Thế Anh 28 xuyên tạc chính sách pháp luật: Xử lý thế nào?

Status
Not open for further replies.
mấy kênh rác câu view kiểu này, điển hình có vụ qua^n sự QK7, báo chính thống đăng bài đính chính , làm rõ hết cả rồi mà đến giờ nhiều đứa vẫn ngu ngơ lắm, bảo là trường bưng bít thông tin, che giấu các kiểu, ko đập hơi phí :D
 
ủa, fen là thủ lĩnh đánh Beat năm nào à? : )) Trước vui phết, có đợt combat với tụi ngôn tình, nữ quyền dẫm xàm lờ nữa, bọn "Chính Em" thì phải, ko nhớ chính xác
em plus
300750525_444471227717838_6034179231903498937_n.jpg
 
Nó nằm ở đoạn "mà không phân biệt", nghĩa là: vợ bác đang mang thai (chưa biết là con ai) thì bác không có quyền yêu cầu ly hôn. Nếu bác có bằng chứng chắc chắn không phải con bác thì bác có quyền ly hôn -> luật được diễn giải như vậy.
Tụi Theanh28, nó dùng chữ "dù", nghĩa bác vợ bác có thai thì bác k được yêu cầu ly hôn với mọi trường hợp.

Tôi nghĩ cái câu "mà không phân biệt" đó là cấu trúc dễ gây hiểu lầm. Vì nó có thể hiểu theo 2 cách ("phân biệt" là động từ hay "trạng từ")
"Không có quyền...mà không phân biệt..." => "nếu có phân biệt thì có quyền?"
"Không có quyền...mà không phân biệt..."=> 'không có quyền ... bất kể...."

Văn bản gốc của Luật ghi như dưới đây. Và theo cách ghi như vậy thì có thêm 'dù là mang thai con của ai" cũng không sai. Chữ "mà" nên được bỏ đi, thay bằng dấu phẩy mới rõ nghĩa tránh hiểu 2 nghĩa đối lập nhau.

Luật Hôn Nhân và Gia đình 2014 said:
Chương IV

CHẤM DỨT HÔN NHÂN

Mục 1: LY HÔN

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
 
Last edited:
Ý đầu của bác cũng không đúng. Mấy bác ở trên có giải thích rồi đó.

"Không phân biệt" ở đây nó tương đương với "đếch cần biết".
Nghĩa là chỉ cần người vợ đang "mang thai" hoặc "sinh con" theo khoản 3 mình có diễn giải bên trên, thì bác không có quyền ly hôn, "đếch cần biết" đứa con đó của ai.
À, ý đầu của tôi là lấy minh họa từ khoản 4 ấy bác. Cụm "mà không phân biệt" tôi trích từ khoản 4 và 5. Nghĩa là tôi diễn giải của tôi chỉ mới có điều kiện cần "chứng minh được đó không phải là con của mình", nhưng thiếu điều kiện đủ "vợ đẻ con, và vẫn nuôi con".
 
Tôi nghĩ cái câu "mà không phân biệt" đó là cấu trúc dễ gây hiểu lầm. Vì nó có thể hiểu theo 2 cách ("phân biệt" là động từ hay "trạng từ")
"Không có quyền...mà không phân biệt..." => "nếu có phân biệt thì có quyền?"
"Không có quyền...mà không phân biệt..."=> 'không có quyền ... bất kể...."
Lập luận của bác giống tôi này, vì vậy nên mới phải check ngược luật..
 
À, ý đầu của tôi là lấy minh họa từ khoản 4 ấy bác. Cụm "mà không phân biệt" tôi trích từ khoản 4 và 5. Nghĩa là tôi diễn giải của tôi chỉ mới có điều kiện cần "chứng minh được đó không phải là con của mình", nhưng thiếu điều kiện đủ "vợ đẻ con, và vẫn nuôi con".
Vậy thì ý đầu của fen cũng sai.
Vì việc vợ mang thai, vợ sinh con, vợ nuôi con là 3 trường hợp khác nhau trong luật, nghị quyết, không phải là điều kiện cần hay điều kiện đủ của nhau.
 
"Mà Không phân biệt" tức là con đẻ hay con nuôi gì cũng ko đc ly hôn đó. Có xét nghiệm ADN cũng vậy.
Nếu muốn rạch ròi hơn, rõ ràng hơn thì phải dùng từ "không phân biệt Được" hoặc "ko xác minh được".
Ở đây luật ghi "ko phân biệt" là méo cần biết có bằng chứng, xét nghiệm hay ko, cứ vợ có thai là chồng ko đc ly hôn, thế thôi.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top