạn trên vào trong một cái ThreadProc nào đó rồi chạy multi thread thôi :)

hoặc là truy xuất arr[n - i -1], hoặc dùng Array.Reverse(), hoặc dủng recursion có accumulator để lưu ngược, hoặc là dùng console tool có hỗ trợ lên xuống dòng để in ngược vị trí...

nói chung với đầu đề là in ngược hàm thì có cả n cách, tất nhiên là bên dưới vẫn dùng loop không tránh được.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top