Người trẻ lười kết hôn: Xu hướng nhất thời hay hiện tượng đáng báo động?

Status
Not open for further replies.

MasterchiefsReborn

Senior Member

Nhiều người trẻ tìm thấy ở thú cưng nguồn cảm xúc tích cực. Nhưng ở góc độ khác thì việc người trẻ lười kết hôn, lấy việc nuôi thú cưng làm niềm vui là hiện tượng báo động cho bài toán dân số.

1716794626729.png

Một số bạn trẻ kết hôn nhưng không sinh con, chọn nuôi thú cưng làm niềm vui - Ảnh: AI minh họa theo nội dung bài viết

Xung quanh bài viết: Người trẻ lười kết hôn: Truyền thống 'trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng' có thể bị đảo lộn? đang khơi lên nhiều ý kiến trái chiều.

Nhằm góp thêm góc nhìn, Tuổi Trẻ Online giới thiệu chia sẻ của thạc sĩ Trần Xuân Tiến.

Vì sao nhiều bạn trẻ chọn nuôi thú cưng?

Khi thảo luận về các vấn đề kinh tế xã hội, đại biểu Quốc hội Trần Kim Yến (TP.HCM) lo ngại xu hướng người trẻ không lập gia đình hoặc lập gia đình nhưng không sinh con, thậm chí nuôi thú cưng để làm niềm vui trong cuộc sống.

Đó như thể liệu pháp tinh thần, trò chuyện và sinh hoạt cùng thú cưng giúp người trẻ tạm gác lại những căng thẳng, muộn phiền… để cân bằng trạng thái cảm xúc, tái tạo sức lao động.

Những hình ảnh, video ngắn về khoảnh khắc dễ thương, hành động đáng yêu của thú cưng không chỉ là niềm vui riêng, mà còn trở thành chủ đề kết nối của những người có cùng sở thích, cùng quan điểm.

Tất cả mở ra một lối sống lành mạnh, thư thái và gắn kết.

Việc nuôi thú cưng cũng giúp người trẻ có được những bài học sống ý nghĩa về sự kiên nhẫn, mối quan hệ cho - nhận tình cảm và tinh thần trách nhiệm.

Thú cưng cũng không khiến người trẻ gặp phải những tình huống thất vọng, tổn thương về tình cảm, điều mà người trẻ thường ám ảnh trong các mối quan hệ tình cảm lứa đôi thời hiện đại.

Chính sách hỗ trợ cần thiết thực

Rõ ràng, để đạt được trạng thái tâm lý an nhiên tự tại, có được cuộc sống vừa không tẻ nhạt vừa không phải đối mặt với gánh nặng lo toan thì lựa chọn nuôi thú cưng dường như đơn giản hơn, đỡ áp lực hơn so với việc yêu đương, lập gia đình và sinh con.

Người trẻ có thể tự do hưởng thụ cuộc sống độc lập mà không vướng bận chuyện gia đình, con cái, áp lực tài chính.

Công bằng mà nói thì lựa chọn sống như thế nào là quyền cá nhân của mỗi người.

Tuy vậy, nhìn từ khía cạnh tương lai quốc gia, tình trạng này tạo ra thách thức lớn trong quản lý dân số và để lại nhiều hệ lụy về mặt xã hội, gia đình vì những mặt trái của nó.

Tương lai gần, thế hệ người trẻ hôm nay sẽ phải đối mặt với tình huống cô đơn, không có sự chăm sóc khi lớn tuổi. Lớp dân số kế cận bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Già hóa dân số là viễn cảnh không còn xa đối với Việt Nam.

Kỳ thực, vấn đề già hóa dân số, tỉ lệ sinh thấp là câu chuyện của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nền kinh tế phát triển. Kinh nghiệm của các nước này cho thấy, cần tổng lực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để thúc đẩy việc kết hôn và sinh con của người trẻ.

Giảm áp lực xã hội, áp lực kinh tế khi kết hôn, sinh con cần được hỗ trợ từ nhà nước và các tổ chức xã hội thông qua chính sách tài chính, nhà ở, nghỉ thai sản, dịch vụ chăm sóc y tế và hệ thống giáo dục cho trẻ em.

Cần một chiến dịch tổng thể, lâu dài, thường xuyên nhằm cung cấp thông tin, tư vấn và khuyến khích người trẻ kết hôn, sinh con.

Người trẻ cần hiểu hơn về quyền lợi cũng như trách nhiệm của bản thân với sự phát triển chung của quốc gia, trong đó có cân bằng dân số. Ý thức xã hội cần được thúc đẩy để mọi người thấu rõ tầm quan trọng của việc kết hôn và sinh con.

