Người trẻ Thủ đô hào hứng trải nghiệm ứng dụng iHanoi

ndfa23

Senior Member

Đề án 06 - Thiết thực và sáng tạo


Đề án 06 là tên gọi tắt của Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 chính thức. Đề án ra đời đánh dấu nhiều bước tiến mới, tiên phong của Thủ đô.


Các ứng dụng nền tảng của Đề án 06 bao gồm Công dân Thủ đô số (iHaNoi), Hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố trên VneID, Cấp lý lịch tư pháp trên VneID còn có Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc (E-Cabinet) tích hợp với phòng họp thông minh cũng sẽ được ra mắt.


Đặc biệt, ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi - chạm để kết nối) nhận được sự hưởng ứng đông đảo từ các bạn trẻ. Bạn Song Phúc - Bí thư Liên chi đoàn Viện Báo chí - Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết bản thân cảm thấy phấn khởi khi Hà Nội đã tạo lập một kênh kết nối số nhanh chóng và thuận tiện giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp của Thủ đô.


Trang giao diện chính thức của ứng dụng iHanoi
Trang giao diện chính thức của ứng dụng iHanoi

“Ứng dụng này có giao diện bắt mắt, dễ nhìn và nhiều tích hợp giúp cho cuộc sống của mình thuận lợi và dễ dàng hơn. Mình có thể cập nhật thông tin tình trạng giao thông hoặc tình trạng tắc đường để có thể sắp xếp thời gian di chuyển hợp lý”, Song Phúc nói.


Song Phúc cho biết, Ứng dụng công nghệ số là một nội dung quan trọng trong công tác Đoàn năm 2024 dành cho thanh niên Thủ đô.
Song Phúc cho biết, ứng dụng công nghệ số là một nội dung quan trọng trong công tác Đoàn năm 2024 dành cho thanh niên Thủ đô

Thanh niên tiên phong ứng dụng công nghệ


Cùng tâm trạng hào hứng như Song Phúc, Kim Chi - sinh viên năm ba Đại học Mỏ Địa chất cho biết từ lâu bản thân mong muốn có một ứng dụng như thế này để có thể kịp thời cập nhật thông tin, có thể phản ánh những gì đang diễn ra trong xã, phường, quận, huyện trong thành phố.


Kim Chi chia sẻ: “Với một sinh viên ngoại tỉnh lên Hà Nội học như mình, việc thực hiện các thủ tục hành chính rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên với ứng dụng này, mình chỉ cần truy cập vào một trang, không phải đi lại nhiều lần, có kết quả ngay, giúp tiết kiệm thời gian di chuyển”.


Minh Anh hiện đang học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền bày tỏ: “Mình rất ấn tượng và thích phần “Bản đồ di tích lịch sử văn hóa” vì có thông tin tên gọi, vị trí đầy đủ của các di tích giúp mình thuận tiện di chuyển và tham quan”.


 Các di tích lịch sử được chỉ dẫn cụ thể trên ứng dụng
Các di tích lịch sử được chỉ dẫn cụ thể trên ứng dụng

Trần Quang Huy, sinh viên năm hai trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ cũng nhanh chóng cài đặt và sử dụng ứng dụng. Trong 4 nhóm chủ đề lớn được tích hợp trong chức năng tiện ích đô thị thông minh, Huy quan tâm nhất tới chủ đề giáo dục.
 
thấy có mục phản ánh các vấn đề lên trên hay phết, không biết có chịu giải quyết không thôi. Và thấy ghi thử nghiệm có mấy quận thôi. Giống đợt cái đường dây điện khu mình có vài dây nó rơi thõng cách đất tầm 2m, sợ xe cộ đi qua vướng vào thì rách việc. Báo tổ dân phố báo thợ điện vào xử lý thì bà tổ phó bảo mấy người bảo nhau tự bắc thang lên buộc dây vào chứ báo thợ điện vào lại mất tiền. Mình thì ngại động vào mấy thứ điện đóm kiểu đó chưa biết làm sao thì nhớ ra cái đường dây nóng của điện lực. Gọi lên báo thấy 15 phút sau họ đã xuống xử lý xong rồi.
 
thấy có mục phản ánh các vấn đề lên trên hay phết, không biết có chịu giải quyết không thôi. Và thấy ghi thử nghiệm có mấy quận thôi. Giống đợt cái đường dây điện khu mình có vài dây nó rơi thõng cách đất tầm 2m, sợ xe cộ đi qua vướng vào thì rách việc. Báo tổ dân phố báo thợ điện vào xử lý thì bà tổ phó bảo mấy người bảo nhau tự bắc thang lên buộc dây vào chứ báo thợ điện vào lại mất tiền. Mình thì ngại động vào mấy thứ điện đóm kiểu đó chưa biết làm sao thì nhớ ra cái đường dây nóng của điện lực. Gọi lên báo thấy 15 phút sau họ đã xuống xử lý xong rồi.
Tùy vào nội dung phản ánh mà giải quyết vấn đề hoặc người nêu vấn đề.
 
thấy có mục phản ánh các vấn đề lên trên hay phết, không biết có chịu giải quyết không thôi. Và thấy ghi thử nghiệm có mấy quận thôi. Giống đợt cái đường dây điện khu mình có vài dây nó rơi thõng cách đất tầm 2m, sợ xe cộ đi qua vướng vào thì rách việc. Báo tổ dân phố báo thợ điện vào xử lý thì bà tổ phó bảo mấy người bảo nhau tự bắc thang lên buộc dây vào chứ báo thợ điện vào lại mất tiền. Mình thì ngại động vào mấy thứ điện đóm kiểu đó chưa biết làm sao thì nhớ ra cái đường dây nóng của điện lực. Gọi lên báo thấy 15 phút sau họ đã xuống xử lý xong rồi.
Bà nào bảo khôn quá vậy? Bảo dân thường bắc thang lên mò dây điện ngoài trời:ops:
 
Back
Top