thắc mắc Người ta dịch 2 ngôn ngữ từ con số 0 như thế nào?

demon311

Senior Member
2 người sử dụng 2 thứ tiếng hoàn toàn khác nhau, giả sử tiếng Anh với Việt đi, và không có ngôn ngữ thứ 3 có họ hàng với 2 ngôn ngữ này, thì người ta dịch của nhau như thế nào? Nhưng từ đơn giản thfi chỉ trỏ là được, nhưng nhiều từ chỉ trừu tượng như "mục đích", "kỹ thuật", "giả sử" thì người ta dịch như thế nào?
 
Học như con nít thui fen. Con nít từ ko pik thành pik đấy. Quan trọng là tiếp xúc với nhiều ngữ cảnh thì từ từ định hình được định nghĩa vs cách sử dụng.
 
2 người sử dụng 2 thứ tiếng hoàn toàn khác nhau, giả sử tiếng Anh với Việt đi, và không có ngôn ngữ thứ 3 có họ hàng với 2 ngôn ngữ này, thì người ta dịch của nhau như thế nào? Nhưng từ đơn giản thfi chỉ trỏ là được, nhưng nhiều từ chỉ trừu tượng như "mục đích", "kỹ thuật", "giả sử" thì người ta dịch như thế nào?
Sống chung với nhau lâu ngày cái tự nhiên dịch được, Tiếng Anh, Pháp với tiếng VN là vậy đó 🤣
 
Sống chung với nhau lâu ngày cái tự nhiên dịch được, Tiếng Anh, Pháp với tiếng VN là vậy đó 🤣
Học như con nít thui fen. Con nít từ ko pik thành pik đấy. Quan trọng là tiếp xúc với nhiều ngữ cảnh thì từ từ định hình được định nghĩa vs cách sử dụng.
Tôi không nghĩ thế. Giống như các thím lớn lên thì khó học ngoại ngữ hơn trẻ chưa biết gì vậy, người lớn học thêm 1 ngôn ngữ để vào đầu là quá trình không tự nhiên như học ngôn ngữ mẹ đẻ, nên bảo lâu ngày ở với nhau tự dịch dc là hơi vô lý.
 
Tôi không nghĩ thế. Giống như các thím lớn lên thì khó học ngoại ngữ hơn trẻ chưa biết gì vậy, người lớn học thêm 1 ngôn ngữ để vào đầu là quá trình không tự nhiên như học ngôn ngữ mẹ đẻ, nên bảo lâu ngày ở với nhau tự dịch dc là hơi vô lý.
Ở lâu thì vẫn dịch đc thui b. Quan trọng là phải tập trung. Người lớn học ngôn ngữ khó hơn con nít là do nhiều việc quá, nhiều suy nghĩ, ko tập trung, không dư thời gian như con nít.
 
2 người sử dụng 2 thứ tiếng hoàn toàn khác nhau, giả sử tiếng Anh với Việt đi, và không có ngôn ngữ thứ 3 có họ hàng với 2 ngôn ngữ này, thì người ta dịch của nhau như thế nào? Nhưng từ đơn giản thfi chỉ trỏ là được, nhưng nhiều từ chỉ trừu tượng như "mục đích", "kỹ thuật", "giả sử" thì người ta dịch như thế nào?
Để đơn giản, mình cứ coi các từ cụ thể như "quả táo", "bàn", "ghế" dịch được rồi. Khi đó thì ta sẽ đọc được từ điển của hai ngôn ngữ để biết nghĩa của các từ trừu tượng, và nhờ việc so sánh nghĩa mà ta biết được từ này dịch sang từ kia như thế nào.
 
2 người sử dụng 2 thứ tiếng hoàn toàn khác nhau, giả sử tiếng Anh với Việt đi, và không có ngôn ngữ thứ 3 có họ hàng với 2 ngôn ngữ này, thì người ta dịch của nhau như thế nào? Nhưng từ đơn giản thfi chỉ trỏ là được, nhưng nhiều từ chỉ trừu tượng như "mục đích", "kỹ thuật", "giả sử" thì người ta dịch như thế nào?
Mấu chốt là tại sao phải "dịch" các khái niệm trừu tượng?
Hầu hết những khái niệm trừu tượng bên ngôn ngữ mẹ đẻ chúng ta biết là từ ngữ cảnh giao tiếp xung quanh. Từ một tình huống, một câu chuyện nào đó có sẵn, mình nghe khái niệm đó rồi "map" nó với những chi tiết xung quanh khái niệm đó.
Học ngoại ngữ cũng thế thôi. Từ những khái niệm rõ ràng, có hình ảnh cơ bản được, mình xây dựng ngôn ngữ lên để có những chunks phức tạp, ít rõ ràng hơn để tiếp cận những khái niệm mơ hồ trừu tượng hơn. Nó hiệu quả và có tính liên kết hơn ngồi dịch. Bước dịch chỉ nên là bước check lại cái hiểu của mình thôi chứ ko nên là bước học mới toanh.
 
Nó dạng dc gọi là j kiểu như tên gọi khác ấy như ngô còn dc gọi là bắp
VD: th tây chỉ vô con mèo và nói cat thì mình biết dc con mèo dc th này gọi là cat
dần dà thì các kinh nghiệm dc học hỏi và tích lũy dần lên.
 
Back
Top