Quan trọng nhất là các gói giải pháp này cần được hiện thực hóa thành những hành động cụ thể, thiết thực, chứ không chỉ dừng lại ở chủ trương, mong muốn.

...............................
 
Dùng từ "lười" ở đây cứ thấy hãm hãm sao ý nhỉ. Cuộc sống riêng tư của người ta, ng ta sống thế nào thì kệ họ, mắc mớ gì các ông các bà mà kêu ng ta "lười"?

Kết hôn hay ko kết hôn thì nó là một quyền cơ bản của con người được định nghĩa rõ ràng trong tổ chức nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Thỉnh thoảng lại cho đăng mấy cái bài báo định hướng ngu học kiểu này lại càng chứng tỏ cái xứ này không coi human rights ra gì.
 
Dùng từ "lười" ở đây cứ thấy hãm hãm sao ý nhỉ. Cuộc sống riêng tư của người ta, ng ta sống thế nào thì kệ họ, mắc mớ gì các ông các bà mà kêu ng ta "lười"?

Kết hôn hay ko kết hôn thì nó là một quyền cơ bản của con người được định nghĩa rõ ràng trong tổ chức nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Thỉnh thoảng lại cho đăng mấy cái bài báo định hướng ngu học kiểu này lại càng chứng tỏ cái xứ này không coi human rights ra gì.
Ở cái xứ này thì human rights < định kiến XH < chính sách IQ cow
 
Thuế chồng thuế, phí chồng phí, lương đéo tăng, giá cả phi mã, lạm phát tăng cao, an sinh xh như cc mà suốt ngày đòi ng ta cưới với đẻ :haha:
Nhìn cách anh phát biểu bên trên là tôi thấy anh là dân học cao hiểu rộng rồi nên tôi nói thật là anh tìm đường đi mẹ nó nước ngoài đi anh, vừa sướng anh vừa sướng con cái anh sau này.
 
Nhìn cách anh phát biểu bên trên là tôi thấy anh là dân học cao hiểu rộng rồi nên tôi nói thật là anh tìm đường đi mẹ nó nước ngoài đi anh, vừa sướng anh vừa sướng con cái anh sau này.
Này thì t đel đồng ý, nc ngoài hay nc ta thì cũng chả # gì nhau, có lànlm thì ms có ăn chứ của đâu ai lại vui lòng cho không!
 
Nhìn cách anh phát biểu bên trên là tôi thấy anh là dân học cao hiểu rộng rồi nên tôi nói thật là anh tìm đường đi mẹ nó nước ngoài đi anh, vừa sướng anh vừa sướng con cái anh sau này.
đi bằng cách ké máy bay được ko?
 
Không kết hôn, hưởng thụ tuổi trẻ yêu đương đ*t bọp vài năm. Qua 25 tính nước xách dé sang 4 bản XKLĐ cày tiền rồi định cư, lại hưởng thụ đời sống cao cấp. Già thì có ngoại tệ tích lại về đau lòng cố hương, ngoại tệ gửi bank, chui vào dưỡng lão, chờ chết.
Cuộc sống như vậy cũng chả có gì xấu. Với 1 người có gia đình, stress lo lắng vất vả cũng nhiều, đổi lại là niềm vui chăm con cái, gia đình đoàn viên.
Ai cần cái gì thì tìm cái đó. Cố chấp kết hôn khi bản thân không đủ năng lực, trong lòng không muốn thì mới là kiếp nạn. Rồi lại vất vả, rồi lại li hôn.
Cái nên có là 1 cuộc hôn nhân dài lâu, viên mãn, bền vững, chứ không phải là tỉ lệ kết hôn cao.
 
Người trẻ cần hiểu hơn về quyền lợi cũng như trách nhiệm của bản thân với sự phát triển chung của quốc gia, trong đó có cân bằng dân số. Ý thức xã hội cần được thúc đẩy để mọi người thấu rõ tầm quan trọng của việc kết hôn và sinh con.
Mẹ nó, chạy ăn từng bữa mà còn đòi phải có trách nhiệm với quốc gia, còn mấy thằng chủ, à nhầm đầy tớ thì ăn bò bú vang đợi ngày định cư tư bản :haha:
 
Cái việc ai cũng biết để giải quyết vấn đề này nhưng mặc nhiên không làm :doubt: xác định nát tiếp thôi.
 
lều báo còn "báo động cho bài toán dân số" dọa ai trong khi giờ đang quá đông rồi. Trái đất có giảm thêm cả tỉ ng cũng chả phải thảm họa.
dân đông thành ra sức lao động cũng rẻ mạt
35t làm IT thì được chứ làm cn thì fdi nó chê rồi
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top